Thuyết Trình Món Gà Xé Phay / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Bí Quyết Làm Món Gỏi (Nộm) Gà Xé Phay Ngon

Món ăn là một lựa chọn lý tưởng cho những ngày bạn chán ăn hoặc quá ngấy với những món thông thường, món ăn có vị chua ngọt của nước gỏi, mùi thơm của rau, vị thơm ngon của thịt gà…tất cả hòa quyện lại tạo nên một hương vị hấp dẩn vô cùng, đó là lý do món ăn này rất được nhiều người yêu thích đến thế.

Bí quyết để làm món gỏi nộm gà xé phay ngon là cách lựa chọn gà để luộc. Làm món này các bạn nên chọn gà ta (loại gà chạy bộ), loại gà này thịt chắc thơm và dai hơn, ăn rất ngon, ngược lại nếu chọn trúng con gà công nghiệp thì món gỏi sẽ bớt ngon hơn vì gà công nghiệp thường thịt bở, khi bóp gỏi sẽ ra nhiều nước.

Chuẩn bị nguyên liệu làm gỏi gà xé phay:

Gà ta làm sẵn 1 con

Rau: hành tây, rau răm, bắp chuối, rau thơm, hành tây, cà rốt

Gia vị: đường, tiêu, ớt, củ hành

Lá chanh

Cách luộc gà

Lấy 1 củ hành hương và 1 củ gừng nhỏ đem nướng thơm rồi cạo vỏ để riêng.

Cho gà đã làm sẵn vào nồi luộc, thêm ít muối. Vặn lửa to, đến khi nước sôi thì cho hành và gừng nướng vào nồi, việc này sẽ làm cho thịt gà có mùi thơm hơn, hạ lửa đun thêm chừng 15-20 phút. Dùng đũa chọc vào thịt gà thấy mềm là gà đã chin, tắt bếp vớt gà ra để nguội. Có thể cho ít gạo vào nước luộc gà nấu cháo ăn cùng gỏi gà cũng rất ngon vì nước luộc gà rất ngọt.

Thịt nguội thì dùng tay xé (phay) thịt gà ra từng cọng nhỏ để chuẩn bị trộn gỏi. Ướp thịt gà với xíu muối và tiêu cho thịt thấm gia vị.

Sơ chế các loại rau:

Hành tây bổ làm 2 rồi sắt lát mỏng, cho vào thau nước có đá sẵn, ngâm tầm 3-5 phút rồi vớt ra để ráo, trộn hành tây với đường và ít dấm hoặc nước cốt chanh khoảng 20 phút rồi đổ hành ra rổ, xóc cho ráo nước, mục đích là để hành bớt hăng và giòn hơn.

Lá chanh rửa sạch thái chỉ, rau răm rửa sạch thái nhỏ

Các loại rau thơm lặt lá, rửa sạch rồi thái ½ lá

Cà rốt gọt vỏ rửa sạch rồi thái sợi

Bắp chuối thái mỏng, ngâm nước muối 15-20 phút cho ra bớt nước mũ, rồi vắt ráo nước để ra rổ

Làm nước mắm chua ngọt trộn gỏi gà

Làm nước mắm trộn gỏi là công đoạn quan trọng chiếm 50% trong việc tạo ra món gỏi gà xé phay ngon. Chọn loại nước mắm ngon pha với nước theo tỉ lệ 1 mắm : 1 đường (hoặc điều chỉnh sao cho vừa), thêm ớt, tỏi, nước cốt chanh cho đủ độ cay và chua. Đặc biệt, với món gà xé phay này bạn thêm vào chén mắm trộn gỏi một ít dầu đã phi với hành hương sẽ làm món ăn dậy mùi rất thơm.

Cho 1 lớp gà 1 lớp rau vào thau to rồi rưới mắm lên, trộn đều tay, từng lớp từng lớp, nhớ thêm ít tiêu cho món ăn cay cay mới đúng điệu. Trộn xong cho gỏi ra đĩa, trang trí thêm hoa ớt, rau ngò thơm là đã có món gỏi gà xé phay ngon tuyệt vời rồi.

Món gà xé phay ăn cùng cháo hoặc bánh tráng gạo nướng thì chuẩn bài. Bánh tránh gạo giòn thơm xúc miếng gỏi chua chua ngọt ngọt, thơm mùi rau, cay cay của tiêu ớt, ngọt bùi của thịt gà sẽ kích thích vị giác vô cùng.

