Thức Ăn Loài Bò Sát / Top 4 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Các Nhóm Thức Ăn Của Bò Sát Cảnh

Vai trò của thức ăn với bò sát cảnh

Thức ăn giúp cơ thể bò sát khỏe mạnh và tăng sức đề kháng. Khi được ăn ít hoặc ăn không đủ chất, thiếu chất thì sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể yếu đi. Lúc này sức đề kháng cũng giảm đi đáng kể.

Khả năng đề kháng giảm đồng nghĩa với việc bò sát dễ mắc bệnh hơn. Do đó nếu muốn phòng tránh bệnh cho bò sát, trước tiên phải cho chúng ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng trước tiên.

Việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Điều này giúp chúng có đủ dinh dưỡng đề phát triển bình thường. Tiếp theo đó là tăng trưởng đến khi cơ thể để có thể sinh sản được.

Có mấy nhóm thức ăn của bò sát cảnh?

Tuy nhiên, thức ăn của bò sát cảnh cũng được phân ra thành các nhóm thức ăn. Điều này khá giống với con người. Việc phân thức ăn ra thành các nhóm thức ăn khá thuận tiện.

Điều này giúp tạo điều kiện tốt hơn cho việc nuôi dưỡng bò sát. Chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc cho ăn cũng như bổ sung chất dinh dưỡng cho chúng. Chính vì thế mà người ta đã phân nhóm cho thức ăn của bò sát.

Có khá nhiều người không biết về hai nhóm thức ăn chính của bò sát. Thậm chí là có nuôi bò sát rồi nhưng vẫn chưa tìm hiểu qua. Thức ăn của bò sát có hai nhóm chính. Đó là thức ăn tự nhiên và thức ăn tổng hợp.

Thức ăn tự nhiên

Nghe tên gọi của nhóm thức ăn này có thể là bạn đã hiểu được một phần tính chất của nó. Nguồn thức ăn này chủ yếu đến từ tự nhiên và không chịu tác động của con người.

Phần lớn thức ăn tự nhiên là thức ăn cơ bản của bò sát. Nguồn thức ăn tự nhiên đã chiếm đa số khẩu phần dinh dưỡng của bò sát mỗi ngày. Chính vì vậy bạn cần đặc biệt quan tâm đến nhóm thức ăn này.

Nhóm thức ăn tự nhiên được chia làm ba loại chính: đó là thức ăn thực vật, thức ăn động vật và thức ăn tạp. Việc phân chia như vậy giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chăm sóc bò sát.

Thức ăn thực vật

Đầu tiên là thức ăn thực vật. Nguồn thức ăn tự nhiên thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Nó có thể là lá cây, hoa quả, cỏ thủy sinh. Thậm chí nó còn là những cây rêu nhỏ bé.

Những loại cây hoặc cỏ như vậy rất dễ tìm kiếm ở bất cứ đâu. Nếu bạn không thể tìm được chúng ở ngoài tự nhiên thì bạn có thể trồng chúng ở nhà mình. Điều này giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi bò sát rất nhiều đấy! Những loại bò sát ăn nhiều thức ăn tự nhiên thực vật có thể kể đến như thằn lằn, rùa… Thậm chí một vài loài rắn cũng ăn nguồn thức ăn này.

Thức ăn động vật

Loại thức ăn tiếp theo là thức ăn động vật. Nó cũng được xếp vào nhóm thức ăn tự nhiên. Thức ăn này có thể là các loài côn trùng nhỏ bé như: nhện, giun đất, thằn lằn, rắn giun, cá, ếch… Hoặc cũng có thể là những động vật lớn hơn như: Chuột, thỏ…

Những loài bò sát có thể ăn thức ăn động vật nổi bật nhất là rắn. Rắn có thể ăn rất nhiều những con vật như vậy. Thậm chí nó có thể ăn những con vật có kích thước còn lớn hơn nó. Ngoài ra còn có những loài bò sát như: ếch, thằn lằn… cũng ăn động vật nhỏ.

Thức ăn tạp

Được xếp vào nhóm thức ăn tự nhiên cuối cùng đó là thức ăn tạp. Có rất nhiều loài bò sát vừa ăn được cả thực vật lẫn động vật. Chính vì vậy người ta cũng phân thức ăn tự nhiên ra một nhóm riêng này.

