Thịt Heo Chiên Món Ngon Mỗi Ngày / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Món Ngon Mỗi Ngày: Hướng Dẫn Làm Bánh Tráng Cuốn Thịt Heo

Món bánh tráng cuốn thịt heo – món ngon mỗi ngày đãi cả nhà

Cắn một miếng Bánh tráng cuốn thịt heo (gọi ship Mắm Nêm Hoàng Bèo 096.759.0037) cho ta cảm giác tươi mát của xà lách, dưa leo, mùi thơm của rau răm, húng lủi, diếp cá và vị chua ngọt nhẹ nhàng của dứa quyện cùng chút thịt và tất nhiêm là vị đậm đà của mắm nêm.

Nguyên liệu làm món bánh tráng cuốn thịt heo

400gr thịt ba chỉ (tùy khẩu phần ăn)

1 bát con mắm nêm

Dứa (1 quả), quả dưa leo, khế, chuối (vừa đủ ăn)

Rau sống các loại: xà lách, húng lủi, rau răm, diếp cá, …

Muối, hạt nêm, ớt trái, đường, tỏi, chanh

Bánh tráng cuốn (bánh đa nem loại ăn sống), bánh phở

Để có được món ăn ngon, ta phải cầu kỳ từ cách chọn nguyên liệu. Thịt ba chỉ chọn tươi mới hàng ngày, vừa đủ mỡ, nạc; nếu mỡ quá thì ngán, nạc quá thì khô rác, cuộn với của quả thấy rời rạc. Ngoài ra thì mắm nêm bạn cũng nên mua Mắm Nêm nguyên chất, nên chọn những nhà cung cấp uy tín, đừng mua những mắm nêm lung tung trong siêu thị, toàn ít mắm mà lắm hóa chất thôi.

Các bước thực hiện món bánh tráng

Bước 1:

Thịt rửa sạch, cho vào nồi cùng 1 thìa cà phê muối luộc lửa nhỏ vừa chín để thịt mềm mà không nát.

Để nguội, vớt thịt ra đĩa, thái lát vừa ăn. Lát thịt phải có

Bước 2:

Giã nhuyễn tỏi, ớt, Bằm nhuyễn dứa (1/4 quả) cho vào mắm. Thêm đường, chanh, ớt theo khẩu vị.

Có thể mua về dùng ngay Mắm Nêm Pha Sẵn Hoàng Bèo đã được pha đầy đủ các vị, đặc biệt dùng cho Bánh tráng cuốn thịt heo.

Bước 3:

Các loại củ quả rửa sạch, thái dạng que để cho dễ cuốn.

Rửa sạch rau để ráo.

Bước 4:

Khi ăn bạn xếp bún và thịt ra đĩa, mắm nêm múc ra bát, bánh tráng cuốn, rau, dứa, dưa leo để ra các đĩa riêng.

Lấy 1 miếng bánh tráng, úp lên bánh phở cho dính vào nhau; sau đó nhẹ nhành kéo bánh tráng lên, nó sẽ dính kèm một lát mỏng bánh phở cùng đủ mềm, đủ dầy. Cho ‘tổ hợp” bánh tráng bánh phở đó lên đĩa, gắp ít rau răm, húng lủi, diếp cá, 1 miếng dứa, 1 miếng dưa leo, 1 miếng thịt và một ít bún, cuộn tròn, và chấm mắm nêm.

Biến tấu các món bánh tráng cuốn chấm với mắm nêm.

Bánh tráng cuốn là món ăn ăn ngon hàng ngày được nhiều người yêu thích. Ở mỗi vùng miền khác nhau món cuốn này lại có những biến tấu khác nhau. Món bánh tráng cuốn của người miền Nam có tôm, hẹ và vài cọng giá đỗ; món cuốn của người miền Bắc thường thêm trứng, giò lụa và tôm; còn món cuốn của người miền Trung có lẽ là giản dị nhất – chỉ với thịt heo, bún và các loại rau thơm được chấm cùng mắm nêm – một trong những loại mắm đặc trưng của ẩm thực Huế. Món này đặc biệt được ưa chuộng vào mùa hè, bởi khi ăn bạn cảm nhận được sự tươi mát của xà lách, dưa leo, mùi thơm của rau răm, húng lủi, diếp cá cùng vị chua ngọt nhẹ nhàng của dứa quyện cùng chút thịt và bún. Thật giản dị mà ăn một cuốn lại muốn ăn thêm nhiều cuốn nữa – như những con người của miền Trung nắng gió – thật chân chất mà dịu dàng nồng hậu, khiến bạn chỉ gặp một lần cũng nhớ mãi không quên!

Món Ngon Mỗi Ngày Với Chuyên Mục Cánh Gà Chiên Nước Mắm

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho cánh gà chiên nước mắm:

600g cánh gà

50g bột mì

50g bột ăn

Gia vị: Đường, tiêu, dầu ăn, hạt nêm, tỏi băm

Cánh gà chiên nước mắm:

Bước 1: Rửa sạch cánh gà, dùng muối xát và ít gừng xát qua gà cho bớt mùi hôi, sau đó mang rửa lại bằng nước sạch. Dùng dao chặt miếng nhỏ vừa ăn. Mách bạn cách chặt cánh gà dễ hơn bằng cách dùng dao khứa nhẹ vào mỗi đốt (khớp) của cánh gà vì đó là phần thịt nối liền các xương nên dễ chặt.

Bước 2: Ướp cánh gà bằng 1 muỗng canh mắm, 1 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng cafe hạt tiêu, 1/2 muỗng cafe hạt nêm. Ướp cánh gà trong 1 tiếng để thấm gia vị.

Bước 3: Cho 1/2 muỗng canh bột mì và 1/2 muỗng canh bột năng vào 1 chén con trộn đều. Tiếp đến, cho hỗn hợp bột đó vào phần thịt gà đã ướp, trộn đều sao cho bột bám vào các miếng cánh gà.

Bước 4: Đặt chảo lên bếp, cho nhiều dầu ăn để cánh gà vào chiên ngập dầu, lửa vặn to. Khi cánh gà ngả vàng, vặn lửa vừa. Chiên đến khi cánh gà màu hơi nâu đều các mặt thì vớt ra để ráo dầu. Sau đó, múc cánh gà ra đĩa.

Cánh gà chiên nước mắm có màu vàng ươm cùng nước sốt đặc quánh, nhìn vô cùng ngon mắt. Khi ăn, món gà có vị giòn rụm, ăn vô cùng thơm ngon và đậm đà.

Để bữa ăn của bạn thêm hoàn hảo, chúng tôi xin chia sẻ thêm món đậu hũ nấu canh hẹ. Với 2 món này sẽ giúp bữa ăn của bạn được cân bằng hương vị: vị đậm đà của cánh gà và vị thanh đạm của canh. Một món ăn thú vị nữa bạn có thể làm đó là cách làm thịt rim nước mắm ngon ăn là ghiền ở đây.

Đậu hũ nấu canh hẹ

Sự nhẹ nhàng và thanh mát mà món đậu hũ nấu canh hẹ chắc chắn sẽ giúp cho tâm trạng lẫn sức khỏe của bạn trở nên tốt hơn.

Đậu hũ non: 2 miếng

Hẹ lá hoặc bông hẹ: 300gr

Thịt nạc xay 50gr

Hành lá, ngò

Tiêu, tỏi dầu ăn, hạt nêm, đường, bột ngọt …

Cách thực hiện:

Đậu hũ non mua về ta rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cắt miếng vuông vừa ăn. Rồi đem đi ướp với tiêu, nước mắm, hạt nêm để khoảng 30 cho đậu hũ thấm gia vị.

Hẹ mua về rửa sạch, cắt khúc khoảng chừng 3cm, để ráo nước.

Thịt nạc xay ta ướp với một ít tiêu, hạt nêm, nước mắm.

Hành, ngò rửa sạch cắt khúc hoặc băm nhuyễn tùy ý.

Khi sơ chế xong ta bắt đầu nấu canh. Cho khoảng một lít nước sôi vào nồi bắt lên bếp đun cho mau sôi.Như vậy ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Khi nước sôi lên ta cho đậu hũ và thịt nạc vào nấu trước khoảng 5 phút. Sau đó nêm nếm cho vừa ăn rồi cho hẹ vào trộn đều, nổi lửa lớn cho canh sôi bùng lên khoảng 30 giây rồi tắt bếp.

Múc canh ra tô rắc hành, ngò và một ít tiêu lên mặt. Món đậu hũ nấu canh hẹ hoàn tất.

Lưu ý nhỏ khi thực hiện món hậu hũ nấu canh hẹ:

Chọn những miếng đậu hũ còn nguyên vẹn, còn mới, không bị ôi thiu, chảy nước hay thối rữa.

Lá hẹ còn tươi, không bị dập nát, sâu. Nếu đó là hẹ sẻ (lá nhỏ) thì càng tốt.

Bạn cũng có thể thay thịt bằm bằng nấm để làm món chay. Nấm sẽ làm món canh thêm vị ngọt thanh mát rất riêng nữa đấy!

Món Ngon Mỗi Ngày: Thịt Lợn Kho Tiêu Đậm Đà, Thơm Ngon

Thịt kho tiêu là món ăn dễ làm, được nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc trưng của nó.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

– Thịt ba chỉ

– Hành khô, tỏi

– Nước cốt dừa kho thịt

– Nước dão dừa

– Gia vị: Đường, mắm, tiêu, muối, hạt nêm, dầu ăn…

Sơ chế nguyên liệu

– Sau khi mua thịt về, bạn đem rửa sạch rồi trần sơ trong nước nóng để loại bỏ bọt bẩn cũng như mùi của thịt. Trần xong, bạn để thịt cho ráo nước rồi đem thái thành các miếng vừa ăn.

