Nguyên Liệu Món Cá Hấp Sả / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Nguyên Liệu Làm Chân Gà Xào Sả Ớt

Cách làm chân gà xào sả ớt với những bước không quá phức tạp, không tốn nhiều thời gian thực hiện là lựa chọn của nhiều người trong các dịp gặp mặt, tụ tập bạn bè. Để làm được món chân gà xào sả ớt ngon đúng vị, bạn tiến hành theo cách làm chân gà xào sả ớt mà chia sẻ chi tiết như sau.

Thành phẩm món chân gà xào sả ớt cay ngon

Chuẩn bị nguyên liệu làm chân gà xào sả ớt

Cách làm chân gà xào sả ớt

Bước 1: Làm sạch chân gà

Muốn có được món chân gà xào sả ớt ngon thì trước tiên, bạn cần làm sạch chân gà. Để làm sạch thì đầu tiên, bạn chuẩn bị một nồi nước sôi. Tiếp đến, nhúng chân gà vào nồi nước chừng 1 phút để chân bong lớp màng. Bóc bỏ sạch phần màng chân.

Xả kỹ chân gà dưới vòi nước sạch. Tiếp đến, khử mùi hôi, nhớt bẩn của chân gà bằng muối ăn, dấm và chanh tươi. Khử xong, bạn đem chân gà xả lại nhiều lần và để ráo. Có thể chặt chân gà làm đôi nếu muốn hoặc để nguyên cả cái.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Tỏi khô: Cắt chân, bóc vỏ rồi đem rửa sạch. Tiếp đến, băm nhuyễn phần tỏi khô. Băm xong, cho tỏi riêng ra một chiếc bát nhỏ.

Sả tươi: Tương tự như tỏi khô, với sả tươi bạn cũng đem cắt chân rồi bóc bỏ phần bẹ già. Thái lát mỏng 1 củ sả. Hai củ sả còn lại, bạn đem đập dập và băm nhỏ.

Hành tây, ớt hiểm: Hành tây bóc vỏ rửa sạch rồi bổ thành những múi cau nhỏ. Ớt hiểm rửa sạch, bỏ chỉ và hạt sau đó cũng đem thái thành những miếng nhỏ.

Bước 3: Luộc và chiên sơ chân gà

Chuẩn bị một nồi nước vừa phải. Bắp nồi nước lên bếp và cho vào một lát gừng tươi đập dập. Đun sôi nồi nước. Nước sôi, bạn thả chân gà vào luộc sơ trong khoảng 3 phút. Sau 3 phút, vớt chân gà ra rổ và để ráo.

Trong lúc chờ chân gà ráo nước, bạn đặt một chiếc chảo sâu lòng lên bếp. Làm khô chảo và cho vào một chút dầu ăn sau đó đun nóng. Khi dầu ăn đã nóng già, bạn trút phần chân gà vừa luộc sơ vào chiên.

Đảo đều để các mặt của chân gà được vàng. Chân gà hơi hanh vàng, bạn nhanh chóng vớt chân gà ra ngoài và để cho ráo dầu. Không nên chiên chân gà vàng ruộm vì như vậy khi xào, chân dễ bị khô.

Bước 4: Xào chân gà với sả ớt

Bắc chảo lên bếp và cho một chút dầu ăn vào làm nóng. Tiếp đến, bạn cho toàn bộ phần tỏi băm + sả băm vào phi thơm vàng. Khi các nguyên liệu này đã dậy mùi, cho toàn bộ chân gà vào xào.

Đảo chân gà đều tay, nhỏ lửa. Sau khi xào được khoảng 1 phút, bạn nêm gia vị vào sao cho vừa ăn. Tiếp tục xào cho tới khi phần nước xào trở nên hơi sệt, sánh lại. Lúc này, bạn cho tiếp phần hành tây + ớt thái nhỏ vào đảo chung. Xào thêm chừng 1 phút nữa thì tắt bếp.

