Thuyết Minh Về Món Gà Bó Xôi / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Thuyết Minh Về Món Ăn: Thuyết Minh Về Phở Hà Nội

I. Dàn Ý Thuyết Minh Về Món Ăn : Thuyết Minh về Phở

Giới thiệu khái quát về phở – một món ăn truyền thống và phổ biến ở Việt Nam.

Nước dùng thường được hầm từ nhiều loại xương khác nhau như xương bò, xương lợn, gà,…

Để có một nồi nước dùng ngon, người nấu phở phải hầm xương từ tám đến mười giờ sau đó lọc qua rây để nước phở trong hơn.

Sau khi đã lọc xong, người ta cho các gia bị như nước mắm, bột ngọt, tiêu,… cùng các loại lộc như hành lá, mùi tàu,… để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn

Khi nước dùng đã hoàn thành chúng ta chỉ cần cho nước dùng vào bánh phở là đã có thể có một tô phở thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức.

c, Vai trò, ý nghĩa của phở trong đời sống của người Việt Nam

Khẳng định vai trò, ý nghĩa của phở đối với con người và nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn này.

II. Bài Viết Thuyết Minh Về Một Món Ăn : Phở Hà Nội

1, Mở bài thuyết minh về phở Hà Nội

Mỗi quốc gia, mỗi đất nước trên thế giới đều có những món ăn với nét độc đáo, hấp dẫn riêng và mỗi món ăn ấy luôn mang trên mình những đặc trưng riêng về đất nước của nó. Nếu nhắc đến Hàn Quốc người ta nhớ tới kim chi, tới Nhật Bản mọi người nhớ tới sushi, nhắc tới cà ri người ta sẽ nhớ ngay tới đất nước Ấn Độ thì mỗi khi nhớ về ẩm thực Việt Nam, chắc hẳn sẽ không thể không nhắc tới món ăn truyền thống, phổ biến khắp mọi miền của đất nước, đó chính là phở.

2, Thân bài thuyết minh món phở Hà Nội

Như chúng ta đã biết, phở là một trong số những món ăn truyền thống, phổ biến nhất ở Việt Nam từ xưa đến nay song có lẽ không ai biết chính xác nó ra đời vào khoảng thời gian nào. Tuy nhiên, đi sâu khám phá về nguồn gốc và sự ra đời của món ăn đặc biệt này, chúng ta có thể tìm thấy nhiều nguồn tài liệu cho thấy rằng phở ở nước ta hiện nay có nguồn gốc từ một món ăn của Trung Quốc có tên gọi theo âm Hán Việt là ngưu nhục phấn. Phở ở Việt Nam ra đời và định hình vào những năm đầu của thế kỉ XX và xuất hiện đầu tiên ở Nam Định và Hà Nội. Cho đến ngày nay, phở đã và đang trở thành món ăn phổ biến ở hầu khắp mọi nơi trên cả nước nhưng có thể nói Nam Định và Hà Nội là những mảnh đất có hương vị phở nổi tiếng, đậm đà và hấp dẫn nhất.

Phở là món ăn quen thuộc, phổ biến ở Việt Nam, bởi vậy, những nguyên liệu cần thiết để nấu phở cũng rất dễ tìm kiếm. Nhắc đến phở, người ta sẽ nhớ ngay tới bánh phở và nước dùng. Để có một món phở ngon điều quan trọng trước hết là phải có được bánh phở ngon, điều đó có nghĩa là bánh phở phải vừa mềm vừa dai để khi ăn không có cảm giác bị bục hay quá nhão. Người ta thường là bánh phở từ loại gạo tẻ trắng, thơm, điều đó góp phần gợi nên nét dân dã mà không kém phần hấp dẫn của món ăn này. Thêm vào đó, nước dùng chính là phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên một món phở ngon. Nước dùng thường được hầm từ nhiều loại xương khác nhau như xương bò, xương lợn, gà,… tùy vào món phở mà người đầu bếp muốn chế biến. Để có một nồi nước dùng ngon, người nấu phở phải hầm xương từ tám đến mười giờ sau đó lọc qua rây để nước phở trong hơn. Sau khi đã lọc xong, người ta cho các gia bị như nước mắm, bột ngọt, tiêu,… cùng các loại lộc như hành lá, mùi tàu,… để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn. Khi nước dùng đã hoàn thành chúng ta chỉ cần cho nước dùng vào bánh phở là đã có thể có một tô phở thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức.

