Tim Gan Gà Nấu Món Gì / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Gan Dê Nấu Món Gì?

Gan dê xào hẹ

Chuẩn bị: lá hẹ tươi khoảng 100g, gan dê 120g, các gia vị khác như gừng, hạt nêm, muối, hạt tiêu vừa đủ.

Cách tiến hành: Hẹ lặt sạch thái đoạn, gan dê lạng bỏ màng gân thái lát thêm muối, bột nêm rượu để ướp. Sau đó, bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu sau đó bỏ gan dê vào chảo xào, đảo trong 1 phút thì thêm hẹ, cùng xào bằng lửa mạnh, sau cùng thêm muối, bột nêm, hạt tiêu rồi múc ra đĩa và có thể thưởng thức.

Cháo gan dê chữa bệnh về mắt rất tốt

Cháo gan dê

Thực phẩm cần chuẩn bị cho món cháo gan dê với hành gồm: gan dê 1 cái khoảng 300-400 g, 2 bát con gạo, hành hoa và muối vừa dùng.

Cách tiến hành: Gan dê rửa sạch thái miếng, nước vừa đủ nấu chín, sau cho gạo đã vo sạch vào đun tiếp thành cháo, cho gia vị vừa ăn là món ăn đã được hoàn thành. Đây là món ăn rất tốt cho người mắc bệnh cận thị, quáng gà, hoa mắt nếu ăn liền trong 7 ngày mắt sẽ sáng hơn rất nhiều.

Những người kỵ với gan dê

Thịt dê là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên có một số người không nên ăn cùng thịt dê bạn nên biết.

Người bị viêm gan phải kiêng ăn thịt dê. Bởi lẽ thịt dê có tính ngọt, nóng, ăn quá nhiều dẫn tới một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể phát triển, loét rộng thêm khiến bệnh tình nặng thêm.

Những người có tình trạng huyết áp cao, sốt, nhiễm trùng càng không nên ăn nhiều thịt dê trong đó có gan dê vì có thể làm cho tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể tăng lên.

Những người mắc chứng lở mồm long móng, loét lưỡi, đau mắt đỏ, miệng đắng, bực bội, yết hầu đau khô, đau nhức sưng chân răng hoặc người bị đau bụng đi ngoài đều kỵ ăn thịt dê.

Cẩn thận với đối tượng sử dụng thịt dê

Thịt dê thực sự là một thực phẩm bổ dưỡng chữa nhiều bệnh tuy nhiên cần phải nắm rõ một số điều kiêng kỵ về thực phẩm này để tránh những tác hại không tốt mang đến.

Nấu Cháo Tim Lợn Với Rau Gì, Cách Nấu Cháo Tim Heo Cho Bé Ăn Dặm

Tim heo hay tim lợn là loại thực phẩm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể của chúng ta, đặc biệt là trẻ nhỏ. Mẹ có thể kết hợp tim heo với các loại rau củ nấu cháo cho bé ăn dặm cực bổ dưỡng, làm phong phú thêm thực đơn ăn dặm của trẻ. Các mẹ tham khảo bài viết nấu cháo tim lợn với rau gì, cách nấu cháo tim heo cho bé ăn dặm của website máy đưa võng tự động sau đây để có thể tự tay xuống bếp nấu cho bé yêu thưởng thức các món cháo tim heo cực bổ dưỡng, thơm ngon.

Cách nấu cháo tim heo cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo tim heo với cải xanh cho bé

Nguyên liệu gồm:

Cách nấu cháo tim heo với cải xanh cho bé như sau:

– Bước 1: Gạo tẻ trộn với gạo nếp, xay vỡ rồi vo sạch cho vào nồi ninh nhỏ lửa.

– Bước 2: Tim heo rửa sạch, băm nhỏ, ướp mắm muối, gia vị.

– Bước 3: Rau cải chíp rửa sạch, ngâm nước muối loãng.

– Bước 4: Bắc nồi lên bếp, cho ít dầu vào nồi cho tim heo vào xào, nêm một muỗng cà phê mắm ngon rồi đợi thịt chín bỏ ra bát. Mẹ lưu ý đối với các bé thì không nên lấy phần cuống tim vì sẽ bị dai, bé khó ăn.

