Thịt Chó Là Món Ăn Độc Đáo Của Việt Nam / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

 Các Món Gỏi Cá Độc Đáo Bạn Không Thể Bỏ Qua Của Việt Nam

1.Gỏi cá đục – Bình Thuận

Vùng biển Tam Bình (Bình Thuận) được thiên nhiên ưu đãi với nguồn hải sản đa dạng, phong phú. Nhắc đến nơi đây thì không thể không nhắc món gỏi cá đục trứ danh ngon tuyệt. Gỏi cá đục được làm từ những con cá đục tươi ngon, có kích thước nhỉnh hơn ngón tay út một chút. Cá được lóc thịt hai bên, rửa sơ với chanh rồi trộn chung với hành tây ngâm chua ngọt, ngò tàu, đậu phộng đập dập. Ăn kèm món gỏi này là các loại rau có mùi thơm mạnh như húng, quế, ngò tàu, ngổ…

2.Gỏi cá mai – Ninh Thuận

Theo nhiều người sành ẩm thực thì nói đặc sản biển Ninh Thuận phải nhắc tới gỏi cá mai, loại cá nhỏ trông hơi giống cá cơm, thịt trong veo và không có máu nên không tanh. Có hai loại gỏi cá mai: gỏi khô và gỏi ướt. Chọn cá mai còn tươi, đánh vẩy, cắt bỏ đầu đuôi và phần bụng lườn, rút xương sống xong làm tái qua giấm và vắt thật ráo. Nếu thích ăn béo có thể cho thêm vào ít thịt ba rọi xắt nhỏ. Ngoài cá mai, thành phần quan trọng không kém khiến món ăn mê hoặc tất cả thực khách là chén nước chấm sền sệt, ngọt ngọt chua chua được gia giảm từ tỏi, ớt, me chín, đậu phộng, chuối sứ.

3.Gỏi cá nhệch – Ninh Bình

Nhệch không phải cá, có mình dài, bụng trắng và sống được cả ở trong môi trường nước mặn lẫn nước ngọt. Thịt cá nhệch tươi được cắt thành lát có màu hồng giống màu thịt cá lóc đem trộn với thính cho thơm thịt. Thính được làm bằng gạo nếp rang, giã nhỏ mới có mùi thơm và bùi. Lấy da cá chiên giòn để cuộn với gỏi. Xương cá băm nhuyễn để nấu dấm (có người gọi là nấu chẻo). Tùy theo sở thích và khẩu vị mà chấm gỏi cá nhệch cùng nước mắm tỏi, ớt hay mắm tôm. Gỏi cá nhệch ăn kèm với bánh tráng nướng cùng các loại rau như diếp cá, mùi tàu, sung, đinh lăng, mơ lông.

Gỏi cá Nam Ô được làm từ cá trích và gồm hai loại là gỏi cá khô và gỏi cá ướt. Cách chế biến món gỏi này như sau. Chọn những con cá trích còn sống có kích thước khoảng 2 – 3 ngón tay, làm sạch, lọc lấy thịt. Thịt cá rửa sạch, ép nhẹ lấy nước nhĩ pha nước chấm với nước mắm Nam Ô, bột năng, mè rang, hành phi, ớt, tỏi thành nước chấm. Riêng với thịt cá, tùy gỏi khô hay gỏi ướt, người ta sẽ thêm hay bớt một công đoạn. Như trong gỏi ướt, cá sẽ được ướp với tỏi băm nhuyễn, gừng đập dập, riềng cắt sợi. Với gỏi khô, sau khi tẩm ướp gia vị, cá được áo thêm một lớp thính. Gỏi cá Nam Ô mê hoặc thực khách với những miếng cá tươi sống, thơm ngọt, chén nước dùng thơm, cay, rau xanh tươi ngọt.

Bích Ngọc (tổng hợp)/Men&Life

Thịt Chua Phú Thọ Món Ăn Độc Đáo Của Vùng Đất Thanh Sơn

Thịt chua Phú Thọ là một trong những đặc sản trứ danh của vùng đất Thanh Sơn, Phú Thọ. Đặc trưng của món thịt chua này là sử dụng thịt lợn lửng tươi sống, ướp trong thính gạo để chín tự nhiên nên có hương vị chua dịu thơm ngon.

Giới thiệu về món thịt chua Phú Thọ

Điều đặc biệt là Người Mường ở Thanh Sơn không mổ lợn như cách thông thường mà họ dùng rơm lúa nếp nương thui cho lợn vàng đều, quay cho thịt lợn gần chín tới, những vùng thịt ngon nhất của con lợn như: thịt ba chỉ, thịt mông sấn, thịt nạc vai, nạc thăn sẽ được đem thái lát mỏng, ướp một chút muối gia vị, trộn đều với thính ngô, đỗ sao cho bột thính bám thật đều trên bề mặt các miếng thịt.

