Thuyết Trình Món Gỏi Gà / Top 11 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Jbth.edu.vn

Thuyết Minh Cách Làm Một Món Canh: Canh Gà Nấu Lá Giang

Thuyết minh cách làm món canh gà nấu lá giang

Món canh gà nấu lá giang vốn được mọi người ưa dùng và thường chế biến cho những bữa ăn gia đình. Đặc biệt, món canh đặc sắc rất được ưa chuông vào những ngày hè nóng bức. Vị lá giang chua chua hòa vị trong thịt gà làm nên một hương vị đậm đà, khó quên.

Để chế biến món canh này không hề khó như bạn nghĩ. Cũng không cần bạn phải khéo léo hay sành ăn mới làm được. Đầu tiên bạn phải xác định nấu cho bao nhiêu người ăn để chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết. Nguyên liệu làm món canh gà lá giang bao gồm:

– 1 con gà khoảng 1kg (đã làm sẵn và tẩm ướp gia vị đầy đủ) – 1/2 kg măng tươi. – 100gr lá giang tươi. – 1 quả cà chua. – 1 lát thơm mỏng. – Rau thơm gồm: ngò gai, hành lá, rau ngổ. – Các loại gia vị khác.

Bạn có thể thay thế mang tươi bằng măng chua. Nếu có được loại măng le Tây Nguyên, măng ngòi thì càng tốt.

Sau khi đã có đầy đủ nguyên liệu, bạn tiến hành làm theo các bước sau:

– Đun sôi 2 lít. Sau đó bỏ thịt gà vào đung to lửa trong 5 phút. Bạn không nên đun gà quá kĩ bởi món canh sẽ được ăn lúc còn nóng. Khi thấy thịt gà đã săn lại và tỏa mùi thơm, bạn bỏ măng vào và tiếp tục đun to lửa trong 5 phút nữa cho măng chín.

– Khi thịt gà và măng đã chín, bạn cho thơm, lá giang cùng các loại rau thơm vào, đảo đều và tắt bếp. – Bạn có thể nêm gia vị ngay khi còn đun hay có thể nêm sau khi đã tắt bếp cũng được. Tốt nhất là nêm sau khi bạn đã kết thúc khâu nấu để giữ nguyên mùi thơm của các loại rau mùi.

– Nếu ăn được cay, bạn bỏ vào món canh mấy quả ớt xanh. Canh gà nấu măng mà không có ớt sẽ làm giảm đi ý vị của nó.

Trình bày món canh gà thật đẹp mắt và hấp dẫn: Yêu cầu cần đạt sau khi nấu canh gà lá giang:

Yêu cầu của món canh này sau khi nấu là thịt gà và măng vừa chín, ăn giòn ngọt và đượm vị. Nước canh trong, không vẩn đục hay nổi ván. Canh có mùi vị đặc trưng của thịt gà và măng. Rau thơm còn tươi xanh, không bị thâm tái. Lá giang còn giữ vị cậu đậm đà. Ớt không quá cay. Vị dễ ăn.

Canh gà nấu lá giang là món ăn rất đẽ làm mà lại đem đến cho bữa ăn gia đình thêm ngon và bổ dưỡng rất phù hợp với các bữa ăn gia đình Việt Nam. Không những thế, món canh này còn xuất hiện ở các quán ăn, các nhà hàng sang trong, trong những bữa tiệc lớn với vai trò là món sau khai vị hết sức thú vị và hấp dẫn.

Người ta còn nhớ mãi cái vị ngọt thơm của thịt gà, cái mềm dẻo của măng cùng vị chua chua không thể nào quên của lá giang. Ăn canh gà nấu lá giang bạn sẽ cảm nhận được hương vị đồng quê, thấy thiên nhiên hòa nhập trong bữa ăn gia đình, thấy tâm hồn thanh mát và tận hưởng mình trong cuộc sống nhiều ý nghĩa này.

Thuyết minh món canh bí xanh thịt bầm

Trong các món ăn thì trên bàn ăn không thế nào không thiếu món canh vì là một món giúp đặc sắc và ngon miệng cho người dùng. Cách làm rất đơn giản ví dụ như món canh bí xanh thịt bầm.

Chuẩn bị nguyên liệu cho món bí xanh nấu thịt bầm:

Nguyên liệu để nấu canh bí xanh, gồm có: bí xanh, thịt bầm, hành lá, ngò gai, muối, nước mắm, dầu ăn, hạt nêm , hành khô, gừng.