Ngoài món nôm gà này, chị em có thểm tham khảo cách làm lẩu gà nấu lá giang cũng ngon đáo để đấy, rất thích hợp cho những bữa ăn cuối tuần trong gia đình hay tụ họp bạn bè. Đông đông người vừa vui vừa thưởng thức nồi lẩu nóng hổi thì ngon không còn gì bằng hoặc thử Nấu Món Lẩu Bò Nhúng Giấm Suýt Xoa Vị Chua Cay cũng ngon đáo để đấy.

Với cách làm nộm gà xé phay như thế này, bạn có thể trổ tài tại nhà cho cả nhà cùng thưởng thức hay những khi có khách hay cỗ tiệc món này cũng rất đáng để lựa chọn, chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều lời khen ngợi cho tài nội trợ của mình đấy.

Giải Nhiệt Cơn Nóng Mùa Hè Với Nộm Gà Xé Phay

Cà rốt: nửa củ

Gừng: 1 củ nhỏ

Chanh, ớt, ít lá húng bạc hà

– Gia vị: mắm; đường

Cách chế biến: Sơ chế nguyên liệu:

Đầu tiên khi gà mua về bạn lấy phần ức gà đem đi rửa sạch để ra bát.

Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ rồi nạo sợi.

Hành tây bóc lớp vỏ ngoài một nửa thái nhỏ hạt lựu, một nửa thái mỏng. Đêm ngâm hành tây với nước đá để bớt hăng, cay.

Rau húng bạc hà nhặt lấy phần lá, đem rửa sạch, ngâm với chút nước muối loãng chừng vài phút rồi vớt ra cho ráo.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Cho ức gà đã rửa sạch vào nồi nước luộc, cắt 3 lát gừng cho vào nồi luộc cùng. Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa đun chừng 10 phút hoặc cho đến khi kiểm tra thấy thịt chín thì vớt ra đĩa.

Bước 2: Trộn đều nước mắm, đường; nước trắng trong 1 bát nhỏ. Vắt chanh lấy nước cốt, tùy độ chua của chanh mà bạn có thể cần tới 1 quả hoặc 1,5 quả chanh, trộn đều nước cốt chanh với hỗn hợp gia vị vừa trộn. Sau cùng bạn mới thêm ớt bằm.

Bước 3: Ức gà sau khi đã nguội, xé thành sợi nhỏ.

Bước 4: Cho thịt gà, cà rốt và hành tây vào âu trộn. Rưới đều hỗn hợp gia vị đã trộn sẵn từ bước 4 vào, đảo đều cho thấm vị. Gắp nộm ra đĩa, rắc lá bạc hà lên trên mặt.

2. Nộm gà xé phay Nguyên liệu:

Thịt gà lườn: 300g

Cà rốt: 1 củ, hành tây: 1 củ

Gừng, rau dăm, đường, bột canh, chanh, vừng rang, lá chanh

Cách làm:

Bước 1: Phần thịt lườn đã luộc chín các bạn xé miếng nhỏ ra, ướp thịt gà với 1/2 thìa cà phê bột canh, 1 thìa tiêu xay và, đeo bao tay vào trộn đều và để 15-20 phút cho gà được ngấm đều gia vị.

Bước 2: Trong lúc chờ đợi phần thịt gà cho ngấm gia vị, thì sơ chế các nguyên liệu còn lại, cà rốt rửa sạch cạo vỏ, bào sợi mỏng, xóc quá ít muối rùi rửa nước lạnh,sau đó vắt cho ráo nước, rau răm rửa sạch, thái nhỏ, lá chanh thái sợi

Bước 3: Phần thịt gà đã ướp xong giờ sẽ cho vào 1 cái bát to, sau đó cho tất cả các nguyên liệu bao gồm: cà rốt, hành tây, rau răm, lá chanh vào, đeo bao tay vào và trộn thật đều. Phần nước trộn nộm bạn pha 1 thìa nước mắm, 1 thìa đường, 1 thìa dấm, 1/2 quả chanh, ớt thái lát, nguấy đều lên cho tan gia vị rồi sau đó rưới lên phần nộm, tiếp tục trộn thật đều và để khoảng 15 phút nữa cho ngấm gia vị

Thuyết Minh Cách Làm Một Món Canh: Canh Gà Nấu Lá Giang

Thuyết minh cách làm món canh gà nấu lá giang

Món canh gà nấu lá giang vốn được mọi người ưa dùng và thường chế biến cho những bữa ăn gia đình. Đặc biệt, món canh đặc sắc rất được ưa chuông vào những ngày hè nóng bức. Vị lá giang chua chua hòa vị trong thịt gà làm nên một hương vị đậm đà, khó quên.