Đặc biệt, cách thưởng thức phở cũng rất quan trọng và có lẽ bởi vậy có nhiều người gọi đó là “nghệ thuật thưởng thức phở’. Nhắc đến “nghệ thuật thưởng thức phở” ông cha ta từ ngàn đời xưa đã có câu:

Quả đúng như câu ca trên, để tăng thêm hương vị, sự hấp dẫn, đậm đà cho món ăn, khi ăn phở người ta thường cho thêm chanh hoặc quất hay một ít dấm. Đồng thời, người ta vẫn thường ăn kèm phở với giá đỗ, rau sống và tỏi ngâm. Tất cả những hương vị ấy sẽ góp phần làm cho món phở thêm thơm ngon, hấp dẫn. Nếu chúng ta thiếu đi bất cứ nguyên liệu nào thì rất khó để có thể cảm nhận hết được hương vị của món ăn này. Thêm vào đó, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng miền và sở thích ăn uống của mỗi người mà chúng ta có thể thêm vào một số gia vị để phù hợp hơn.

Phở là món ăn bình dị, phổ biến và quen thuộc với tất cả chúng ta song nó lại có vai trò, ý nghĩa to lớn trong đời sống của những người con đất Việt. Trước hết, phở là món ăn tổng hòa từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau nên chúng cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng như canxi, các loại khoáng chất, các loại vitamin,… Thêm vào đó, phở cũng mang lại giá trị kinh tế lớn cho con người bởi lẽ mỗi tô phở có giá thành giao động từ 20.000 đến 25.000 đồng thậm chí có nhiều nơi là 50.000, 60.000 hay 100.000 đồng. Đồng thời, phở là món ăn ở vị trí “linh hồn” của ẩm thực Việt Nam, là một trong số những món ăn hấp dẫn trên thế giới. Và chắc có lẽ bởi vậy, du khách nước ngoài khi về thăm đất nước Việt Nam bao giờ cũng thường thức món ăn đặc biệt này. Không dừng lại ở đó, phở còn là món ăn xuất hiện nhiều trong các sáng tác văn học và nhạc họa từ xưa đến nay như thơ của Tú Xương, văn của Thạch Lam,…

Tóm lại, phở là một món ăn truyền thống và có giá trị đặc biệt trong ẩm thực của Việt Nam và ngày càng định hình được vị trí của nó trong nền ẩm thực của thế giới bởi nó mang trong mình cái nét đẹp của hồn quê Việt trong những sợi phở mềm dai và cái ngọt ngào, đằm thắm của nước dùng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều :

dàn ý thuyết minh về món ăn

thuyết minh về món phở

thuyết minh về phở hà nội

thuyết minh về một món ăn

thuyết minh về 1 món ăn

dàn ý thuyết minh về món ăn lớp 8

dàn ý thuyết minh về một món ăn

Bình Luận Facebook

.

Thuyết Minh Về Món Phở Hà Nội

Đề bài: Thuyết minh về món phở Hà Nội

Ẩm thực Việt luôn là đề tài không bao giờ có điểm dừng. Chúng ta tự hào là người con của một quốc gia có nền ẩm thực độc đáo, không chỉ thu hút người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài. Với nền văn hóa ẩm thực đa dạng từng vùng miền khác nhau, ẩm thực luôn là thứ thu hút khách du lịch nhất. Trong nhiều cuộc bình chọn của tờ báo trong nước và quốc tế, thì “phở” là món ăn được nhiều người ưa thích nhất, cả người Việt và bạn bè quốc tế.