– Bước 5: Cháo chín múc lượng cháo vừa đủ cho vào máy xay, thêm tim heo và rau cải nhật băm nhỏ vào xay nhuyễn.

– Bước 6: Đổ ra nồi nhỏ đun khoảng 1-2 phút, tắt bếp đổ bột ra đĩa, nêm 1 thìa canh dầu ô liu. Múc cháo ra chén, cho bé ăn nóng.

Cách nấu cháo tim heo hành tây và rau cần tây cho bé

Nguyên liệu gồm: tim heo, hành tây, rau cần tây, gia vị.

Cách nấu cháo tim heo hành tây và rau cần tây cho bé như sau:

– Bước 1: Tim bỏ cuống thái mỏng, ướp với xíu gia vị.

– Bước 2: Hành tây bổ múi nhỏ.

– Bước 3: Băm hành củ, phi hành mỡ rồi cho tim vào xào, cho hành tây vào đảo cùng luôn (mẹ lưu ý để lửa lớn).

– Bước 4: Băm nhỏ hỗn hợp trên.

– Bước 5: Cần tây băm nhỏ.

– Bước 6: Bắc nồi cháo trắng lên, cho tim hành xào + rau cần tây vào ngoáy cùng, nêm nếm lại rồi bắc ra. Cho bé ăn nóng.

Cách nấu cháo tim heo mềm ngon cho trẻ biếng ăn

Nguyên liệu gồm:

Cách nấu cháo tim heo mềm ngon cho trẻ biếng ăn như sau:

– Bước 1: Tim heo rửa sạch, băm nhỏ, ướp mắm muối, gia vị, rồi xào chín.

– Bước 2: Hạt cau giã nhỏ, lọc lấy 300 ml nước.

– Bước 3: Cho gạo nếp vào nước hạt cau nấu nhừ.

– Bước 4: Khi cháo gần chín thì cho tim heo vào, đảo đều, khi cháo sôi lên lại là được. Cho bé ăn nóng.

Cách nấu cháo tim cật heo thơm ngon cho bé

Nguyên liệu gồm:

1/2 chén gạo trắng.

150g cật heo.

150g tim heo.

Hành lá, hành tím.

Gia vị: muối, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm.

Cách nấu cháo tim cật heo thơm ngon cho bé như sau:

– Bước 1: Tim và cật heo đem rửa sạch. Đối với cật heo, mẹ bổ đôi, lọc bỏ hết màng trắng phía trong cho đỡ mùi hôi.

– Bước 2: Thái tim, cật thành từng miếng mỏng vừa ăn. Sau đó, ướp chúng cùng hành tím bằm nhỏ, chút nước mắm, hạt nêm cho đậm đà.

– Bước 3: Gạo vo sạch, cho vào nồi, đổ nước ngập rồi nấu chín nhừ thành cháo.

– Bước 4: Khi hạt gạo đã nở bung thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.

– Bước 5: Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi trút phần tim cật vào đảo nhanh tay, xào chín rồi xúc ra bát.

– Bước 6: Khi ăn, mẹ múc cháo trắng ra tô, cho tim cật heo lên trên, rắc hành lá và tiêu xay cho thơm rồi thưởng thức. Mẹ nên cho ít tiêu để bé không bị cay, mất ngon.

Bài viết giúp các mẹ giải đáp thắc mắc nấu cháo tim lợn với rau gì thì ngon cũng như chia sẻ các mẹ cách nấu cháo tim heo ngon cho bé ăn dặm cực bổ dưỡng. Hy vọng qua bài viết này, các mẹ có thêm những kiến thức hữu ích trong việc lên thực đơn phong phú, đầy chất dinh dưỡng cần thiết cho bé ăn dặm, đảm bảo trẻ có sức khỏe tốt và phát triển toàn diện sau này.

