Thuyết Minh Về Món Cá Rô Kho Tộ / Top 16 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Jbth.edu.vn

Thuyết Minh Về Món Thịt Kho Tàu

Thuyết minh về món thịt kho tàu – Bài làm 1

Thịt kho tàu đã trở thành một trong những món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết của người miền Tây nói riêng và Nam bộ nói chung. Dường như đã thành thông lệ cứ đến gần tết người dân Nam bộ lại rủ nhau làm món thịt kho tàu để ăn tết như một phần tất yếu.

Nghe qua cái tên của món ăn là thịt kho tàu rất nhiều người sẽ nghĩ đây là món ăn được bắt nguồn từ Trung Hoa, tuy nhiên theo nhiều người Nam bộ xưa kể lại thì chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt”, như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt. Cũng có một số giả thuyết khác đặt ra về nguồn gốc của món ăn này tuy nhiên đến nay cũng chưa rõ đâu là giả thuyết đúng nhất.

Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng. Tất cả đã làm nên hương vị tuyệt vời của món thịt kho tàu.

Có thể nói thịt kho tàu hiện nay đã trở thành món ăn thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của nhiều người Việt Nam trên cả nước bởi sức hấp dẫn mà món ăn này mang lại. Cách chế biến không quá khó, các bạn hoàn toàn có thể thử qua để mang đến bữa ăn ấm áp cho gia đình mình sau một ngày làm việc mệt mỏi. Thịt kho tàu món ngon khó chối từ và dường như nó đã trở thành một phần văn hóa ẩm thực của người Nam bộ khi đi so sánh với các vùng miền khác trong cả nước.

Hy vọng đây sẽ là lựa chọn hàng đầu của các bạn mỗi khi tự tay nấu món ăn cho gia đình trong mỗi bữa tối. Thịt kho tàu món ngon đúng vị không thể chối từ.

Thuyết minh về món thịt kho tàu – Bài làm 2

Rất nhiều người Việt nghe nói đến kho tàu” thì đều nghĩ, món ăn này được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên người Hoa lại rất ít người ăn món này. Theo nhà văn người nam bộ Bình Nguyên Lộc, chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt”, như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt.

Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông, chẳng giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt. Vậy hóa ra cái món thịt kho mà được cả miền Nam hâm mộ ấy, đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: món thịt kho “tàu” hóa ra lại là “ta” hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.

Thịt kho tàu, cùng với bánh tét, dưa hấu, canh khổ qua dồn thịt, đã trở thành món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của người Nam Bộ. Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng, đặt cạnh bát cơm trắng thơm nức trên bàn thờ ông bà, bên cạnh đĩa dưa chua, dường như đã thành truyền thống trong mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu như món ăn để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết. Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ chút nào. Miếng thịt mềm nhừ mà không nát, không bị quắt lại, màu thịt đỏ au ánh lên màu cánh gián, trứng vịt thấm đẫm nước thịt mà không đen, nước thịt vàng trong, không quá nhiều nước nhưng cũng không quá cạn làm khô miếng thịt. Mỗi lần ăn có thể mang ra đun lại, càng nhiều lửa, thịt càng rục, càng mềm, càng ngon. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vì mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ.

Thuyết minh về món thịt kho tàu – Bài làm 3

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”

Tết đến, Xuân sang cuốn theo bao hi vọng, niềm vui và hạnh phúc. Trong dịp Tết cổ truyền ấy, các món ăn như bánh chưng, bánh dày hay dưa món, củ kiệu,… là những món không thể thiếu. Một trong số những món ăn quen thuộc vào ngày Tết mà hầu như nhà nào cũng có chính là món thịt kho tàu.

Nghe cái tên “thịt kho tàu”, chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng món ăn này bắt nguồn từ Trung Quốc, là của người Tàu nhưng sự thật không phải vậy. Vì người Tàu rất ít khi ăn món này, mà nguyên liệu để làm món thịt kho tàu là thịt ba rọi, cái loại thịt có có nạc, có mỡ, có bì, xếp từng lớp khéo léo cứ như người ta cố tình tạo ra nó, thì chắc chắn chỉ có dân Việt Nam.

Theo nhà văn Nam Bộ Bình Nguyên Lộc, chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt. Như vậy, thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt và hoàn toàn là của người Việt nghĩ ra. Và giáo sư Trần Văn Khê đã nói: món thịt kho “tàu” hóa ra lại là “ta” hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.

Nguyên liệu để làm món thịt kho tàu rất đơn giản: chỉ gồm có thịt ba rọi, trứng vịt, hành, tỏi và nước dừa xiêm cùng với các gia vị thông dụng. Nhưng phải biết cách chọn thực phẩm cũng như bí quyết nấu ăn thì mới có thể làm cho món ăn này trở nên ngon miệng, hấp dẫn.

Muốn nấu món thịt kho tàu ngon thì nên lựa thịt ba rọi có 3 phần mỡ, 7 phần nạc và chọn thịt nạc thăng. Còn trứng thì tuyệt đối không mua trứng ung, bị ôi, thiu. Không nên chọn trứng có quầng đen ở đáy vì đó là trứng hư, bị lõm. Theo quan niệm, trứng trong món thịt kho tàu phải tròn, hông bị nứt nẻ thì công việc làm ăn mới thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, ta bắt tay vào việc chế biến. Đầu tiên, thịt sau khi mua về thì cạo rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cắt khúc, vuông khoảng 4-5cm, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi để hai giờ cho thịt thấm đều. Sau đó, Phi hành, tỏi rồi xào thịt cho săn lại. Trứng vịt đem đi luộc chín. Lưu ý, khi luộc trứng nên cho vào nồi một ít muối ăn vì nó sẽ làm tróc vỏ trứng. Luộc xong để vào nước lạnh, trứng sẽ dễ dàng bóc vỏ và không bị nứt. Khi vừa cho vào nước lạnh, phải bóc vỏ liền, tuyệt đối không để trứng nguội đi rồi mới bóc vỏ.

Sau khi bóc vỏ xong, lấy tăm đâm vào trứng rồi đem đi chiên qua dầu để có màu vàng đẹp, thoát hơi tốt. Ngoài ra, ta còn có thể thay thế trứng vịt bằng trứng cút.

Thịt sau khi xào thăn, cho 1/2 thìa cà phê nước màu, 1/2 chén nước mắm. Nấu cho đến khi sôi lên thì đổ nước dừa xiêm vào ngang mặt thịt. Cuối cùng cho trứng vịt đã chiên vàng vào khi nước sôi và nấu cho sôi 2-3 lần.