Công đoạn tiếp theo là chuẩn bị những ống nứa to rửa sạch, để khô, lót lá ổi, lá sung xuống dưới rồi cho thịt đã được ướp thính vào, đậy lớp lá ổi lên trên bề mặt và nút chặt miệng ống lại. Rồi treo lên ở những nơi cao ráo, thoáng đãng. Sau 5 – 7 ngày là có thể dùng được.

Khi ăn thịt chua người ta ăn kèm với các loại lá như lá sung, lá ổi, lá lộc vừng, lá đinh lăng…và chấm tương ớt. Với những ai thích ăn nhậu thì món ăn này quá hấp dẫn.

Cách làm thịt chua Phú Thọ

Sau khi thịt đã được chọn cẩn thận, làm sạch thì tiến hành lọc hết gân và đem nướng trên chảo gang. Đây là khâu đặc biệt quan trọng vì nó quyết định hương vị, chất lượng của món thịt chua. Bà Lợi cho biết thêm, ngày xưa các cụ làm hoàn toàn bằng thịt sống nhưng ngày nay thịt được nướng chín, nhất là phần bì và phần mỡ giòn thì phải được nướng chín hoàn toàn.

Để miếng thịt nướng đáp ứng được yêu cầu thì đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người đứng bếp, nếu không thịt sẽ chín không đều và ảnh hưởng đến chất lượng.

Phần thịt nạc thì được pha ra từng khổ và chỉ nướng chín bề mặt ngoài vì phần thịt sống còn lại sau khi tẩm ướp gia vị sẽ tự nên men và tự chín. Chính nó tạo ra hương vị đặc trưng của thịt chua.

Khi thịt được nướng xong thì tiếp tục pha ra thành từng khổ nhỏ hơn. Căn cứ vào miếng thịt để thái bằng tay hoặc bằng máy nhưng phải đảm bảo miếng thịt thái ra có độ mỏng đều nhau. Đặc biệt, với các miếng thịt có cả bì, mỡ và thịt nạc thì đòi hỏi người thái phải có kinh nghiệm lâu năm mới đảm bảo sản phẩm đầu ra đẹp mắt.

Sau khi chuẩn bị xong phần nguyên liệu chính là thịt thì tiếp theo là phần rang thính. Đối với thịt chua thì thính là nguyên liệu không thể thiếu được. Sau khi chọn được gạo, ngô loại ngon, sạch thì đem rang đều tay. Nếu rang non quá thì thính không thơm, còn già lửa thì thính lại bị khét.

Gạo, ngô sau khi rang thì được nghiền thành bột và trộn đều với các loại gia vị khác vào thịt đã thái. Trộn phải đều tay và đảm bảo toàn bộ diện tích mặt bề ngoài của miếng thịt đều bám thính.

Thịt được trộn đều với gia vị xong thì cho vào ống nứa (theo cách truyền thống) hoặc hộp nhựa. Ống nứa sau khi được mài nhẵn hai đầu thì đem rửa sạch, phơi khô. Theo kinh nghiệm, nên chọn ống nứa là loại bánh tẻ, không già quá cũng không non quá.

Đặc biệt, quá trình nhồi thịt vào ống nứa cũng được nhồi chặt, đảm bảo không còn không khí ở trong ống vì đây là quá trình nên men yếm khí hay còn gọi là kỵ khí. Còn lớp đáy và lớp ngoài cùng của ống nứa được lót lá ổi nhằm chống ẩm, mốc và giúp cho quá trình lên men tốt hơn. Sau khi nhồi xong thịt vào ống nứa thì đem ủ khoảng 3 – 4 ngày thì ăn được.

Thịt chua Phú Thọ thường ăn kèm với bánh tráng, lá sung, lá ổi, lá đinh lăng… và chấm cùng tương ớt hạt tiêu. Ngoài ra có thể kèm rau húng, bạc hà, rau mùi tùy thích. Thịt chua không ăn cùng với nước chấm pha loãng mà phải chấm với tương ớt mới đúng điệu. Ăn đến đâu tưởng như quên trời quên đất đến đó.

Có thể các bạn quan tâm tới: Tìm hiểu về Ẩm thực miền bắc, những món ăn ngon đặc trưng ẩm thực miền bắc Tìm hiểu về Ẩm thực miền nam, những món ăn ngon đặc trưng ẩm thực miền nam Tìm hiểu về Ẩm thực miền Trung, những món ăn ngon đặc trưng ẩm thực miền Trung

Những Món Ăn Độc Đáo Từ Thịt Lợn

Những lợi ích hàng đầu của thịt lợn

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thịt lớn có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như các loại axit amin, chất khoáng, vitamin ( B1, B2, B5, B12)… là thành phần chính trong việc tái tạo năng lượng. Đặc biệt đối với những người mắc các chứng bệnh về tim mạch thì thịt lợn là lựa chọn hàng đầu và có tác dụng rất lớn trong việc giảm lượng cholesterol.

Đối với trẻ em đang độ tuổi phát triển, thịt lợn đóng vai trò trong việc bảo vệ kết cấu xương, giúp phát triển chiều cao, cải thiện sức đề kháng để chống lại các loại bệnh.

Thịt kho tàu

Món thịt kho tàu được mệnh danh là món ăn ” quốc hồn” của Việt Nam từ ngàn đời nay. Đối với mỗi miền sẽ có những cách kho thịt độc đáo và khác lạ riêng, thế nhưng món thịt kho tàu vẫn giữ được sự hấp dẫn, béo ngậy và mềm mịn.

Để món thịt kho tàu đạt chuẩn, bạn cần lưu ý lựa chọn những miếng thịt ở phần chân giò hoặc ba chỉ, có cả nạc và mỡ, màu trắng hòng, bì mỏng. Thịt lợn sau khi sơ chế sẽ thái từng miếng vừa ăn, cho vào ướp cùng một chút hành tỏi, đường, mắm, dầu ăn và hạt tiêu để món ăn thêm dậy mùi hấp dẫn. Thời gian ướp thịt tối thiểu là 1 giờ đồng hồ.

Trong thời gian đợi thịt ngấm gia vị thì bạn tiến hành làm nước hàng bằng cách thắng đường trắng hoặc đường nâu. Khi đường chuyển sang màu cánh gián thì bạn lập tức cho thêm 1 bát nước, khuấy đều và cho hỗn hợp thịt vào đảo đều. Sử dụng nước dừa để kho thịt sẽ tạo nên hương thơm hấp dẫn và khiến thịt chín mềm nhanh hơn.

Thịt chiên sốt chua ngọt

Thịt chiên sốt chua ngọt có nguồn gốc từ Hàn Quốc, thế những khi về đến Việt Nam thì nó đã được biến tấu sao cho phù hợp với khẩu vị của người sử dụng. Những miếng thịt giòn rụm được ăn cùng phần nước sốt chua chua ngọt ngọt sẽ tạo dấu ấn khó phai trong lòng mỗi thực khách.

Khác với món thịt kho tàu, ở món thịt chiên, bạn cần lựa chọn thịt nạc vai có lớp mỡ mỏng và thái thành những miếng dài và mỏng. Sau đó, thịt sẽ được tẩm cùng 1 lớp bột mì, 1 lớp trứng và chiên trong chảo dầu nóng. Lưu ý nên cho thêm một chút muối vào để thịt thêm đậm đà.

Về phần nước sốt chua ngọt, bạn đảo đều hành tây + cà rốt, sau khi phần rau đã chín thì cho thêm 2 bát nước con, đường, mắm, muối, khoảng 3 thìa giấm trắng và một ít bột năng để phần nước sốt được sánh lại. Cho thịt đã chiên giòn vào đảo cùng là bạn đã có ngay một món thịt thơm ngon và lạ miệng.

Thịt lợn khô cháy tỏi

Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi nhâm nhi thịt lợn khô cháy tỏi cùng một chút bia vào ngày mưa lạnh. Những tưởng sẽ rất khó để chế biến, thế những chỉ cần một chút khéo léo là bạn đã có thể cho ra đời một món ăn vô cùng hấp dẫn.

Phần thịt nạc vai sau khi mua về sẽ cần chế biến để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi bằng cách xát muối và trần qua bằng nước sôi với vài nhánh sả. Sau đó, ướp thịt cùng hỗn hợp sả + tỏi băm nhỏ, ngũ vị hương, đường, dầu hào, ớt bột, mắm và dầu ăn. Ướp thịt tầm 30-40 phút và cho vào nồi đun cho đến khi cạn nước.

Bước tiếp theo sau khi đã đun khô thịt chính là xé thịt thành những sợi nhỏ, vừa ăn và cho lên một chiếc chảo chống dính, rang cho đến khi khô như mong muốn. Ở phần tỏi cháy, bạn bóc tỏi và thái thành những lát mỏng, cho vào chảo dầu sao cho phần tỏi được khô và có màu vàng nhạt.

Phần thịt sau khi đã rang xong sẽ cho vào trộn cùng tỏi và thưởng thức.

Hy vọng rằng với những gợi ý trên, các bạn sẽ có cho gia đình mình những món ăn hấp dẫn và lạ miệng.

Gỏi Cá Trích Nam Ô Độc Đáo Món Gỏi Xứ Biển Đà Nẵng

Nếu mỳ quảng Đà Nẵng là món ăn quen thuộc vẽ nên hồn cho đặc sản ẩm thực Đà Nẵng thì gỏi cá Nam Ô lại là một nét độc đáo điểm thêm thi vị cho bức tranh ẩm thực nơi đây. Đĩa gỏi hấp dẫn bởi màu trắng của thịt cá, màu xanh của rau, điểm thêm vài lát ớt chín đỏ thái mỏng. Chén nước chấm màu sẫm vàng bên cạnh đĩa gỏi như gọi mời.

Làng Nam Ô nằm bên bãi rạng Nam Ô, thuộc Hòa Hiệp, Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Bãi biển Nam Ô là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại cá, phổ biến nhất là cá cơm và cá trích.

Khi mặt trời vừa ló lên cũng là lúc các ngư dân làng Nam Ô chuyển những thúng cá cơm, cá trích tươi căng lên bờ.

Cá đánh bắt được một ít để cho thương lái bỏ các chợ trong thành phố, còn phần lớn ngư dân để lại cho những người trong làng. Cá cơm được chuyển đến các cơ sở làm nước mắm còn cá trích được chuyển đến các quán ăn dùng để chế biến món gỏi cá nức danh xa gần.

Các du khách mỗi khi ghé các quán gỏi ở Nam Ô thường gọi hai loại: gỏi cá khô và gỏi cá ướt, bởi thưởng thức cả hai mới cảm nhận trọn vẹn hương vị gỏi cá vùng biển nơi đây

Tuy thành phẩm không giống nhau, nhưng cách chế biến gỏi cá ướt và khô cũng gần như là tương đồng, chỉ khác ở công đoạn cuối.

Trước tiên, những con cá còn tươi cắt bỏ đầu, ruột và phần đuôi sau đó đánh vảy, rửa sạch. Một bí quyết nhỏ của người dân Nam Ô là khi rửa cá thêm một chút muối, giấm vào nước để loại bỏ mùi tanh và rửa nhiều lần đến khi nước trong.

Để cá thật ráo nước mới dùng dao khứa dọc theo lườn cá, chỉ lấy phần thịt lưng của cá. Sau đó, thái cá thành từng lát mỏng.

Lát cá được thái ra phải có đủ phần thịt hai bên và nơi xương sống chính giữa, để khi thưởng thức có thể cảm nhận được hết vị ngọt lẫn độ giòn sừng sựt của thịt cá.

Ướp những lát cá mỏng vào trong hỗn hợp gừng, tỏi, ớt giã nhuyễn, mì chính, chanh, giấm gạo. Trộn đều và ngâm cá trong khoảng 10 – 15 phút, tiếp tục vớt cá đã ngấm gia vị ra bóp ráo chuẩn bị làm món gỏi khô và ướt.

Nếu làm món gỏi cá ướt chỉ cần cho thêm hỗn hợp nước mắm pha chanh, ớt, tỏi, gừng cùng với dấm vào tô cá. Trước khi ăn có thể rắc đậu, mè lên trên.

Riêng gỏi khô không thêm nước mắm mà trộn với hỗn hợp bánh tráng, đậu, mè đã giã nhuyễn. Chính bánh tráng giã nhuyễn sẽ làm cá trở nên khô ráo hơn, còn mè và đậu phộng sẽ làm tăng thêm vị béo, thơm.

Để món gỏi cá trích khô lẫn ướt đủ đầy hương vị, điều quan trọng nhất là không thể thiếu món nước chấm hảo hạng.

Cà chua chín thái lát cho vào chảo dầu đun sôi, xào nhuyễn, nhấc xuống khỏi bếp đợi sốt cà nguội mới cho vào tô nước mắm chua cay. Tiếp đến, thêm đậu phộng rang giã mịn vào sao cho nước mắm sền sệt là được.

Hấp dẫn không kém là rau rừng. Những đọt ổi, lá cóc rừng, xoài, trám, dừng, đinh lăng, mơ… được hái từ chân núi đèo Hải Vân mang về và thêm một ít dưa chuột, xoài, chuối chát để tăng thêm vị đậm đà.

Khi thưởng thức, đặt rau lên bánh lề, bỏ gỏi cá lên trên và cuộn lại, chấm trong chén nước chấm, cứ thế đưa lên miệng.

Và chắc chắn một điều, khi đã biết ăn gỏi cá Nam Ô Đà Nẵng nơi này rồi du khách sẽ nhớ mãi và hi vọng được thêm một lần quay lại thưởng thức.