Thịt Heo Làm Món Gì Cho Bé / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Cháo Thịt Heo Cho Bé

Cháo thịt heo cho bé có lẽ là một trong những món ăn thân quen nhất mà không một bé ăn dặm nào có thể bỏ qua. Ngoài ra, đây còn là món ăn cực kì bổ dưỡng và có lợi cho bé.

Vậy mẹ đã có trong tay các công thức nấu cháo thịt heo? các lợi ích của món ăn này cũng như cách phòng tránh những nguy hiểm cho bé từ món ăn này chưa ạ?

PinkSpoon đã chuẩn bị hết tất cả những thông tin này và mang tới cho mẹ qua bài viết này rồi đó ạ.

Chúng ta bắt đầu ngay thôi nào mẹ ơiiiii

Giá trị dinh dưỡng của thịt lợn

Thịt lợn là một trong những loại thịt đỏ phổ biến trên toàn thế giới. Đặc biệt là ở các vùng phía Đông Châu Á. Một số tôn giáo có thể cấm tiêu thụ thịt lợn như trong đạo Hồi và người Do Thái. Thịt lợn cũng là loại thực phẩm giàu protein và chất béo.

Trong 100g thịt lợn đã nấu chín có thể cung cấp các giá trị dinh dưỡng như sau:

Calories: 297

Nước: 53%

Protein: 20.9g

Carbs: 0g

Đường: 0g

Chất xơ: 0g

Chất béo: 20.8g

Protein

Cũng như các loại thịt khác, phần lớn thịt lợn được cấu thành lên từ protein.

Protein trong thịt lợn ở các bộ phận có cấu trúc khác nhau. Nhưng trung bình phần nạc sẽ chiếm khoảng 26%.

Khi được sấy khô, lượng nạc này có thể tăng lên tới 89% và trở thành một trong những loại thực phẩm giàu protein nhất.

Protein của thịt lợn chứa đầy đủ 9 loại acid amin thiết yếu cần thiết cho sự duy trì và phát triển của cơ thể. Chính vì lý do này, ăn thịt lợn có tác dụng tốt với việc xây dựng cơ thể, phục hồi chấn thương. Các bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc các đối tượng cần phát triển, sửa chữa khối cơ nhiều như trẻ em được khuyên nên sử dụng thịt lợn.

Chất béo

Ngoài protein, trong thịt lợn chứa chủ yếu là chất béo.

Chất béo chiếm khoảng 10 – 16% thành phần trong thịt lợn. Tỉ lệ này có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí được sử dụng, cách sử dụng và nhiều yếu tố khác.

Chất béo (mỡ) trong đó cũng là loại thường xuyên được sử dụng trong chế biến và nấu ăn.

Tương tự như các loại thịt đỏ khác, thành phần chất béo trong thịt lợn bao gồm cả chất béo bão hòa và chất béo không bão hòa với tỉ lệ gần sấp sỉ nhau.

Trong 100g thịt lợn chứa khoảng 7.7g chất béo bão hòa, 9.3g chất béo chưa bão hòa đơn và 1.9g chất béo chưa bão hòa đa.

Vitamin và chất khoáng

Thịt lợn cũng là một nguồn cung cấp các loại vitamin và chất khoáng như:

Thiamin (vitamin B1)

Không giống như các loại thịt đỏ khác thịt bò, thịt cừu… Thịt lợn rất giàu thiamine – một loại vitamin nhóm B có vai trò quan trọng đảm bảo nhiều chức năng trong cơ thể.

Selenium

Thịt lợn chứa 1 lượng lớn selenium. Nguồn tốt nhất của chất khoáng quan trọng này đó là từ các sản phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, hải sản, trứng và sữa.

Kẽm

Một loại chất khoáng quan trọng khác có trong thịt lợn đó là kẽm. Kẽm cần thiết cho sự phát triển của bão và hệ miễn dịch.