Ngoài ra, ta có thể thay thế nước dừa bằng nước ngọt có gas. Thịt nhanh mềm hơn và vàng óng rất đều, theo đúng màu cánh gián rất đẹp mắt. Món thịt kho tàu sau khi nấu chín thì toàn bộ trứng phải nổi lên mặt nước. Có màu vàng óng như màu mật ong. Trứng có màu đỏ au, trông đẹp mắt. Món ăn vừa miệng, không quá măn hoặc quá nhạt. Chú ý, nấu lần đầu tiên ta nên nêm nhạt vì khi hâm lại nhiều lần thì vị sẽ đậm đà, mặn mà hơn.

Thưởng thức món thịt kho tàu có nhiều cách khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là dùng với cơm. Chỉ cần bới một tô cơm nóng, chan một ít nước thịt, cắt trứng ra, bỏ thịt và trứng vào và dùng chung với dưa giá hoặc củ kiệu thì đã thưởng thức trọn vẹn hương vị của món thịt kho tàu.

Cách thứ hai là ăn thịt kho tàu cùng với bánh tráng. Đây vừa là món ăn chơi, nhưng khi kèm với thịt kho tàu, nó trở thành món chính từ lúc nào. Miếng bánh tráng trụng qua nước, gói với rau thơm, đồ chua, kèm thịt và trứng đã cắt nhỏ. Rồi chấm một ít nước thịt thì còn gì ngon bằng.

Đây là món ăn để lưu trữ nhiều ngày trong dịp Tết. Thế nên ta phải bảo quản nó đúng cách để luôn thưởng thức trọn hương vị của món ăn hấp dẫn này. Thường thì khi hết ngày, nhiều người cất nồi thịt vào tủ lạnh nhưng cách này sẽ làm dở nồi thịt. Ta chỉ cần để ở ngoài là được.

Đặc biệt khi múc thịt, nên múc một bên và múc xong thì đậy nắp lại ngay tránh hôi gió. Nếu bỏ muỗng vào nồi hay quậy nồi thịt thì nó sẽ mau hư. Mỗi lần hâm lại thịt cần vớt cho sạch bọt. Khi nước cạn, ta cho thêm nước vào rồi nêm nếm lại cho vừa ăn. Như thế, ta đã có thể bảo quản tốt món thịt kho tàu và mỗi lần thưởng thức, hương vị của nó sẽ không hề giảm đi.

Thịt kho Tàu là món ăn thân quen đối với người miền Nam ta. Trứng có hình tròn, thịt có hình vuông như sự hòa quyện giữa trời và đất làm hòa quyện không khí Tết, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy. Đó cũng là dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công.

Đây là món ăn truyền thống của người Việt Nam trong những ngày Tết. Cái hương vị mặn mặn, ngọt ngọt, vừa bùi vừa béo của thịt kho tàu đã làm xao xuyến biết bao người dân Việt. Nó trở thành một món ăn truyền thống, một nét đẹp văn hóa của dân tộc và đóng góp vào kho tàng ẩm thực phong phú của Việt Nam.

Như các món ăn truyền thống khác, món thịt kho tàu không chỉ là một kiệt tác của những người nấu mà còn là niềm vui tinh thần trong những ngày Tết. Nó giúp gắn kết những mối dây tình cảm ruột thịt, gắn kết gia đình cùng tình làng nghĩa xóm. Không những thế, nó còn là một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam.

Topics #thịt kho tàu #Thuyết minh về món thịt kho tàu #văn thuyết minh

Thuyết Minh Về Món Ăn: Thuyết Minh Về Phở Hà Nội

I. Dàn Ý Thuyết Minh Về Món Ăn : Thuyết Minh về Phở

Giới thiệu khái quát về phở – một món ăn truyền thống và phổ biến ở Việt Nam.

Nước dùng thường được hầm từ nhiều loại xương khác nhau như xương bò, xương lợn, gà,…

Để có một nồi nước dùng ngon, người nấu phở phải hầm xương từ tám đến mười giờ sau đó lọc qua rây để nước phở trong hơn.

Sau khi đã lọc xong, người ta cho các gia bị như nước mắm, bột ngọt, tiêu,… cùng các loại lộc như hành lá, mùi tàu,… để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn

Khi nước dùng đã hoàn thành chúng ta chỉ cần cho nước dùng vào bánh phở là đã có thể có một tô phở thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức.

c, Vai trò, ý nghĩa của phở trong đời sống của người Việt Nam

Khẳng định vai trò, ý nghĩa của phở đối với con người và nêu cảm nghĩ của bản thân về món ăn này.

II. Bài Viết Thuyết Minh Về Một Món Ăn : Phở Hà Nội

1, Mở bài thuyết minh về phở Hà Nội

Mỗi quốc gia, mỗi đất nước trên thế giới đều có những món ăn với nét độc đáo, hấp dẫn riêng và mỗi món ăn ấy luôn mang trên mình những đặc trưng riêng về đất nước của nó. Nếu nhắc đến Hàn Quốc người ta nhớ tới kim chi, tới Nhật Bản mọi người nhớ tới sushi, nhắc tới cà ri người ta sẽ nhớ ngay tới đất nước Ấn Độ thì mỗi khi nhớ về ẩm thực Việt Nam, chắc hẳn sẽ không thể không nhắc tới món ăn truyền thống, phổ biến khắp mọi miền của đất nước, đó chính là phở.

2, Thân bài thuyết minh món phở Hà Nội

Như chúng ta đã biết, phở là một trong số những món ăn truyền thống, phổ biến nhất ở Việt Nam từ xưa đến nay song có lẽ không ai biết chính xác nó ra đời vào khoảng thời gian nào. Tuy nhiên, đi sâu khám phá về nguồn gốc và sự ra đời của món ăn đặc biệt này, chúng ta có thể tìm thấy nhiều nguồn tài liệu cho thấy rằng phở ở nước ta hiện nay có nguồn gốc từ một món ăn của Trung Quốc có tên gọi theo âm Hán Việt là ngưu nhục phấn. Phở ở Việt Nam ra đời và định hình vào những năm đầu của thế kỉ XX và xuất hiện đầu tiên ở Nam Định và Hà Nội. Cho đến ngày nay, phở đã và đang trở thành món ăn phổ biến ở hầu khắp mọi nơi trên cả nước nhưng có thể nói Nam Định và Hà Nội là những mảnh đất có hương vị phở nổi tiếng, đậm đà và hấp dẫn nhất.