Phở nổi tiếng nhất vẫn là phở Hà Nội. Không biết tự bao giờ, phở đã trở thành món ăn vô cùng hấp dẫn mỗi khi đến Hà Nội. Với hương vị độc đáo không có một nơi nào có được, phở Hà Nội đã in sâu vào tiềm thức con người, mặc định nó là món ăn ngon nhất. Muốn ăn phở phải đến Hà Nội. Vào những năm 1940. phở đã rất nổi tiếng ở Hà Nội. Phở là một món ăn có thể ăn vào bất cứ khoảng thời gian nào mà bạn muốn: sáng, trưa, chiều, tối đều được cả. Điểm đặc biệt, món phở không ăn kèm, uống kèm bất cứ thứ gì khác. Một bát phở bao gồm: nước dùng, bánh phở, gia vị ăn kèm như tiêu, hành lá, lát chanh, ớt… Nước dùng của phở có thể được chế biến từ xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Bánh phở phải dai, mềm. Hành lá, ớt, tiêu tăng thêm mùi vị của bát phở. Tùy thuộc vào bí quyết nấu mà mỗi nơi lại có mùi vị của phở khác nhau.

Thuyết minh về món phở Hà Nội

Chế biến món phở, khâu quan trọng nhất là khâu nấu nước dùng. Nước dùng là linh hồn của bát phở nên nước dùng không ngon bát phở cũng không giữ được hương vị của nó. Nước dùng truyền thống được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị trong nhiều giờ. Khâu chọn xương cũng rất kĩ lưỡng. Đầu bếp chọn xương phải không còn thịt bám vào, xương phải được rửa sạch, sau đó được cho vào nồi đun với nước. Sôi lầm đầu, người nấu sẽ đổ hết phần nước đi. Làm như vậy là để nước dùng không bị nhiễm mùi hôi của xương bò. Sau đó, họ lại cho nước vào nồi ninh tiếp. Đến lúc này, nước ninh mới được dùng làm nước dùng cho bát phở. Lúc này, để làm nước dùng có hương vị ngon, đầu bếp sẽ cho gừng và củ hành đã được nướng chín vào nồi. Nồi nước dùng được đun trên lửa lớn đến khi sôi. Khi nước bắt đầu sôi, người nấu vặn nhỏ lửa hơn, bắt đầu vớt bọt trong nồi. Người nấu vớt bọt để nước dùng trong, không bị đục. Sau đó họ lại cho thêm nước, để lửa lớn đến khi sôi, giảm lửa và tiếp tục vớt bọt. Họ cứ làm liên tục như vậy đến khi nước dùng trong, không xuất hiện bọt nữa. Lúc này, người nấu cho một số gia vị và đun ở lửa nhỏ sao cho nồi nước sôi lăn tăn. Làm như vậy để nồi nước trong, vị ngọt từ xương có thời gian tan ra hòa vào nước dùng và giữ được nhiệt độ nóng. Thường ở các quán phở, họ thường để nồi nước trên lửa nhỏ cả ngày, đến khi không còn khách cũng như không bán nữa thì thôi. Món phở Hà Nội hấp dẫn là bởi nước dùng của nó có hương vị ngọt chân chất của xương ống, cùng với đó là những bánh phở dai mềm, thịt bò vừa chín tới được nêm nếm vừa miệng. Màu nước dùng trong, bánh phở mỏng trắng hòa quyện cùng hương vị của hành lá, ớt, ngò, chanh. Tất cả hòa vào nhau thành một thể thống nhất, không thể tách rời, thiếu đi một thứ, bát phở không thể hoàn hảo.