Vitamin B12

Hầu như chỉ được tìm thấy trong các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Vitamin B12 giữ vai trò quan trọng đối với quá trình đông máu và đảm bảo chức năng của não. Thiếu vitamin B12 có thể là nguyên nhân gây ra thiếu máu cũng như các bất thường của tế bào thần kinh.

Vitamin B6

Đây là vitamin quan trọng nhất đối với sự phát triển của tế bào hồng cầu.

Niacin (vitamin B3)

Đây cũng là một trong những vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt là trong sự tăng trưởng và chuyển hóa các chất.

Phosphorus

Chiếm số lượng lớn trong nhiều loại thực phẩm. Photpho cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Đồng thời phospho cũng phối hợp cùng canxi để làm tăng hiệu quả hấp thu canxi vào xương. Giúp bé cao lớn khỏe mạnh hơn.

Sắt

Nhắc tới các loại thịt đỏ đặc biệt là thịt lợn chúng ta không thể không nhắc tới sắt. Trong thịt lợn hàm lượng sắt thấp hơn so với thịt bò và thịt cừu. Tuy nhiên, tỉ lệ hấp thu và tiêu hóa của thịt lợn lại cao hơn.

Một số hợp chất khác có trong thịt lợn

Bên cạnh các loại vitamin và chất khoáng. Các sản phẩm từ động vật như thịt lợn cũng bao gồm các loại hoạt chất sinh học có tác dụng tích cực tới sức khỏe.

Creatine

Có nhiều trong các loại thịt. Chức năng của creatine như một nguồn năng lượng cho cơ của bạn. Nó tham gia hỗ trợ xây dựng cơ thể, thúc đẩy quá trình tăng cơ, duy trì các cấu trúc.

Taurine

Được tìm thấy trong các loại cá, thịt. Taurine là một loại acid amin chống oxy hóa trong cơ thể. Chế độ ăn hàng ngày có bổ sung taurine tốt cho tim và chức năng cơ.

Glutathione

Đây là một chất chống oxy hóa thường được tìm thấy số lượng lớn trong các loại thịt. Một chất chống oxy hóa cần thiết. Vai trò chủ yếu của glutathione là tham gia vào quá trình chống viêm, làm sạch cơ thể.

Cholesterol

Cholesterol là thành phần không thể thiếu trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ nhỏ. Trong khi đó rất nhiều cha mẹ lại lo sợ cho bé dùng các sản phẩm nhiều cholesterol sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé.

Nhưng thực tế, trong những năm tháng đầu đời đặc biệt là trước 2 tuổi trẻ cần được cung cấp đủ cholesterol từ động vật để có thể phát triển não bộ và hệ nội tiết được bình thường.

Lợi ích của thịt lợn

Thịt lợn có chứa nhiều loại vitamin, chất khoáng tốt cho cơ thể. Chúng cũng rất giàu protein. Thịt lợn cũng là một phần không thể thiếu trong nhiều chế độ ăn. Các lợi ích của thịt lợn có thể kể tới như sau.

Giúp bé xây dựng cơ bắp phòng suy dinh dưỡng

Cũng như phần lớn các loại thực phẩm động vật khác. Thịt lợn rất giàu protein.

Trong rất nhiều trường hợp, việc mất khối cơ còn được coi là suy mòn khi chỉ số khối cơ giảm xuống mức thấp. Làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm sức đề kháng trẻ dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn… Suy mòn này thường xảy ra ở người già, bệnh nhân ung thư và các trẻ em suy dinh dưỡng nặng.

Ăn thịt lợn hoặc các loại thực phẩm giàu protein khác chắc chắn sẽ là phương pháp an toàn và hiệu quá giúp đảm bảo nạp đủ lượng protein theo nhu cầu. Từ đó giúp bảo tồn khối cơ cho bé.

Thịt lợn và các bệnh tim mạch

Các bệnh về tim mạch là nguyên nhân chính của nhiều ca chết trước tuổi trưởng thành trên toàn thế giới.