Phở là món ăn quen thuộc, phổ biến ở Việt Nam, bởi vậy, những nguyên liệu cần thiết để nấu phở cũng rất dễ tìm kiếm. Nhắc đến phở, người ta sẽ nhớ ngay tới bánh phở và nước dùng. Để có một món phở ngon điều quan trọng trước hết là phải có được bánh phở ngon, điều đó có nghĩa là bánh phở phải vừa mềm vừa dai để khi ăn không có cảm giác bị bục hay quá nhão. Người ta thường là bánh phở từ loại gạo tẻ trắng, thơm, điều đó góp phần gợi nên nét dân dã mà không kém phần hấp dẫn của món ăn này. Thêm vào đó, nước dùng chính là phần quan trọng không thể thiếu để tạo nên một món phở ngon. Nước dùng thường được hầm từ nhiều loại xương khác nhau như xương bò, xương lợn, gà,… tùy vào món phở mà người đầu bếp muốn chế biến. Để có một nồi nước dùng ngon, người nấu phở phải hầm xương từ tám đến mười giờ sau đó lọc qua rây để nước phở trong hơn. Sau khi đã lọc xong, người ta cho các gia bị như nước mắm, bột ngọt, tiêu,… cùng các loại lộc như hành lá, mùi tàu,… để tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn. Khi nước dùng đã hoàn thành chúng ta chỉ cần cho nước dùng vào bánh phở là đã có thể có một tô phở thơm ngon, hấp dẫn để thưởng thức.

Đặc biệt, cách thưởng thức phở cũng rất quan trọng và có lẽ bởi vậy có nhiều người gọi đó là “nghệ thuật thưởng thức phở’. Nhắc đến “nghệ thuật thưởng thức phở” ông cha ta từ ngàn đời xưa đã có câu:

Quả đúng như câu ca trên, để tăng thêm hương vị, sự hấp dẫn, đậm đà cho món ăn, khi ăn phở người ta thường cho thêm chanh hoặc quất hay một ít dấm. Đồng thời, người ta vẫn thường ăn kèm phở với giá đỗ, rau sống và tỏi ngâm. Tất cả những hương vị ấy sẽ góp phần làm cho món phở thêm thơm ngon, hấp dẫn. Nếu chúng ta thiếu đi bất cứ nguyên liệu nào thì rất khó để có thể cảm nhận hết được hương vị của món ăn này. Thêm vào đó, tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi vùng miền và sở thích ăn uống của mỗi người mà chúng ta có thể thêm vào một số gia vị để phù hợp hơn.

Phở là món ăn bình dị, phổ biến và quen thuộc với tất cả chúng ta song nó lại có vai trò, ý nghĩa to lớn trong đời sống của những người con đất Việt. Trước hết, phở là món ăn tổng hòa từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau nên chúng cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng như canxi, các loại khoáng chất, các loại vitamin,… Thêm vào đó, phở cũng mang lại giá trị kinh tế lớn cho con người bởi lẽ mỗi tô phở có giá thành giao động từ 20.000 đến 25.000 đồng thậm chí có nhiều nơi là 50.000, 60.000 hay 100.000 đồng. Đồng thời, phở là món ăn ở vị trí “linh hồn” của ẩm thực Việt Nam, là một trong số những món ăn hấp dẫn trên thế giới. Và chắc có lẽ bởi vậy, du khách nước ngoài khi về thăm đất nước Việt Nam bao giờ cũng thường thức món ăn đặc biệt này. Không dừng lại ở đó, phở còn là món ăn xuất hiện nhiều trong các sáng tác văn học và nhạc họa từ xưa đến nay như thơ của Tú Xương, văn của Thạch Lam,…

Tóm lại, phở là một món ăn truyền thống và có giá trị đặc biệt trong ẩm thực của Việt Nam và ngày càng định hình được vị trí của nó trong nền ẩm thực của thế giới bởi nó mang trong mình cái nét đẹp của hồn quê Việt trong những sợi phở mềm dai và cái ngọt ngào, đằm thắm của nước dùng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều :

dàn ý thuyết minh về món ăn

thuyết minh về món phở

thuyết minh về phở hà nội

thuyết minh về một món ăn

thuyết minh về 1 món ăn

dàn ý thuyết minh về món ăn lớp 8

dàn ý thuyết minh về một món ăn

Bình Luận Facebook

.

Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Quê Hương: Món Phở

Đề bài thuyết minh về món ăn dân tộc, ở đây chúng tôi chọn món Phở Hà Nội là món ăn truyền thống của đất nước ta. Dàn ý các em tự thực hiện, chúng tôi chỉ giới thiệu bài văn mẫu tham khảo sử dụng khi làm bài tập tại lớp. Xin mời xem qua.

– Dải đất hình chữ S có có sự đa dạng về ẩm thực và nhiều món ăn ngon và độc đáo.

– Phở là món ăn dân tộc đậm đà của văn hóa dân tộc Việt Nam.

I. Thân bài Nguồn gốc:

– Phở ra đời vào đầu thế kỷ 20.

– Nguồn gốc còn tranh cãi, có người cho rằng phở từ Nam Định cũng có người cho rằng Hà Nội mới là nơi giúp món phở nhiều người biết đến.

Chế biến:

– Nước dùng hay nước lèo. Nước dùng được ninh từ xương ống bò và gia vị. Xương rửa sạch, cạo sạch thịt cho vào nồi đun cùng với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu đổ đi, nước luộc lần sau là nước lèo.

Gừng và củ hành đã nướng. Lửa đun khi nước sôi lên, giảm bớt lửa, vớt bọt. Vớt bọt liên tục đến khi nước trong. Cho thêm ít gia vị vào trong nồi.

Các loại phở:

– Phở ở Hà Nội

– Phở bò Nam Định

– Phở Sài Gòn

– Phở ở hải ngoại

– Phở ăn liền

Phở trong văn hóa:

Phở Việt Nam gồm có các loại như phở bò, phở gà… Phở đựng trong tô, sẵn đũa, muỗng và những gia vị: tương, chanh, nước mắm, ớt…

Phở trong văn học, nghệ thuật:

Phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…

Phở trong cuộc sống hiện đại:

Phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng, không cần phải ra quán xá.

III. Kết bài

– Phở là món ăn truyền thống, tinh hoa ẩm thực Việt Nam.

– Món phở được bạn bè 5 châu vô cùng yêu mến và trở thành biểu tượng ẩm thực Việt.