Có ba món phở chính là: phở nước, phở xào và phở áp chảo. Trong ba loại trên, phở nước là phổ biến nhất. Phở nước được ăn nóng. Bát phở nóng hổi nghi ngút rất thích hợp cho những ngày đông lạnh ở Hà Nội. Phở nước gồm phở bò, phở gà, phở tim gan. Có các loại phở khác nhau là do nước dùng cùng thịt ăn kèm khác nhau. Nhưng những người sành ăn vẫn lựa chọn phở bò cho thực đơn của mình. Món phở hấp dẫn bởi hương vị tinh túy cũng như ngọt ngào mà nước dùng đem lại. Du khách bị hấp dẫn bởi món phở vì sự lạ lẫm cũng như hương vị độc đáo của nó. Một bát phở ngon luôn được trình bày trong bát sứ với độ lớn vừa phải. Khi ăn phở, một tay sẽ cầm đũa, tay còn lại sẽ cầm thìa. Đũa được sử dụng phổ biến nhất để ăn phở là đũa tre vì sự tiện lợi cũng như không trơn làm rơi miếng bánh phở xuống. Phở ăn nóng và không ăn kèm thêm bất cứ món ăn, đồ uống nào khác. Phở là món ăn tinh tế, đặc trưng của đất Hà Thành. Món phở đã làm xao xuyến biết bao thế hệ nhà văn để rồi có được những tác phẩm văn học tuyệt vời. Như Thạch Lam trong “Hà Nội băm sáu phố phường” đã có viết: “phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ Hà Nội mới ngon”. Còn rất nhiều nhà văn nhà thơ khác viết về phở Hà Nội như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng…

Phở là một món ăn truyền thống, nổi tiếng của Việt NAm và đặc biệt là Hà Nội. Bất cứ ai đến hà Nội cũng mong muốn được thưởng thức tô phở nóng hổi nghi ngút. Những người con xa Hà Nội mỗi khi trở về luôn tìm lại những quán phở thân thuộc để thưởng thức hương vị đã lâu không nếm. Phở là giá trị ẩm thực, nét ẩm thực đáng tự hào của chúng ta.

Thống kê tìm kiếm

thuyết minh về phở

thuyết minh về món phở

thuyết minh về phở hà nội

thuyết minh về món phở hà nội

thuyết minh về món ăn dân tộc phở

thuyết minh về phở việt

Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Ngày Tết (Thịt Kho Tàu + Củ Kiệu)

Bài thuyết minh về thịt kho tàu

Ngày Tết có vô số những món ăn, bánh kẹo trái cây rất ngon. Đối với những món mặn em rất thích thịt kho tàu đậm đà hương vị miền Nam trong những ngày tết nguyên đán.

Tên gọi thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho hột vịt có nguồn gốc từ Trung Quốc thường được nhiều gia đình miền Nam chế biến trong bữa cơm gia đình, ưu điểm là thịt giữ được lâu dùng trong nhiều ngày.

Sau khi hoàn thành sơ chế thịt hãy ướp thịt với gia vị như muối, đường, tỏi, hành tím, ớt, nước mắm… chờ trong 15 phút để gia vị ngấm đều vào thịt mới ngon. Trứng vịt cho vào nồi nước luộc chín, bỏ vỏ. Chuẩn bị một cái nồi, cho nồi lên bếp, đổ dầu ăn vào làm nóng, thịt cho vào nồi xào nhẹ, thêm một ít nước màu và nước mắm vào giúp tạo độ mặn mà cho món thịt kho tàu, đợi khi nào nước sôi lên hãy cho nước dừa rồi trộn đều. Lúc này để ngọn lửa vừa và quan sát khi thịt mềm cho trứng vịt vào nồi, vặn nhỏ lửa và đợi trong khoảng 1- 2 tiếng thịt sẽ chín hoàn toàn.

Món thịt kho tàu thường có trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam, với món thịt kho tàu dùng kèm cơm với dưa kiệu ăn nhiều mà không có cảm giác ngán. Thịt kho tàu chắc chắn là món ăn ngon ngày Tết của nhiều gia đình Việt.