Để chế biến món canh này không hề khó như bạn nghĩ. Cũng không cần bạn phải khéo léo hay sành ăn mới làm được. Đầu tiên bạn phải xác định nấu cho bao nhiêu người ăn để chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết. Nguyên liệu làm món canh gà lá giang bao gồm:

– 1 con gà khoảng 1kg (đã làm sẵn và tẩm ướp gia vị đầy đủ) – 1/2 kg măng tươi. – 100gr lá giang tươi. – 1 quả cà chua. – 1 lát thơm mỏng. – Rau thơm gồm: ngò gai, hành lá, rau ngổ. – Các loại gia vị khác.

Bạn có thể thay thế mang tươi bằng măng chua. Nếu có được loại măng le Tây Nguyên, măng ngòi thì càng tốt.

Sau khi đã có đầy đủ nguyên liệu, bạn tiến hành làm theo các bước sau:

– Đun sôi 2 lít. Sau đó bỏ thịt gà vào đung to lửa trong 5 phút. Bạn không nên đun gà quá kĩ bởi món canh sẽ được ăn lúc còn nóng. Khi thấy thịt gà đã săn lại và tỏa mùi thơm, bạn bỏ măng vào và tiếp tục đun to lửa trong 5 phút nữa cho măng chín.

– Khi thịt gà và măng đã chín, bạn cho thơm, lá giang cùng các loại rau thơm vào, đảo đều và tắt bếp. – Bạn có thể nêm gia vị ngay khi còn đun hay có thể nêm sau khi đã tắt bếp cũng được. Tốt nhất là nêm sau khi bạn đã kết thúc khâu nấu để giữ nguyên mùi thơm của các loại rau mùi.

– Nếu ăn được cay, bạn bỏ vào món canh mấy quả ớt xanh. Canh gà nấu măng mà không có ớt sẽ làm giảm đi ý vị của nó.

Trình bày món canh gà thật đẹp mắt và hấp dẫn:

Yêu cầu cần đạt sau khi nấu canh gà lá giang:

Yêu cầu của món canh này sau khi nấu là thịt gà và măng vừa chín, ăn giòn ngọt và đượm vị. Nước canh trong, không vẩn đục hay nổi ván. Canh có mùi vị đặc trưng của thịt gà và măng. Rau thơm còn tươi xanh, không bị thâm tái. Lá giang còn giữ vị cậu đậm đà. Ớt không quá cay. Vị dễ ăn.

Canh gà nấu lá giang là món ăn rất đẽ làm mà lại đem đến cho bữa ăn gia đình thêm ngon và bổ dưỡng rất phù hợp với các bữa ăn gia đình Việt Nam. Không những thế, món canh này còn xuất hiện ở các quán ăn, các nhà hàng sang trong, trong những bữa tiệc lớn với vai trò là món sau khai vị hết sức thú vị và hấp dẫn.

Người ta còn nhớ mãi cái vị ngọt thơm của thịt gà, cái mềm dẻo của măng cùng vị chua chua không thể nào quên của lá giang. Ăn canh gà nấu lá giang bạn sẽ cảm nhận được hương vị đồng quê, thấy thiên nhiên hòa nhập trong bữa ăn gia đình, thấy tâm hồn thanh mát và tận hưởng mình trong cuộc sống nhiều ý nghĩa này.

Thuyết minh món canh bí xanh thịt bầm

Trong các món ăn thì trên bàn ăn không thế nào không thiếu món canh vì là một món giúp đặc sắc và ngon miệng cho người dùng. Cách làm rất đơn giản ví dụ như món canh bí xanh thịt bầm.

Chuẩn bị nguyên liệu cho món bí xanh nấu thịt bầm:

Nguyên liệu để nấu canh bí xanh, gồm có: bí xanh, thịt bầm, hành lá, ngò gai, muối, nước mắm, dầu ăn, hạt nêm , hành khô, gừng.