Chân gà xào sả ớt đã chín, bạn nhanh chóng trút chân gà ra đĩa. Trang trí thêm trên đĩa chân gà một vài loại rau củ như dưa leo, rau thơm… để tăng tính hấp dẫn của món ăn. Thưởng thức món chân gà xào sả ớt khi còn nóng để cảm nhận rõ nhất vị ngon của món ăn.

Mẹo nhỏ giúp món chân gà xào sả ớt ngon hơn

Với món chân gà xào sả ớt thì để món ăn ngon và hấp dẫn nhất, bạn không nên sử dụng chân gà ta mà nên sử dụng chân gà công nghiệp. Đây là loại chân vừa đảm bảo được độ giòn ngon, vừa có nhiều thịt và khá dễ ăn. Tuy nhiên, chỉ mua chân gà tại những cơ sở có chất lượng, đảm bảo tính an toàn của sản phẩm.

Tổng Hợp 10 Món Lẩu Cá Ngon Với Các Nguyên Liệu Dễ Kiếm Tìm

Lẩu cá kèo, lẩu cá bớp, lẩu cá diêu hồng,… hay bất kỳ một loại lẩu cá nào đều có những cách sơ chế và tiến hành nấu nước lẩu riêng. Đặc biệt là muốn có được một nồi lẩu cá ngon chuẩn vị nhất thì chúng ta cần phải chuẩn bị đúng và đủ các nguyên liệu sao cho đúng chuẩn của món lẩu đó.

Cách nấu lẩu cá ngon đúng điệu

Nguyên liệu lẩu lẩu cá cần có

Cá: 1 con khoảng 2kg (bạn có thể nấu lẩu cá trắm, cá trôi, cá chép,…)

Thịt bò: 500 gram.

Ngao: 1 kg.

Đậu phụ: 2 bìa

Xương heo: 500 gram.

Rau thơm: Rau mùi, rau ngò, hành lá, cà chua.

Gia vị: Nước mắm, đường, muối, sa tế, hạt tiêu.

Tỏi: 5 tép.

Gừng: 1 củ nhỏ.

Nấm hương: 50 gram

Rau nhúng lẩu: Rau cần, rau muống, rau cải ngồng, giá đỗ, nấm rơm tươi,…

Cách nấu lẩu cá ngon

Để có thể nấu được một món lẩu cá ngon và chuẩn nhất thì các bạn có thể tiến hành theo 3 bước:

Bước 1: Sơ chế cá

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu nhúng lẩu

Bước 3: Làm nước lẩu cá

Bước 4: Trình bày và thưởng thức lẩu cá

Cách lẩu lẩu cá kèo lá giang

Nguyên liệu nấu lẩu cá kèo lá giang

Cá kèo: 0,6 kg.

Rau đắng: 0,5 kg.

Lá giang: 400 gram.

Rau ăn kèm: Rau nhút, rau muống, bắp chuối, ngò gai, lá ngổ.

Cà chua, tỏi băm, hành tím.

Gia vị: Chanh, ớt, nước mắm, dầu ăn, muối, đường, bột ngọt.

Bún tươi: 1 kg.

Cách nấu lẩu cá kèo lá giang

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu nấu lẩu cá kèo

Bước 2: Nấu nước lẩu cá kèo

Bước 3: Trình bày và thưởng thức món lẩu cá kèo

Cách nấu lẩu cá bớp măng chua

Nguyên liệu nấu lẩu cá bớp măng chua

Cá bớp: 1 con (khoảng 1 kg).

Xương heo: 600 gram.

Măng chua: 200 gram.

Cà chua: 3 quả.

Ớt: 2 quả.

Hành lá: 5 cây.

Rau ngò: 1 bó nhỏ.

Chanh tươi: 2 quả.

Tỏi khô: 1/2 củ.

Sa tế: 1 lọ nhỏ.

Các loại rau ăn kèm: rau muống, rau cần, rau cải cúc,.

Các gia vị nêm nếm thường dùng.

Bún tươi: 1 kg.