Với dàn ý thuyết minh về món ăn dân tộc các bạn sẽ viết thành bài tập làm văn hoàn chỉnh. Lưu ý rằng dàn ý có thể khác với bài văn bên dưới. Mọi bài viết trên website đều chỉ có tính chất tham khảo khi viết văn.

Thuyết minh về món ăn dân tộc Phở Hà Nội

Nhắc đến đất nước hình chữ S có biết bao nhiêu món ăn đặc sản dân tộc, mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau. Đến Hà Nội du khách phải thử một lần món phở, món ăn đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Món phở ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên vẫn còn tranh cãi, người thì nói Nam Định nhưng cũng có người cho rằng Hà Nội là nơi biến món ăn trở nên nổi tiếng đại diện cho nền ẩm thực nước ta.

Món phở theo thời gian có nhiều biến chuyển, trước kia chỉ là phở bò chín nhưng dần dần xuất hiện phở tái, phở gà, phở cuốn, phở xào, phở rán…rất nhiều những loại phở khác nhau làm đa dạng thêm những món ăn của nền ẩm thực Việt.

Phố có đặc điểm rất riêng biệt khi chỉ ăn một mình không dùng kèm với các món ăn khác, người Hà Nội thường ăn phở chủ yếu vào buổi sáng, còn du khách đến với Hà Nội có thể ăn vào bất kì thời gian nào trong ngày đều được, các quán xá mở suốt ngày sẵn sàng phục vụ. Phở dùng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thành phần chính từ gạo. Nước dùng hay còn gọi là nước lèo chính là tinh túy của món phở, nước dùng ninh bằng các loại xương và hương liệu khác như gừng, quế, hoa hồi, đinh hương, thảo quả…mỗi người lại có bí quyết riêng để nấu nước dùng giúp thực khách ngon miệng. Mỗi bát phở sẽ ăn kèm với một số rau gia vị ví dụ hành tây, rau húng, vài miếng chanh, rau thơm,tương ớt…ăn kèm với loại rau nào cũng tùy theo vùng miền.

Khi đến một quán phở Hà Nội, chủ quán sẽ mang đến cho bạn menu chọn loại phở ví dụ như phở bò, phở gà. Khi khách hàng gọi 5 phút sẽ có một bát phở nóng hổi, thơm lừng đặt trước mặt, thực khách thêm vào ớt, chanh và hạt tiêu. Trộn đều lên với nhau, cầm bát lên ngang mặt và thưởng thức sự tinh túy bên trong.

Nhắc đến phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…theo thời gian phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng thưởng thức mà không cần phải ra quán xá. Chính điều này đã giúp món ăn này trở nên rất phổ biến len lỏi vào từng gia đình.

Nền ẩm thực nước ta đa đạng, phong phú, trong đó phở là biểu tượng ẩm thực Việt. Món ăn bổ dưỡng nay đã được phổ biến trên toàn thế giới, người Việt xa xứ có thể đến quán ăn có món phở thưởng thức bất kì lúc nào khi nhớ về quê nhà. Còn gì tuyệt vời khi mỗi buổi sáng được ăn một bát phở nóng hổi, thơm ngon và giàu dinh dưỡng.

Tham khảo một số đoạn văn trong thân bài Đoạn văn thuyết minh về cách làm phở

Phở là một món ăn đường phố truyền thống của người dân Việt Nam. Để làm được một món phở ngon thì trước tiên phải chuẩn bị thật tốt ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Đầu tiên là chọn bánh phở. Bánh phở ngon phải là loại vừa mềm vừa dai, khi ăn mới có cảm giác ngon, không bị bục hoặc bở. Bánh phở chọn quá nhão cũng làm cho món phở mất ngon. Tiếp đến là công đoạn nấu nước dùng. Nước dùng được làm từ nhiều loại xương như gà, lợn, bò. Nhưng ngon nhất là loại xương được hầm từ xương lợn khiến nước được ngọt và thanh đạm nhất. Xương được rửa sạch và luộc từ 8 – 10 tiếng, sau đó lọc qua rây. Trong quá trình luộc người ta cũng thường xuyên vớt bọt để nước được trong và ngọt hơn. Các gia vị thêm vào nước dùng cần có như bột ngọt, hành lá, mùi tàu làm cho hương vị thêm đậm đà và thơm ngậy. Thành phẩm cho ra là một bát phở đảm bảo nước dùng phải trong và ngọt. Khi tra bánh phở không được quá nhão mà phải có độ mềm nhất định. Hương vị rậy lên mùi thơm của thịt và rau mùi. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà khi ăn có thể tra thêm hạt tiêu, muối ớt hay giấm. Để ngon hơn thường được ăn kèm với rau sống như xà lách, hoa chuối, giá đỗ,…Các loại rau ăn kèm này có thể được trần qua nước sôi để đảm bảo hợp khẩu vị mỗi người.

Đoạn văn thuyết minh về ý nghĩa món phở

Phở là một món ăn ngon đi vào đời sống của mỗi người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Nó là món ăn giàu chất dinh dưỡng, được xếp vào thực đơn bữa sáng của mỗi hộ gia đình. Phở cung cấp canxi, chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho mỗi chúng ta. Đối với mỗi người dân Việt, món phở còn đi vào đời sống sinh hoạt, làm nên giá trị kinh tế cho nhiều hộ gia đình. Dường như nó đã trở thành nếp ăn, nếp sống của một số địa phương. Chẳng phải thế mà người ta vẫn thường nghe đến những món ăn đặc sản. Trong đó Hà Nội hay Nam Định được xem là những nơi nổi tiếng với món phở. Không những thế, phở còn đi vào đời sống ẩm thực làm nên những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nó đã góp phần làm nên một ẩm thực Việt rất riêng trong mắt bạn bè quốc tế. Trong ca dao, dân ca phở cũng đi vào như một giá trị tinh thần thiết yếu của người dân.

Nhớ xem bài văn hay Thuyết minh về món ăn ngày tết đó là món thịt kho tàu và củ kiệu. Bài văn thuyết minh về cách làm bánh chưng hay.

Thuyết Minh Về Món Phở Hà Nội

Đề bài: Thuyết minh về món phở Hà Nội

Ẩm thực Việt luôn là đề tài không bao giờ có điểm dừng. Chúng ta tự hào là người con của một quốc gia có nền ẩm thực độc đáo, không chỉ thu hút người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài. Với nền văn hóa ẩm thực đa dạng từng vùng miền khác nhau, ẩm thực luôn là thứ thu hút khách du lịch nhất. Trong nhiều cuộc bình chọn của tờ báo trong nước và quốc tế, thì “phở” là món ăn được nhiều người ưa thích nhất, cả người Việt và bạn bè quốc tế.