Cách Nấu Cháo Gan Gà Cho Bé Bé Nào Cũng Mê

Gan gà là một trong những thực phẩm giàu sắt nhất. Trong 100g gan gà có thể chứa tới 8.2 mg Sắt. Gần gấp 2 lần so với lượng sắt trong cá nục và gấp 4 lần trong cá thu. Các bạn nhỏ bú mẹ hoàn toàn trong giai đoạn đầu ăn dặm có thể có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Do đó, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt trong thực đơn ăn dặm hàng ngày của trẻ và vô cùng cần thiết. Vậy cách nấu cháo gan gà cho bé có khó không? Cần chế biến như thế nào với trẻ? Có nên ướp gia vị hoặc xào gan gà trước khi nấu cháo cho bé không?

Giá trị dinh dưỡng của gan gà

Năng lượng và các chất dinh dưỡng đa lượng

Gan là một loại thực phẩm giàu protein. Phần trăm protein trong gan gà chiếm sấp sỉ 25%. Trong khi đó, gan gà chứa một lượng vừa phải chất béo và một lượng nhỏ chúng tôi công bố của Bộ nông nghiệp Mỹ USDA. Giá trị dinh dưỡng trong 100g gan gà gồm có:

Calories: 167kcal

Carbohydrate: 0.9g

Chất béo: 4.8g

Chất béo bão hòa: 1.2g

Chất béo chưa bão hòa đơn: 1.2g

Chất béo chưa bão hòa đa: 1.3g

Omega 3: chưa có số liệu

Omega 6: 749 mg

Chất đạm: 24.5g

Vitamin và chất khoáng

Gan gà một nguồn cung cấp nhiều loại vitamin thiết yếu đối với cơ thể. Ngoài các loại vitamin như vitamin nhóm B, vitamin K2,… gan gà còn chứa 1 lượng vitamin C nhất định mà các loại thịt thông thường không có.

Chính vì chứa rất nhiều những “nhân tố quan trọng” này mà gan gà cũng có cực kì nhiều tác dụng đối với sức khỏe của bé yêu đó mẹ ạ.

Lợi ích của việc ăn gan gà đối sức khỏe

Gan gà chứa một lượng lớn vitamin B12. Trong 100g có thể cung cấp hơn 287% nhu cầu khuyến nghị hàng ngày.

Nguồn cung cấp selen

Gan gà cung cấp một lượng lớn selen. Trong 100g gan gà có thể cung cấp 100% nhu cầu selen.

Selen là một khoáng chất thiết yếu có đặc tính chống oxy hóa. Các nghiên cứu cho thấy bổ sung selen giúp tăng cường sửa chữa ADN, đồng thời giảm nguy cơ ung thư và các bệnh mạn tính khác khi trưởng thành.

Cung cấp protein cho cơ thể

Protein rất quan trọng đối với sức khỏe của bé. Tương tự như hầu hết các loại sản phẩm từ động vật, gan gà là một nguồn giàu protein trong chế độ ăn.

Protein trong gan gà cũng là một trong những loại protein “chuẩn” có nghĩa là nó chứa đầy đủ 9 loại axit amin thiết yếu cần thiết cho cơ thể.

Cung cấp vitamin C

Nếu được hỏi đâu là thực phẩm cung cấp vitamin C cho bé? Có thể tất cả chúng ta đều sẽ trả lời là chanh hoặc cam. Tuy nhiên, không phải chỉ có trái cây mới cung cấp vitamin C cho bé đâu mẹ ạ. Điển hình là các loại thịt nội tạng nói chung đều cung cấp một lượng vitamin C (khoảng 47% RDA trong 100g)

Gan gà chứa một lượng lớn vitamin A

Có 2 loại vitamin A mà bé có thể nhận được từ chế độ ăn hàng ngày của mình:

Retinol

Retinol hay còn có tên gọi khác là tiền vitamin A. Chúng thường có trong các sản phẩm từ động vật như trứng, cá béo, thịt nội tạng.

Carotenoid

Khác với retinol, carotenoid chủ yếu có trong các loại trái cây và rau quả có màu sắc sặc sỡ như: cà rốt, bí ngô, khoai lang. Khi hấp thu vào trong cơ thể carotenoid cần được chuyển hóa thành retinol để có thể sử dụng.

Gan gà cung cấp một lượng lớn vitamin A ở dạng “sẵn sàng sử dụng” . Trong 100g gan gà có thể cung cấp 267% RDA.