Các bước thực hiện nấu lẩu cá bớp măng chua

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Bước 2: Hầm xương ống lấy nước dùng

Bước 3: Nấu nước lẩu cá bớp

Bước 4: Trình bày và thưởng thức món lẩu cá bớp

Cách nấu lẩu cá hồi

Một số nguyên liệu nấu lẩu cá hồi cần chuẩn bị

Thịt cá hồi tươi: 300 gram.

Đầu cá hồi: 500 gram (khoảng 1 cái).

Cà chua: 3 trái to.

Xương heo: 500 gram.

Dứa chín: 1 quả.

Đậu hũ non: 4 bìa.

Kim chi: 150 – 200 gram.

Nấm hương khô: 100 gram.

Tỏi khô, sả cây, hành hoa, rau thìa là, ớt.

Bún tươi, miến khô hoặc mì tôm.

Các loại củ: Cà rốt, su hào, khoai lang, khoai tây, khoai sọ.

Rau ăn kèm lẩu: Rau muống, cải thảo, mồng tơi, cái xoong, cải xanh, rau đắng, rau xà lách, rau chuối.

Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, bột nêm, đường cát,…

Cách thực hiện nấu lẩu cá hồi

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Bước 2: Sơ chế thịt và đầu cá hồi

Bước 3: Nấu lẩu cá hồi

Bước 4: Trình bày và thưởng thức lẩu cá hồi

Cách nấu lẩu cá diêu hồng

Chuẩn bị nguyên liệu nấu lẩu cá diêu hồng

Cá diêu hồng: 1kg.

Xương ống: 500 gram.

Tôm sú: 200 gram.

Ngao: 400 gram.

Các loại rau nhúng: Rau muống, rau đắng, rau rút, hoa chuối,…

Cà chua, ớt tươi, ngò, tỏi, hành, sả, riềng, chanh,…

Các loại gia vị: Ớt bột, nước sốt me, nước mắm, muối tinh,…

Bún hoặc mì tôm, mì gạo (tùy thích)

Các bước chế biến món lẩu cá diêu hồng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Làm nước dùng lẩu

Bước 3: Trình bày và thưởng thức lẩu cá diêu hồng

Cách nấu lẩu cá thác lác khổ qua

Các nguyên liệu cần chuẩn bị

Cá thác lác: 200 gram.

Khổ qua rừng: 400 gram.

Xương heo: 500 gram.

Cà rốt: 50 gram.

Nấm bào ngư: 50 gram.

Nấm kim châm: 50 gram.

Nấm đùi gà: 50 gram.

Bún tươi

Hành lá: 50 gram.

Thì là: 1 thìa.

Ngò rí: 2 cây.

Gia vị gồm: Muối ăn, nước mắm, hạt tiêu, dầu ăn.

Cách thực hiện nấu lẩu cá thác lác

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Bước 2: Ướp cá thác lác với gia vị

Bước 3: Nấu lẩu cá thác lác khổ qua

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

Cách nấu lẩu cá đuối tại nhà

Nguyên liệu cho món lẩu cá đuối

Cá đuối: 350 gram.

Lá giang: 50 gram.

Măng chua: 150 gram.

Cà chua: 2 quả.

Hành tím băm: 1 muỗng canh.

Tỏi băm: 1 muỗng canh.

Dầu ăn: 4 muỗng canh.

Nước mắm: 1 muỗng canh.

Bột nêm: 1 muỗng cà phê.

Rau: Bạn có thể chuẩn bị rau muống, rau cần, hoa chuối, ngò gai, ngò om,…

Bún, mì gạo hoặc mì tôm ăn kèm

Cách nấu lẩu cá đuối với 4 bước đơn giản

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Bước 2: Xào săn cá

Bước 3: Nấu lẩu cá đuối

Bước 4: Trình bày và thưởng thức

Cách nấu lẩu cá lăng măng chua

Các nguyên liệu cần có cho món lẩu cá lăng

Cá lăng: 500 gram.

Măng chua: 300 gram.

Dứa: 1/2 quả.

Cà chua: 2 quả.

Tỏi, hành tím: Mỗi loại 1 thìa.

Rau om: 3 cây.

Ớt: 1 quả

Gừng, Sả

Ngò gai: 3 cây.

Gia vị: Dầu ăn, gói lẩu thái, đường, nước mắm và muối.

Bún: 500 gram.

Các bước tiến hành nấu lẩu cá lăng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Xào chín cá lăng cho săn thịt lại.

Bước 3: Nấu nước ăn lẩu cá lăng

Bước 4: Trình bày và thưởng thức lẩu cá lăng

Cách nấu lẩu cá lóc

Nguyên liệu để có thể nấu lẩu cá lóc ngon

Cá lóc: 300 gram.

Xương heo: 500 gram.

Bạc hà, đậu bắp, cà chua, tỏi, hành khô, gừng, sả, dứa, me

Nấm kim châm, nấm hương.

Rau ăn lẩu: Rau cần, rau cải cúc, cải xoong, cải ngọt, cải thảo, mồng tơi,…

Rau ôm, ngò gai.

Gia vị gồm: Muối, đường, nước mắm, bột ngọt,…

Bún, mì gạo hoặc mì tôm.

5 bước tiến hành nấu lẩu cá lóc đơn giản

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Bước 2: Sơ chế cá và ướp gia vị

Bước 3: Nấu nước lẩu cá lóc

Bước 4: Trình bày lẩu cá lóc

Bước 5: Thưởng thức lẩu cá lóc

Cách nấu lẩu cá tầm

Các nguyên liệu cần chuẩn bị khi nấu

Cá tầm: 700 gram.

Bột mì: 100 gram.

Hành lá: 200 gram.

Hành tây: 01 củ

Hành tím: 50 gram.

Tỏi: 01 củ.

Gừng: 100 gram

Ớt sừng: 50 gram

Bún: 300 gram (bạn có thể thay bằng mì gạo hoặc mì tôm tùy thích)

Giá đỗ, cà chua, bắp cải, tàu hũ non: mỗi loại 100 gram.

Rau ăn kèm lẩu (tùy thích)

Hạt tiêu, nước mắm.

Các bước thực hiện nấu lẩu cá tầm

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Bước 2: Nấu lẩu cá tầm

Bước 3: Trình bày và thưởng thức món lẩu cá tầm

Cà Tím Nguyên Liệu Làm Các Món Chay Tuyệt Vời

Nếu bạn là một tín đồ ăn chay yêu thích cà tím, đừng bỏ lỡ cơ hội thử ngay 5 cách làm món chay từ cà tím được chuyên gia ẩm thực của chúng tôi chia sẻ trong bài viết hôm nay.

1, Cách làm món cà tím kho quẹt

Cà tím: 400 gram

Gừng: 1 củ

Hành lá: 1 cây

Phụ gia các loại: Bột bắp, Muối, Nước tương, Dầu hào, Đường, Dầu ăn thực vật

CÁCH LÀM

Sơ chế: Cà tím bổ cau nhỏ rồi ngâm vào chậu nước với một chút muối 15 phút, vớt ra để ráo; Gừng gọt vỏ, rửa sạch, băm nhỏ; Hành lá thái khúc.

Đặt chảo lên bếp thêm một thìa dầu ăn, đun nóng rồi cho cà tím vào áp chảo sao cho cà tím xém 2 mặt rồi gắp ra đĩa.

Dùng lại chảo, cho gừng băm vào phi thơm, tiếp đến cho hỗn hợp 1/4 muỗng cà phê muối + 1 muỗng cà phê bột bắp + 1 muỗng canh nước tương + 1 muỗng cà phê dầu hào + 2 muỗng cà phê đường khuấy đều.

Cho cà tím vào đảo đều để ngấm gia vị, nêm nếm cho vừa ăn. Để cà tím kho trong lửa nhỏ đến khi nước cạn, cà tím chuyển màu nâm đậm là được. Múc kho quẹt cà tím ra bát, ăn kèm cơm trắng khi còn nóng.

2, Cách làm món cà tím xào tỏi

Cà tím dài: 3 quả

Rau húng: 1/4 mớ

Ớt, tỏi

Gia vị: dầu hào, nước tương, đường, sốt tàu xì, tiêu

THỰC HIỆN

Chuẩn bị một âu nước muối, cà tím thái lát vừa ăn, ngâm vào nước muối 15 phút để đỡ thâm, hết nhựa. Vớt ra để ráo.

Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Ớt bỏ hạt, băm nhỏ. Rau húng thái nhỏ.

Đặt chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu đợi nóng rồi phi thơm tỏi. Cho cà tím vào xào, trộn hỗn hợp dầu hào, nước tương, đường, sốt tàu xì, tiêu, ớt băm nêm cho vừa miệng rồi đổ vào chảo xào cùng cà tím.

Sau khi thử cà chín mềm, bạn cho rau húng vào trộn đều rồi trút ra đĩa và thưởng thức thành phẩm.

3, Cách nấu canh cà tím đậu phụ thơm ngon

Cà tím: 1 cân

Đậu phụ: 3 bìa

Tía tô, lá lốt, hành lá

Nước cốt mẻ: 3 thìa

Nghệ: 1 củ

Gia vị: Dầu ăn thực vật, hạt nêm chay

THỰC HIỆN

Sơ chế: Cà tím rửa sạch, bổ cau, ngâm nước muối cho hết nhựa, bớt thâm, vớt ra để ráo; Hành lá, tía tô, lá lốt rửa sạch, thái nhỏ; Nghệ giã nhỏ, cho 2 thìa nước lọc và chắt lấy nước cốt.

Đặt chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun nóng, đậu phụ cắt miếng vuông, thả vào chảo rán vàng 2 mặt.

Cho cà vào nồi xào qua với 1/2 thìa cafe gia vị, tiếp đó cho nước cốt mẻ, nước cốt nghệ và đậu phụ vào xào. Đổ thêm 1 bát nước sao cho sâm sấp nồi là được. Đun đến khi cà chín mềm, nước hơi cạn rồi thả rau tía tô, lá lốt, hành lá vào đảo đều, nêm gia vị rồi tắt bếp, múc canh ra bát rồi ăn cùng cơm nóng.

4, Cách chế bà tím chiên xù

Cà tím dài: 3 quả

Bột chiên xù: 1 gói

Bột mì: 100 gram

Bột ngô: 50 gram

Gia vị các loại

THỰC HIỆN

Cà tím thái miếng rồi ngâm vào chậu nước với một chút muối 15 phút, vớt ra để ráo.

Trộn đều bột ngô và bột mì cùng 1 thìa gia vị, lấy cốc nước, rót từ từ vào hỗn hợp bột, khuấy đều đến khi bột sệt lại. Đổ bột chiên xù ra bát

Chuẩn bị một chảo dầu, đặt lên bếp đun nóng. Nhúng từng miếng cà vào bát bột rồi lăn qua bột chiên xù, thả vào chảo dầu chiên vàng 2 mặt. Vớt ra đĩa cho ráo dầu.

5, Cách làm cà tím nhồi hành lá

Cà tím dài: 5 quả

Hành lá: 200 gram

Ớt: 1 quả

Gừng: Nửa củ

Tỏi băm: 1 thìa

Gia vị: Nước tương, đường, muối

THỰC HIỆN

Chuẩn bị một âu nước muối, cà tím rửa sạch, cắt bỏ cuống, khía 1 đường dọc thân, rồi ngâm nhanh vào nước muối để cà không bị thâm đen.

Cho nước vào nồi đun sôi, thả cà tím vào luộc chín tới rồi vớt ra để nguội.

Làm sốt nhân hành theo công thức như sau: Hành lá + ớt + gừng thái nhỏ + tỏi băm + 3 thìa nước tương + 1 thìa đường vào chảo khuấy đều.

Dùng thìa nhồi hỗn hợp hành lá vào bên trong cà tím. Xếp cà tím ra đĩa, dưới nước sốt lên trên và thưởng thức.