Thức ăn tạp bao gồm các loại cây, lá cây, tảo, các loại côn trùng, giáp xác thân mềm… Những loại bò sát ăn thức ăn tạp có thể kể đến như ba ba, thằn lằn, cá sấu…

Tuy nhiên bò sát không ăn cố định một nguồn thức ăn trong nhóm thức ăn tự nhiên. Khẩu phần ăn của chúng linh hoạt và phụ thuộc vào môi trường tự nhiên cũng như cơ thể của chúng.

Thức ăn tổng hợp cho bò sát

Thức ăn tổng hợp là gì?

Thức ăn tổng hợp là nhóm thức ăn được qua bàn tay của con người. Loại thức ăn này có thể trở thành nguồn cung cấp chất dinh dưỡng chính cho bò sát. Nếu chúng được nuôi dưỡng bởi con người.

Các loại thức ăn tổng hợp ở đây có thể là các loại thức ăn khô, cám ăn cho bò sát… Những loại thức ăn này đảm bảo chất dinh dưỡng, có thời gian bảo quản lâu.

Ưu điểm của thức ăn tổng hợp

Loại thức ăn tổng hợp được đánh giá là đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như đảm bảo hơn. Không những đầy đủ chất dinh dưỡng mà bò sát còn được ăn uống khoa học và đảm bảo hơn nữa.

Đặc biệt, mỗi một loại bò sát sẽ có một hoặc nhiều loại thức ăn tổng hợp của riêng mình. Điều này phụ thuộc vào cơ thể cũng như đặc tính của chúng. Điều này cũng giúp bò sát phát triển toàn diện nhất.

Một điểm cộng nữa cho thức ăn tổng hợp đó là bạn có thể tìm mua chúng. Các sản phẩm thức ăn tổng hợp sẽ được chế biến sẵn và bạn có thể tìm mua. Giá cả thì có rất nhiều mức giá khác nhau tùy loại sản phẩm.

Lá Đinh Lăng Loài Thuốc Quý Tốt Cho Sức Khỏe, Làm Đẹp

Thông tin chung về lá đinh lăng

Đinh lăng hay còn gọi là sâm dương, cây gỏi cá, có tên khoa học là Polyscias fruticosa L.Harras. Đinh lăng là loại cây cùng họ với nhân sâm. Danh y nổi tiếng của nước ta đã từng ví loại cây này như “cây sâm của người nghèo”. Cách ví này phần nào đã giúp chúng ta hiểu được công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.

Phân loại đinh lăng

Trên thế giới, đinh lăng được phân thành rất nhiều loài. Có thể kể tới một số loại đinh lăng phổ biến như:

Đinh lăng lá nhỏ: Đây là loại phổ biến nhất tại nước ta

Đinh lăng lá to: Hay còn gọi là đinh lăng ráng, tẻ. Lá đinh lăng của loại này to, dày hơn so với loại lá nhỏ.

Đinh lăng lá tròn: Là loại lá đinh lăng dày, mép tròn có hình răng cưa

Đinh lăng lá răng: Thường trồng làm cây cảnh, lá nở to.

Đinh lăng lá vằn: Lá đinh lăng có hình cánh hoa

Đinh lăng lá bạc: Là loại cây nhỏ, viền có màu bạc, trồng làm bonsai hoặc cây cảnh.

Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, phần thân nhẵn mịn, cao từ 0.8 – 1.5m. Lá đinh lăng là lá kép, xẻ 3 lần theo hình lông chim. Phần cuống lá nhỏ,dài và gầy, phiến lá đinh lăng hình răng cưa, đều, có mùi thơm. Hoa đinh của loại cây này có chùy ngắn, khoảng 7mm – 18mm, nhiều tán, có nhiều hoa. Nhị và tràng hoa 5, nhỏ, gầy. Quả đinh lăng dài, dẹt, dài khoảng 2 – 4mm, dày 1mm. Rễ cây cong cong queo, màu vàng nhạt, bên ngoài có màu trắng xám, nhiều lỗ nhỏ.Bộ phận thường dùng là rễ và lá đinh lăng.

Tác dụng của lá đinh lăng với sức khỏe

Lá đinh lăng chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể là 8 loại saponin oleanolic mới. Chính vì vậy, lá của loài cây này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể. Đây cũng là lý do mà lá đinh lăng được rất nhiều người ưa chuộng, thường dùng để ăn với không ít đồ ăn sống.

