Thuyết Mình Về Món Thịt Chuột Yên Thành / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 4/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Thịt Chuột Yên Thành Quê Tôi Là Ngon Nhất

Cái danh xưng “Yên Thành thịt chuột” ban đầu nghe khó lọt tai, nhưng về sau càng thấy tự hào vì quê mình có món ngon nổi tiếng, được lên ti vi, khắp các báo lớn, báo nhỏ đưa tin, viết bài rầm rộ. Và giờ thì “Yên Thành thịt chuột” đã thành câu cửa miệng của người dân xứ Nghệ khi nhắc đến huyện lúa.

Nói “Yên Thành thịt chuột” là nói chung cho cả huyện, chứ trên thực tế, nhiều xã chỉ là hưởng xái cái tên gọi ấy mà thôi. Bắt chuột có nghề phải về những vùng quê như Đức Thành, Mã Thành, Phú Thành… Như làng Thọ Bằng – Đức Thành, săn chuột đã trở thành truyền thống của nhiều gia đình. Nói như vậy để thấy rằng, có được món ngon cũng phải có nghề, có mẹo chứ không phải ai cũng làm được. Có người chỉ đi săn chuột một buổi đã bắt được năm, bảy chục con, có người rong ruổi cả ngày chỉ bắt được vài ba con lèo tèo.

Chuột nhiều nhất là sau mùa gặt. Lúc này, chuột no và béo vàng nên thường chui vào những lùm cây lớn ở giữa đồng hoặc đào hang ở những bờ ruộng… Khi phát hiện ra nơi ẩn náu của chúng, lấy những cái sọc đan bằng tre hoặc bằng sắt ngụy trang ở các lối mòn mà chuột đi nhiều đã tạo nên, rồi thợ săn dùng rơm khô đốt lửa, un khói ở hang chính, khói cứ thế len lỏi vào khắp cùng hang, ngách, chuột không chịu được khói chạy ra và mắc vào những chiếc sọc. Đối với những con chuột cố thủ trong hang không chịu ra, thợ săn dùng nước đổ ngập hang, chuột sẽ không thở được, ngóc đầu lên, lúc này chúng uống nước no nên rất dễ bắt, người thợ chỉ việc nắm tai lôi nó lên một cách dễ dàng. Để biết những hang, hốc có chuột hay không, chỉ cần gọi thêm một chú chó đi săn cùng. Với khứu giác tuyệt vời của họ nhà chó, chỉ vài giây là chúng có thể xác định cho gia chủ những nơi có chuột trú ngụ. Chuột bắt xong xâu vào những chiếc lạt tre, khi xâu không làm chuột chết, để khi làm thịt chuột được tươi, thơm. Nếu bắt được nhiều thì những người thợ săn bỏ vào lồng sắt mang đi bán cho dân nhậu, hoặc những đại gia sành ăn món “tiểu thỏ”.

Ban đầu, tôi cũng rất ghê, khi được mọi người rủ ăn thịt chuột. Nhưng chỉ sau một lần tôi bị bạn đánh lừa thịt chuột là thịt thỏ, tôi gắp nhầm rồi mê nó đến bây giờ. Mỗi lần về quê không chè chén với bạn bè một chầu thịt chuột xem ra chưa trọn tình, trọn nghĩa. Suốt ngày, ti vi ra rả thịt động vật thối, nội tạng ôi thiu tuồn vào Việt Nam hàng chục tấn, nghe thấy mà cứ thương thương dân mình phải ăn những thứ ấy. Nhưng khổ nỗi có nhiều người mè he, khi nghe người khác kể chuyện ăn thịt chuột thì tỏ ra không hài lòng và kinh tởm. Đó âu cũng là cái biểu hiện quan điểm của từng người. Nhưng tôi đồ rằng, những tín đồ đam mê ẩm thực, nếu một lần được ăn món thịt chuột đồng Yên Thành quê tôi họ sẽ sẵn sàng bầu chọn nó vào tóp ten những món ăn ngon nhất.