Vitamin A cũng đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thị giác và miễn dịch của trẻ.

Lưu ý khi chọn mua gan gà cho bé

Bé có thể ăn được bao nhiêu gan/ bữa?

Có cần nêm gia vị khi nấu cháo gan gà cho bé

Natri (trong muối) là một chất điện giải chính có vai trò điều hòa áp lực thẩm thấu và cân bằng thể dịch, cân bằng acid base, hoạt động điện sinh lý trong cơ, thần kinh và chống lại các yếu tố gây sức ép với hệ thống tim mạch.

Nhu cầu khuyến nghị Natri (Na) cho trẻ nhỏ

Nhóm tuổi

Na, mg/ngày(Muối, g/ngày)

0 – 5 tháng

100 (0.3)

6 -11 tháng

600 (1.5)

1- 2 tuổi

<900 (2.3)

3 – 5 tuổi

<1100 (2.8)

6 – 7 tuổi

< 1300 (3.3)

8 – 9 tuổi

< 1600 (4.0)

10 -11 tuổi

<1900 (4.8)

12 – 14 tuổi

<2000 (5.0)

Trên 14 tuổi

<2000 (5.0)

Ở trẻ mới ăn dặm, bé hoàn toàn chưa biết phân biệt mặn nhạt là gì. Khẩu vị của bé hoàn toàn phụ thuộc vào khẩu vị của người lớn.

Các bà mẹ thường có thói quen nếm thức ăn cho trẻ và cứ nghĩ rằng trẻ em cũng giống mình, phải vừa miệng thì trẻ ăn mới ngon. Tuy nhiên, quan niệm này tiềm ẩn nguy cơ lâu dài cho sức khỏe của trẻ. Việc cho muối vào bột/cháo của trẻ có thể gây ảnh hưởng đến thận. Chức năng thận của trẻ dưới 12 tháng tuổi rất non nớt và việc mẹ nêm quá nhiều muối/mắm khi nấu bột/cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn, thận phải làm việc nhiều, lâu dài dễ đưa đến tổn hại chức năng thận. Hậu quả là trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch trong tương lai…. Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm gây tổn thương não bộ.

Chế biến thức ăn bổ sung cho trẻ 1-2 tuổi cần bao nhiêu muối?

Muối cần được tiêu thụ hàng ngày nhưng chỉ cần một lượng rất ít. Nếu tính cả lượng muối có trong nước mắm, nước chấm các loại, bột canh, hạt nêm và thực phẩm thì cơ thể trẻ 1-2 tuổi chỉ cần 2,3g/ngày. Trong chế biến bữa ăn bổ sung cho trẻ 1-2 tuổi có thể sử dụng những gia vị mặn chứa natri nhưng với số lượng hợp lý (1,5g muối/ngày) vì một phần nhu cầu natri của trẻ đã được cung cấp từ các thực phẩm tự nhiên (10%) và thực phẩm chế biến sẵn (20%).

Cách nấu cháo gan gà cho bé bé nào cũng mê

Cháo gan gà khoai lang cho bé

Gan gà: 30g

Gạo tẻ: 25g

Khoai lang: 20g

Dầu ăn/ mỡ: 5g (1 thìa 10ml)

Cách làm

Gan gà mẹ đem rửa sạch có thể cho gan ngâm cùng sữa tươi khoảng 10 phút. Sau đó vớt ra, băm nhỏ.

Khoai lang mẹ gọt vỏ, rửa sạch sau đó cho vào nồi (có thể luộc hoặc hấp) chín nhừ. Tán nhuyễn.

Gạo tẻ mang đi vo, nấu thành cháo (khoảng 40 phút).

Sau khi cháo chín. Mẹ cho toàn bộ các nguyên liệu đã chuẩn bị trước đó gồm có gan gà và khoai lang vào nấu.

Thêm 1 thìa dầu ăn hoặc mỡ vào khuấy đều 1 lần nữa.