Bên cạnh đó, bộ phận rễ cây đinh lăng cũng chứa rất nhiều hoạt chất. Đặc biệt là vitamin và acid amin. Theo Y học cổ truyền, rễ đinh lăng có tác dụng lợi tiểu, giảm thiểu tình trạng đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh, lợi sữa, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược thần kinh, bổ khí, giải độc.Thậm chí, rễ đinh lăng còn được dùng để ngâm rượu với tác dụng bồi bổ, tăng tuổi thọ.

Bài 1: Bồi bổ cơ thể

Dùng 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch để ráo

Hãm như lá trà, dùng nước uống hàng ngày.

Bài 3: Chữa tắc sữa

Dùng 30g rễ đinh lăng khô, 1 củ gừng

Rửa sạch rễ cây, gừng đập dập

Cho các nguyên liệu vào sắc với nước

Chia làm 2 lần uống, sử dụng trong ngày

Bài 3: Chữa dị ứng, nổi mề đay

Dùng lá đinh lăng khô hoặc tươi.

Sắc lấy nước uống trong ngày

Sử dụng trong vòng 1 tuần để đạt được hiệu quả

Bài 3: Chữa hen suyễn

Dùng: Rễ đinh lăng + đậu săn + rễ dâu ta + nghệ vàng + bách bộ + rau cúc tần. Mỗi vị 10g. Gừng khô 5g, củ xương bồ 8g

Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, sắc lấy nước uống

Ngày sắc 1 thang, chia làm 2 lần, dùng hết trong ngày

Bài 4: Chữa phong thấp

15g rễ cây đinh lăng + hà thủ ô + cỏ xước + huyết rồng + thiên niên kiện (mỗi loại 10g) + 15g quế chi

Mỗi ngày sắc 1 thang, chia 2 lần, dùng hết trong ngày

Bài 5: Chữa ho khan do phế nhiệt

Rễ đinh lăng + lá xương sông + rau má + kim tiền thảo mỗi vị 20g;

Mạch môn + cam thảo + tía tô mỗi vị 16g.

Đại táo + trần bì + cát cánh mỗi vị 12g

Mỗi ngày sắc 1 thang, chia 2 lần, sử dụng trong ngày

Bài 6: Giúp lợi tiểu

Lá đinh lăng + kim tiền thảo + xa tiền thảo mỗi vị 10g

Đem tất sắc lấy nước uống

Bài 7: Chữa đau thận

Lá đinh lăng + rau ngổ + cây xấu hổ mỗi vị 40g

Râu ngô + xa tiền thảo mỗi vị 20g

Đem sắc uống thay nước

Bài 8: Chữa mất ngủ

Tang diệp + lá đinh lăng mỗi vị 20g.

Lá vông + liên nhục 16g + tâm sen 12g

Sắc lấy nước uống

Bài 9: Trị mụn

Lá đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo, giã nhuyễn, thêm muối, trộn đều

Đắp hỗn hợp lên phần da bị mụn, để trong khoảng 15 phút

Rửa lại mặt với nước sạch

Dùng 1 lần/ngày. Sử dụng trong 2 tuần để làn da được cải thiện

Bài 10: Làm trắng da

Lấy lá đinh lăng đun sôi, dùng nước để tắm

Ngâm mình trong nước lá đinh lăng từ 15 – 20 phút

Được mệnh danh là “cây sâm của người nghèo” bởi đinh lăng chứa nhiều chất saponin. Nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra một số triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn và thậm chí là phá vỡ hồng cầu. Chính vì vậy, trước khi sử dụng cần tìm hiểu thật kỹ, chỉ dùng với liều lượng vừa phải, áp dụng đúng bệnh.

Nước lá đinh lăng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người mắc bệnh về gan, thận, tiêu hóa, mất ngủ. Tuy nhiên, những người khỏe mạnh không nên dùng thay trà bởi nó sẽ gây ra một số ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Nếu dùng nước lá đinh lăng để trị bệnh thì chỉ nên dùng vừa phải, không nên uống trong thời gian quá dài.

Trên thực tế, sản phụ là những người rất thích hợp để sử dụng lá đinh lăng. Bởi nó có thể giúp các chị em giải quyết được vấn đề kinh nguyệt, tắc sữa. Vậy với đối tượng là trẻ em thì sao? Bạn chỉ có thể dùng lá cây này ở ngoài da, phơi khô lá và để ở dưới gối. Và nên nhớ rằng, tuyệt đối không được cho trẻ em uống loại nước này. Bởi cơ thể trẻ em còn non nớt, chưa phát triển toàn diện. Nếu cho bé dùng nước lá đinh lăng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé cũng như vấn đề tim mạch.