5 Nguyên Liệu Không Thể Thiếu Trong Món Cá Kho Làng Vũ Đại

Tất cả các niêu cá làng Vũ Đại đều không thể thiếu riềng. Đây là gia vị quan trọng nhất có tác dụng khử mùi tanh và tạo mùi thơm cho món cá kho.

Theo đông y, riềng có tính bình, trong khi cá có tính mát. Người làng Vũ Đại sử dụng nguyên liệu kho cá này để tạo sự cân bằng âm dương- tránh tình trạng món ăn quá mát, ảnh hưởng tới người sử dụng.

Giềng là một trong những nguyên liệu kho cá làng Vũ Đại

Nước cốt chanh có vị chua là chất khử chất nhầy và tanh hiệu quả trên da cá. Đồng thời, nước cốt chanh có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.

Do đó, trong những nguyên liệu làm cá kho truyền thống, bao giờ người làng Vũ Đại cũng dùng nước cốt chanh để ướp cùng với riềng, gừng và một số gia vị tự nhiên khác.

Chanh tươi là nguyên liệu không thể thiếu khi kho cá

Cá trắm đen sau khi cắt khúc, để ráo nước có thể sử dụng muối để ướp nhưng nếu sử dụng tương cua đồng, món ăn sẽ đậm đà mà không mặn và còn giúp món ăn được bổ sung canxi, kali và một số vi khoáng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Đây là lý do nhiều người ở địa phương khác sử dụng nước mắm và muối là nguyên liệu kho cá thay thế tương cua khiến hương vị món ăn kém hẳn so với niêu cá được chế biến tại làng Vũ Đại .

Tương cua đồng muối giúp tăng vị đậm đà cho món ăn

Nước dùng từ xương ninh là loạinguyên liệu kho cá đặc biệt thường được người làng Vũ Đại sử dụng để gia giảm khi đặt niêu cá trên bếp. Trong nồi nước dùng thường có thêm tương cua, nước hàng tạo màu, một ít bột nêm knorr, mì chính để điều chỉnh gia vị cho phù hợp.

Trong thời gian kho cá kéo dài từ 12-16h đồng hồ, nước dùng sẽ được liên tục được cho vào nồi kho để tránh cho niêu cá bị cạn nước. Điều này để đảm bảo món cá có thể ngấm đều tất cả các loại gia vị cho tới khi món ăn hoàn thành.

Niêu đất và củi nhãn tuy không phải là nguyên liệu được dùng để ướp cá nhưng góp phần quan trọng tạo nên của món cá kho làng Vũ Đại.

Tất cả sản phẩm cá kho đặc sản làng Vũ Đại chỉ sử dụng niêu đất có nguồn gốc từ Nghệ An, vung niêu từ Thanh Hóa để chế biến. Cá khi được xếp vào trong niêu đất và được kho lục bục trên bếp củi nhãn tạo nên sự hòa quyện, kết hợp nhuần nhuyễn của các nguyên liệu kho cá.

Chính vì vậy mà nhiều người sau khi áp dụng công thức và cách ướp cá kho Vũ Đại nhưng thay niêu đất và củi nhãn bằng xoong gang và đun trên bếp than khiến món ăn tuy vẫn ngon nhưng lại thiếu mất mùi khói bếp đặc trưng.

Niêu đất và củi nhãn là bí quyết làm nên món cá kho Vũ Đại trứ danh

Do đó, nếu bạn đang có ý định trổ tài thực hiện món cá kho truyền thống làng Vũ Đại thì đừng quên chuẩn bị đầy đủ 5 nguyên liệu cá kho làng Vũ Đại. Chắc chắn, bạn sẽ có được niêu cá đặc sản thơm ngon, hấp dẫn người thưởng thức.

Trường hợp bạn không có đủ thời gian, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sản phẩm cá kho chính hãng làng Vũ Đại.

” Cá kho Hoàng Thơ -trao chất lượng, nhận niềm tin”!