Đun thêm chứng 5 – 10 phút rồi bắc bếp. Cho cháo ra bát và cho bé dùng

Cháo gan gà cải ngồng

Gan gà đã sơ chế sạch: 30g

Cải ngồng: 20 – 25g

Cháo trắng: 1 chén nhỏ (200ml)

Dầu ăn: 5g (10ml)

Cách làm

Cháo gan gà cải ngồng là món cháo giàu dinh dưỡng cho bé từ 9 tháng tuổi trở lên. Cháo gan gà giàu dinh dưỡng rất dễ nấu. Tuy nhiên nếu xử lý không khéo sẽ rất dễ tanh

Để xử lý mẹ có thể luộc gan gà cho hết mùi tanh rồi thái nhỏ. Đối với các bé trên 1 tuổi có thể nêm thêm một chút gia vị. Mẹ lưu ý chọn các loại gia vị phù hợp với độ tuổi của con. Mẹ có thể tham khảo danh sách các loại gia vị của Pinkpoon tại địa chỉ:

Có thể dùng dầu đậu nành (dầu ăn gia đình) hoặc mỡ để xào qua gan. Hoặc có thể cho trực tiếp vào cháo.

Cho phần cháo trắng đã chuẩn bị lên bếp. Cho rau và gan đã chuẩn bị vào nấu cùng.

Cháo gan gà khoai sọ cho bé

Chuẩn bị

Gan gà: 30g/ lần

Khoai sọ: 20g

Gạo tẻ: 25g

Dầu ăn/ mỡ: 5g (10ml)

Cách làm

Bước 1: mẹ mang gạo tẻ đi vo sạch rồi cho vào nước nấu chín.

Bước 2: Gan gà mẹ làm sạch, lấy hết màng xơ, rửa sạch với nước muối loãng rồi rửa lại 1 lần nữa với nước lọc và băm nhuyễn.

Bước 4: Cháo chín, mẹ cho gan gà và khoai sọ vào nấu sôi. Nêm nếm cho phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Bước 5: Cháo sôi mẹ tắt bếp. Cho 1 thìa dầu ăn vào, múc cháo ra đợi nguội và cho bé ăn.

Lời kết

Nhìn chung, gan gà là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Mặc dù có một số lo ngại về việc ăn gan gà thường xuyên có thể dẫn tới nguy cơ thừa vitamin A.

Tuy nhiên, ăn dưới 150g gan gà/ ngày ít hơn 2 lần/ tuần được cho là an toàn với cả người lớn và trẻ em.

Chúc các mẹ thành công với món cháo gan gà cho bé.

3 Cách Nấu Cháo Gan Gà Cho Bé Ăn Dặm Các Mẹ Nên Biết

Cập nhật vào 07/01

Cách nấu cháo gan gà cho bé ăn dặm đang được rất nhiều người tìm kiếm, đặc biệt là các mẹ. Món cháo này giúp trẻ khỏe mạnh, mắt sáng, là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bé yêu.

Dinh dưỡng có trong gan gà

Gan gà có chứa nhiều Vitamin B1. Vitamin B1 còn gọi là thiamine, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động tương tác của tế bào trong cơ thể, nhất là việc sản xuất năng lượng. Vitamin B1 còn có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa. Ngoài ra, vitamin B1 còn hỗ trợ các bộ phận trong cơ thể và hệ thần kinh ngắt các thông báo truyền gửi cho nhau.

Ăn gan gà thường xuyên cũng bổ sung vitamin B2, coenzyme – thành phần quan trọng tham gia vào quá trình khử độc bên trong cơ thể. Các coenzyme khi đi vào cơ thể sẽ tham gia phản ứng để hoàn thành việc khử các enzyme chứa thành phần độc hại trong cơ thể. Bên cạnh đó, trong gan gà có chứa vitamin C và nguyên tố vi lượng selen, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa sự sản sinh của tế bào ung thư

Ngoài ra gan gà hữu cơ có chứa vitamin B12 với hàm lượng tương đối cao. Nếu cơ thể bị thiếu hụt loại vitamin này có thể gây ra bệnh thiếu máu. Vitamin B12 giúp ngăn ngừa mất trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Gan gà rất giàu protein, canxi, phốt-pho, kẽm, vitamin A, B và một lượng lớn chất sắt cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, hàm lượng vitamin A có trong gan gà vượt hơn hẳn so với các loại thức ăn từ sữa, trứng, thịt, cá hay các loại thực phẩm khác. Vitamin A có công dụng phòng chóng khô mắt, mỏi mắt, duy trì thị lực bình thường… Các mẹ nên chú ý đưa gan gà vào thực đơn để bảo vệ đôi mắt cho bé.