Một trường hợp nữa không được dùng nước lá đinh lăng chính là phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu.

Món ngon lạ miệng với lá đinh lăng

Món 1 – Canh lá đinh lăng nấu sườn non đậm đà

Lá đinh lăng kết hợp cùng sườn non vừa lạ miệng lại nhiều chất dinh dưỡng. Bị ngọt đậm đà của sườn non kết hợp với hương thơm đặc trưng của đinh lăng sẽ khiến cho món ăn trở nên hấp dẫn vô cùng. Hơn nữa, món canh này lại có cách chế biến vô cùng đơn giản.

100gr sườn non

200gr lá cây đinh lăng non

Gia vị: 2 muỗng hạt nêm + ¼ muỗng bột ngọt, ½ muỗng tiêu + đường.

Củ hành khô

Cách thực hiện

Bước 1: Lá đinh lăng nhặt sạch, bỏ lá già, úa, rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ.

Bước 2: Sườn non rửa sạch, cho vào nồi nước, thêm chút muối, luộc trong 2 phút để khử mùi. Sau đó để ráo, ướp cùng hành khô + muối + tiêu + đường. Để trong 15 phút cho sườn ngấm gia vị.

Bước 3: Cho một chút dầu ăn vào nồi, thêm sườn vào xào, thêm nước, đun sôi. Trong khi nước xương sôi bạn dùng muỗng hớt bọt để nước canh được trong.

Bước 4: Khi sườn chín thì cho lá đinh lăng vào, đun tới khi có mùi thơm của đinh lăng thì nêm lại gia vị, tắt bếp. Cho canh ra tô và thưởng thức.

Món 2 – Món cá kho lá đinh lăng

Bạn có biết, cá kho cùng đinh lăng là một sự kết hợp tuyệt vời? Mùi thơm của đinh lăng đã át đi mùi tanh của cá. Hương vị của cá hòa quyện cùng đinh lăng sẽ giúp các thành viên trong gia đình của bạn có được một bữa cơm đậm đà, khó quên đấy. Hãy bắt tay vào thực hiện món ngon này với các bước đơn giản sau:

Chuẩn bị nguyên liệu

Cá tươi

Lá đinh lăng

Gia vị: Nước mắm + nước hàng + bột ngọt + muối + tiêu

Cách thực hiện

Bước 1: Cá làm sạch, cắt khúc, ướp gia vị đã chuẩn bị trong 15 phút cho ngấm. Lá đinh lăng rửa sạch, cắt ngắn.

Bước 2: Đặt nồi lên bếp, thêm một chút dầu ăn, chiên qua cho se phần da cá. Sau đó thêm nước vào kho.

Bước 3: Khi nồi cá sôi, cho lá đinh lăng vào. Đun nhỏ lửa cho cá kỹ, không bị tanh. Khi nước cạn thì tắt bếp.

Món cá kho đinh lăng không hề tanh mà có mùi thơm hấp dẫn và rất lạ miệng. Nếu cá không tanh, lá đinh lăng không bị nát, gia vị vừa miệng tức là bạn đã thực hiện thành công rồi đấy.

Chuẩn bị nguyên liệu

100g tôm tươi

Lá đinh lăng

Gia vị: Muối + nước mắm + bột nêm + bột ngọt + tiêu

Cách thực hiện

Bước 1: Lá đinh lăng bỏ cọng và phần già, chỉ lấy phần lá non, rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ.

Bước 2: Tôm rửa sạch, giã nhỏ, ướp cùng tiêu + muối + nước mắm. Đun nồi nước sôi, cho tôm đã giã vào, vớt bọt cho nước trong. Nêm gia vị cho vừa ăn.

Bước 3: Cho lá đinh lăng đã cắt vào nồi nước canh tôm, khuấy đều. Chờ nước canh sôi trở lại thì tắt bếp.

Chuẩn bị nguyên liệu Cách thực hiện

Bước 1: Cá rửa sạch, đánh vẩy, khứa nhẹ vào thân cá. Đem ướp cùng muối + nước mắm + bột ngọt + tiêu. Để trong 15 phút cho cá ngấm gia vị.