Nó bao gồm rất nhiều loại bệnh trong đó có thể kể tới như: bệnh đau tim, đột quỵ, tăng huyết áp…

Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng: việc tiêu thụ lượng lớn thịt đỏ không phải là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch. Quan trọng ở đây là những đứa trẻ ăn quá nhiều thịt thường sẽ ít ăn rau, trái cây và lười hoạt động thể lực.

Cholesterol trong chế độ ăn cũng ít có ảnh hưởng tới các vấn đề về sức khỏe tim mạch. Mà các chất béo bão hòa mới là nguyên nhân chủ yếu.

Phát triển não bộ

Trong thịt heo có chứa một lượng lớn cholesterol có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và phát triển não bộ. Ngoài ra nó cũng chứa Taurine, vitamin B12, vitamin B6…. tốt cho trí não của trẻ.

Điều gì cần quan tâm khi cho bé dùng thịt lợn?

Sán dây lợn

Sán dây lợn là một loại kí sinh tại đường ruột. Chúng có chiều dài khoảng từ 2 – 3 mét. Và dễ dàng nhiễm phải khi ăn thịt lợn sống hoặc thịt lợn tái.

Tại các nước đã phát triển tỉ lệ nhiễm thường thấp. Tuy nhiên, chúng khá cao tại các vùng như: Châu Phi, Châu Á, ở trung tâm và phía Bắc nước Mỹ.

Mặc dù việc nhiễm loại sán này ít khi nào gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Nhưng nó được biết tới là có khả năng hàng đầu kết hợp gây ra bệnh lang. Ước tính có thể ảnh hưởng tới gần 50 triệu người mỗi năm.

Giun tròn kí sinh

Trichinella là một trong những loại giun tròn kí sinh gây ra bệnh sán dây lợn và nhiễm trùng huyết. Ăn thịt lợn sống hoặc tái có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm loại giun này. Đặc biệt là đối với các loại thịt lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Các triệu chứng có thể bắt gặp khi mắc phải chúng là:

Tiêu chảy

Đau bụng

Nôn

Ợ nóng

Ngoài ra, bệnh cũng có thể kèm theo một số triệu chứng khác: yếu cơ, đau cơ, sốt, sưng vùng quanh mắt.

Nguy cơ nhiễm cũng gia tăng ở các đối tượng như: người già, trẻ em, những người mới ốm dậy và có sức đề kháng yếu. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể gia tăng và gây ra tử vong.

Nhiễm độc tố Toxoplasma

Toxoplasma gondii là tên khoa học của một loại vi khuẩn kí sinh có kích thước hiển vi.

Nó được tìm thấy trên toàn thế giới. Ước tính có thể bắt gặp ở 1/3 số người.

Ở các nước đã phát triển như Mỹ, nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm loại vi khuẩn này là do ăn thịt lợn sống hoặc thịt lợn chưa được nấu chín.

Thông thường nhiễm Toxoplasma gondii không gây ra triệu chứng. Nhưng nó có thể dẫn đến một tình trạng là nhiễm độc toxoplasmosis ở những người có hệ miễn dịch yếu.

Các triệu chứng nhiễm độc toxoplasmosis thường nhẹ, nhưng nó có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thậm chí có thể đe dọa tính mạng ở những người có hệ miễn dịch yếu.

Các món cháo thịt heo cho bé

Thịt heo bằm nhỏ: 30g

Hạt sen: 20g

Hành tím: Băm nhuyễn

Nước dashi rau củ

Dầu ăn: 2 thìa 5ml

Cháo trắng: 1 bát con

Cách làm

Bước 1

Hạt sen mẹ rửa sạch rồi đem luộc chín để bỏ phần nước chát. Mẹ có thể ngâm hạt sen trước khi nấu để hạt sen mềm, bùi hơn.

Bước 2

Cho 2 thìa cafe dầu ăn cùng hành tím phi thơm. Thịt heo cho vào nước dashi đánh tan ra để tránh thịt bị vón cục khi nấu. Cho phần thịt heo vào đảo đều cùng với hành tím. Tới khi thịt săn lại mẹ cho tiếp nước dashi vào đun ở lửa nhỏ cho thịt mềm.

Hạt sen sau khi luộc chín mẹ giã nhỏ.

Bước 3

Cho cháo và hạt sen đã giã nhỏ vào nấu cùng phần thịt lợn. Đợi cháo sôi chừng 5 phút bắc ra để nguội là có thể cho bé dùng.

Thịt heo bằm: 30g

Rau ngót: 20g

Hành tím: 1 củ

Nước dashi

Dầu ăn: 10ml

Cháo trắng: 1 bát con

Cách làm

Bước 1

Đầu tiên mẹ cho 2 thìa dầu ăn và phi thơm hành tím. Cho nước dashi vào đánh tơi thịt heo để nấu cháo không bị vón cục. Sau khi hành đã vàng thơm. Mẹ cho phần thịt heo vào nấu cùng. Đảo đều.

Tiếp tục cho thêm nước dashi để hầm cho thịt heo chín mềm trong 5 phút.

Bước 2

Cho cháo trắng mẹ đã chuẩn bị vào nấu cùng thịt và đánh tan. Sau đó cho phần rau ngót vào. Khuấy đều. Đun tiếp trong khoảng 10 phút là cháo chín.

Cháo trắng: 1 bát con

Thịt heo nạc: 30g

Khoai lang: 1 miếng nhỏ (10g)

Cà rốt: 1 miếng nhỏ (10g)

Dầu ăn: 10ml

Cách làm

Bước 1

Khoai lang và cà rốt mẹ đem rửa sạch, gọt vỏ rồi đem đi luộc chín.

Thịt lợn rửa sạch băm nhỏ.

Bước 2

Khoai lang và cà rốt sau khi chín mẹ lấy ra bát rồi nghiền nhỏ.

Cho thịt heo cùng 2 thìa dầu ăn vào chảo đảo đều cho tới khi thịt heo săn lại.

Bước 3

Cho tất cả các nguyên liệu: cháo trắng, thịt heo đã nấu chín, khoai lang và cà rốt nghiền thêm 1 chút nước vào nồi. Nấu ở lửa nhỏ, khuấy đều liên tục cho tới khi cháo sôi.

Đun tiếp trong 5 phút. Tắt bếp để nguội và cho bé dùng.

Cháo thịt heo thần tốc cho mẹ và bé

Chưa kể mẹ còn phải tính toán, xem xét xem làm sao lượng thực phẩm này đã cân bằng?

Chọn địa điểm mua như thế nào để đảo bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé?

Đừng lo ! mẹ ơi. Tại PinkSpoon mọi thứ đều trở nên cực kì đơn giản. Mẹ chỉ cần nhận vào link fanpage của PinkSpoon còn lại mọi việc cứ để PinkSpoon lo ạ.

Không chỉ có 3 món cháo ở trên đâu ạ. PinkSpoon mang tới cho mẹ và bé hơn 100 set nguyên liệu công thức nấu cháo với đủ các loại thực phẩm cần thiết cho bé nhà mình.

Các công thức này đều được các chuyên gia dinh dưỡng tính toán cẩn thận về khối lượng và thành phần các chất trong đó sao cho phù hợp nhất với từng độ tuổi.

Chưa hết, một điều mẹ cực kì yên tâm đó là: Toàn bộ nguyên liệu tại PinkSpoon đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé mẹ ạ.

Kết luận

Vai trò nổi bất của thịt lợn có thể kể tới như:

Giúp hỗ trợ và tăng cường sản xuất khối cơ

Cung cấp lượng sắt hem dồi dào phòng thiếu máu

Bổ sung cholesterol, taurine hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ nhỏ.

Tăng cường các chất oxy hóa giúp phòng các bệnh nhiễm trùng.

Về mặt tiêu cực. Nên tránh tiêu thụ thịt lợn chưa nấu chín và thịt lợn nấu quá chín.