Phở nổi tiếng nhất vẫn là phở Hà Nội. Không biết tự bao giờ, phở đã trở thành món ăn vô cùng hấp dẫn mỗi khi đến Hà Nội. Với hương vị độc đáo không có một nơi nào có được, phở Hà Nội đã in sâu vào tiềm thức con người, mặc định nó là món ăn ngon nhất. Muốn ăn phở phải đến Hà Nội. Vào những năm 1940. phở đã rất nổi tiếng ở Hà Nội. Phở là một món ăn có thể ăn vào bất cứ khoảng thời gian nào mà bạn muốn: sáng, trưa, chiều, tối đều được cả. Điểm đặc biệt, món phở không ăn kèm, uống kèm bất cứ thứ gì khác. Một bát phở bao gồm: nước dùng, bánh phở, gia vị ăn kèm như tiêu, hành lá, lát chanh, ớt… Nước dùng của phở có thể được chế biến từ xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Bánh phở phải dai, mềm. Hành lá, ớt, tiêu tăng thêm mùi vị của bát phở. Tùy thuộc vào bí quyết nấu mà mỗi nơi lại có mùi vị của phở khác nhau.

Thuyết minh về món phở Hà Nội

Chế biến món phở, khâu quan trọng nhất là khâu nấu nước dùng. Nước dùng là linh hồn của bát phở nên nước dùng không ngon bát phở cũng không giữ được hương vị của nó. Nước dùng truyền thống được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị trong nhiều giờ. Khâu chọn xương cũng rất kĩ lưỡng. Đầu bếp chọn xương phải không còn thịt bám vào, xương phải được rửa sạch, sau đó được cho vào nồi đun với nước. Sôi lầm đầu, người nấu sẽ đổ hết phần nước đi. Làm như vậy là để nước dùng không bị nhiễm mùi hôi của xương bò. Sau đó, họ lại cho nước vào nồi ninh tiếp. Đến lúc này, nước ninh mới được dùng làm nước dùng cho bát phở. Lúc này, để làm nước dùng có hương vị ngon, đầu bếp sẽ cho gừng và củ hành đã được nướng chín vào nồi. Nồi nước dùng được đun trên lửa lớn đến khi sôi. Khi nước bắt đầu sôi, người nấu vặn nhỏ lửa hơn, bắt đầu vớt bọt trong nồi. Người nấu vớt bọt để nước dùng trong, không bị đục. Sau đó họ lại cho thêm nước, để lửa lớn đến khi sôi, giảm lửa và tiếp tục vớt bọt. Họ cứ làm liên tục như vậy đến khi nước dùng trong, không xuất hiện bọt nữa. Lúc này, người nấu cho một số gia vị và đun ở lửa nhỏ sao cho nồi nước sôi lăn tăn. Làm như vậy để nồi nước trong, vị ngọt từ xương có thời gian tan ra hòa vào nước dùng và giữ được nhiệt độ nóng. Thường ở các quán phở, họ thường để nồi nước trên lửa nhỏ cả ngày, đến khi không còn khách cũng như không bán nữa thì thôi. Món phở Hà Nội hấp dẫn là bởi nước dùng của nó có hương vị ngọt chân chất của xương ống, cùng với đó là những bánh phở dai mềm, thịt bò vừa chín tới được nêm nếm vừa miệng. Màu nước dùng trong, bánh phở mỏng trắng hòa quyện cùng hương vị của hành lá, ớt, ngò, chanh. Tất cả hòa vào nhau thành một thể thống nhất, không thể tách rời, thiếu đi một thứ, bát phở không thể hoàn hảo.

Có ba món phở chính là: phở nước, phở xào và phở áp chảo. Trong ba loại trên, phở nước là phổ biến nhất. Phở nước được ăn nóng. Bát phở nóng hổi nghi ngút rất thích hợp cho những ngày đông lạnh ở Hà Nội. Phở nước gồm phở bò, phở gà, phở tim gan. Có các loại phở khác nhau là do nước dùng cùng thịt ăn kèm khác nhau. Nhưng những người sành ăn vẫn lựa chọn phở bò cho thực đơn của mình. Món phở hấp dẫn bởi hương vị tinh túy cũng như ngọt ngào mà nước dùng đem lại. Du khách bị hấp dẫn bởi món phở vì sự lạ lẫm cũng như hương vị độc đáo của nó. Một bát phở ngon luôn được trình bày trong bát sứ với độ lớn vừa phải. Khi ăn phở, một tay sẽ cầm đũa, tay còn lại sẽ cầm thìa. Đũa được sử dụng phổ biến nhất để ăn phở là đũa tre vì sự tiện lợi cũng như không trơn làm rơi miếng bánh phở xuống. Phở ăn nóng và không ăn kèm thêm bất cứ món ăn, đồ uống nào khác. Phở là món ăn tinh tế, đặc trưng của đất Hà Thành. Món phở đã làm xao xuyến biết bao thế hệ nhà văn để rồi có được những tác phẩm văn học tuyệt vời. Như Thạch Lam trong “Hà Nội băm sáu phố phường” đã có viết: “phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ Hà Nội mới ngon”. Còn rất nhiều nhà văn nhà thơ khác viết về phở Hà Nội như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng…

Phở là một món ăn truyền thống, nổi tiếng của Việt NAm và đặc biệt là Hà Nội. Bất cứ ai đến hà Nội cũng mong muốn được thưởng thức tô phở nóng hổi nghi ngút. Những người con xa Hà Nội mỗi khi trở về luôn tìm lại những quán phở thân thuộc để thưởng thức hương vị đã lâu không nếm. Phở là giá trị ẩm thực, nét ẩm thực đáng tự hào của chúng ta.

Thống kê tìm kiếm

thuyết minh về phở

thuyết minh về món phở

thuyết minh về phở hà nội

thuyết minh về món phở hà nội

thuyết minh về món ăn dân tộc phở

thuyết minh về phở việt

Thuyết Minh Về Món Canh Chua Cá Lóc

Thuyết minh về món canh chua cá lóc – Bài làm 1

Nền văn hóa của dân tộc Việt Nam ta từ lâu đời đã mang tính “thực vật – sông nước”, tính “thực vật – sông nước” được thể hiện trong các mặt của đời sống con người như ăn, ở, mặc, đi lại…Về mặt ẩm thực, ta có thấy các món ăn truyền thống của dân tộc đều gắn với các loài thực vật, hải sản như “canh rau muống”, “cà dầm tương”:

Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương (Ca dao)

Hay như món “tép kho” cũng là một món ăn đặc trưng của dân tộc ta từ xa xưa, ngày nay tính “thực vật – sông nước” vẫn được thể hiện rõ ràng và món canh chua cá lóc cũng được xếp vào một trong những món ăn ngon của nền ẩm thực Việt thể hiện được tính chất này.