Bước 2: Củ sả rửa sạch, đập dập. Lá gừng + lá đinh lăng rửa sạch, cắt khúc.

Bước 3: Lót sả đập dập vào dưới đáy nồi. Nhồi lá gừng và lá đinh lăng vào bụng cá. Phần lá còn thừa rắc lên mình cá. Cho thêm ớt tươi vào nồi.

Bước 4: Cho ½ chai bia vào nồi cá. Hấp trong 20 phút. Khi hấp để lửa nhỏ cho cá chín.

Thực Phẩm Đồng Xanh chuyên Kinh Doanh rau quả giá sỉ tại chúng tôi nhận cung cấp Đinh Lăng sỉ đơn hàng 1 triệu trở lên.

Công Thức Nấu Bò Sốt Vang Với Gấc

Vốn được xem là món ăn độc đáo bắt nguồn từ phương Tây, thế nhưng bò sốt vang lại dễ dàng chiếm được tình cảm của rất nhiều thực khách tại Châu Á. Có rất nhiều cách chế biến bò sốt vang, bạn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau tùy theo khẩu vị như thay thế rượu trắng cho rượu vang, hoặc sử dụng gấc thay thế cho cà chua…

Bò sốt vang với gấc – Món ăn ngon được nhiều người yêu thích (Ảnh: Internet)

Thịt bò sau khi mua về rửa sạch, trần qua nước sôi một lượt rồi thái thành miếng vừa ăn theo hình con chì.

Cắt thịt bò thành miếng vừa ăn (Ảnh: Internet)

Gừng, tỏi bỏ vỏ, đập dập rồi băm nhỏ. Cà rốt, khoai tây nạo sạch vỏ, rửa sạch rồi bổ miếng vuông vừa ăn.

Hành tây bóc vỏ, cắt theo hình hạt lựu hoặc cắt hình múi cau. Gấc bổ đôi, khéo léo lấy phần thịt gấc rồi bỏ đi phần hạt.

Ướp thịt cùng gia vị cho ngấm đều

Để món ăn thêm thơm ngon, đậm vị bạn nên ướp phần thịt trước khi chế biến. Cho thịt bò vào tô, thêm tỏi băm, nước mắm, hạt tiêu, đường, ngũ vị hương, rượu vang, chút ớt, sốt cà chua, gấc và rượu vang (phần rượu vang bạn cũng có thể cho trực tiếp vào khi nấu mà không cần ướp trước. Trộn đều các nguyên liệu với nhau rồi ướp trong khoảng 20 phút.

Bắc chảo sâu lòng lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng. Cho tỏi băm vào phi thật thơm, cho phần thịt bò đã ướp vào xào cho săn lại trong khoảng 5 phút. Cho thêm 1 tô nước rồi hầm thịt bò cho tới khi chín.

Khi thấy thịt bò đã gần chín thì thêm khoai tây, cà rốt, hành tây vào hầm cùng nhau cho đến khi cạn nước cho đến khi nước sốt sền sệt lại. Nếm gia vị cho vừa ăn.

Múc thịt bò vào dĩa, trang trí cho đẹp mắt rồi thưởng thức khi còn nóng cùng với cơm hoặc bánh mì sẽ thơm ngon hơn.

Thưởng thức món ăn cùng với bánh mì hoặc cơm nóng (Ảnh: Internet)

Món ăn đạt yêu cầu là khi phần thịt bò có màu đỏ sóng sánh, thịt mềm vừa không dai, khoai tây ngọt, cà rốt chín mềm. Món ăn đậm vị, nước sốt sệt vừa phải, có độ béo và màu sắc đỏ thẫm đẹp mắt.

Thức Ăn Cho Cá Lóc Bạn Cần Biết

Hẳn các bạn cũng biết thói quen cố hữu của cá lóc là thích ăn mồi còn sống. Loại mồi này có trong đời sống hoang dã, và trong môi trường sống của chúng vốn rất đa dạng. Lúc còn là cá bột, rồng rồng thì có vô số thức ăn dành cho rồng rồng. Và khi đã trở thành cá tràu, cá lóc thì thức ăn của chúng lại càng phong phú hơn.

Bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu với các bạn các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo để nuôi cá lóc, ngoài ra các cần thủ câu cá lóc cũng có thể nghiên cứu để chọn lựa loại mồi câu lóc bén nhất cho mình.