Thịt lợn nấu quá chín có thể chứa các chất gây ung thư. Trong khi đó ăn thịt lợn sống và thịt lợn chưa nấu chín có thể là nguyên nhân khiến bé và cả gia đình mắc các loại kí sinh trùng nguy hiểm.

Tiêu thụ một lượng vừa phải thịt lợn được chế biến đúng cách được coi là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Xương Heo Nấu Gì Ngon? Cách Nấu Xương Heo Hầm Bí Đỏ Ngon Và Dinh Dưỡng Cho Bé

Cách hầm xương ông heo đúng cách

Công thức nấu nước lèo ngon, đậm đà

Mẹo chọn xương ống heo ngon

Xương heo nấu món gì ngon?

Nếu bạn hầm xương heo ngon trong các món canh, món nước như: bún, phở, lẩu sẽ làm cho nước dùng ngọt mà không cần sử dụng quá nhiều bột ngọt.

Vị ngọt tự nhiên bao giờ cũng tốt hơn các vị ngọt nhân tạo do sử dụng quá nhiều bột ngọt.

Bí quyết nấu nước dùng ngon từ xương heo

hãy dùng các loại xương heo nhập khẩu đông lạnh. Nhờ những công nghệ tiên tiến từ việc cấp đông, thực phẩm đông lạnh vừa giúp bạn bảo quản lâu lại vẫn giữ được mùi vị như lúc đầu.

Nên chú ý đến việc dùng lòng trắng trứng gà , vì với những thực khách khó tính, mùi tanh của lòng trắng trứng gà sẽ gây sự khó chịu cho họ.

Với các gia vị tạo mùi như: hồi, quế, sá sùng, hành củ, tỏi, sả, gừng, thơm (dứa)… bạn cần bóc vỏ, rửa sạch bụi bẩn và nướng hoặc rang cho thơm.

Một bí quyết cho việc nấu nướng dùng trong, đến từ việc ninh xương heo. Trong quá trình ninh xương heo, thời gian đầu bạn nên để lửa lớn cho nhanh sôi,

nên cho vào ninh ngay từ đầu. Còn các nguyên liệu tạo hương vị như: rau hồi, quế, sả, gừng… thì sau khi đã ninh xương được 2/3 thời gian mới cho vào.

Thời gian thông thường để ninh hay hầm xương heo là tầm 2 tiếng. Nếu bạn hầm bằng nồi áp suất thì sẽ nhanh hơn.

Nhưng có một lưu ý nên nhớ khi hầm xương heo bằng nồi áp suất là: “Hãy thực hiện các bước sơ chế xương bằng nồi thông thường trước khi cho vào nồi áp suất”.

Nguyên liệu chuẩn bị khi nấu xương heo hầm bí đỏ:

Bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như: xương heo, bí đỏ, muối, giấm, táo, hành,… Trong đó cụ thể như sau:

Cách nấu xương heo hầm bí đỏ ngon:

Cực kỳ dễ ăn và giàu chất dinh dưỡng, cũng như hàm lượng canxi cao có từ xương.

Cập nhật bảng giá thịt heo mới nhất năm 2020 Công thức nấu món da heo chiên giòn Công thức nấu món gà hấp mầm nhỉ cực ngon

Món Ngon Cho Bé Từ Thịt Lợn

Thịt lợn có thể chế biến được những món sau:

– Thịt lợn (hoặc sườn non) kho với trứng cút, cho bé ăn cùng cơm.

– Thịt lợn nhồi đậu phụ, đem hấp chín rồi tưới nước sốt cà chua lên trên.

– Thịt lợn băm nhỏ, nhồi vào bí đao, nấu canh ăn ngọt và mát. Hoặc canh bí đao, nấu với thịt lợn băm và nấm đông cô.

– Thịt lợn băm nhỏ, trộn chung với trứng, nấm rơm, đem hấp cách thủy.

– Cháo cật (lợn) băm nấu với cải thảo. Hoặc cháo thịt lợn băm nấu với đậu cô-ve.

– Cháo thịt nạc nấu với rau muống xắt nhuyễn. Thịt lợn xào chín với dầu ăn. Khi cháo chín thì cho thịt lợn và rau muống xắt nhuyễn vào.

– Cháo thịt lợn nấu với bí đỏ. Bí đỏ thái hạt lựu cho vào cùng cháo, ninh cho mềm. Thịt lợn băm nhuyễn, xào riêng. Cháo chín thì cho thịt lợn vào.

– Cháo gan (lợn) cà chua. Gan làm sạch, cắt nhỏ, ướp chút nước mắm. Cho gan và cà chua vào xào chín trước. Cháo ninh chín thì trút gan vào.

– Cháo sườn non nấu cùng đậu Hà Lan. Sườn ninh nhừ, thành nước, gỡ thịt nạc, xé nhỏ. Đậu Hà Lan ngâm, lột bỏ vỏ. Cho thịt nạc và đậu Hà Lan cùng gạo vào nấu thành cháo.

– Cháo thịt lợn với bí đao. Thịt lợn băm nhuyễn, hòa tan vào nước, nấu chín. Cho bí đao đã băm nhuyễn vào, nấu chín tiếp. Chờ cháo sôi, cho thịt và bí đao vào.

– Cháo đậu đỏ, thịt lợn và mướp hương. Đậu đỏ hấp chín, tán nhuyễn; thịt lợn băm nhuyễn: mướp bỏ hạt, băm nhuyễn. Cho thịt lợn vào bát nước đánh tan, nấu sôi. Cho mướp vào, chờ sôi lại. Bắc xuống, cho đậu đỏ vào, khuấy đều. Chờ cháo sôi, cho hỗn hợp trên vào, nấu sôi lại.

Với những món trên được chế biến từ thịt lợn, hi vọng sẽ giúp cha mẹ tham khảo và chăm sóc bé tốt hơn.

Những Món Súp Thịt Gà Bổ Dưỡng Cho Bé

Thịt ức gà, thái miếng nhỏ, cà rốt bỏ vỏ xắt mỏng, hành tây thái nhỏ, nước dùng.

Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, thêm nước, đun sôi, để nhỏ lửa cho đến khi nhừ, xay nhuyễn.

Thịt gà nạc xay nhuyễn: 15g (Độ một thìa canh), nấm hương xay nhuyễn: 1-2 cái, mộc nhĩ xay nhuyễn: 1 cánh nhỏ, trứng cút: 1 quả, bột sắn: 1 thìa cà phê, nước: 200ml.

Cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên. Sau đó, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút rồi cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi. Khi thấy súp sôi trở lại, bắc nồi xuống, nêm chút gia vị.

15g ức gà, 10g bắp cải, 5g cà rốt, 1 thìa bột ngô.

Thái nhỏ thịt gà, ướp với bột ngô. Nấu bắp cả và cà rốt cho mềm, thêm thịt ức gà, nếu không đủ sánh thì cho thêm nước rồi nấu kỹ, quấy bột ngô đến khi súp sánh là được.

Thịt lườn gà lườn lọc xương, ngô ngọt, kem tươi, nước dùng, tiêu, muối, hạt nêm, bột năng.

Cho nước dùng cùng thịt gà xắt nhỏ vào nồi, đun sôi, hớt bọt. Cho ngô vào, nêm tiêu, muối vừa ăn. Bột năng hoà cùng với nửa chén con nước, sau đó thả từ từ xuống cho súp sánh lại. Cho kem vào đun sôi. Xay nhuyễn rồi nấu lại.

Thịt gà bỏ xương, bỏ da thái nhỏ, trứng gà, đậu Hà Lan, nước dùng, nước cốt chanh, gạo tẻ, muối.