– Tiêu xanh bạn đem rửa sạch, vẩy cho thật ráo nước rồi sau đó đem đập hoặc giã dập.

– Với phần hành tỏi, bạn cắt chân, bóc vỏ rửa sạch rồi đem đập dập và băm nhỏ.

Ướp thịt trước khi kho

Cho thẳng thịt vào nồi rồi cho ½ phần tiêu xanh đã đập dập vào. Tiếp đến, bạn lần lượt bỏ vào nồi thịt 1 thìa cafe hạt nêm, nửa thìa cafe mắm cùng số hành tỏi đã băm nhỏ. Bỏ hỗn hợp vào xong, bạn trộn đều cùng với 3 thìa cafe nước cốt dừa cho thật ngấm. Xong đâu đấy bạn để thịt nghỉ chừng 30 phút.

Kho thịt

Bắc nồi thịt lên bếp với ngọn lửa nhỏ. Đảo thịt nhanh tay và liên tục để thịt không bị cháy và bén lửa đều. Khi nào không còn nghe thấy tiếng xèo mạnh nữa thì bạn cho phần nước cốt dừa đã chắt vào nồi và kho thịt.

Khi nồi thịt bắt đầu sôi, bạn dùng một chiếc thìa nhỏ vớt hết phần bọt nổi lên. Tiếp đến, bạn nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi cứ giữ nguyên trạng thái và kho cho tới khi nước trong nồi sánh, cạn.

Trước khi tắt bếp, bạn bỏ nốt chỗ tiêu xanh còn lại vào và đảo đều cho tới khi nước sánh cạn (thời gian này mất chừng 1 phút). Xong đâu đấy, bạn tắt bếp và dọn phần thịt này ra đĩa để thưởng thức.

Mỗi Ngày Một Món: Cách Làm Bánh Da Lợn

(Tieudung.vn) – Bánh da lợn dẻo, hơi dai, có mùi thơm của lá dứa cùng với vị beo béo của nước cốt dừa và bùi bùi của đậu xanh là món bánh không xa lạ với nhiều người. Bánh dai, gồm nhiều lớp mỏng như phần bì lợn nên người ta gọi là bánh da lợn.

Nguyên liệu:

300g bột năng

100g bột gạo

200g đậu xanh đã được cà vỏ

4 lá dứa

150g đường

200 ml nước cốt dừa

900g nước sôi để nguội

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đậu xanh: Vo cho sạch, ngâm trong nước khoảng chừng 1 tiếng để cho mềm, sau đó đem đi hấp nấu chín giống như nấu cơm. Rồi đem đậu xanh xay cho nhuyễn cùng với nửa phần đường.

Lá dứa: Rửa cho sạch sẽ, thái thật nhỏ rồi đổ vào trong máy xay cho nhuyễn cùng với nước lọc. Tiếp đó lọc qua vải xô hay vải màn để lấy nước, loại bỏ bã. Phần đường còn lại thì cho vào rồi đảo thật đều.

Trộn đều bột gạo và bột năng với nhau, sau chia thành 2 phần đều nhau.

Tiến hành hòa bột: Chuẩn bị sẵn 2 cái bát to để tiến hành hòa bột 2 phần màu.

Hòa bột: Chuẩn bị 2 chiếc âu lớn dùng để hòa bột 2 phần màu: bột vàng và bột xanh.

Phần bột xanh: Cho hỗn hợp 100ml lá dứa + 100ml nước cốt dừa + 300ml nước lọc vào rồi khuấy đều.

Phần bột vàng: Hòa 100ml nước cốt dừa cùng 500ml nước lọc, đổ 1 phần bột đã được chia ở bên trên vào rồi quấy cho đều. Tiếp đó đổ bột đậu xanh vào trong rồi quấy cho đều, lọc lại thêm vài lần cho thật sạch.

3.Hấp bánh.

Thoa vào khuôn một lớp dầu để cho bánh không bị dính. Tiếp đó, đổ vào lớp bột có màu xanh dày chừng 1 cm rồi đem hấp, đợi cho bột gần đông lại thì đổ tiếp lớp bột vàng vào rồi hấp cho gần chín. Tiếp đó đổ phần bột xanh rồi hấp, cứ như vậy cho đến khi nào hết phần bột.

Sau khi đổ hết phần bột thì chỉ cần đem hấp thêm khoảng 15 phút nữa để bánh chín là xong. Sử dụng đũa để chọc thử vào trong bánh, nếu không thấy nước bột chảy ra có nghĩa bánh đã chín. Đợi cho bánh nguội hẳn rồi sử dụng dao cắt chiếc bánh, để vào trong tủ lạnh rồi sử dụng dần.