Vừa rồi tôi đọc Báo Sài Gòn tiếp thị thấy có hẳn một phóng sự về chuột đồng Yên Thành vào Nam. Thế là “cụ tý” không chỉ là món ngon quê nhà mà bây giờ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu làm giàu cho quê hương. Gấp tờ báo vào túi, nhíp một ngụm cà phê, tôi cười tủm tỉm với cái tin đáng mừng cho người dân quê quanh năm úp mặt vào đất, ngửa lưng lên trời.

Nguồn : Phuongnamplus.vn

Thuyết Minh Về Món Thịt Kho Tàu

Thuyết minh về món thịt kho tàu – Bài làm 1

Thịt kho tàu đã trở thành một trong những món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết của người miền Tây nói riêng và Nam bộ nói chung. Dường như đã thành thông lệ cứ đến gần tết người dân Nam bộ lại rủ nhau làm món thịt kho tàu để ăn tết như một phần tất yếu.

Nghe qua cái tên của món ăn là thịt kho tàu rất nhiều người sẽ nghĩ đây là món ăn được bắt nguồn từ Trung Hoa, tuy nhiên theo nhiều người Nam bộ xưa kể lại thì chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt”, như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt. Cũng có một số giả thuyết khác đặt ra về nguồn gốc của món ăn này tuy nhiên đến nay cũng chưa rõ đâu là giả thuyết đúng nhất.

Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng. Tất cả đã làm nên hương vị tuyệt vời của món thịt kho tàu.

Có thể nói thịt kho tàu hiện nay đã trở thành món ăn thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của nhiều người Việt Nam trên cả nước bởi sức hấp dẫn mà món ăn này mang lại. Cách chế biến không quá khó, các bạn hoàn toàn có thể thử qua để mang đến bữa ăn ấm áp cho gia đình mình sau một ngày làm việc mệt mỏi. Thịt kho tàu món ngon khó chối từ và dường như nó đã trở thành một phần văn hóa ẩm thực của người Nam bộ khi đi so sánh với các vùng miền khác trong cả nước.

Hy vọng đây sẽ là lựa chọn hàng đầu của các bạn mỗi khi tự tay nấu món ăn cho gia đình trong mỗi bữa tối. Thịt kho tàu món ngon đúng vị không thể chối từ.

Thuyết minh về món thịt kho tàu – Bài làm 2

Rất nhiều người Việt nghe nói đến kho tàu” thì đều nghĩ, món ăn này được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên người Hoa lại rất ít người ăn món này. Theo nhà văn người nam bộ Bình Nguyên Lộc, chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt”, như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt.

Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông, chẳng giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt. Vậy hóa ra cái món thịt kho mà được cả miền Nam hâm mộ ấy, đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: món thịt kho “tàu” hóa ra lại là “ta” hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.

Thịt kho tàu, cùng với bánh tét, dưa hấu, canh khổ qua dồn thịt, đã trở thành món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của người Nam Bộ. Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng, đặt cạnh bát cơm trắng thơm nức trên bàn thờ ông bà, bên cạnh đĩa dưa chua, dường như đã thành truyền thống trong mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu như món ăn để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết. Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ chút nào. Miếng thịt mềm nhừ mà không nát, không bị quắt lại, màu thịt đỏ au ánh lên màu cánh gián, trứng vịt thấm đẫm nước thịt mà không đen, nước thịt vàng trong, không quá nhiều nước nhưng cũng không quá cạn làm khô miếng thịt. Mỗi lần ăn có thể mang ra đun lại, càng nhiều lửa, thịt càng rục, càng mềm, càng ngon. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vì mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ.

Thuyết minh về món thịt kho tàu – Bài làm 3

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”

Tết đến, Xuân sang cuốn theo bao hi vọng, niềm vui và hạnh phúc. Trong dịp Tết cổ truyền ấy, các món ăn như bánh chưng, bánh dày hay dưa món, củ kiệu,… là những món không thể thiếu. Một trong số những món ăn quen thuộc vào ngày Tết mà hầu như nhà nào cũng có chính là món thịt kho tàu.

Nghe cái tên “thịt kho tàu”, chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng món ăn này bắt nguồn từ Trung Quốc, là của người Tàu nhưng sự thật không phải vậy. Vì người Tàu rất ít khi ăn món này, mà nguyên liệu để làm món thịt kho tàu là thịt ba rọi, cái loại thịt có có nạc, có mỡ, có bì, xếp từng lớp khéo léo cứ như người ta cố tình tạo ra nó, thì chắc chắn chỉ có dân Việt Nam.

Theo nhà văn Nam Bộ Bình Nguyên Lộc, chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt. Như vậy, thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt và hoàn toàn là của người Việt nghĩ ra. Và giáo sư Trần Văn Khê đã nói: món thịt kho “tàu” hóa ra lại là “ta” hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.

Nguyên liệu để làm món thịt kho tàu rất đơn giản: chỉ gồm có thịt ba rọi, trứng vịt, hành, tỏi và nước dừa xiêm cùng với các gia vị thông dụng. Nhưng phải biết cách chọn thực phẩm cũng như bí quyết nấu ăn thì mới có thể làm cho món ăn này trở nên ngon miệng, hấp dẫn.

Muốn nấu món thịt kho tàu ngon thì nên lựa thịt ba rọi có 3 phần mỡ, 7 phần nạc và chọn thịt nạc thăng. Còn trứng thì tuyệt đối không mua trứng ung, bị ôi, thiu. Không nên chọn trứng có quầng đen ở đáy vì đó là trứng hư, bị lõm. Theo quan niệm, trứng trong món thịt kho tàu phải tròn, hông bị nứt nẻ thì công việc làm ăn mới thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, ta bắt tay vào việc chế biến. Đầu tiên, thịt sau khi mua về thì cạo rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cắt khúc, vuông khoảng 4-5cm, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi để hai giờ cho thịt thấm đều. Sau đó, Phi hành, tỏi rồi xào thịt cho săn lại. Trứng vịt đem đi luộc chín. Lưu ý, khi luộc trứng nên cho vào nồi một ít muối ăn vì nó sẽ làm tróc vỏ trứng. Luộc xong để vào nước lạnh, trứng sẽ dễ dàng bóc vỏ và không bị nứt. Khi vừa cho vào nước lạnh, phải bóc vỏ liền, tuyệt đối không để trứng nguội đi rồi mới bóc vỏ.

Sau khi bóc vỏ xong, lấy tăm đâm vào trứng rồi đem đi chiên qua dầu để có màu vàng đẹp, thoát hơi tốt. Ngoài ra, ta còn có thể thay thế trứng vịt bằng trứng cút.

Thịt sau khi xào thăn, cho 1/2 thìa cà phê nước màu, 1/2 chén nước mắm. Nấu cho đến khi sôi lên thì đổ nước dừa xiêm vào ngang mặt thịt. Cuối cùng cho trứng vịt đã chiên vàng vào khi nước sôi và nấu cho sôi 2-3 lần.

Ngoài ra, ta có thể thay thế nước dừa bằng nước ngọt có gas. Thịt nhanh mềm hơn và vàng óng rất đều, theo đúng màu cánh gián rất đẹp mắt. Món thịt kho tàu sau khi nấu chín thì toàn bộ trứng phải nổi lên mặt nước. Có màu vàng óng như màu mật ong. Trứng có màu đỏ au, trông đẹp mắt. Món ăn vừa miệng, không quá măn hoặc quá nhạt. Chú ý, nấu lần đầu tiên ta nên nêm nhạt vì khi hâm lại nhiều lần thì vị sẽ đậm đà, mặn mà hơn.

Thưởng thức món thịt kho tàu có nhiều cách khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là dùng với cơm. Chỉ cần bới một tô cơm nóng, chan một ít nước thịt, cắt trứng ra, bỏ thịt và trứng vào và dùng chung với dưa giá hoặc củ kiệu thì đã thưởng thức trọn vẹn hương vị của món thịt kho tàu.

Cách thứ hai là ăn thịt kho tàu cùng với bánh tráng. Đây vừa là món ăn chơi, nhưng khi kèm với thịt kho tàu, nó trở thành món chính từ lúc nào. Miếng bánh tráng trụng qua nước, gói với rau thơm, đồ chua, kèm thịt và trứng đã cắt nhỏ. Rồi chấm một ít nước thịt thì còn gì ngon bằng.

Đây là món ăn để lưu trữ nhiều ngày trong dịp Tết. Thế nên ta phải bảo quản nó đúng cách để luôn thưởng thức trọn hương vị của món ăn hấp dẫn này. Thường thì khi hết ngày, nhiều người cất nồi thịt vào tủ lạnh nhưng cách này sẽ làm dở nồi thịt. Ta chỉ cần để ở ngoài là được.

Đặc biệt khi múc thịt, nên múc một bên và múc xong thì đậy nắp lại ngay tránh hôi gió. Nếu bỏ muỗng vào nồi hay quậy nồi thịt thì nó sẽ mau hư. Mỗi lần hâm lại thịt cần vớt cho sạch bọt. Khi nước cạn, ta cho thêm nước vào rồi nêm nếm lại cho vừa ăn. Như thế, ta đã có thể bảo quản tốt món thịt kho tàu và mỗi lần thưởng thức, hương vị của nó sẽ không hề giảm đi.

Thịt kho Tàu là món ăn thân quen đối với người miền Nam ta. Trứng có hình tròn, thịt có hình vuông như sự hòa quyện giữa trời và đất làm hòa quyện không khí Tết, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy. Đó cũng là dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công.

Đây là món ăn truyền thống của người Việt Nam trong những ngày Tết. Cái hương vị mặn mặn, ngọt ngọt, vừa bùi vừa béo của thịt kho tàu đã làm xao xuyến biết bao người dân Việt. Nó trở thành một món ăn truyền thống, một nét đẹp văn hóa của dân tộc và đóng góp vào kho tàng ẩm thực phong phú của Việt Nam.

Như các món ăn truyền thống khác, món thịt kho tàu không chỉ là một kiệt tác của những người nấu mà còn là niềm vui tinh thần trong những ngày Tết. Nó giúp gắn kết những mối dây tình cảm ruột thịt, gắn kết gia đình cùng tình làng nghĩa xóm. Không những thế, nó còn là một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam.

Topics #thịt kho tàu #Thuyết minh về món thịt kho tàu #văn thuyết minh

Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Quê Hương: Món Phở

Đề bài thuyết minh về món ăn dân tộc, ở đây chúng tôi chọn món Phở Hà Nội là món ăn truyền thống của đất nước ta. Dàn ý các em tự thực hiện, chúng tôi chỉ giới thiệu bài văn mẫu tham khảo sử dụng khi làm bài tập tại lớp. Xin mời xem qua.

– Dải đất hình chữ S có có sự đa dạng về ẩm thực và nhiều món ăn ngon và độc đáo.

– Phở là món ăn dân tộc đậm đà của văn hóa dân tộc Việt Nam.

I. Thân bài Nguồn gốc:

– Phở ra đời vào đầu thế kỷ 20.

– Nguồn gốc còn tranh cãi, có người cho rằng phở từ Nam Định cũng có người cho rằng Hà Nội mới là nơi giúp món phở nhiều người biết đến.

Chế biến:

– Nước dùng hay nước lèo. Nước dùng được ninh từ xương ống bò và gia vị. Xương rửa sạch, cạo sạch thịt cho vào nồi đun cùng với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu đổ đi, nước luộc lần sau là nước lèo.

Gừng và củ hành đã nướng. Lửa đun khi nước sôi lên, giảm bớt lửa, vớt bọt. Vớt bọt liên tục đến khi nước trong. Cho thêm ít gia vị vào trong nồi.

Các loại phở:

– Phở ở Hà Nội

– Phở bò Nam Định

– Phở Sài Gòn

– Phở ở hải ngoại

– Phở ăn liền

Phở trong văn hóa:

Phở Việt Nam gồm có các loại như phở bò, phở gà… Phở đựng trong tô, sẵn đũa, muỗng và những gia vị: tương, chanh, nước mắm, ớt…

Phở trong văn học, nghệ thuật:

Phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…

Phở trong cuộc sống hiện đại:

Phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng, không cần phải ra quán xá.

III. Kết bài

– Phở là món ăn truyền thống, tinh hoa ẩm thực Việt Nam.

– Món phở được bạn bè 5 châu vô cùng yêu mến và trở thành biểu tượng ẩm thực Việt.

Với dàn ý thuyết minh về món ăn dân tộc các bạn sẽ viết thành bài tập làm văn hoàn chỉnh. Lưu ý rằng dàn ý có thể khác với bài văn bên dưới. Mọi bài viết trên website đều chỉ có tính chất tham khảo khi viết văn.

Thuyết minh về món ăn dân tộc Phở Hà Nội

Nhắc đến đất nước hình chữ S có biết bao nhiêu món ăn đặc sản dân tộc, mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau. Đến Hà Nội du khách phải thử một lần món phở, món ăn đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Món phở ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên vẫn còn tranh cãi, người thì nói Nam Định nhưng cũng có người cho rằng Hà Nội là nơi biến món ăn trở nên nổi tiếng đại diện cho nền ẩm thực nước ta.

Món phở theo thời gian có nhiều biến chuyển, trước kia chỉ là phở bò chín nhưng dần dần xuất hiện phở tái, phở gà, phở cuốn, phở xào, phở rán…rất nhiều những loại phở khác nhau làm đa dạng thêm những món ăn của nền ẩm thực Việt.

Phố có đặc điểm rất riêng biệt khi chỉ ăn một mình không dùng kèm với các món ăn khác, người Hà Nội thường ăn phở chủ yếu vào buổi sáng, còn du khách đến với Hà Nội có thể ăn vào bất kì thời gian nào trong ngày đều được, các quán xá mở suốt ngày sẵn sàng phục vụ. Phở dùng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thành phần chính từ gạo. Nước dùng hay còn gọi là nước lèo chính là tinh túy của món phở, nước dùng ninh bằng các loại xương và hương liệu khác như gừng, quế, hoa hồi, đinh hương, thảo quả…mỗi người lại có bí quyết riêng để nấu nước dùng giúp thực khách ngon miệng. Mỗi bát phở sẽ ăn kèm với một số rau gia vị ví dụ hành tây, rau húng, vài miếng chanh, rau thơm,tương ớt…ăn kèm với loại rau nào cũng tùy theo vùng miền.

Khi đến một quán phở Hà Nội, chủ quán sẽ mang đến cho bạn menu chọn loại phở ví dụ như phở bò, phở gà. Khi khách hàng gọi 5 phút sẽ có một bát phở nóng hổi, thơm lừng đặt trước mặt, thực khách thêm vào ớt, chanh và hạt tiêu. Trộn đều lên với nhau, cầm bát lên ngang mặt và thưởng thức sự tinh túy bên trong.

Nhắc đến phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…theo thời gian phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng thưởng thức mà không cần phải ra quán xá. Chính điều này đã giúp món ăn này trở nên rất phổ biến len lỏi vào từng gia đình.

Nền ẩm thực nước ta đa đạng, phong phú, trong đó phở là biểu tượng ẩm thực Việt. Món ăn bổ dưỡng nay đã được phổ biến trên toàn thế giới, người Việt xa xứ có thể đến quán ăn có món phở thưởng thức bất kì lúc nào khi nhớ về quê nhà. Còn gì tuyệt vời khi mỗi buổi sáng được ăn một bát phở nóng hổi, thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Tham khảo một số đoạn văn trong thân bài

Đoạn văn thuyết minh về cách làm phở

Phở là một món ăn đường phố truyền thống của người dân Việt Nam. Để làm được một món phở ngon thì trước tiên phải chuẩn bị thật tốt ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Đầu tiên là chọn bánh phở. Bánh phở ngon phải là loại vừa mềm vừa dai, khi ăn mới có cảm giác ngon, không bị bục hoặc bở. Bánh phở chọn quá nhão cũng làm cho món phở mất ngon. Tiếp đến là công đoạn nấu nước dùng. Nước dùng được làm từ nhiều loại xương như gà, lợn, bò. Nhưng ngon nhất là loại xương được hầm từ xương lợn khiến nước được ngọt và thanh đạm nhất. Xương được rửa sạch và luộc từ 8 – 10 tiếng, sau đó lọc qua rây. Trong quá trình luộc người ta cũng thường xuyên vớt bọt để nước được trong và ngọt hơn. Các gia vị thêm vào nước dùng cần có như bột ngọt, hành lá, mùi tàu làm cho hương vị thêm đậm đà và thơm ngậy. Thành phẩm cho ra là một bát phở đảm bảo nước dùng phải trong và ngọt. Khi tra bánh phở không được quá nhão mà phải có độ mềm nhất định. Hương vị rậy lên mùi thơm của thịt và rau mùi. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà khi ăn có thể tra thêm hạt tiêu, muối ớt hay giấm. Để ngon hơn thường được ăn kèm với rau sống như xà lách, hoa chuối, giá đỗ,…Các loại rau ăn kèm này có thể được trần qua nước sôi để đảm bảo hợp khẩu vị mỗi người.

Đoạn văn thuyết minh về ý nghĩa món phở

Phở là một món ăn ngon đi vào đời sống của mỗi người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Nó là món ăn giàu chất dinh dưỡng, được xếp vào thực đơn bữa sáng của mỗi hộ gia đình. Phở cung cấp canxi, chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho mỗi chúng ta. Đối với mỗi người dân Việt, món phở còn đi vào đời sống sinh hoạt, làm nên giá trị kinh tế cho nhiều hộ gia đình. Dường như nó đã trở thành nếp ăn, nếp sống của một số địa phương. Chẳng phải thế mà người ta vẫn thường nghe đến những món ăn đặc sản. Trong đó Hà Nội hay Nam Định được xem là những nơi nổi tiếng với món phở. Không những thế, phở còn đi vào đời sống ẩm thực làm nên những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nó đã góp phần làm nên một ẩm thực Việt rất riêng trong mắt bạn bè quốc tế. Trong ca dao, dân ca phở cũng đi vào như một giá trị tinh thần thiết yếu của người dân.

Nhớ xem bài văn hay Thuyết minh về món ăn ngày tết đó là món thịt kho tàu và củ kiệu. Bài văn thuyết minh về cách làm bánh chưng hay.

Tìm Hiểu Về Đặc Sản Thịt Chuột Ở Đình Bảng , Bắc Ninh

Tìm hiểu về đặc sản thịt chuột ở Đình Bảng , Bắc Ninh

Details Category: Dac San Vung Que Published: Monday, 30 September 2019 08:00 Written by Admin3 Hits: 701

Tuy không phổ biến như thịt chó, gà hay bò nhưng người dân Bắc Ninh vẫn sử dụng thịt chuột như một loại thức ăn thường ngày.hậm chí không ít nhà còn bày trong mâm cỗ cưới món đặc sản này. Mời các bạn cùng tìm hiểu về món ăn này

Theo người trong làng, Đình Bảng săn chuột không phải để kiếm sống như nhiều nơi khác và thịt chuột cũng không phải là món ăn chỉ dành cho người nghèo. Nó xuất phát từ việc giúp mùa màng bội thu. Giới thiệu về thịt chuột ở Đình Bảng Đến Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh ngoài tham quan các di tích lịch sử như Đền Đô, chùa Cổ Pháp, Đền Rồng, du khách thường không quên thưởng thức món thịt chuột đồng nổi tiếng

Ở Đình Bảng, người dân bắt chuột đồng để ăn quanh năm nhưng nếu muốn theo chân người làng đi săn chuột thì du khách nên tới đây sau vụ gặt bởi chuột nhiều và béo. Nếu đang hình dung về những chú mèo lang thang ngõ xóm thì khi bước chân vào làng, khách du lịch sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thay vì mèo, ở đây nhà nào cũng nuôi chó để bắt chuột.

Người Đình Bảng dùng chó để săn chuột chứ tuyệt đối không dùng cách đào hang. Cách này giúp bắt được nhiều chuột và vẫn còn sống sau khi bị bắt. Dùng bẫy cũng là cách phổ biến để bắt chuột ở đây, nhưng chuột thường bị gãy chân, chết trước khi người làng kịp thu gom. Ngoài ra, bắt chuột theo cách truyền thống vẫn được áp dụng vào mùa rơm rạ. Người làng đốt rơm rồi quạt cho khói xông vào các cửa hang chỉ chừa lại cửa duy nhất buộc chuột phải chạy ra ngoài và chui vào rọ. Quy trình làm chuột của người dân Đình Bảng Chuột bắt về bẻ răng rồi sơ chế bằng cách lột da, cắt bỏ tứ chi, đuôi, hạch cổ hạch bẹn, vứt ruột chỉ lấy tim gan cật, treo lên cho ráo nước.Vì thế thành ngữ “ướt như chuột lột” cũng bắt nguồn từ đây. Ở một số nơi thuộc Đình Bảng, chuột còn được thui vàng lột da nên khi chế biến rất thơm và béo.

Các món ngon từ chuột đồng Thịt chuột đồng có màu trắng và thơm ngon như thịt gà, được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với các phụ gia để chế biến nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Trong đó, phổ biến nhất là thịt luộc ép lá chanh. Thịt luộc chín, vớt ra ép thớt cho chảy bớt nước mỡ, để vài giờ lấy ra chặt nhỏ, rắc lá chanh chấm với muối chanh tiêu, ăn sẽ giòn và đậm đà hơn thịt gà. Xem Thêm : Cùng tìm hiểu về món bò tái kiến đặc sản Vĩnh Phúc Thông dụng không kém là món chuột đồng nấu đậu. Thịt được chặt thành miếng rang trên bếp với nước mắm đến khi dậy mùi thơm thì cho đậu phụ vào om, lúc bắc ra cho thêm ít hành răm ăn với bún. Với những thực khách sành đồ nhậu, chuột xào xả ớt là món không thể bỏ qua khi đến Đình Bảng. Sau khi ướp tỏi, gia vị, ngũ vị hương, nước tương, thịt được xào trong chảo mỡ phi hành, tỏi và sả ớt giã nhuyễn. Khi chín múc ra đĩa, hương thơm của sả và vị cay nồng của ớt sẽ hòa quyện cùng vị béo ngậy của thịt, ăn lúc còn nóng thì có lẽ không món nào bằng. Ngoài ra, chuột đồng còn được chế biến thành các món chuột nấu đông, chuột giả cầy, chuột rán, chuột xào chua ngọt hay sốt cà chua, khiến không ít người phải ứa nước miếng khi các món được bày ra trước mắt. Người dân ở Đình bảng cho biết, ăn thịt chuột đồng rất lành, có tác dụng mạnh khí, giảm đau, liền xương.

Nếu có dịp đến với Đình Bảng và chưa từng một lần thưởng thức đặc sản của quê hương Kinh Bắc, hãy bỏ qua nỗi sợ hãi ban đầu và nếm thử các món ngon từ thịt chuột, chắc chắn sẽ nghiền và muốn ăn lại lần hai.Rau su su – Đặc sản ẩm thực thương hiệu Tam Đảo Ngày nay thịt chuột ở Đình Bảng tuy không còn thịnh như ngày trước khi có mặt ở nhiều nơi, nhưng những người sành ăn Hà Nội vẫn thường tìm về Đình Bảng để thưởng thức món ăn dân dã. Đến đây, không quá khó để tìm được hàng quán bán các món ăn từ chuột đồng ở các thôn Xuân Đài, Thịnh Lang, thôn Hạ, Thượng, Đình. Xem Thêm : Hotline/Zalo: 0964.346.255 hoặc 0988.999.525Tại Hà Nội: Phòng 2817, Chung cư số 349 Vũ Tông Phan , Thanh Xuân , Hà Nội (vui lòng liên hệ trước khi đến)Tại Sài Gòn: 184/17 Nguyễn Phúc Chu, P15, Q. Tân Bình , TP HCM (vui lòng gọi trước khi đến)Facebook: https://www.facebook.com/chodacsanvungmienvietnam