A. Thức ăn có trong tự nhiên

Trong ao hồ, bàu đìa … nước lưu cữu tù đọng lâu ngày, lại có nhiều cây cỏ thực vật thuỷ sinh là nơi sinh sôi nảy nở hằng hà sa số các loại động vật phù du, tuy nhỏ nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng. Đó là chưa nói đến nhiều loại cá nước ngọt nhỏ con khác, hình như trời sinh chúng ra là để làm mồi cho cá lóc.

Cá lóc vốn là giống lớn con, tạp ăn và phàm ăn, nó hung hăng tàn sát các loại cá khác, nếu đó là con mồi vừa với độ rộng của miếng chúng. Trừ giai đoạn cá lóc còn là rồng rồng, thân chỉ bé bằng hạt tấm, hạt gạo.

1. Thức ăn dành cho rồng rồng

Rồng rồng trong ba ngày tuổi đầu đời không ăn thức ăn bên ngoài, vì còn chờ tiêu hết phần noãn hoàng còn nằm trong bụng. Đây là chất bổ dưỡng lại có nhiều kháng sinh giúp cá sơ sinh sống mà không cần ăn uống trong mấy ngày đầu. Từ ngày tuổi thứ tư trở đi, rồng rồng mới trồi lên mặt nước, và từ đó tự túc kiếm mồi tự nhiên để ăn. Chúng không phải vất vả tìm đâu xa, vì trong môi trường sống tự nhiên của chúng, dù đó là kênh rạch, ruộng ao … cũng có vô số loại thức ăn cho chúng như:

Lăng quăng: Còn gọi là cung quăng hay bọ gậy. Đây là ấu trùng của muỗi, chúng nổi lên từng đám lớn trên mặt nước ao hồ, mương rãnh, nơi có nước tù đọng và yên tĩnh. Chỉ khi nào bị động chúng mới lặn nhanh xuống đáy, nhưng sau đó lại trồi lên ngay. Đây là thức ăn vừa miệng và không bao giờ thiếu mà rồng rồng rất thích ăn. Vớt lăng quăng nên vớt vào lúc sáng sớm, lúc mặt trời chưa ló dạng mới được nhiều

Bo bo: Bo bo còn có tên là con đỏ hay hồng trần. Giống này sinh sôi nảy nở rất nhanh. Chúng nổi lên thành từng đám dày đặc trên mặt nước ao hồ, mương rãnh vào buổi sáng tinh mơ. Rồng rồng rất thích ăn loại động vật phù du có thân còn nhỏ hơn con lăng quăng này. Đời sống của bo bo tối đa chỉ có hai tuần, nhưng chúng sinh sản nhanh lắm. Một cặp bo bo nếu nuôi một năm, sẽ sản sinh ra cả một đàn con cháu, chắt chít lên đến cả trăm tỉ con. Chúng có thể sinh sản bằng hai cách đơn tính và lưỡng tính.

Sinh sản đơn tính là bo bo cái không cần giao phối với bo bo đực mà vẫn đẻ trứng bình thường. Có điều nó đẻ ra mười trứng một lứa thì cả mười trứng đó đều nở ra bo bo cái cả. Những con bo bo cái con này, mỗi con cũng đẻ ra mười trứng, và trứng đó cũng chỉ nở ra toàn bo bo cái mà thôi.

Còn cách sinh sản lưỡng tính là bo bo đực cái giao phối với nhau, cũng sinh ra mười trứng nhưng trứng có thụ tinh. Và những trứng này khi nở ra sẽ có cả đực lẫn cái.

Được biết, trong điều kiện thuận lợi về khí hậu, và môi trường sống tốt (thường là vào mùa mưa), bo bo cái sẽ sinh sản đơn tính. Ngược lại, trong điều kiện khô hạn, thiếu thốn thức ăn (thường vào mùa nắng) bo bo mới sinh sản lưỡng tính. Trứng được thụ tinh có vỏ bọc bên ngoài, có chứa chất dinh dưỡng bên trong, có thể lây lất như vậy trong nắng gió lâu ngày, chỉ chờ có mưa mới chịu nở.

Lăng quăng và bo bo đều dễ nuôi. Nhưng lăng quăng sẽ sinh ra muỗi hại người nên nuôi có hại. Nếu nuôi cá bột hay rồng rồng thì các bạn nên chịu khó tìm đến các mương rãnh vớt lăng quăng về cho chúng ăn. Riêng bo bo thì nên nuôi. Chỉ cần sắm một vài cái xô hay thau cũ (nuôi nhiều thì dùng lu, khạp), vớt bo bo bên ngoài về gây giống. Thức ăn nuôi chúng chỉ là một miếng chuối chín nhỏ bằng lóng tay, hay một chút lòng đỏ trứng luộc cũng đủ cho cả vạn con bo bo ăn được khoảng nửa tháng rồi! Khi nuôi, chúng sinh sản đến đâu ta cứ vớt lên cho cá ăn dần.

Bọ độc nhãn: Còn gọi là bọ một mắt, thuộc bộ chân kiếm, lớp giáp xác, ngành chân khớp, mình màu xanh xám và nhỏ gần như mắt thường không nhìn thấy được. Đây là động vật phù du có nhiều trong tất cả mọi môi trường sống của cá lóc, chúng là nguồn thức ăn bổ dưỡng cho cá bột.

Trùng Artemia: Thuộc lớp giáp xác, ngành chân khớp, sống được ở môi trường nước mặn, nước lợ và cả nước ngọt. Loại này sinh sản vô tính và sinh sản quanh năm. Cá bột và rồng rồng thích ăn loại trùng này.

Trùn chỉ: Còn gọi là giun ống. Thân trùn chỉ rất nhỏ, có chiều dài khoảng 3cm, thân màu đỏ bầm như huyết. Loại trùn này sống ở ao hồ sông rạch, cuộn lại với nhau thành từng nùi lớn, trong đó có cả trăn cả ngàn con. Rồng rồng và cả cá tràu, cá lóc khi lặn xuống sát đáy ao hồ thường “trúng” loại mồi này, vốn là món mà chúng rất khoái khẩu. Trùn chỉ sống bằng thức ăn hữu cơ đã thối rữa, nên khi bắt hay mua về, trước khi cho rồng rồng ăn ta nên ngâm vào thau nước sạch một vài giờ, sau đó mới vớt ra cho rồng rồng ăn dần.

Daphnia: Rận nước Daphnia thuộc bộ râu chỉ, lớp giáp xác, thân nhỏ sống nhiều ở ao hồ và mương rãnh tù đọng, là thức ăn thích khẩu của cá bột và cả rồng rồng.

Ngoài những loại động vật phù du vừa kể, rồng rồng còn tìm được những loại thức ăn béo bổ khác như thuỷ trần, trứng nước, trùng cỏ, trùn bánh xe, giun đốt, giun bùn …

Những loại động vật nhỏ này, có loại mắt thường không trông thấy, vì thân chúng chỉ dài khoảng 0,1 mm mà thôi, nhưng đa số lại chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của rồng rồng. Vả lại đây lại là thứ thực phẩm mà cá bột cũng như rồng rồng thích ăn.

Do thức ăn của các loài động vật phù du này chủ yếu là các chất động thực vật thối rữa nên rất dễ nuôi. Chúng lại sinh trưởng rất nhanh, nên nếu có sẵn phương tiện để nuôi như ao hồ mương rãnh, ta có thể nuôi để tạo nguồn thức ăn cho cá.

2. Thức ăn cho cá lóc

Thức ăn có sẵn trong môi trường sống của cá lóc rất đa dạng như cá trê, rô, chép, giếc, sặc bướm, rô phi, lươn, lệch, cua đồng, tôm tép và nhất là ếch nhái … Hễ con mồi nào vừa miệng là làm mồi cho cá lóc cả.

Có thể nói từ ruộng cạn đến ruộng sâu, bất kể những động vật lớn nhỏ gì sống chung với cá lóc đểu là mồi ngon của cá lóc. Ngay đồng loại của nó như cá tràu, rồng rồng, cá lóc lớn cũng không tha.

Nhờ có hàm răng sắc bén, nhờ vào tính háu ăn, vồ mồi mạnh bạo, nên cá lóc được mệnh danh là giống cá đồng dữ nhất. Do cách ăn mạnh như vậy nên cá lóc rất mau lớn.

Trong ao nuôi cá lóc, người ta thường thả cá rô phi, cá sặc, cá mè trắng và nuôi chung. Nhưng giống cá này sinh sản rất nhanh, sẽ cung cấp mồi sống nuôi cá lóc.

B. Thức ăn nhân tạo

Trước đây ba bốn mươi năm, không mấy ai nghĩ được rằng, cá lóc có thể ăn thức ăn do con người chế biến ra mà sống được. Vì vậy, thời trước thức ăn cho cá lóc trong ao hồ ông bà ta chỉ biết trông cậy vào nguồn thức ăn có sẵn trong môi trường sống của cá lóc mà thôi. Nuôi theo cách đó không ai thả nuôi với mật độ dày. Và cũng vì lẽ đó mà ngành nghề nuôi cá nói chung, cá lóc và ếch nói riêng suốt một thời gian quá dài cứ dậm chân tại chỗ, không sao phát triển mạnh được.

Ngày nay, bắt tay vào việc nuôi cá lóc công nghiệp ta phải tập cho chúng ăn thức ăn tự mình chế biến mới có thể nuôi được số lượng nhiều, nuôi với mật độ dày, trong đó xem thức ăn có sẵn trong môi trường tự nhiên của cá là phụ, còn thức ăn nhân tạo dành nuôi cá lóc hàng ngày mới là thức ăn chính.

Do cá lóc và cá lóc bông chỉ ăn loại mồi tươi sống, mà loại mồi này không phải vùng nào cũng có sẵn quanh năm. Mà dù có ở cận kề các bến cảng, các vựa cá tôm ở chợ đầu mối đi nữa thì giá cả cũng quá đắt. Vì vậy, nếu không đủ điều kiện để nuôi các loại cá mồi thì ta chi còn cách tập cho cá lóc ăn thức ăn chế biến, vừa hạ được giá thành thức ăn, vừa tránh được nạn khan hiếm.

Thức ăn chế biến dành nuôi cá lóc đa phần vẫn là đạm động vật và phần ít đạm thực vật.

Nguồn thức ăn đạm động vật gồm có các loại cá tạp, tôm tép, cua đồng, ốc ma, ốc bươu vàng, đầu tôm, phế phẩm lấy ra từ các lò mổ … tất cả được chế biến thành bột hay xay nhuyễn rồi nấu chín, hoặc có thể cho cá ăn tươi sống.

Nguồn thức ăn đạm thực vật cũng phong phú, như bột bắp, bột gạo, cám tấm tạo, các loại đậu, khoai, sắn và các loại củ quả.

Thức ăn chế biến thường pha trộn theo công thức 70 phần trăm thức ăn đạm động vật và 30 phần trăm thức ăn đạm thực vật. Sau đó nấu chín, để nguội rồi cho cá ăn.

Xin được lưu ý các bạn là không chỉ riêng cá lóc không thôi mà các loài chim thú và cá khác cũng vậy, chúng không thể thích nghi ngay được với thức ăn mới lạ có mùi vị lạ. Vì vậy, khi cho cá ăn thức ăn chế biến ta phải có cách tập từ từ để cho vật nuôi quen dần cho đến một lúc nào đó chúng mới chấp nhận thức ăn mới.

Để tập luyện, tuần đầu ta nên tăng lượng thức ăn đạm động vật nhiều hơn, đến tuần kế tiếp bớt dần lại. Tốt nhất là nên tập cho cá ăn từ lúc còn là cá bột, là rồng rồng. Tuy vậy, cũng cần theo dõi thường xuyên đến sức ăn của cá để tuỳ chỉnh gia giảm lượng thức ăn cho hợp lý vào những bữa ăn kế tiếp.

Cá lóc tuy lớn con, tính háu ăn, nhưng tiêu tốn một lượng thức ăn không nhiều. Lượng thức ăn trong ngày của cá lóc cũng từ 8 đến 10 phần trăm so với trọng lượng cá trong ao.

Để tăng một ký thịt, cá lóc tiêu tốn một lượng thức ăn từ 4kg đến 5kg cá rô phi, hoặc từ 5kg đến 6kg thức ăn chế biến mà thôi. Do lẽ đó, ta nên dành cho cá thức ăn có phẩm chất tốt, còn mới, như vậy mới có nhiều chất bổ dưỡng cho cá mau lớn. Và, dứt khoát đổ bỏ những thức ăn đó có mùi ôi thiu mốc hỏng.

Để đỡ một phần chi phí, ta nên tận dụng các nguồn thức ăn cho cá nuôi có sẵn tại địa phương để không bị khan hiếm, giá cả lại rẻ, đỡ tốn hao công của khi di chuyển.