Canh chua cá lóc là một món ăn vốn đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là ở vùng miền tây Nam Bộ, món canh ngon tuyệt này có thể giúp xua tan đi mọi mệt mỏi trong những ngày hè nắng nóng và đem đến cảm giác ấm lòng vào những ngày mùa đông lạnh giá. Gọi là canh chua nhưng ngoài vị chua đặc trưng ra, món canh này có cả vị ngọt đậm đà nữa.

Có rất nhiều cách để nấu được món canh chua cá lóc tuyệt ngon chỉ cần chuẩn bị đủ nguyên liệu để món canh này ngon đúng vị của nó. Nguyên liệu để nấu món này gồm: nguyên liệu nằm ngay ở tên món ăn và quan trọng nhất đó là cá lóc (1con khoảng 700 – 800g); dứa hay có nơi còn gọi là quả thơm (1 phần 4 quả); đậu bắp hay còn gọi là mướp tây (5 quả); cà chua ( 2 quả); giá đỗ (100g); dọc mùng (2 nhánh); me chua chín (50g). Rau thơm để nấu canh chua gồm hành lá, rau ngổ. Gia vị của món này gồm hành khô, tỏi, muối, hạt nêm, bột ngọt, đường, bột ớt, hạt tiêu, nước mắm và dầu ăn. Có thể thấy khâu chuẩn bị nguyên liệu cũng khá là cầu kì để có được một món ăn ngon.

Khi đã xong khâu chuẩn bị, ta chuyển sang khâu sơ chế nguyên liệu. Đây là một khâu cũng rot quan trọng, nguyên liệu được sơ chế cẩn thận thì khi nấu mới ngon được. Đầu tiên ta làm sạch và băm nhuyễn hành khô và tỏi. Tiếp đó là cá lóc, ta làm sạch, thái lát, lấy dao khứa nhẹ trên mỗi lát cá để khi ướp với gia vị sẽ dễ thấm. Sau đó ướp cá với một nửa thìa hành tỏi đã được băm nhuyễn, 1 thìa hạt nêm, một nửa thìa nước mắm, nửa thìa bột ngọt, nửa thìa dầu ăn, nửa thìa hạt tiêu rồi để khoảng mười lăm đến hai mươi phút để cá ngấm gia vị. Với quả dứa và đậu bắp ta làm sạch, cắt thành lát dài. Cà chua rửa sạch bổ thành miếng nhỏ như miếng cau, dọc mùng ta tước vỏ, cắt mỏng, bóp qua với một chút muối sau đó rửa sạch và chần nhẹ qua nước sôi rồi để ráo. Đối với giá đỗ ta rửa sạch và để riêng để tránh lẫn với các nguyên liệu khác. Các loại rau thơm ta nhặt rửa sạch và thái nhỏ. Quả me chua chín ta bỏ hạt rồi ngâm nước ấm.

Khi đã sơ chế xong, ta thực hiện nấu món canh chua này. Trước hết, người nấu lấy một thìa hành tỏi đã băm nhuyễn phi thơm với dầu ăn và cho thêm nửa thìa bột ớt để tạo màu cho món ăn. Cho cá lóc đã được ướp gia vị vào đảo nhẹ sau đó cho nước vào để nấu canh, cho thêm nước me chua và dứa vào. Đợi đến khi nước sôi, ta dùng lấy thìa vớt hết bọt phía trên để nước canh được trong. Khi cá sắp chín tới, ta cho cà chua, đậu bắp, dọc mùng và giá đỗ vào, cho thêm một phần tư thìa muối, nửa thìa đường, nửa thìa hạt nêm, nửa thìa bột ngọt tùy thuộc vào khẩu vị mặn, nhạt của người ăn. Đợi đến khi cá chín, tắt bếp cho rau thơm và hạt tiêu vào, như vậy là đã hoàn thành xong món canh chua cá lóc thơm ngon rồi mà lại cực kì đơn giản, dễ làm, không yêu cầu tay nghề cao mà vẫn có thể làm được một món ăn tuyệt ngon cho gia đình.

Món canh chua ngon có vị ngọt đậm đà, cá vừa chín tới không bị chín quá và cũng không có mùi tanh. Màu sắc của món canh hấp dẫn và có mùi thơm đặc trưng. Đây là một món ăn rất bổ dưỡng làm phong phú thêm bữa ăn của gia đình lại vừa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt.

Một số người đã nhầm giữa “cá nóc” và “cá lóc” vì thế cho rằng loài cá này gây độc nhưng theo nghiên cứu của y học thì cá lóc là một loại cá không có độc tính, cá lóc có vị ngọt, thịt ít mỡ, giàu khoáng chất và vitamin được xem là thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.có tác dụng bổ khí huyết và hỗ trợ chữa được nhiều chứng bệnh khác. Ngoài món canh chua cá lóc thì ta có thể chế biến được nhiều món khác từ loại cá này vừa là món ăn ngon vừa chữa được các bệnh như: mồ hôi trộm, sốt cao, viêm gan, vàng da…

Món canh chua cá lóc là một trong những món ăn ngon của dân tộc, mang đậm dấu ấn của quê hương. Món ăn như chất chứa tình cảm của người nấu dành riêng cho những ai yêu hương vị đặc trưng của quê hương mình, món ăn như một sợi dây níu giữ những ai xa quê về với quê hương đất Việt mình.

Thuyết minh về món canh chua cá lóc – Bài làm 2

Trên mâm cơm hàng ngày thường có ba món: món canh, món mặn, món xà0. Món canh thì rất phong phú, đa dạng như canh rau tập tàng, canh bí đỏ, canh cải nấu cá thác lác… Nhưng món canh ăn hoài không biết chán, có mặt thường xuyên trên mâm cơm của người Nam bộ là món canh chua.

Tương tự gỏi chua, canh chua là món có nước nhưng vẫn mang đù hương vị chua chua, ngòn ngọt, thơm thơm, rất dễ ăn.