Đầu tiên bí xanh gọt vỏ,loại bỏ hết ruột non rồi rửa sạch, thái thành những lát vừa ăn . Thịt thì rửa sạch , ướp thịt với 1/2 cafe muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng tiêu ,1/2 muỗng cafe nước mắm ướp khoảng 15 phút cho thấm gia vị . Hành lá, ngò gai rửa sạch cắt nhỏ còn hành khô thì bóc vỏ rồi đập dập rồi bầm nhỏ , rừng rửa sạch.

Các bước nấu món bí xanh thịt bầm:

Sau khi sơ chế thì nấu thịt bầm và bí xanh trước. Cho một cái nồi lên bếp, cho dầu vào, chờ tới khi dầu nóng lên thì cho hành khô vào phi thơm lên rồi cho tiếp thịt bầm vào rồi đảo đều. Khi thịt săn cho vào nồi khoảng 400ml nước và đun sôi lên . Khi nước sôi cho lửa nhỏ lại và vớt hết bọt tiếp đến cho bí xanh , rừng vào nồi , nêm nếm lại gia vị rồi đun lại và tắt bếp.

Yêu cầu thành phẩm của món canh bí xanh:

Bí phải chín đều , mềm , thịt thì ngọt ngon vừa ăn, nước canh trong, thanh thanh vị gừng, thơm thì món canh đã thành công. Sau khi tắt bếp, thì cho ra bát, rắc vài cọng ngò xung quanh, đặt ở giữa một miếng gừng đã đập dập là hoàn thiện.

Canh bí xanh ngoài việc làm tăng màu sắc cho bữa ăn mà còn giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể vào những ngày hè nóng nực còn bổ sung nhiều vitamin, chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh chống bệnh tật. Đó là cách nấu một món canh ngon và đơn giản.

Thuyết Minh Về Con Gà (Bài Mẫu Hay)

Gà là giống rất đặc biệt vì các giống vật khác đều có hai loại là đực và cái; riêng đối với gà, người Việt ta gọi con gà đực là gà trống hay gà sống và gọi con gà cái gà mái. Gà trống thì ít mà gà mái thì nhiều. Gà trống trông oai vệ và rất đẹp trai vì có lông dài mướt, óng ả, và nhiều màu sắc. Thêm vào đó, gà trống còn có cái mào đỏ chói trên đầu, có đuôi dài và xòe rộng, có cái bầu diều hay diều gà ở cổ (diều là cái bíu hay cái bọc chứa đồ ăn ở ngay dưới cổ của một vài loại chim), và có cựa gà ở mỗi chân. Chính nhờ đôi cựa gà này mà loại gà trống được nổi tiếng qua việc chọi gà trong dân gian.

Gà Trống còn có một điểm rất đặc biệt khiến người dân Việt ở thôn quê coi gà trống giống như cái đồng hồ vì tiếng gáy “o! o!” của gà trống rất đúng giờ, nhất là “gà đà gáy sáng trời vừa rạng đông” (câu thơ số 3216 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du). Tại rất nhiều làng thôn ở quê người Việt chúng ta, dân quê vẫn nhờ tiếng gà gáy, nhìn ánh nắng, nhìn mặt trăng để ước lượng thời gian. Chính vì thế mà gà trống lúc đầu được nuôi để làm vật tôn thờ vì nó biết gáy sáng. Tuy rằng gà trống là loại đa thê, dê xồm, và kiêu ngạo nhưng đó là điều rất nhỏ nếu so sánh với 5 điều rất lớn và đáng ca ngợi của nó. Đó là 5 đức tính lớn: văn, võ, dũng, nhân, và tín. Lý do là đầu gà trống có mào hay mồng giống như đội mũ, đó là văn; chân gà trống có cựa sắc bén như gươm giáo, đó là võ; thấy quân thù, gà trống liền xông vào đá và mổ, đó là dũng; khi kiếm được đồ ăn gà trống bèn gọi bạn bè, gà mái, và gà con đến ăn, đó là nhân; và ban đêm tới giờ sáng, gà trống gáy cầm canh đúng giờ, đó là tín.

Gà mái thì có vẻ nhã nhặn và khiêm nhường. Lông của gà mái thì màu vàng và lấm-tấm đen. Dầu gà mái cũng có mào gà màu đỏ nhưng rất nhỏ. Gà mái có đuôi ngắn hơn gà trống và không có bầu diều ở cổ. Gà mái gáy “cục cục, cục ta cục tác,” gà con thì kêu “chíp chíp chíp.” Gà mái rất bận rộn vì phải tìm đồ ăn, đẻ trứng, ấp trứng, và săn sóc gà con. Chỉ có gà mái trông nuôi đàn con còn gà trống thì không để ý đến. Mỗi sáng, gà mái lấy mỏ rỉa lông làm dáng.

Gà là giống vật có hai chân, có hai cánh, và có lông vũ che phủ toàn thân như các loài chim. Mắt gà thì tròn, nhỏ như hạt đậu đen, và không có lông mi. Hai mắt của đầu gà không nằm cùng trên một mặt ở gần trán như mắt người hay mắt chó mà mỗi con mắt của gà lại nằm riêng rẽ ở phía trên mỗi bên má. Chính vì thế mà khi nhìn, gà thường lắc đầu bên này qua bên kia và bước lên theo hình chữ chi (z). Gà không có vành tai, nhĩ quản của gà rất ngắn và được bảo vệ bằng lông và một miếng da. Tuy thế, thính giác của gà thật hữu hiệu đặc biệt để tránh các cầm thú săn đuổi. Khi gặp nhiệt độ cao và nóng, gà thường há rộng mỏ, thở gấp rút, duỗi cánh, và uống nước cho mát. Tuy có hai cánh nhưng khả năng bay của gà không được tốt như các loài chim khác. Mỗi chân gà có bốn ngón với móng chân rất sắc và nhọn dùng vào việc đào đất, bới đất, và cào cỏ để tìm đồ ăn. Mỏ gà rất cứng và nhọn. Trong mồm gà không có răng. Gà rất dễ tính về việc ăn uống. Gà thích ăn thóc, gạo, rau, cỏ, trái cây, con dế, con gián, con cào cào, con châu chấu, con mối, và con giun. Gà rất ham ăn vặt nên suốt từ buổi sáng đến tận buổi tối gà thường chăm chỉ và tha thẩn đi tìm thức ăn.

Gà rất điều độ về việc thức ngủ, khi vừa mới tối, gà đã rủ nhau về chuồng đi ngủ; khi bắt đầu sáng, đàn gà đã thức giấc và gà trống thì gáy o! o! Gà chỉ ngủ theo cùng đàn ở nơi quen thuộc và an toàn. Gà sợ nhất rắn hổ-mang và mùi của củ hành hay lá hành. Vì thế mà gà có đời sống rất thoải mái.

Ở Việt Nam, có nhiều vùng chuyên nuôi gà mái để gà mái đẻ ra nhiều trứng rồi cho ấp ra gà con mà nuôi; sau đó, khi cần thì người ta giết gà để ăn thịt. Nhiều người nuôi gà đã có kinh nghiệm chỉ nhìn quả trứng là biết trứng đó sẽ nở ra gà trống hay gà mái. Nếu một đầu quả trứng gà mà nhọn thì bảo đảm sẽ nở ra gà trống và nếu quả trứng nào tròn trịa, tức là quả trứng đó không có đầu nào nhọn thì sẽ nở ra gà mái. Có nhiều gia đình nuôi gà chỉ để gà đẻ trứng rồi dùng trứng gà để làm đồ ăn. Sau khi gà đẻ trứng rồi, người ta lấy trứng đem ấp trong lò ấp nhân tạo rất tiện lợi. Sau khi ấp trứng gà được vài ngày thì trứng đó được gọi là “trứng gà lộn.” Trứng gà lộn này rất được những người nghiện rượu ưa thích dùng làm đồ ăn để nhậu rượu. Thường thường người dân Việt hay ăn “hột vịt lộn” chứ không ăn “trứng gà lộn.” Tuy nhiên vẫn có một số trong những người nghiện rượu thích ăn “trứng gà lộn.”

Nhiều người nuôi gà để ăn thịt. Với thịt gà, người ta có thể làm được nhiều món ăn ngon như: gỏi gà, gà quay, gà kho sả, gà luộc, gà nướng lá chanh, gà hấp muối, gà hầm thập cẩm, gà rim nước dừa, gà nấu tiêu, gà chưng cách thủy, gà tiềm, phở gà, miến gà, bún gà, mì gà, hủ tiếu gà, gà rút xương bỏ lò, và gà nhồi thập cẩm, v.v. Vào ngày Tết ta, dân Việt rất thích ăn xôi với thịt gà và tổ chức chọi gà để được hưởng vui thú. Gà ở quê ta rất ngon, nhất là vào tháng tám ta vì đã được chứng thực bằng câu tục ngữ “ếch tháng ba, gà tháng tám.” Tháng tám ta là tháng gặt lúa nên gà tha hồ ăn lúa mới; vì thế, thịt gà rất ngon.

Người ta còn nuôi gà để làm đồ cúng bái trong dịp Tết, giỗ gia tiên, và dùng con gà giò còn sống để cúng lễ mở cửa mả. Người ta dùng con gà trống lớn để cúng thần linh khi người dân muốn làm lễ thề thốt. “Gà, xôi, trầu, và rượu” là 4 lễ vật tối thiểu để cúng thần thánh.

Người Việt ta còn dùng gà để bói (kê bốc). Người ta dùng gan gà, đầu gà, mật gà, phổi gà, xương gà, và trứng gà để bói. Tùy theo mỗi nơi người ta ấn định thế nào là tốt và thế nào là xấu trước khi giết gà đem lễ để bói. Thêm vào đó, người ta còn dùng tiếng gáy của gà để bói nữa. Thường thường gà gáy sáng thì tốt và gáy vào buổi chiều thì xấu cho gia đình.

Thuyết Minh Về Món Ăn: Thuyết Minh Về Phở Hà Nội

I. Dàn Ý Thuyết Minh Về Món Ăn : Thuyết Minh về Phở

Giới thiệu khái quát về phở – một món ăn truyền thống và phổ biến ở Việt Nam.

Nước dùng thường được hầm từ nhiều loại xương khác nhau như xương bò, xương lợn, gà,…

Để có một nồi nước dùng ngon, người nấu phở phải hầm xương từ tám đến mười giờ sau đó lọc qua rây để nước phở trong hơn.

Sau khi đã lọc xong, người ta cho các gia bị như nước mắm, bột ngọt, tiêu,… cùng các loại lộc như hành lá, mùi tàu,… để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn

Khi nước dùng đã hoàn thành chúng ta chỉ cần cho nước dùng vào bánh phở là đã có thể có một tô phở thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức.

c, Vai trò, ý nghĩa của phở trong đời sống của người Việt Nam

Khẳng định vai trò, ý nghĩa của phở đối với con người và nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn này.

II. Bài Viết Thuyết Minh Về Một Món Ăn : Phở Hà Nội

1, Mở bài thuyết minh về phở Hà Nội

Mỗi quốc gia, mỗi đất nước trên thế giới đều có những món ăn với nét độc đáo, hấp dẫn riêng và mỗi món ăn ấy luôn mang trên mình những đặc trưng riêng về đất nước của nó. Nếu nhắc đến Hàn Quốc người ta nhớ tới kim chi, tới Nhật Bản mọi người nhớ tới sushi, nhắc tới cà ri người ta sẽ nhớ ngay tới đất nước Ấn Độ thì mỗi khi nhớ về ẩm thực Việt Nam, chắc hẳn sẽ không thể không nhắc tới món ăn truyền thống, phổ biến khắp mọi miền của đất nước, đó chính là phở.

2, Thân bài thuyết minh món phở Hà Nội

Như chúng ta đã biết, phở là một trong số những món ăn truyền thống, phổ biến nhất ở Việt Nam từ xưa đến nay song có lẽ không ai biết chính xác nó ra đời vào khoảng thời gian nào. Tuy nhiên, đi sâu khám phá về nguồn gốc và sự ra đời của món ăn đặc biệt này, chúng ta có thể tìm thấy nhiều nguồn tài liệu cho thấy rằng phở ở nước ta hiện nay có nguồn gốc từ một món ăn của Trung Quốc có tên gọi theo âm Hán Việt là ngưu nhục phấn. Phở ở Việt Nam ra đời và định hình vào những năm đầu của thế kỉ XX và xuất hiện đầu tiên ở Nam Định và Hà Nội. Cho đến ngày nay, phở đã và đang trở thành món ăn phổ biến ở hầu khắp mọi nơi trên cả nước nhưng có thể nói Nam Định và Hà Nội là những mảnh đất có hương vị phở nổi tiếng, đậm đà và hấp dẫn nhất.

Phở là món ăn quen thuộc, phổ biến ở Việt Nam, bởi vậy, những nguyên liệu cần thiết để nấu phở cũng rất dễ tìm kiếm. Nhắc đến phở, người ta sẽ nhớ ngay tới bánh phở và nước dùng. Để có một món phở ngon điều quan trọng trước hết là phải có được bánh phở ngon, điều đó có nghĩa là bánh phở phải vừa mềm vừa dai để khi ăn không có cảm giác bị bục hay quá nhão. Người ta thường là bánh phở từ loại gạo tẻ trắng, thơm, điều đó góp phần gợi nên nét dân dã mà không kém phần hấp dẫn của món ăn này. Thêm vào đó, nước dùng chính là phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên một món phở ngon. Nước dùng thường được hầm từ nhiều loại xương khác nhau như xương bò, xương lợn, gà,… tùy vào món phở mà người đầu bếp muốn chế biến. Để có một nồi nước dùng ngon, người nấu phở phải hầm xương từ tám đến mười giờ sau đó lọc qua rây để nước phở trong hơn. Sau khi đã lọc xong, người ta cho các gia bị như nước mắm, bột ngọt, tiêu,… cùng các loại lộc như hành lá, mùi tàu,… để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn. Khi nước dùng đã hoàn thành chúng ta chỉ cần cho nước dùng vào bánh phở là đã có thể có một tô phở thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức.

Đặc biệt, cách thưởng thức phở cũng rất quan trọng và có lẽ bởi vậy có nhiều người gọi đó là “nghệ thuật thưởng thức phở’. Nhắc đến “nghệ thuật thưởng thức phở” ông cha ta từ ngàn đời xưa đã có câu:

Quả đúng như câu ca trên, để tăng thêm hương vị, sự hấp dẫn, đậm đà cho món ăn, khi ăn phở người ta thường cho thêm chanh hoặc quất hay một ít dấm. Đồng thời, người ta vẫn thường ăn kèm phở với giá đỗ, rau sống và tỏi ngâm. Tất cả những hương vị ấy sẽ góp phần làm cho món phở thêm thơm ngon, hấp dẫn. Nếu chúng ta thiếu đi bất cứ nguyên liệu nào thì rất khó để có thể cảm nhận hết được hương vị của món ăn này. Thêm vào đó, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng miền và sở thích ăn uống của mỗi người mà chúng ta có thể thêm vào một số gia vị để phù hợp hơn.

Phở là món ăn bình dị, phổ biến và quen thuộc với tất cả chúng ta song nó lại có vai trò, ý nghĩa to lớn trong đời sống của những người con đất Việt. Trước hết, phở là món ăn tổng hòa từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau nên chúng cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng như canxi, các loại khoáng chất, các loại vitamin,… Thêm vào đó, phở cũng mang lại giá trị kinh tế lớn cho con người bởi lẽ mỗi tô phở có giá thành giao động từ 20.000 đến 25.000 đồng thậm chí có nhiều nơi là 50.000, 60.000 hay 100.000 đồng. Đồng thời, phở là món ăn ở vị trí “linh hồn” của ẩm thực Việt Nam, là một trong số những món ăn hấp dẫn trên thế giới. Và chắc có lẽ bởi vậy, du khách nước ngoài khi về thăm đất nước Việt Nam bao giờ cũng thường thức món ăn đặc biệt này. Không dừng lại ở đó, phở còn là món ăn xuất hiện nhiều trong các sáng tác văn học và nhạc họa từ xưa đến nay như thơ của Tú Xương, văn của Thạch Lam,…

Tóm lại, phở là một món ăn truyền thống và có giá trị đặc biệt trong ẩm thực của Việt Nam và ngày càng định hình được vị trí của nó trong nền ẩm thực của thế giới bởi nó mang trong mình cái nét đẹp của hồn quê Việt trong những sợi phở mềm dai và cái ngọt ngào, đằm thắm của nước dùng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều :

dàn ý thuyết minh về món ăn

thuyết minh về món phở

thuyết minh về phở hà nội

thuyết minh về một món ăn

thuyết minh về 1 món ăn

dàn ý thuyết minh về món ăn lớp 8

dàn ý thuyết minh về một món ăn

Bình Luận Facebook

.

Trình Diễn Các Món Ngon Từ Cá Ngừ Đại Dương

Cá ngừ đại dương là một trong những đặc sản của ẩm thực Phú Yên. Từ nguyên liệu chính là cá ngừ, dưới bàn tay tài hoa và tài chế biến của các đầu bếp đã cho ra những món ăn như: Cá ngừ rang muối hoàng kim, cá ngừ đại dương nướng đá, cá ngừ xông khói rượu Quán Đế…

Các món ăn này được chọn giới thiệu đến thực khách tại sự kiện giao lưu kết nối ẩm thực do Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn phát triển ẩm thực Việt Nam phối hợp với Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn và Hội Đầu bếp tỉnh Phú Yên tổ chức tối 2/6 tại thành phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên).

Tại buổi trình diễn, đầu bếp Phạm Sơn Vương, Chủ tịch Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn đã giới thiệu về cách thức lấy thịt cá ngừ để chế biến các món ăn từ con cá ngừ tươi sống có trọng lượng hơn 70 kg.

Bếp trưởng Pytopia Center Kiều Công Thoại, Top 8 cuộc thi Chiếc Thìa Vàng 1, đã trình diễn chế biến các món ăn từ cá ngừ đại dương. Món ăn đặc biệt có sự kết hợp của những sản vật địa phương, của núi rừng và biển. Những miếng cá ngừ tươi rói được chọn lựa kỹ lưỡng, ướp gia vị… rồi nướng trực tiếp trên những viên đá thô mộc của vùng ven Gành Đá Đĩa ngoài vùng di tích. Một cách chế biến khác là món “cá ngừ xông đá cuội” (đá cuội được lấy từ vùng suối lạnh Phú Yên) và rượu gạo Quán Đế (Sông Cầu). Vị ngọt của cá kết hợp với hương thơm dịu của rượu tỏa ra từ những viên đá cuội vô cùng hấp dẫn.

Bếp trưởng Kiều Công Thoại chia sẻ thêm: Đặc trưng ở Phú Yên là cá ngừ và văn hóa đá, chính vì thế ông đã nghĩ đến việc kết hợp những điều này trong món ăn. Cá ngừ nướng hoặc xông với đá sẽ giữ nguyên độ tươi, ngọt, thấm sâu vào vị giác mà mọi du khách đều cảm nhận được sự tinh tế của món ăn. Đặc biệt, nước chấm được pha chế từ các nguyên liệu rất đặc trưng của Phú Yên như lá é, ớt xiêm và lá dít tạo nên vị chua thanh, cay nhẹ làm cho món ăn thêm đậm đà hơn.

Từ nguyên liệu là cá ngừ đại dương, chuyên gia bếp Đào Thiện Minh lại chọn cách kết hợp giữa cá ngừ và muối để cho ra món “cá ngừ rang muốn hoàng kim”. Hay chuyên gia bếp Á Nguyễn Quang Long lại kết hợp với các loại rau theo mùa ở Phú Yên để làm món “Salad sốt chanh dây, thăn cá ngừ”…

Nhiều thực khách tỏ ra thích thú khi tham gia và thưởng thức các món ăn tại buổi trình diễn. Họ cảm nhận được nét đẹp truyền thống, mộc mạc của Phú Yên và sự mặn mòi của những sản vật từ biển cả.

Còn chị Lê Hồng Phượng, du khách đến từ Cần Thơ thích thú cho biết: Dù từng xem nhiều thông tin giới thiệu qua internet nhưng đây là lần đầu tiên tôi đến Phú Yên và thưởng thức những món ăn thú vị như vậy. Cá ngừ ở đây chế biến rất ngon, đậm, béo và thơm, thớ thịt mềm… Có cả món ăn được kết hợp với bánh tráng thanh long mới được làm gần đây.

Ông Hồ Văn Tiến, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Phú Yên cho biết: Việc giới thiệu các món ăn đặc trưng, hấp dẫn chế biến từ cá ngừ đại dương là cơ hội quảng bá ẩm thực Phú Yên đến đông đảo du khách. Sắp tới Hiệp hội du lịch Phú Yên sẽ phối hợp với các doanh nghiệp du lịch thực hiện mô hình Chợ ẩm thực. Tại đây, khách du lịch không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn được trải nghiệm cách làm các món ăn truyền thống của người dẫn Phú Yên. Mục đích của các hoạt động này là tôn vinh các đầu bếp giỏi, gắn kết cộng đồng doanh nghiệp trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn lại gần nhau hơn; chia sẻ kinh nghiệm phục vụ du khách tốt hơn.

Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Quê Hương: Món Phở

Đề bài thuyết minh về món ăn dân tộc, ở đây chúng tôi chọn món Phở Hà Nội là món ăn truyền thống của đất nước ta. Dàn ý các em tự thực hiện, chúng tôi chỉ giới thiệu bài văn mẫu tham khảo sử dụng khi làm bài tập tại lớp. Xin mời xem qua.

– Dải đất hình chữ S có có sự đa dạng về ẩm thực và nhiều món ăn ngon và độc đáo.

– Phở là món ăn dân tộc đậm đà của văn hóa dân tộc Việt Nam.

I. Thân bài Nguồn gốc:

– Phở ra đời vào đầu thế kỷ 20.

– Nguồn gốc còn tranh cãi, có người cho rằng phở từ Nam Định cũng có người cho rằng Hà Nội mới là nơi giúp món phở nhiều người biết đến.

Chế biến:

– Nước dùng hay nước lèo. Nước dùng được ninh từ xương ống bò và gia vị. Xương rửa sạch, cạo sạch thịt cho vào nồi đun cùng với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu đổ đi, nước luộc lần sau là nước lèo.

Gừng và củ hành đã nướng. Lửa đun khi nước sôi lên, giảm bớt lửa, vớt bọt. Vớt bọt liên tục đến khi nước trong. Cho thêm ít gia vị vào trong nồi.

Các loại phở:

– Phở ở Hà Nội

– Phở bò Nam Định

– Phở Sài Gòn

– Phở ở hải ngoại

– Phở ăn liền

Phở trong văn hóa:

Phở Việt Nam gồm có các loại như phở bò, phở gà… Phở đựng trong tô, sẵn đũa, muỗng và những gia vị: tương, chanh, nước mắm, ớt…

Phở trong văn học, nghệ thuật:

Phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…

Phở trong cuộc sống hiện đại:

Phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng, không cần phải ra quán xá.

III. Kết bài

– Phở là món ăn truyền thống, tinh hoa ẩm thực Việt Nam.

– Món phở được bạn bè 5 châu vô cùng yêu mến và trở thành biểu tượng ẩm thực Việt.

Với dàn ý thuyết minh về món ăn dân tộc các bạn sẽ viết thành bài tập làm văn hoàn chỉnh. Lưu ý rằng dàn ý có thể khác với bài văn bên dưới. Mọi bài viết trên website đều chỉ có tính chất tham khảo khi viết văn.

Thuyết minh về món ăn dân tộc Phở Hà Nội

Nhắc đến đất nước hình chữ S có biết bao nhiêu món ăn đặc sản dân tộc, mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau. Đến Hà Nội du khách phải thử một lần món phở, món ăn đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Món phở ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên vẫn còn tranh cãi, người thì nói Nam Định nhưng cũng có người cho rằng Hà Nội là nơi biến món ăn trở nên nổi tiếng đại diện cho nền ẩm thực nước ta.

Món phở theo thời gian có nhiều biến chuyển, trước kia chỉ là phở bò chín nhưng dần dần xuất hiện phở tái, phở gà, phở cuốn, phở xào, phở rán…rất nhiều những loại phở khác nhau làm đa dạng thêm những món ăn của nền ẩm thực Việt.

Phố có đặc điểm rất riêng biệt khi chỉ ăn một mình không dùng kèm với các món ăn khác, người Hà Nội thường ăn phở chủ yếu vào buổi sáng, còn du khách đến với Hà Nội có thể ăn vào bất kì thời gian nào trong ngày đều được, các quán xá mở suốt ngày sẵn sàng phục vụ. Phở dùng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thành phần chính từ gạo. Nước dùng hay còn gọi là nước lèo chính là tinh túy của món phở, nước dùng ninh bằng các loại xương và hương liệu khác như gừng, quế, hoa hồi, đinh hương, thảo quả…mỗi người lại có bí quyết riêng để nấu nước dùng giúp thực khách ngon miệng. Mỗi bát phở sẽ ăn kèm với một số rau gia vị ví dụ hành tây, rau húng, vài miếng chanh, rau thơm,tương ớt…ăn kèm với loại rau nào cũng tùy theo vùng miền.

Khi đến một quán phở Hà Nội, chủ quán sẽ mang đến cho bạn menu chọn loại phở ví dụ như phở bò, phở gà. Khi khách hàng gọi 5 phút sẽ có một bát phở nóng hổi, thơm lừng đặt trước mặt, thực khách thêm vào ớt, chanh và hạt tiêu. Trộn đều lên với nhau, cầm bát lên ngang mặt và thưởng thức sự tinh túy bên trong.

Nhắc đến phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…theo thời gian phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng thưởng thức mà không cần phải ra quán xá. Chính điều này đã giúp món ăn này trở nên rất phổ biến len lỏi vào từng gia đình.

Nền ẩm thực nước ta đa đạng, phong phú, trong đó phở là biểu tượng ẩm thực Việt. Món ăn bổ dưỡng nay đã được phổ biến trên toàn thế giới, người Việt xa xứ có thể đến quán ăn có món phở thưởng thức bất kì lúc nào khi nhớ về quê nhà. Còn gì tuyệt vời khi mỗi buổi sáng được ăn một bát phở nóng hổi, thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Tham khảo một số đoạn văn trong thân bài Đoạn văn thuyết minh về cách làm phở

Phở là một món ăn đường phố truyền thống của người dân Việt Nam. Để làm được một món phở ngon thì trước tiên phải chuẩn bị thật tốt ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Đầu tiên là chọn bánh phở. Bánh phở ngon phải là loại vừa mềm vừa dai, khi ăn mới có cảm giác ngon, không bị bục hoặc bở. Bánh phở chọn quá nhão cũng làm cho món phở mất ngon. Tiếp đến là công đoạn nấu nước dùng. Nước dùng được làm từ nhiều loại xương như gà, lợn, bò. Nhưng ngon nhất là loại xương được hầm từ xương lợn khiến nước được ngọt và thanh đạm nhất. Xương được rửa sạch và luộc từ 8 – 10 tiếng, sau đó lọc qua rây. Trong quá trình luộc người ta cũng thường xuyên vớt bọt để nước được trong và ngọt hơn. Các gia vị thêm vào nước dùng cần có như bột ngọt, hành lá, mùi tàu làm cho hương vị thêm đậm đà và thơm ngậy. Thành phẩm cho ra là một bát phở đảm bảo nước dùng phải trong và ngọt. Khi tra bánh phở không được quá nhão mà phải có độ mềm nhất định. Hương vị rậy lên mùi thơm của thịt và rau mùi. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà khi ăn có thể tra thêm hạt tiêu, muối ớt hay giấm. Để ngon hơn thường được ăn kèm với rau sống như xà lách, hoa chuối, giá đỗ,…Các loại rau ăn kèm này có thể được trần qua nước sôi để đảm bảo hợp khẩu vị mỗi người.

Đoạn văn thuyết minh về ý nghĩa món phở

Phở là một món ăn ngon đi vào đời sống của mỗi người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Nó là món ăn giàu chất dinh dưỡng, được xếp vào thực đơn bữa sáng của mỗi hộ gia đình. Phở cung cấp canxi, chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho mỗi chúng ta. Đối với mỗi người dân Việt, món phở còn đi vào đời sống sinh hoạt, làm nên giá trị kinh tế cho nhiều hộ gia đình. Dường như nó đã trở thành nếp ăn, nếp sống của một số địa phương. Chẳng phải thế mà người ta vẫn thường nghe đến những món ăn đặc sản. Trong đó Hà Nội hay Nam Định được xem là những nơi nổi tiếng với món phở. Không những thế, phở còn đi vào đời sống ẩm thực làm nên những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nó đã góp phần làm nên một ẩm thực Việt rất riêng trong mắt bạn bè quốc tế. Trong ca dao, dân ca phở cũng đi vào như một giá trị tinh thần thiết yếu của người dân.

Nhớ xem bài văn hay Thuyết minh về món ăn ngày tết đó là món thịt kho tàu và củ kiệu. Bài văn thuyết minh về cách làm bánh chưng hay.