Bài thuyết minh về món củ kiệu

Đối với những người Việt Nam Tết là thời gian quý báu để quay về với những giá trị gia đình và truyền thống, ẩm thực cũng vậy, củ kiệu là món ăn truyền thống ngày Tết của nhiều thế hệ gia đình Việt. Thấy củ kiệu là thấy Tết đang về.

Cũng như Tết phải có bánh chưng bánh giầy, củ kiệu cũng không thể thiếu trong bữa ăn gia đình ngày Tết. Củ kiệu làm không khó nhưng mỗi vùng miền lại có một hương vị riêng. Để có củ kiệu ngon, công đoạn chọn kiệu và ngâm kiệu cực kỳ quan trọng, kiệu nên chọn loại thân vừa phải, đuôi nhỏ và không chọn kiệu trâu vì thân to chứa nhiều nước, khi ăn sẽ bị ngấm nước ăn sẽ không ngon. Kiện sau khi được chọn, rửa sạch, cắt củ, bỏ lá. Để món củ kiệu ngon không thể thiếu các loại củ quả khác đó là cà rốt, củ cải, đu đủ sống,… tất cả đều chọn lựa kĩ, sau đó gọt vỏ, rửa với nước sạch, cà rốt thái sợi, đu đủ thì thái cắt thành từng khúc. Riêng với phần kiệu cho vào nước pha 1 muỗng cà phê phèn chua, ngâm 5 phút, sau đó vớt tất cả ra rổ và mang phơi nắng. Phơi nắng là công đoạn cũng rất quan trọng, nếu phơi quá lâu củ sẽ mất nước, khô héo còn nếu phơi chưa đủ nắng ăn cũng không ngon.

Khi hoàn thành công đoạn phơi nắng là đến lúc pha nước ngâm, chuẩn bị nước mấm, dấm, đường, muối, tất cả trộn đều sau đó cho vào hủ, đừng quên cắt vài lát ớt để món củ kiệu thêm hương vị. Món củ kiệu đã được hoàn thành, bạn và gia đình có thể dùng ngay hoặc chờ sau vài ngày.

Trong cuộc sống hiện đại những món ăn nhiều hương vị xuất hiện ngày càng nhiều nhưng không sao thơm ngon bằng món củ kiệu tự làm, Tết không thể thiếu vắng đi những hủ củ kiệu chua ngọt trong bữa ăn gia đình. Những con người xa quê dù không phải ngày lễ Tết nhìn món củ kiểu cảm thấy nhớ nhung một không khí sum họp của những ngày Tết quê hương.

Bài văn thuyết minh món canh chua cá lóc

Cá lóc hay còn gọi là cá quả được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, nổi tiếng nhất là món canh chua cá lóc của Nam Bộ với hương vị đặc trưng riêng mà ai ăn cũng phải thích thú.

Món canh chua cá lóc Nam Bộ không như vùng khác khi có hương vị đặc trưng chua ngọt. Món ăn này cân bằng khi vị chua không gắt mà chua dịu nhẹ, người ăn có cảm giác thoải mái, vị ngọt nhẹ, sự kết hợp độc đáo nên mang đến vị đặc trưng cho món canh chua cá lóc.

Món ăn chế biến dễ dàng với các nguyên liệu dễ mua mà giá rẻ, khi chế biến phải đòi hỏi tay nghề của người nấu mới mang lại món canh chua cá lóc ngon đúng vị. Canh chua cá lóc xuất hiện nhiều trong các bữa cơm gia đình, nếu trong các ngày hè nắng nóng mà có bát canh chua cá lóc giải nhiệt ngon gì sánh bằng.

Quá trình chế biến bắt đầu bằng cách làm sạch cá lóc, ướp cá với các gia vị như: muối, ớt, bột ngọt. Chuẩn bị các loại nguyên liệu như: đậu bắp, rau bạc hà rửa sạch, xắt thành khúc, cà chua xắt theo múi, dứa, ớt xắt lát. Me dầm lấy nước, nhớ bỏ hạt. Sau đó cho me nấu với một bát nước để me tan. Rau sống nhặt sạch, giá đỗ nhặt sạch, rửa với nước rồi để ráo, còn các loại rau khác ngắt lấy phần non và rửa sạch cùng với nước sau đó để ráo nước.

Chuẩn bị một cái nồi lớn, hãy cho lượng nước vừa đủ vào, đổ nước me vào đun sôi, đến khi nước sôi cho cá lóc vào nấu, thêm vào trong nồi đậu bắp, cà chua, lá bạc hà,dứa và tắt bếp. Tùy vào vùng miền mà có cách gia vị khác nhau với Nam Bộ hai gia vị chủ đạo đó là chua và ngọt.

Sau quá trình nấu, múc canh chua cá lóc ra tô lớn, trang trí bên trên rau mùi, ớt xắt lát tạo độ ngon và hấp dẫn cho món ăn, ăn kèm với cơm trắng hoặc bún trong bữa ăn gia đình. Món canh chua cá lóc dùng nhiều trong ngày hè vừa giải nhiệt và tốt cho sức khỏe cả nhà.

Với cách nấu đơn giản, nguyên liệu dễ tìm mà bổ dưỡng, món canh chua cá lóc phổ biến ở mọi vùng miền và được nhiều bà nội trợ ưa chuộng. Đây là món ăn dân dã, đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Việt.

” Thuyết minh về cách làm bánh chưng.

Với 3 bài thuyết minh về món ăn ngày tết sẽ là những nguồn tham khảo giá trị cho học sinh. Loigiaihay Net chúc các em viết văn tốt và có điểm cao trong bài kiểm tra.

Thuyết Minh Cách Làm Một Món Canh: Canh Gà Nấu Lá Giang

Thuyết minh cách làm món canh gà nấu lá giang

Món canh gà nấu lá giang vốn được mọi người ưa dùng và thường chế biến cho những bữa ăn gia đình. Đặc biệt, món canh đặc sắc rất được ưa chuông vào những ngày hè nóng bức. Vị lá giang chua chua hòa vị trong thịt gà làm nên một hương vị đậm đà, khó quên.

Để chế biến món canh này không hề khó như bạn nghĩ. Cũng không cần bạn phải khéo léo hay sành ăn mới làm được. Đầu tiên bạn phải xác định nấu cho bao nhiêu người ăn để chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết. Nguyên liệu làm món canh gà lá giang bao gồm:

– 1 con gà khoảng 1kg (đã làm sẵn và tẩm ướp gia vị đầy đủ) – 1/2 kg măng tươi. – 100gr lá giang tươi. – 1 quả cà chua. – 1 lát thơm mỏng. – Rau thơm gồm: ngò gai, hành lá, rau ngổ. – Các loại gia vị khác.

Bạn có thể thay thế mang tươi bằng măng chua. Nếu có được loại măng le Tây Nguyên, măng ngòi thì càng tốt.

Sau khi đã có đầy đủ nguyên liệu, bạn tiến hành làm theo các bước sau:

– Đun sôi 2 lít. Sau đó bỏ thịt gà vào đung to lửa trong 5 phút. Bạn không nên đun gà quá kĩ bởi món canh sẽ được ăn lúc còn nóng. Khi thấy thịt gà đã săn lại và tỏa mùi thơm, bạn bỏ măng vào và tiếp tục đun to lửa trong 5 phút nữa cho măng chín.

– Khi thịt gà và măng đã chín, bạn cho thơm, lá giang cùng các loại rau thơm vào, đảo đều và tắt bếp. – Bạn có thể nêm gia vị ngay khi còn đun hay có thể nêm sau khi đã tắt bếp cũng được. Tốt nhất là nêm sau khi bạn đã kết thúc khâu nấu để giữ nguyên mùi thơm của các loại rau mùi.

– Nếu ăn được cay, bạn bỏ vào món canh mấy quả ớt xanh. Canh gà nấu măng mà không có ớt sẽ làm giảm đi ý vị của nó.

Trình bày món canh gà thật đẹp mắt và hấp dẫn:

Yêu cầu cần đạt sau khi nấu canh gà lá giang:

Yêu cầu của món canh này sau khi nấu là thịt gà và măng vừa chín, ăn giòn ngọt và đượm vị. Nước canh trong, không vẩn đục hay nổi ván. Canh có mùi vị đặc trưng của thịt gà và măng. Rau thơm còn tươi xanh, không bị thâm tái. Lá giang còn giữ vị cậu đậm đà. Ớt không quá cay. Vị dễ ăn.

Canh gà nấu lá giang là món ăn rất đẽ làm mà lại đem đến cho bữa ăn gia đình thêm ngon và bổ dưỡng rất phù hợp với các bữa ăn gia đình Việt Nam. Không những thế, món canh này còn xuất hiện ở các quán ăn, các nhà hàng sang trong, trong những bữa tiệc lớn với vai trò là món sau khai vị hết sức thú vị và hấp dẫn.

Người ta còn nhớ mãi cái vị ngọt thơm của thịt gà, cái mềm dẻo của măng cùng vị chua chua không thể nào quên của lá giang. Ăn canh gà nấu lá giang bạn sẽ cảm nhận được hương vị đồng quê, thấy thiên nhiên hòa nhập trong bữa ăn gia đình, thấy tâm hồn thanh mát và tận hưởng mình trong cuộc sống nhiều ý nghĩa này.

Thuyết minh món canh bí xanh thịt bầm

Trong các món ăn thì trên bàn ăn không thế nào không thiếu món canh vì là một món giúp đặc sắc và ngon miệng cho người dùng. Cách làm rất đơn giản ví dụ như món canh bí xanh thịt bầm.

Chuẩn bị nguyên liệu cho món bí xanh nấu thịt bầm:

Nguyên liệu để nấu canh bí xanh, gồm có: bí xanh, thịt bầm, hành lá, ngò gai, muối, nước mắm, dầu ăn, hạt nêm , hành khô, gừng.

Đầu tiên bí xanh gọt vỏ,loại bỏ hết ruột non rồi rửa sạch, thái thành những lát vừa ăn . Thịt thì rửa sạch , ướp thịt với 1/2 cafe muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng tiêu ,1/2 muỗng cafe nước mắm ướp khoảng 15 phút cho thấm gia vị . Hành lá, ngò gai rửa sạch cắt nhỏ còn hành khô thì bóc vỏ rồi đập dập rồi bầm nhỏ , rừng rửa sạch.

Các bước nấu món bí xanh thịt bầm:

Sau khi sơ chế thì nấu thịt bầm và bí xanh trước. Cho một cái nồi lên bếp, cho dầu vào, chờ tới khi dầu nóng lên thì cho hành khô vào phi thơm lên rồi cho tiếp thịt bầm vào rồi đảo đều. Khi thịt săn cho vào nồi khoảng 400ml nước và đun sôi lên . Khi nước sôi cho lửa nhỏ lại và vớt hết bọt tiếp đến cho bí xanh , rừng vào nồi , nêm nếm lại gia vị rồi đun lại và tắt bếp.

Yêu cầu thành phẩm của món canh bí xanh:

Bí phải chín đều , mềm , thịt thì ngọt ngon vừa ăn, nước canh trong, thanh thanh vị gừng, thơm thì món canh đã thành công. Sau khi tắt bếp, thì cho ra bát, rắc vài cọng ngò xung quanh, đặt ở giữa một miếng gừng đã đập dập là hoàn thiện.

Canh bí xanh ngoài việc làm tăng màu sắc cho bữa ăn mà còn giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể vào những ngày hè nóng nực còn bổ sung nhiều vitamin, chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh chống bệnh tật. Đó là cách nấu một món canh ngon và đơn giản.