Đầu tiên bí xanh gọt vỏ,loại bỏ hết ruột non rồi rửa sạch, thái thành những lát vừa ăn . Thịt thì rửa sạch , ướp thịt với 1/2 cafe muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng tiêu ,1/2 muỗng cafe nước mắm ướp khoảng 15 phút cho thấm gia vị . Hành lá, ngò gai rửa sạch cắt nhỏ còn hành khô thì bóc vỏ rồi đập dập rồi bầm nhỏ , rừng rửa sạch.

Các bước nấu món bí xanh thịt bầm:

Sau khi sơ chế thì nấu thịt bầm và bí xanh trước. Cho một cái nồi lên bếp, cho dầu vào, chờ tới khi dầu nóng lên thì cho hành khô vào phi thơm lên rồi cho tiếp thịt bầm vào rồi đảo đều. Khi thịt săn cho vào nồi khoảng 400ml nước và đun sôi lên . Khi nước sôi cho lửa nhỏ lại và vớt hết bọt tiếp đến cho bí xanh , rừng vào nồi , nêm nếm lại gia vị rồi đun lại và tắt bếp.

Yêu cầu thành phẩm của món canh bí xanh:

Bí phải chín đều , mềm , thịt thì ngọt ngon vừa ăn, nước canh trong, thanh thanh vị gừng, thơm thì món canh đã thành công. Sau khi tắt bếp, thì cho ra bát, rắc vài cọng ngò xung quanh, đặt ở giữa một miếng gừng đã đập dập là hoàn thiện.

Canh bí xanh ngoài việc làm tăng màu sắc cho bữa ăn mà còn giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể vào những ngày hè nóng nực còn bổ sung nhiều vitamin, chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh chống bệnh tật. Đó là cách nấu một món canh ngon và đơn giản.

Thuyết Minh Về Món Ăn: Thuyết Minh Về Phở Hà Nội

I. Dàn Ý Thuyết Minh Về Món Ăn : Thuyết Minh về Phở

Giới thiệu khái quát về phở – một món ăn truyền thống và phổ biến ở Việt Nam.

Nước dùng thường được hầm từ nhiều loại xương khác nhau như xương bò, xương lợn, gà,…

Để có một nồi nước dùng ngon, người nấu phở phải hầm xương từ tám đến mười giờ sau đó lọc qua rây để nước phở trong hơn.

Sau khi đã lọc xong, người ta cho các gia bị như nước mắm, bột ngọt, tiêu,… cùng các loại lộc như hành lá, mùi tàu,… để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn

Khi nước dùng đã hoàn thành chúng ta chỉ cần cho nước dùng vào bánh phở là đã có thể có một tô phở thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức.

c, Vai trò, ý nghĩa của phở trong đời sống của người Việt Nam

Khẳng định vai trò, ý nghĩa của phở đối với con người và nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn này.

II. Bài Viết Thuyết Minh Về Một Món Ăn : Phở Hà Nội

1, Mở bài thuyết minh về phở Hà Nội

Mỗi quốc gia, mỗi đất nước trên thế giới đều có những món ăn với nét độc đáo, hấp dẫn riêng và mỗi món ăn ấy luôn mang trên mình những đặc trưng riêng về đất nước của nó. Nếu nhắc đến Hàn Quốc người ta nhớ tới kim chi, tới Nhật Bản mọi người nhớ tới sushi, nhắc tới cà ri người ta sẽ nhớ ngay tới đất nước Ấn Độ thì mỗi khi nhớ về ẩm thực Việt Nam, chắc hẳn sẽ không thể không nhắc tới món ăn truyền thống, phổ biến khắp mọi miền của đất nước, đó chính là phở.

2, Thân bài thuyết minh món phở Hà Nội

Như chúng ta đã biết, phở là một trong số những món ăn truyền thống, phổ biến nhất ở Việt Nam từ xưa đến nay song có lẽ không ai biết chính xác nó ra đời vào khoảng thời gian nào. Tuy nhiên, đi sâu khám phá về nguồn gốc và sự ra đời của món ăn đặc biệt này, chúng ta có thể tìm thấy nhiều nguồn tài liệu cho thấy rằng phở ở nước ta hiện nay có nguồn gốc từ một món ăn của Trung Quốc có tên gọi theo âm Hán Việt là ngưu nhục phấn. Phở ở Việt Nam ra đời và định hình vào những năm đầu của thế kỉ XX và xuất hiện đầu tiên ở Nam Định và Hà Nội. Cho đến ngày nay, phở đã và đang trở thành món ăn phổ biến ở hầu khắp mọi nơi trên cả nước nhưng có thể nói Nam Định và Hà Nội là những mảnh đất có hương vị phở nổi tiếng, đậm đà và hấp dẫn nhất.

Phở là món ăn quen thuộc, phổ biến ở Việt Nam, bởi vậy, những nguyên liệu cần thiết để nấu phở cũng rất dễ tìm kiếm. Nhắc đến phở, người ta sẽ nhớ ngay tới bánh phở và nước dùng. Để có một món phở ngon điều quan trọng trước hết là phải có được bánh phở ngon, điều đó có nghĩa là bánh phở phải vừa mềm vừa dai để khi ăn không có cảm giác bị bục hay quá nhão. Người ta thường là bánh phở từ loại gạo tẻ trắng, thơm, điều đó góp phần gợi nên nét dân dã mà không kém phần hấp dẫn của món ăn này. Thêm vào đó, nước dùng chính là phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên một món phở ngon. Nước dùng thường được hầm từ nhiều loại xương khác nhau như xương bò, xương lợn, gà,… tùy vào món phở mà người đầu bếp muốn chế biến. Để có một nồi nước dùng ngon, người nấu phở phải hầm xương từ tám đến mười giờ sau đó lọc qua rây để nước phở trong hơn. Sau khi đã lọc xong, người ta cho các gia bị như nước mắm, bột ngọt, tiêu,… cùng các loại lộc như hành lá, mùi tàu,… để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn. Khi nước dùng đã hoàn thành chúng ta chỉ cần cho nước dùng vào bánh phở là đã có thể có một tô phở thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức.

Đặc biệt, cách thưởng thức phở cũng rất quan trọng và có lẽ bởi vậy có nhiều người gọi đó là “nghệ thuật thưởng thức phở’. Nhắc đến “nghệ thuật thưởng thức phở” ông cha ta từ ngàn đời xưa đã có câu:

Quả đúng như câu ca trên, để tăng thêm hương vị, sự hấp dẫn, đậm đà cho món ăn, khi ăn phở người ta thường cho thêm chanh hoặc quất hay một ít dấm. Đồng thời, người ta vẫn thường ăn kèm phở với giá đỗ, rau sống và tỏi ngâm. Tất cả những hương vị ấy sẽ góp phần làm cho món phở thêm thơm ngon, hấp dẫn. Nếu chúng ta thiếu đi bất cứ nguyên liệu nào thì rất khó để có thể cảm nhận hết được hương vị của món ăn này. Thêm vào đó, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng miền và sở thích ăn uống của mỗi người mà chúng ta có thể thêm vào một số gia vị để phù hợp hơn.

Phở là món ăn bình dị, phổ biến và quen thuộc với tất cả chúng ta song nó lại có vai trò, ý nghĩa to lớn trong đời sống của những người con đất Việt. Trước hết, phở là món ăn tổng hòa từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau nên chúng cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng như canxi, các loại khoáng chất, các loại vitamin,… Thêm vào đó, phở cũng mang lại giá trị kinh tế lớn cho con người bởi lẽ mỗi tô phở có giá thành giao động từ 20.000 đến 25.000 đồng thậm chí có nhiều nơi là 50.000, 60.000 hay 100.000 đồng. Đồng thời, phở là món ăn ở vị trí “linh hồn” của ẩm thực Việt Nam, là một trong số những món ăn hấp dẫn trên thế giới. Và chắc có lẽ bởi vậy, du khách nước ngoài khi về thăm đất nước Việt Nam bao giờ cũng thường thức món ăn đặc biệt này. Không dừng lại ở đó, phở còn là món ăn xuất hiện nhiều trong các sáng tác văn học và nhạc họa từ xưa đến nay như thơ của Tú Xương, văn của Thạch Lam,…

Tóm lại, phở là một món ăn truyền thống và có giá trị đặc biệt trong ẩm thực của Việt Nam và ngày càng định hình được vị trí của nó trong nền ẩm thực của thế giới bởi nó mang trong mình cái nét đẹp của hồn quê Việt trong những sợi phở mềm dai và cái ngọt ngào, đằm thắm của nước dùng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều :

dàn ý thuyết minh về món ăn

thuyết minh về món phở

thuyết minh về phở hà nội

thuyết minh về một món ăn

thuyết minh về 1 món ăn

dàn ý thuyết minh về món ăn lớp 8

dàn ý thuyết minh về một món ăn

Bình Luận Facebook

.