Đi làm việc về, trời trưa nắng chang chang, được người thân nấu cho tô canh chua vừa miệng, còn gì thích hơn. Mùa đông trời lạnh, ăn canh chua ấm lòng.

Mùa Thu trời ui ui, ăn canh chua đỡ buồn. Có khách sang trọng đãi món canh chua cá bông lau, khách cũng thích. Gặp đứa bạn thân, nấu lẩu chua cá điêu hồng nó “ô kê” liền. Nuôi người thân già yếu, miệng mồm lạt lẽo khó ăn, nấu tô canh chua lươn cho ngọt, ăn được chén cơm, mau hết bệnh.

Tuy là món ăn hàng ngày nhưng muốn nấu ngon phải biết nêm nếm vừa miệng và rau đệm biết dùng đúng cách. Chẳng hạn, lâu lươn nấu với bắp chuối mới đúng diệu. Cá lóc, cá thác lác… nên có rau chút, cà bắp, thơm. Cá linh nấu với bỏng điên điển hay bông so đũa… Chất chua có thể là me vắt, me trái, lá giang, lá me, khế chua hoặc cơm mẻ… Chất chua muốn dịu thì phải có khóm, cà chua, lá giang có vị chua dịu hơn me. Cơm mẻ là cơm nguội để lên men, tạo nhiều vi sinh, chất lên men chua rất dịu, dùng nấu canh chua lươn, luộc thịt trâu, thịt chó,…

Rau bổi bỏ vào cũng phải theo thứ tự, lớp lang, rau nào lâu chín cho vào trước, có loại nấu lâu sẽ dai, mất ngon như rau nhút, kèo nèo… Có quá nhiều rau bổi đế nấu canh chua, mỗi món có hương vị riêng, có cách nấu riêng, tuỳ theo ý thích mà pha chế. Nông thôn thì có bắp chuối, chuối cây, bông điên điển, so đùa, kèo nèo, đọt choại, rau ngổ, rau muống, rau nhút… Ở chợ có giá sống, bạc hà, cà chua, khóm, rau muống,… Rau thƠm như ngò gai, rau om, rau quế góp phần làm cho nồi canh chua có mùi thơm rất riêng, rất hấp dẫn.

Món lẩu chua để đãi khách nấu khá công phu. Phải lấy nước ngọt từ xương heo, xương gà để làm nước súp, sau đó luộc cá điêu hồng hay cá bông lau cho chín rồi vớt ra, nếu dùng hải sản thì tôm, mực tươi, cá thác lác vò viên xếp sẵn trên đĩa, ăn tới đâu nhúng tới đó. Rau bổi cũng vậy, không để sôi lâu vừa mất chất, vừa mất ngon, thỉnh thoảng bỏ vào lẩu hành phi, ớt và rau thơm dể giữ vị thơm của món ăn. Nước lẩu pha cho đúng vị chua, ngọt (không chua quá mà cũng không ngọt quá, ngược lại, pha lơ lớ ăn rất chán, không ra mùi vị gì cả).

Ở miền Tây, khi trời vừa sa mưa là mùa của cá linh, lâu chua cá linh bông điên điển là món ăn khoái khẩu nhất. Cả nhà xúm xít quanh cái lẩu bốc hơi nóng, nước lẩu được các bà nội trợ pha chế độ chua ngọt rất vừa miệng, rồi thì rổ rau đồng gồm bông điên điển, kèo nèo, rau muống… được nhúng vào cùng với những con cá linh trang phau, mềm ụm, béo ngậy. Chẳng mấy chốc mà rổ rau vơi dần và nồi cơm gạo mới cùng cạn đáy.

Lẩu chua ăn với bún, canh chua ăn với cơm, canh chua thường kèm với món cá rô kho tộ, nếu không có cá kho tộ thì ăn với tép rang thịt ba rọi cũng được. Vừa qua, có cuộc thi đầu bếp giỏi do các nhà hàng lớn trong thành phố tổ chức, món canh chua bông điên điên đã đứng đầu bảng. Thế mới biết, món ăn đứng hàng “top ten” không phải “nem công, chả phụng” mà có khi chi là những món ăn quen thuộc hàng ngày.

Thuyết minh về món canh chua cá lóc – Bài làm 3

Việt Nam là một đất nước nhỏ nhưng vô cùng tươi đẹp với bao truyền thống dựng nước, giữ nước; với những phong tục tập quán đặc sắc, bản sắc dân tộc độc đáo được hình thành qua hàng nghìn năm lịch sử; âm nhạc mang phong cách dân tộc độc đáo. Ngoài ra, một trong những đặc trưng của dân tộc Việt Nam để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách mỗi khi đến thăm, đó chính là nền ẩm thực đặc sắc. Nền ẩm thực Việt Nam nổi tiếng không phải bởi những món “sơn hào hải vị”, những món ăn được làm bằng những nguyên liệu cao cấp. Đặc sắc trong ẩm thực Việt Nam chính từ những thứ bình dị, những loại nguyên liệu dân giã, đời thường. Một trong những món ăn trong bữa ăn hàng ngày của người dân Việt, đó chính là món canh chua cá lóc. Món canh chua cá lóc tuy vô cùng bình dị nhưng lại mang cái độc đáo, một vị ngon khác lạ mà những món ăn cầu kì, đắt tiền khác khó có thể sánh được.

Món canh chua cá lóc là một món ăn phổ biến, quen thuộc mà nếu là người Việt Nam thì đều đã từng được thưởng thức. Món canh chua cá lóc được chế biến khá đơn giản với những nguyên liệu dễ tìm trong cuộc sống nhưng lại đòi hỏi sự kì công, tay nghề của người nấu, bởi chỉ có thế mới mang lại món canh chua cá lóc ngon đúng vị của dân tộc. Canh chua cá lóc là món ăn thường thấy trong bữa cơm hàng ngày của người Việt, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức, một bát canh chua cá lóc có thể thổi bay cái nóng ngày hè, mang lại cảm giác ngon miệng, thoải mái khi dùng cơm. Món canh chua cá lóc phổ biến ở khắp các vùng miền ở Việt Nam, từ Bắc chí Nam đều quen thuộc với hương vị này.

Tuy nhiên, do đặc điểm về ẩm thực, cũng như khẩu vị của mỗi miền mà món canh chua cá lóc được chế biến với những cách thức khác nhau, nguyên liệu khác nhau, cách nêm thêm những gia vị cũng tùy thuộc vào sở thích ăn uống của mỗi người. Canh chua cá lóc được chế biến với những nguyên liệu như: cá lóc hay ở miền Bắc còn được gọi là cá quả hay cá chuối. Đây là loại nguyên liệu quan trọng nhất của món canh chua, làm nên hương vị của món ăn, ngoài ra còn có các nguyên liệu khác quan trọng không kém như: cà chua, me, hành lá, rau mùi hay còn gọi là ngò gai, gừng, tỏi để ướp cá. Các gia vị như: muối, hạt nêm, bột ngọt, nước mắm. Để nấu thành công món canh chua cá lóc, ta cũng phải làm các bước sau. Bước đầu tiên là làm sạch và ướp cá. Để cá có thể ngấm gia vị và khử đi mùi tanh vốn có của cá, người ta thường cho cá vào ướp với gừng, tỏi, muối, hạt nêm và bột ngọt. Cá có thể được cắt thành từng khoanh nhỏ hoặc để cả con, tùy theo sở thích của mỗi gia đình.

Bước thứ hai là cho mỡ lên bếp, phi hành cho vàng thơm thì cho thêm những quả cà chua thái lát để tăng thêm vị chua cũng như tạo cho bát canh chua cá lóc có màu sắc bắt mắt. Sau khi cho cà chua, ta đảo đều tay, sau đó cho thêm nước dùng, lượng nước cũng tùy thuộc vào sở thích của mỗi người. Sau khi nước dùng đã sôi, ta cho cá đã ướp vào nồi đun cùng, cho thêm những quả me hoặc những quả khế chua để tạo vị chua cho bát canh chua, ở nhiều nơi, món canh chua cá lóc còn được chế biến bởi những ngọn mùng. Tuy nhiên, khi chế biến những ngọn mùng phải hết sức lưu ý, vì nếu không làm cẩn thận thì nó sẽ gây ngứa cho người ăn. Sau khi cho cá vào, ta đun từ bẩy đến mười phút cho cá chín. Lưu ý khi đun cá, ta dùng lửa nhỏ, vì nó sẽ tạo cho món cá vị ngọt thơm hơn.

Khi cá đã chín, ta tắt bếp và cho vào nồi cá những lát hành tươi và những nhánh rau mùi đã chuẩn bị từ ban đầu. Như vậy, chỉ với những thao tác đơn giản, món canh cá lóc thơm ngon đã hoàn thành. Ta có thể bày ra bát và trang trí trên đó những nhánh ngò gai để tăng thêm tính thẩm mĩ cho món ăn. Món canh chua cá lóc có vị thơm bùi của cá lóc, vị chua dịu của nước dùng, mùi thơm của hành tươi và rau mùi làm cho món canh cá lóc trở nên vô cùng tươi ngon, nó có thể hấp dẫn vị giác của mọi người, ngay cả những người khó tính nhất cũng bị nó chinh phục. Một món canh cá lóc thành công không chỉ có hương vị mà còn nằm ở màu sắc đặc trưng của món ăn này. Nước dùng của món canh chua phải có sắc hồng của những quả cà chua, nó làm cho món ăn trở nên bắt mắt hơn, tươi ngon hơn.

Canh chua cá lóc cũng rất dễ kết hợp với những món ăn khác. Nó có thể được ăn cùng với những món mặn như: trứng, thịt, đậu…. Ngày hè nóng bức, món canh chua cá lóc được ăn với bát cơm trắng thơm dẻo, một món ăn mặn, đặc biệt là món thịt kho tàu thì bữa ăn của gia đình trở nên ngon miệng khác hẳn ngày thường. Những người trong gia đình cùng nhau thưởng thức và chia sẻ với nhau những câu chuyện trong ngày quả là rất tuyệt, nó làm cho không khí gia đình trở lên vui tươi, đầm ấm và gắn kết hơn. Món canh chua cá lóc là một món ăn rất dân giã, bình dị, dễ dàng chế biến và cũng dễ kết hợp với các món ăn khác. Vì vậy nó thường là món ăn mà các gia đình lựa chọn cho mâm cơm của gia đình mình. Nó ngon bởi chính vẻ bình dị của nó, hấp dẫn vị giác bằng chính cái dân giã của nó.

Món canh chua cá lóc là một món ăn mang đậm hồn quê, mang đậm phong cách ẩm thực của người dân Việt Nam. Chỉ cần nghe đến tên canh chua cá lóc, ta đã liên tưởng ngay đến một món ăn dân giã, đời thường. Liên tưởng ngay đến không khí bình dị mà ấm áp nơi làng quê Việt Nam, gợi nhắc đến những bữa cơm gia đình đầm ấm, xum vầy bên nồi cơm của mẹ, đến hình ảnh vui vẻ, hạnh phúc trên khuôn mặt của mỗi thành viên trong gia đình. Cái không khí ấy, hương vị ấy gợi nhắc mỗi người con xa quê nhớ về nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình, nơi mình sinh ra, lớn lên.

Tuy ở mỗi vùng miền, món canh chua cá lóc lại được chế biến với những nguyên liệu khác nhau, mang hương vị, màu sắc khác nhau. Song, cái nét chung nhất của món ăn này chính là cái vị chua rất thanh, không hề gắt, mang lại một cảm giác rất dễ chịu, thoải mái cho người thưởng thức. Cá vẫn giữ nguyên được hương vị thơm ngon của thịt cá, không tanh như những món cá thông thường, và dù ở vùng miền nào thì món canh chua cá lóc cũng không thể thiếu được vị rau mùi, hay còn được gọi với một cái tên khác đó chính là ngò gai. Đảm bảo được những yếu tố này thì ta đã có được một món canh cá lóc thành công.

Như vậy, món canh chua cá lóc là một món ăn ngon, một món ăn tiêu biểu và phổ biến trong mâm cơm của người Việt Nam. Nguyên liệu dùng để nấu canh chua cá lóc có thể dễ dàng tìm kiếm trong đời sống, cách nấu cũng rất đơn giản. Vì vậy, sự xuất hiện của món canh chua cá lóc đã trở lên vô cùng phổ biến trong thực đơn hàng ngày của người Việt Nam. Ngày nay, tuy xuất hiện rất nhiều những món ăn mới, ngon hơn, tiện lợi hơn. Song không có món ăn nào có thể thay thế món canh chua cá lóc, bởi nó đã trở thành món ăn mang bản sắc của dân tộc, của mỗi gia đình.

Từ khóa tìm kiếm

thuyết minh về món canh chua cá lóc

thuyet minh mon canh chua ca loc

thuyet minh ve mon an canh chua ca loc