Gan gà nhỏ, có mùi vị ngọt thơm khi chế biến nên được dùng nhiều để nấu cháo cho trẻ. Những món ăn được chế biến từ gan gà không chỉ ngon mà còn rất tốt cho não bộ và tăng cường thể lực cho con của bạn.

Lưu ý khi chọn mua và chế biến gan gà

Gan gà rất có ích nhưng ăn nhiều lại không tốt. Khi mua gan, các mẹ nên chú ý nguồn gốc xuất xứ. Phải đảm bảo rằng đó là những lá gan gà hữu cơ (gà được chăn nuôi bằng phương thức hữu cơ) nếu không, con bạn có nguy cơ ăn phải những loại gan chứa đầy chất kích thích và độc tố… rất có hại cho sức khỏe. Nên chọn mua gan có màu đỏ sẫm tươi, không có nốt sần trên bề mặt gan. Đó là gan của những con vật khỏe mạnh, không bị bệnh.

Khi làm gan gà, để loại bỏ phần nào các chất độc có thể tồn tại trong gan, cần rửa thật sạch loại thực phẩm này, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn. Không nên vì muốn ăn gan mềm mà chỉ xào chín tái vì cách nấu này không diệt được vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng trong gan, tạo điều kiện cho các mầm bệnh ký sinh trong cơ thể.

Các mẹ cũng có thể tham khảo một số công thức nấu cháo ăn dặm bổ dưỡng khác cho trẻ:

Các cách nấu cháo gan gà cho bé ăn dặm

Cháo gan gà rau dền cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: Rau dền 30g, gan gà 30g, dầu ăn: 1 thìa nhỏ 5ml, gia vị.

Cách làm: Cho gạo vào nồi, thêm nước, ninh nhừ thành cháo. Rau dền xắt nhỏ. Gan gà rửa thật sạch, cho chút nước vào đánh tan. Cháo chín nhừ cho thêm gan vào khuấy đều rồi cho rau vào nấu chín. Cháo nhừ thì múc ra bát và bỏ một ít dầu ăn, nêm gia vị vừa miệng.

Cháo gan gà khoai lang cho bé ăn dặm

Cách làm: Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút sau đó ninh nhừ. Gan gà lạng hết màng xơ, rửa sạch, băm nhuyễn. Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng và hấp chín. Sau khi khoai chín thì dùng thìa tán nhuyễn. Cháo chín thì cho gan và khoai vào nấu tiếp trong vòng 3-5 phút. Có thể cho thêm rau thơm nếu thích. Khi cho bé ăn các mẹ múc ra bát, trộn thêm một thìa dầu ăn và gia vị vừa miệng.

Cháo gan gà cà rốt cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: Gạo tẻ, gan gà 30g, cà rốt 30g, dầu ăn, gia vị.

Cách làm: Ngâm gạo 30 phút rồi cho nước vào nồi, nấu cháo. Gan gà làm sạch, bóc màng xơ, băm nhuyễn. Cà rốt rửa sạch, thái miếng sau đó hấp chín và nghiền nhuyễn. Cháo chín thì cho gan và cà rốt vào đảo đều, đun sôi. Cháo nhừ thì múc ra bát, thêm dầu ăn và nêm chút gia vị cho vừa miệng.

Ngoài ra các mẹ còn có thể tự sáng tạo những công thức nấu cháo từ gan gà cho bé bằng cách kết hợp các loại rau củ khác nhau như khoai tây, rau cải ngọt, ngải cứu,… Bé sẽ có những bữa ăn vừa ngon miệng vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Góc chia sẻ: Nếu bạn đang muốn mua nấm lim xanh nhưng chưa biết nên mua ở đâu, bạn có thể tham khảo ngay: