Thuyết Minh Về Món Gà Chiên Nước Mắm / Top 10 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Thuyết Minh Về Món Ăn: Thuyết Minh Về Phở Hà Nội

I. Dàn Ý Thuyết Minh Về Món Ăn : Thuyết Minh về Phở

Giới thiệu khái quát về phở – một món ăn truyền thống và phổ biến ở Việt Nam.

Nước dùng thường được hầm từ nhiều loại xương khác nhau như xương bò, xương lợn, gà,…

Để có một nồi nước dùng ngon, người nấu phở phải hầm xương từ tám đến mười giờ sau đó lọc qua rây để nước phở trong hơn.

Sau khi đã lọc xong, người ta cho các gia bị như nước mắm, bột ngọt, tiêu,… cùng các loại lộc như hành lá, mùi tàu,… để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn

Khi nước dùng đã hoàn thành chúng ta chỉ cần cho nước dùng vào bánh phở là đã có thể có một tô phở thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức.

c, Vai trò, ý nghĩa của phở trong đời sống của người Việt Nam

Khẳng định vai trò, ý nghĩa của phở đối với con người và nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn này.

II. Bài Viết Thuyết Minh Về Một Món Ăn : Phở Hà Nội

1, Mở bài thuyết minh về phở Hà Nội

Mỗi quốc gia, mỗi đất nước trên thế giới đều có những món ăn với nét độc đáo, hấp dẫn riêng và mỗi món ăn ấy luôn mang trên mình những đặc trưng riêng về đất nước của nó. Nếu nhắc đến Hàn Quốc người ta nhớ tới kim chi, tới Nhật Bản mọi người nhớ tới sushi, nhắc tới cà ri người ta sẽ nhớ ngay tới đất nước Ấn Độ thì mỗi khi nhớ về ẩm thực Việt Nam, chắc hẳn sẽ không thể không nhắc tới món ăn truyền thống, phổ biến khắp mọi miền của đất nước, đó chính là phở.

2, Thân bài thuyết minh món phở Hà Nội

Như chúng ta đã biết, phở là một trong số những món ăn truyền thống, phổ biến nhất ở Việt Nam từ xưa đến nay song có lẽ không ai biết chính xác nó ra đời vào khoảng thời gian nào. Tuy nhiên, đi sâu khám phá về nguồn gốc và sự ra đời của món ăn đặc biệt này, chúng ta có thể tìm thấy nhiều nguồn tài liệu cho thấy rằng phở ở nước ta hiện nay có nguồn gốc từ một món ăn của Trung Quốc có tên gọi theo âm Hán Việt là ngưu nhục phấn. Phở ở Việt Nam ra đời và định hình vào những năm đầu của thế kỉ XX và xuất hiện đầu tiên ở Nam Định và Hà Nội. Cho đến ngày nay, phở đã và đang trở thành món ăn phổ biến ở hầu khắp mọi nơi trên cả nước nhưng có thể nói Nam Định và Hà Nội là những mảnh đất có hương vị phở nổi tiếng, đậm đà và hấp dẫn nhất.

Phở là món ăn quen thuộc, phổ biến ở Việt Nam, bởi vậy, những nguyên liệu cần thiết để nấu phở cũng rất dễ tìm kiếm. Nhắc đến phở, người ta sẽ nhớ ngay tới bánh phở và nước dùng. Để có một món phở ngon điều quan trọng trước hết là phải có được bánh phở ngon, điều đó có nghĩa là bánh phở phải vừa mềm vừa dai để khi ăn không có cảm giác bị bục hay quá nhão. Người ta thường là bánh phở từ loại gạo tẻ trắng, thơm, điều đó góp phần gợi nên nét dân dã mà không kém phần hấp dẫn của món ăn này. Thêm vào đó, nước dùng chính là phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên một món phở ngon. Nước dùng thường được hầm từ nhiều loại xương khác nhau như xương bò, xương lợn, gà,… tùy vào món phở mà người đầu bếp muốn chế biến. Để có một nồi nước dùng ngon, người nấu phở phải hầm xương từ tám đến mười giờ sau đó lọc qua rây để nước phở trong hơn. Sau khi đã lọc xong, người ta cho các gia bị như nước mắm, bột ngọt, tiêu,… cùng các loại lộc như hành lá, mùi tàu,… để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn. Khi nước dùng đã hoàn thành chúng ta chỉ cần cho nước dùng vào bánh phở là đã có thể có một tô phở thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức.

Đặc biệt, cách thưởng thức phở cũng rất quan trọng và có lẽ bởi vậy có nhiều người gọi đó là “nghệ thuật thưởng thức phở’. Nhắc đến “nghệ thuật thưởng thức phở” ông cha ta từ ngàn đời xưa đã có câu:

Quả đúng như câu ca trên, để tăng thêm hương vị, sự hấp dẫn, đậm đà cho món ăn, khi ăn phở người ta thường cho thêm chanh hoặc quất hay một ít dấm. Đồng thời, người ta vẫn thường ăn kèm phở với giá đỗ, rau sống và tỏi ngâm. Tất cả những hương vị ấy sẽ góp phần làm cho món phở thêm thơm ngon, hấp dẫn. Nếu chúng ta thiếu đi bất cứ nguyên liệu nào thì rất khó để có thể cảm nhận hết được hương vị của món ăn này. Thêm vào đó, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng miền và sở thích ăn uống của mỗi người mà chúng ta có thể thêm vào một số gia vị để phù hợp hơn.

Phở là món ăn bình dị, phổ biến và quen thuộc với tất cả chúng ta song nó lại có vai trò, ý nghĩa to lớn trong đời sống của những người con đất Việt. Trước hết, phở là món ăn tổng hòa từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau nên chúng cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng như canxi, các loại khoáng chất, các loại vitamin,… Thêm vào đó, phở cũng mang lại giá trị kinh tế lớn cho con người bởi lẽ mỗi tô phở có giá thành giao động từ 20.000 đến 25.000 đồng thậm chí có nhiều nơi là 50.000, 60.000 hay 100.000 đồng. Đồng thời, phở là món ăn ở vị trí “linh hồn” của ẩm thực Việt Nam, là một trong số những món ăn hấp dẫn trên thế giới. Và chắc có lẽ bởi vậy, du khách nước ngoài khi về thăm đất nước Việt Nam bao giờ cũng thường thức món ăn đặc biệt này. Không dừng lại ở đó, phở còn là món ăn xuất hiện nhiều trong các sáng tác văn học và nhạc họa từ xưa đến nay như thơ của Tú Xương, văn của Thạch Lam,…

Tóm lại, phở là một món ăn truyền thống và có giá trị đặc biệt trong ẩm thực của Việt Nam và ngày càng định hình được vị trí của nó trong nền ẩm thực của thế giới bởi nó mang trong mình cái nét đẹp của hồn quê Việt trong những sợi phở mềm dai và cái ngọt ngào, đằm thắm của nước dùng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều :

dàn ý thuyết minh về món ăn

thuyết minh về món phở

thuyết minh về phở hà nội

thuyết minh về một món ăn

thuyết minh về 1 món ăn

dàn ý thuyết minh về món ăn lớp 8

dàn ý thuyết minh về một món ăn

Bình Luận Facebook

.

Thuyết Minh Về Món Phở Hà Nội

Đề bài: Thuyết minh về món phở Hà Nội

Ẩm thực Việt luôn là đề tài không bao giờ có điểm dừng. Chúng ta tự hào là người con của một quốc gia có nền ẩm thực độc đáo, không chỉ thu hút người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài. Với nền văn hóa ẩm thực đa dạng từng vùng miền khác nhau, ẩm thực luôn là thứ thu hút khách du lịch nhất. Trong nhiều cuộc bình chọn của tờ báo trong nước và quốc tế, thì “phở” là món ăn được nhiều người ưa thích nhất, cả người Việt và bạn bè quốc tế.

Phở nổi tiếng nhất vẫn là phở Hà Nội. Không biết tự bao giờ, phở đã trở thành món ăn vô cùng hấp dẫn mỗi khi đến Hà Nội. Với hương vị độc đáo không có một nơi nào có được, phở Hà Nội đã in sâu vào tiềm thức con người, mặc định nó là món ăn ngon nhất. Muốn ăn phở phải đến Hà Nội. Vào những năm 1940. phở đã rất nổi tiếng ở Hà Nội. Phở là một món ăn có thể ăn vào bất cứ khoảng thời gian nào mà bạn muốn: sáng, trưa, chiều, tối đều được cả. Điểm đặc biệt, món phở không ăn kèm, uống kèm bất cứ thứ gì khác. Một bát phở bao gồm: nước dùng, bánh phở, gia vị ăn kèm như tiêu, hành lá, lát chanh, ớt… Nước dùng của phở có thể được chế biến từ xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Bánh phở phải dai, mềm. Hành lá, ớt, tiêu tăng thêm mùi vị của bát phở. Tùy thuộc vào bí quyết nấu mà mỗi nơi lại có mùi vị của phở khác nhau.

Thuyết minh về món phở Hà Nội

Chế biến món phở, khâu quan trọng nhất là khâu nấu nước dùng. Nước dùng là linh hồn của bát phở nên nước dùng không ngon bát phở cũng không giữ được hương vị của nó. Nước dùng truyền thống được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị trong nhiều giờ. Khâu chọn xương cũng rất kĩ lưỡng. Đầu bếp chọn xương phải không còn thịt bám vào, xương phải được rửa sạch, sau đó được cho vào nồi đun với nước. Sôi lầm đầu, người nấu sẽ đổ hết phần nước đi. Làm như vậy là để nước dùng không bị nhiễm mùi hôi của xương bò. Sau đó, họ lại cho nước vào nồi ninh tiếp. Đến lúc này, nước ninh mới được dùng làm nước dùng cho bát phở. Lúc này, để làm nước dùng có hương vị ngon, đầu bếp sẽ cho gừng và củ hành đã được nướng chín vào nồi. Nồi nước dùng được đun trên lửa lớn đến khi sôi. Khi nước bắt đầu sôi, người nấu vặn nhỏ lửa hơn, bắt đầu vớt bọt trong nồi. Người nấu vớt bọt để nước dùng trong, không bị đục. Sau đó họ lại cho thêm nước, để lửa lớn đến khi sôi, giảm lửa và tiếp tục vớt bọt. Họ cứ làm liên tục như vậy đến khi nước dùng trong, không xuất hiện bọt nữa. Lúc này, người nấu cho một số gia vị và đun ở lửa nhỏ sao cho nồi nước sôi lăn tăn. Làm như vậy để nồi nước trong, vị ngọt từ xương có thời gian tan ra hòa vào nước dùng và giữ được nhiệt độ nóng. Thường ở các quán phở, họ thường để nồi nước trên lửa nhỏ cả ngày, đến khi không còn khách cũng như không bán nữa thì thôi. Món phở Hà Nội hấp dẫn là bởi nước dùng của nó có hương vị ngọt chân chất của xương ống, cùng với đó là những bánh phở dai mềm, thịt bò vừa chín tới được nêm nếm vừa miệng. Màu nước dùng trong, bánh phở mỏng trắng hòa quyện cùng hương vị của hành lá, ớt, ngò, chanh. Tất cả hòa vào nhau thành một thể thống nhất, không thể tách rời, thiếu đi một thứ, bát phở không thể hoàn hảo.

Có ba món phở chính là: phở nước, phở xào và phở áp chảo. Trong ba loại trên, phở nước là phổ biến nhất. Phở nước được ăn nóng. Bát phở nóng hổi nghi ngút rất thích hợp cho những ngày đông lạnh ở Hà Nội. Phở nước gồm phở bò, phở gà, phở tim gan. Có các loại phở khác nhau là do nước dùng cùng thịt ăn kèm khác nhau. Nhưng những người sành ăn vẫn lựa chọn phở bò cho thực đơn của mình. Món phở hấp dẫn bởi hương vị tinh túy cũng như ngọt ngào mà nước dùng đem lại. Du khách bị hấp dẫn bởi món phở vì sự lạ lẫm cũng như hương vị độc đáo của nó. Một bát phở ngon luôn được trình bày trong bát sứ với độ lớn vừa phải. Khi ăn phở, một tay sẽ cầm đũa, tay còn lại sẽ cầm thìa. Đũa được sử dụng phổ biến nhất để ăn phở là đũa tre vì sự tiện lợi cũng như không trơn làm rơi miếng bánh phở xuống. Phở ăn nóng và không ăn kèm thêm bất cứ món ăn, đồ uống nào khác. Phở là món ăn tinh tế, đặc trưng của đất Hà Thành. Món phở đã làm xao xuyến biết bao thế hệ nhà văn để rồi có được những tác phẩm văn học tuyệt vời. Như Thạch Lam trong “Hà Nội băm sáu phố phường” đã có viết: “phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ Hà Nội mới ngon”. Còn rất nhiều nhà văn nhà thơ khác viết về phở Hà Nội như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng…

Phở là một món ăn truyền thống, nổi tiếng của Việt NAm và đặc biệt là Hà Nội. Bất cứ ai đến hà Nội cũng mong muốn được thưởng thức tô phở nóng hổi nghi ngút. Những người con xa Hà Nội mỗi khi trở về luôn tìm lại những quán phở thân thuộc để thưởng thức hương vị đã lâu không nếm. Phở là giá trị ẩm thực, nét ẩm thực đáng tự hào của chúng ta.

Thống kê tìm kiếm

thuyết minh về phở

thuyết minh về món phở

thuyết minh về phở hà nội

thuyết minh về món phở hà nội

thuyết minh về món ăn dân tộc phở

thuyết minh về phở việt

Món Cánh Gà Chiên Nước Mắm

1. Món cánh gà chiên nước mắm thế nào là chuẩn vị ngon?

Để làm món cánh gà chiên nước mắm ngon, điều ưu tiên hàng đầu tất nhiên là phải lựa thịt gà thật tươi, để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Tốt nhất là nên tìm mua ở các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện lợi uy tín, các chợ đã thông qua kiểm dịch kĩ càng.

2. Cách làm món cánh gà chiên nước mắm được thực hiện thế nào?

Cách làm món cánh gà chiên nước mắm không quá phức tạp để thực hiện ngay tại nhà. Bạn sẽ tiết kiệm nhiều chí phí hơn thay vì lựa chọn đi ăn ngoài nhà hàng đắt tiền. Đây là công thức nấu món ngon từ gà cơ bản nhất để bạn tham khảo.

2.1. Nguyên liệu

2.2. Các bước chế biến món cánh gà chiên nước mắm

Bước 1:

Món cánh gà chiên nước mắm làm như thế nào cho giòn, ngon chỉ với bí quyết 3 bước thực hiện như sau.

Xát muối cánh gà rồi rửa sạch với nước giúp khử mùi tanh.

Cắt gà thành miếng nhỏ vừa ăn. Hành tím bóc vỏ băm nhuyễn.

Tỏi đập vỏ, 1 ít băm nhỏ, ít còn lại để nguyên múi.

Bước 3:

Đặt cánh gà vào bát ướp với 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước mắm, tỏi băm, trộn đều với nhau. Bạn chờ khoảng 15 phút cho hỗn hợp nguyên liệu hoàn toàn thấm.

Chuẩn bị 1 cái chén pha 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê tiêu khuấy đều cho tan hết.

Bắc 1 chảo dầu nóng chiên gà vàng đều để tạo độ giòn, sau đó vớt ra để ráo dầu.

Phi thơm hành tỏi, đổ phần gà vừa chiên vào.

Kế đến, rưới hỗn hợp nước mắm đã pha lên khắp mặt gà. Đồng thời, đảo đều tay đến khi thấy gà có màu cánh gián thì tắt bếp.

Bày gà ra dĩa trang trí thêm rau là hoàn tất.

MÓN NGON MỖI NGÀY, CÔNG THỨC NẤU ĂN, ĐỊA ĐIỂM ĂN UỐNG NGON BỔ RẺ

Hướng Dẫn Làm Món Cánh Gà Chiên Nước Mắm

Hướng dẫn làm món cánh gà chiên nước mắm

Chi tiết Được đăng: Thứ bảy, 30 Tháng 11 2019 11:11 Viết bởi Admin3 Lượt xem: 184

Cách làm cánh gà chiên nước mắm khá đơn giản, hầu như ai cũng đã từng làm qua. Tuy nhiên, làm thế nào để cánh gà có lớp da dai, giòn nhưng không bị khô, thịt bên trong mềm, ngọt thấm nước mắm và gia vị đậm đà lại là một bí quyết . Cùng amthuccotruyen vào bếp ngay nào

Cánh gà chiên mắm có hương vị thơm ngon rất riêng, đó là chiếc cánh gà giòn ngon, thấm đẫm vị mặn của nước mắm và các loại gia vị, hòa quyện với mùi thơm của tỏi băm, khiến thực khách “ứa nước miếng”. Ngoài việc dùng như 1 món ăn chính trong bữa cơm thì đây còn là một món nhậu lý tưởng dành cho các quý ông. Ngoài ra, nó cũng là món ăn chơi của nhiều người khi rảnh rỗi, thay vì làm cánh gà chiên xù, cánh gà chiên giòn… cánh gà chiên nước mắm cũng là một lựa chọn thích hợp để thay đổi khẩu vị.

Xem Thêm : Thịt gà chiên giòn – món ngon đổi vị Bước 1 Sơ chế chân gà Cánh gà rửa sạch với nước, bóp muối thêm một lần (hoặc rửa nước muối pha loãng) cho sạch và hết mùi hôi, xả lại với nước rồi để ráo. Bạn xếp cánh gà vào nồi hấp, hấp khoảng 5 – 7 phút cho cánh gà gần chín rồi gắp ra, để nguội. Làm như vậy để cánh gà chín sơ, khi chiên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian. Nếu chiên cánh gà sống sẽ rất lâu, bạn có thể gặp tình trạng cánh gà cháy bên ngoài nhưng chưa chín bên trong.

+ Cánh gà bạn có thể để nguyên cánh hoặc chặt nhỏ hơn, nếu chặt thì mỗi cánh chia thành 3 miếng, chặt ngay ở các khớp để vừa đẹp, vừa an toàn khi ăn (nhất và với trẻ nhỏ). Lưu ý:+ Nhiều người thường chiên cánh gà sống trực tiếp nhưng điều này là không nên, bạn nên làm chín sơ rồi mới chiên cánh gà. Bạn có thể cho cánh gà vào lò vi sóng quay vài phút hoặc có thể luộc hoặc hấp cho gần chín. chúng tôi khuyên bạn nên hấp cánh gà vì khi hấp thịt không bị ra nước, giữ nguyên vẹn vị ngon ngọt tự nhiên. Tỏi bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Ớt rửa sạch, bỏ cuống, bỏ hạt, băm nhỏ. Bước 2 : Sơ chế các nguyên liệu khác Xà lách, rau thơm nhặt gốc, rửa sạch, để ráo nước. Dưa leo, cà chua rửa sạch, thái lát mỏng vừa ăn.

Đường và nước mắm bạn cho sẵn ra chén, khuấy đều. Lượng đường và nước mắm có thể tự điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị, tỉ lệ chuẩn là 1:1 (1 muỗng nước mắm – 1 muỗng đường). Phi thơm tỏi với chút dầu ăn, hạ lửa nhỏ rồi trút chén mắm đường vào. Tiếp đó, bạn cho cánh gà chiên vào, đảo đều để hỗn hợp mắm – đường – tỏi thấm đều vào cánh gà. Cầm cán chảo lắc qua lắc lại, đảo đều cho đến khi món ăn sệt lại và chuyển sang màu vàng sánh thì tắt bếp. Bước 3 : Chiên cánh gàBắc chảo lên bếp với lượng dầu ăn vừa đủ để chiên cánh gà (có thể chiên ngập dầu hoặc vừa đủ để tiết kiệm dầu ăn). Khi dầu nóng già, bạn hạ lửa nhỏ rồi cho cánh gà vào chiên đến khi lớp da giòn và chuyển màu vàng ruộm. Lúc này, bạn gắp cánh gà ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu, nếu cánh gà giữ nhiều dầu khi ăn sẽ nhanh bị ngán. Bước 4 : Chiên cánh gà với nước mắm tỏi Xem Thêm : Tuyệt Chiêu Làm Món Cơm Rang Thịt Gà Siêu Ngon Miệng. Bước 5 : Trình bày và thưởng thứcBạn xếp cánh gà ra đĩa, múc nước sốt còn lại rưới lên trên, rau sống bày ra đĩa ăn cùng. Hoặc bạn có thể bày rau sống, dưa leo, cà chua vào viền đĩa lớn, sau đó xếp cánh gà và nước sốt lên trên, trang trí thêm vài cọng rau thơm là có ngay một món ăn hoàn hảo.Chỉ với vài thao tác đơn giản các mẹ đã có món gà chiên mắm cho gia đình mình rồi , còn chần chờ gì mà không nhanh tay vào bếp ngay nào.