Cho thịt gà, gạo tẻ vào nồi, thêm nước dùng, 1 chút muối, đun lửa liu riu cho mềm. Khi súp sánh, cho đậu Hà Lan vào đun cùng. Đập trứng ra bát, thêm nước cốt chanh, chút muối, nước dùng rồi trộn đều hỗn hợp trứng, đổ vào nồi súp, quấy đều là được. Xay nhuyễn súp cho bé.

Thịt gà, khoai tây, cà rốt, hành tây, khoai tây, đậu Hà Lan.

Cho thịt gà vào nồi, nấu sôi, thêm khoai tây. Xào hành tây, cà rốt đã thái nhỏ, cho vào nồi súp đã mềm nhừ cùng với đậu Hà Lan. 10 phút sau nêm gia vị là được. Xay nhuyễn súp cho bé.

Dầu ô liu, 1 củ hành nhỏ, măng tây, nước dùng gà, thịt ức gà, sữa tách béo, bột tỏi.

Phi thơm hành với dầu ô liu, thêm măng tây, nước dùng gà, bột tỏi, đun sôi nhỏ lửa, đến khi măng nhừ, nhấc nồi ra khỏi bếp và quấy với sữa. Cho vào máy xay nhuyễn.

Măng tây, thịt nạc gà, trứng gà, nước dùng, dầu ăn, gia vị, tiêu trắng, tỏi xay.

Rửa măng tây, dùng dao tước bỏ xơ theo chiều từ gốc đến ngọn, thái khúc dài khoảng 4cm. Đun sôi nước dùng, cho thịt gà vào luộc chín, vớt ra xé sợi vừa ăn. Phi thơm 1/2 thìa cà phê tỏi với 1 thìa súp dầu ăn, cho vào nồi nước dùng vừa luộc gà, nêm 2 thìa cà phê bột nêm. Hòa tan bột ngô với ít nước cho vào khuấy đều để tạo độ sánh. Cho măng tây vào nấu khoảng 1 phút là chín, đánh tan trứng, rưới từ từ vào nồi súp, vừa rưới vừa đảo đều tay cho trứng tạo vân đẹp mắt. Múc súp ra bát, cho thịt gà xé vào, rắc ít tiêu lên.

Súp gà, khoai lang và đậu xanh

Thịt gà, đậu xanh, gạo tẻ, khoai lang gọt vỏ thái nhỏ.

Thịt gà rửa sạch, cho vào nồi nước đun sôi, luộc kỹ đến khi thịt gà chín mềm thì vớt ra, rút bỏ xương. Cho thịt gà, khoai lang, đậu xanh và gạo tẻ vào ninh nhừ, tắt bếp. Cho súp vào xay nhuyễn, đổ lại nồi đun sôi.

Thịt đùi gà, bỏ mỡ và da, đậu phụ cắt miếng nhỏ, nước dùng, các loại rau như cà rốt, bông cải, khoai lang, cà tím …

Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi, thêm nước, đun sôi, vặn nhỏ lửa, để chừng 45 phút cho mềm. Rút bỏ xương gà ra khỏi thịt và xắt thịt gà thành miếng nhỏ, bỏ lại nồi súp.

Món súp này có thể xay nhuyễn cho bé 6 đến 9 tháng hoặc cho trẻ lớn hơn tự xúc ăn.

– Món súp này có thể để lạnh 3 ngày. Sau khi nấu, bạn chia nhỏ từng phần và để trong tủ lạnh.

– Bạn nên chắc chắn rằng trẻ không bị dị ứng với các thành phần của món súp và có thể thử từng loại riêng để biết chính xác, tránh nguy cơ dị ứng thực phẩm cho bé.

10g thịt ức gà, 15g rau lá xanh, 10g khoai tây, 250cc nước dùng, muối, bột ngô (bột bắp).

Thái nhỏ thịt gà, ướp muối và bột ngô, rau lá xanh thái nhỏ, khoai tây thái mỏng ngâm với nước lạnh. Đun sôi nước, cho thịt gà, rau và khoai tây vào nấu mềm, xay nhuyễn và đun nóng lại cho bé ăn.

Xem them cac san pham khac: