Nấu Món Thịt Gà Rang Gừng / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Hướng Dẫn Làm Món Gà Rang Gừng

Nguyên liệu làm gà rang gừng

Các nguyên liệu chính cần chuẩn bị để làm gà rang gừng

Gà ta: ½ con

Tỏi khô: ½ củ

Hành khô: 1 củ

Gừng tươi: 1 củ

Ớt sừng: 1 – 2 trái, có thể thêm bớt cho phù hợp với khẩu vị cay

Đường: 1 muỗng cà phê

Dầu ăn: 1 muỗng canh

Nước mắm ngon: 1 – 2 muỗng canh

Rượu trắng: 1 muỗng canh

Giấm: 1 muỗng canh

Các gia vị khác: muối, hạt nêm, bột ngọt…

Lưu ý khi chuẩn bị nguyên liệu

Khi làm gà rang hay bất kì một món gà nào khác, khâu chọn gà rất quan trọng vì quyết định nhiều đến chất lượng món ăn. Bạn có thể chọn gà ta hoặc gà công nghiệp nhưng thịt gà ta là ngon nhất, thịt dai dai rất thích hợp để làm món rang. Nếu mua gà công nghiệp thì chọn những con thịt chắc và nặng, ít mỡ. Tốt nhất là bạn nên mua gà sống về làm hoặc nhờ người bán làm thịt hộ.

Thịt gà ta rất thích hợp để chế biến các món rang

Nếu không muốn sử dụng gà nguyên con, bạn có thể chọn các phần thịt tùy ý như: đùi gà, cánh gà, ức gà… để chế biến, ngon nhất là đùi hoặc cánh gà. Đùi gà, cánh gà có cả thịt và xương, khi rang lên thấm gia vị rất ngon, nếu chọn ức thì thịt hơi khô và ngán.

Gừng rang gà nên chọn củ gừng non – có vị cay phù hợp và mềm, có thể ăn cùng với gà. Nếu dùng gừng già vị sẽ rất cay, khi ăn có xơ già.

Các bước làm gà rang gừng

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Thịt gà mua về đem rửa sạch, chà xát lại với chút muối và giấm cho sạch hết mùi hôi, sau đó rửa lại với nước rồi để ráo. Nếu gà có nhiều mỡ thì bóc hết mỡ bỏ đi. Chặt gà thành những miếng vừa ăn, lưu ý nên chặt to một chút vì khi rang gà sẽ săn lại.

Hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ. Tỏi khô làm tương tự.

Gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, 2/3 đem thái sợi, 1/3 còn lại thì băm nhỏ.

Ớt sừng rửa sạch, cắt bỏ cuống, bỏ hạt rồi thái lát.

Các nguyên liệu sau khi được sơ chế

Bước 2: Ướp gà với các gia vị

Cho thịt gà vào một cái tô lớn, ướp với chút nước mắm, bột canh, hạt nêm, hạt tiêu và gừng băm nhỏ, thêm ½ lượng hành tỏi băm rồi trộn đều. Ướp thịt trong khoảng 30 phút cho thấm gia vị.

Ướp gà khoảng 30 phút cho thấm đều gia vị

Bước 3: Rang gà

Bạn bắc nồi lên bếp, cho vào đó 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh dầu ăn rồi bật bếp nấu, thắng cho hỗn hợp tan chảy rồi chuyển sang màu vàng cánh gián đẹp mắt. Lúc này, bạn trút thịt gà đã ướp cùng gia vị ướp vào nồi xào cho săn lại, thịt gà sẽ có màu vàng rất đẹp mắt.

Rang gà với hỗn hợp dầu ăn thắng đường có màu sắc hấp dẫn

Tiếp theo, bạn cho hết lượng hành tỏi băm còn lại, thêm 1 muỗng canh rượu trắng, gừng thái sợi và ớt thái lát vào trong, đảo đều tay. Rang lửa vừa cho đến khi thịt chín và rút cạn nước, chỉ còn một chút nước sền sệt. Bạn nêm nếm gia vị vừa ăn, rắc thêm chút tiêu lên trên rồi tắt bếp. Nếu thích ăn lá chanh có thể thêm vào ngay bước này.

Cho gừng thái sợi vào đảo đều để dậy mùi thơm

Múc gà ra đĩa rồi ăn nóng. Món gà rang gừng rất thích hợp để ăn cùng cơm nóng và rau luộc.

Gà rang gừng chỉ ngửi thôi là đã muốn ăn liền

Yêu cầu thành phẩm

Đĩa thịt gà có màu vàng nâu hấp dẫn, xen kẽ với các sợi gừng nhỏ thơm lừng.

Thịt gà chín mềm nhưng săn lại, thấm gia vị đậm đà nên rất ngon, có chút cay cay của ớt và mùi hương thơm phức của gừng, ăn thịt gà với vài sợi gừng lại càng thêm kích thích.

Hướng Dẫn Cách Làm Món Thịt Gà Rang Gừng Sả Cho Những Ngày Mùa Đông

Món thịt gà rang gừng sả hay gà kho gừng sả là một món ăn truyền thống đậm vị của các gia đình Việt Nam.

Nguyên liệu làm món gà rang kho gừng sả:

Để phần chuẩn bị cho thịt gà được ngon miệng, bạn nên chuẩn bị , mềm và chắc.

Đối với các nhà hàng, quán ăn nên chọn để có thể sử dụng được lâu nhưng vẫn giữ được vị ngon.

Sơ chế nguyên liệu trước khi bắt đầu làm

Đối với thịt gà: Thịt gà phải được làm sạch và rửa sạch. Đặc biệt, trong quá trình rửa, bạn nên dùng dao cạo lên da gà cho thật sạch.

Sau khi rửa sạch, bạn cho thịt gà rổ đợi khi ráo nước rồi cắt thịt gà thành những miếng vừa ăn.

Ngoài ra, nếu bạn không thích ăn thịt gà, có thể lột đi phần da của nó và bỏ đi, chỉ giữ lại phần thịt.

Đối với gừng: Rửa sạch, lột bỏ lớp vỏ ngoài rồi đem thái thành từng sợi nhỏ.

Đối với sả, tỏi và hành tím: Rửa sạch rồi sau đó thái lát nhỏ.

Đối với ớt: Rửa sạch và đem thái nhỏ.

Lưu ý: Sau khi thái nhỏ các nguyên liệu phụ là hành tím, gừng và tỏi bạn chia ra thành 3 phần bằng nhau. Còn sả và ớt chia thành 2 phần.

Các bước làm món gà kho rừng sả

Bước 1: Ướp gà với gia vị, để các gia vị thắm vào thịt gà.

Hành tím và tỏi là nguyên liệu dùng chung để ướp thịt gà. Tiếp đó cho thêm muối và bột nêm rau củ vào tô rồi trộn đều (Nên để mỗi thứ một muỗi).

Cho tiêu vào ướp chung để gà có vị cay và thơm. Trộn đều các gia vị ướp với thịt gà để gà thắm sâu. Nên ướp trong khoảng 20 – 30 phút.

Bước 2: Tạo mùi thơm, khử mùi dầu trước khi bắt đầu chiên

Bạn bắt chảo lên bếp, cho lửa nhỏ. Tiếp đó, bạn cho dầu ăn vào, hãy đợi đến khi dầu trong chảo nóng lên, rồi cho hành tím vào phi đến khi có mùi thơm thì cho sả vào, đảo đều đến khi thơm lên rồi mới cho gừng và ớt vào chung.

Bạn cần phải cho lần lượt như thế bởi mỗi thứ có một khoảng thời gian chính riêng, ví dụ như hành tím là khó chín nhất. Sau khi các nguyên liệu phụ dậy mùi lên thì bạn cho ra dĩa.

Bước 3: Rang thịt gà cùng gừng và sả

Tiếp tục bắt chảo trên bếp, cho một lượng nhỏ dầu ăn vào. Đừng cho quá nhiều dầu ăn, vì khi nấu xong nếu dầu ăn còn dư sẽ hòa cùng thịt gà làm vị bị bỡ và không được ngon nữa.

Khi dầu trong chảo nóng lên, bạn bắt đầu cho thịt gà vào. Lưu ý cho gà từ từ từng miếng một để dầu không bắn ra ngoài.

Sau khi cho gà vào chảo, tiếp tục cho phần ớt và gừng thái sợi đã chuẩn bị vào. Ở bước này, nếu bạn muốn thịt gà có màu nâu đẹp thì có thể cho thêm nước kẹo đắng vào để tạo màu.

Khi các nguyên liệu ở trong chảo cả rồi, bạn đảo thịt gà trong chảo đều tay một lát cho thịt gà thơm lên thì cho nước vào. Lượng nước cho khoảng 3 – 4 muỗng canh tùy theo số lượng gà bạn chuẩn bị.

Bạn trộn đều tay và lật các mặt của thịt gà lên để chín đều màu. Sau đó bạn đậy nắp lại để giữ nhiệt cho gà nhanh chín.

Khoảng 3 – 5 phút sau, bạn mở nắp và lật lại các mặt của thịt gà. Lúc này, bạn nêm thêm nước mắm vào rồi đậy nắp lại chờ thêm 10 – 15 phút để thịt gà chín thì bạn lật lại các mặt của thịt gà và cho phần nguyên liệu phụ đã sơ chế trước đó vào.

Lúc này, món ăn đã gần hoàn thành, bạn liên tục đảo tay để thịt gà chín đều và đều màu. Điều quan trọng là để cho nước trong chảo rút bớt đi đến khi gần cạn thì tắt bếp.

Đảm bảo các thực khách sẽ không thể nào từ chối độ ngon của món ăn này mang lại đâu. Chẹp, chẹp!

Công thức món ba rọi heo nướng kiểu Hàn Quốc thơm ngon

Cung cấp thịt gà nhập khẩu giá sỉ tận gốc trên toàn quốc

Công thức món sườn non rim chuẩn vị nhà hàng

2 Cách Nấu Canh Gà Gừng Thơm Ngon

Canh gà gừng là một món ăn không còn xa lạ gì đối với các chị em nội chợ. Gừng từ lâu đã trở thành một trong nhiều bài thuốc dân gian trị cảm cúm vô cùng hiệu quả. Canh gà nấu gừng là món canh khá đơn giản dễ nấu, phù hợp với thời tiết se lạnh và có tác dụng giải cảm, ho, giữ ấm cơ thể.

Chỉ cần vài bước đơn giản sau đây chúng ta sẽ có một nồi canh gà thơm ngon, ấm áp rồi. Cùng nhau vào bếp nấu ăn nào!!!

1. Công thức nấu món canh gà gừng thơm ngon.

Nguyên liệu cần có để nấu canh gà nấu gừng.

Cách nấu canh gà nấu gừng.

Hành tím loại bỏ vỏ, cắt thành miếng mỏng. Đem gừng đi rửa sạch, lấy ½ cắt lát, còn ½ băm nhỏ. Tỏi băm nhỏ.

Gà thì bạn đem rửa sạch rồi chặt thành những miếng nhỏ vừa ăn.

Bắc một chiếc chảo có lòng sâu lên bếp, đợi chảo nóng thì cho một chút dầu ăn vào đun nóng, thêm tỏi băm và gừng băm vào phi thơm.

Đổ thịt gà vào chảo, đảo đều tay cho đến khi thịt gà săn lại. Sau đó cho một lượng nước xâm xấp thịt gà và gừng tươi thái lát vào nấu chín.

Nêm nếm gia vị sao cho vừa khẩu vị là bạn có thể tắt bếp.

Múc canh gà nấu gừng ra tô và thưởng thức khi còn nóng.

2. Công thức nấu món canh gà gừng với rượu.

Nguyên liệu cần có để nấu canh gà gừng với rượu:

Gà chặt miếng nhỏ vừa ăn. Đem gà đi ướp với hành, ớt, sả băm nhỏ, gừng tươi đập dập, chút nước mắm, hạt nêm. Để khoảng 20 phút cho gia vị ngấm đều các miếng gà.

Bắc nồi lên bếp, chờ nồi nóng đổ dầu ăn vào, phi thơm số hành còn lại.

Cho số gà đã được tẩm ướp gia vị vào nồi đảo đều tới khi thịt gà săn lại. Sau đó, cho thêm nước vào rồi đun tiếp. Khi thấy nước gà sôi, hớt phần váng mỡ và bọt nổi lên bỏ đi để nước canh được trong.

Cho thêm rượu trắng vào nồi và nấu cho tới khi gà chín là được.

Tùy vào khẩu vị của mỗi người, mỗi gia đình mà chúng ta nêm gia vị cho vừa phải, cũng như số lượng rượu cho vào gà. Canh gà tốt nhất là nên ăn khi còn nóng.

3. Một số công dụng của gừng đối với sức khỏe.

Giảm cân là một việc mà thực hiện nó không hề dễ. Vì vậy, điều quan trọng là cơ thể của bạn phải vô cùng nỗ lực, cố gắng mới mong giảm cân, và gừng sẽ là một công cụ hỗ trợ rất tuyệt vời.

Gừng giữ cho quá trình trao đổi chất của bạn luôn diễn ra được ổn định, điều này rất quan trọng vì nhiều chế độ ăn kiêng chuyên sâu thường làm chậm nó. Một khi quá trình trao đổi chất trong cơ thể của bạn chậm lại, bạn có thể sẽ quay trở lại trọng lượng ban đầu mà bạn đã giảm một khi bạn ngừng ăn kiêng. Một chút gừng mỗi ngày có thể giúp bạn tránh được vấn đề này.

3.2 Giảm rủi ro bệnh ung thư

Gừng đã được nghiên cứu khá nhiều về tác dụng của nó đối với các bệnh ung thư. Gừng có thể giết chết các tế bào ung thư buồng trứng an toàn và nhanh chóng hơn hẳn so với các thuốc hóa trị. Đó là một tin tức đáng để tâm, bởi hóa trị có thể gây ra nhiều mối lo ngại về sức khỏe.

Gừng cũng đã được phát hiện là có tác dụng trong ngăn ngừa viêm đại tràng và đường ruột, vốn là một tác nhân gây ra ung thư cho các bộ phận khác của cơ thể. Nên chúng ta cần chú ý theo dõi kết quả các nghiên cứu về gừng và ung thư.

Các đặc tính kháng viêm của gừng cũng rất có ích trong việc điều trị chứng đau đầu. Nhiều loại thuốc đau đầu hiện nay trên thực tế chỉ là thuốc kháng viêm chứ không phải là thuốc giảm đau.

Gừng là một thứ thuốc của tự nhiên để đạt được cùng một mục đích, nhưng chúng không có tác dụng phụ của các phản ứng công thức hóa học. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy ăn gừng mỗi ngày có thể sẽ ngăn bạn khỏi chứng đau đầu, thậm chí là chứng đau nửa đầu.

3.3. Tăng cường khả năng miễn dịch:

Gừng có thể bảo vệ bạn chống lại cảm lạnh, cảm cúm trong mùa đông hay những biến động của thời tiết. Loài cây này rất giàu kẽm, crôm, magiê, nó kích thích việc lưu thông máu, giúp cho cơ thể ấm áp hơn, giảm bớt việc tiết ra mồ hôi quá nhiều và sốt. Kết hợp gừng với chanh cũng là một giải pháp bảo vệ, nâng cao hệ thống miễn dịch.

3.4. Cải thiện các vấn đề tiêu hóa

Không chỉ có thể loại bỏ được chứng trào ngược axit và giảm viêm ruột, gừng còn có thể xoa dịu chứng buồn nôn. Một trong các lý do đó là gừng có vai trò như một loại kháng sinh tự nhiên loại bỏ những vi khuẩn có hại gây ra sự khó chịu cho dạ dày.

Gừng hỗ trợ cho việc kích thích nước bọt và là một phần không thể thiếu của quá trình tiêu hóa. Dù bạn bị đau bụng, đang mang thai và ốm nghén, hay đơn giản là ăn phải thứ gì đó không phù hợp gây khó chịu cho bạn thì gừng có thể là một dược liệu tốt thực sự.

Đối với những người dễ bị say khi di chuyển bằng các phương tiện như tàu, xe ô tô, thuyền thì gừng là phương thuốc hiệu quả và an toàn để chữa trị các triệu chứng nôn mửa. Gừng có tác dụng tốt hơn những loại thuốc thông thường bạn hay sử dụng đó. Khi cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, ra mồ hôi lạnh và nôn mửa bạn có thể dùng 1 chút bột gừng, các triệu chứng sẽ được đẩy lùi hoàn toàn.

Viêm là một cơ chế phòng thủ diễn ra khi một phần cơ thể bị thương hoặc nhiễm trùng cần được khoanh vùng để hạn chế tổn hại đến các khu vực khác. Tuy nhiên, viêm không hẳn tốt nếu nó chỉ gây đau.

Vì thế mà những người bị các tình trạng viêm mạn tính như viêm khớp có thể nhận thấy rất nhiều lợi ích từ việc ăn gừng. Khả năng này khiến gừng trở nên vô cùng hữu ích trong việc làm lành sau khi bị thương.

Vì gừng có đặc tính kháng histamine nên nó có tác dụng rất tốt trong điều trị dị ứng. Gừng giúp ức chế sự co thắt ở đường thở và kích thích chất nhầy tiết ra.

Suốt thời gian qua, gừng được coi là vị thuốc tuyệt vời để đặc trị cảm lạnh và cúm.

Khi bị ho dai dẳng và đau họng vì bị cảm lạnh thì chỉ cần 1 thìa nước gừng và 1 thìa mật ong là có thể giảm ngay cơn đau và ho của bạn.

Bên cạnh đó, nếu như bị tắc nghẽn họng và mũi thì 1 cốc trà gừng sẽ giúp bạn tức thì.

Khi bị bệnh hen suyễn thì bạn có thể uống hỗn hợp nước gừng tươi và cây hồ lô để hỗ trợ điều trị bệnh này.

Nếu bị ngộ độc thực phẩm hoặc cúm dạ dày thì ăn gừng hoặc uống trà gừng sẽ giúp bạn nhanh bình phục hơn đấy.

Từ bài viết này hi vọng các bạn sẽ biết thêm các món ăn vừa thơm ngon lại có lợi cho sức khỏe.

Cách Làm Món Sụn Gà Rang Muối

Hôm nay ẩm thực nhà bếp sẽ giới thiệu đến độc giả món sụn gà rang muối, là một trong những món ăn được mọi người yêu thích. Cảm giác ngồi nhà xem phim, bóng đá nhâm nhi miếng sụn gà vừa giòn, vừa thơm kèm thêm một chút rượu, bia thì còn gì tuyệt vời hơn.

Sụn gà được bán ở các siêu thị lớn nhỏ trên toàn quốc hoặc các cửa hàng bán thịt gà ngoài chợ. Giá mua của sụn gà thì tùy vào từng thời điểm khác nhau của thị trường.

1. Sụn gà nằm ở đâu

Sụn gà là xương sụn được lấy từ phần ức hoặc đầu gối của con gà. Một con gà có trọng lượng 2 kilogam sẽ lấy được 100 gram xương sụn.

Chế biến sụn gà với nhiều món ăn

2. Nguyên liệu chế biến

300 gram sụn gà

100 gram đậu xanh

1 quả trứng gà

100 gram gạo nếp

20 gram bột năng

Sả, gừng, hành tím, tỏi

Gia vị gồm có: muối, đường, tiêu xay, dầu ăn

Nguyên liệu chuẩn bị để làm món sụn gà rang muối

3. Các bước tiến hành

Bước 1: Các bạn cho gạo và đậu xanh vo sạch rồi ngâm trong nước trong khoảng thời gian 3 giờ cho gạo và đậu xanh mềm rồi để ra nơi thoáng gió cho ráo nước.

Đổ hỗn hợp gạo và đậu xanh vào chảo rồi đảo đều trong khoảng thời gian khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Đợi cho gạo và đậu xanh nguội thì các bạn đổ hỗn hợp này vào máy xay, xay nhuyễn.

Bước 2: Các bạn đem sụn gà đi rửa sạch rồi để vào rổ cho ráo nước. Đun 1 nồi nước chờ đến lúc sôi các bạn đập 1 lát gừng và thêm 1 muỗng cà phê muối vào. Các bạn đổ sụn gà trong rổ vào nồi để đun trong khoảng thời gian 15 phút rồi vớt ra bát loa.

Bước 3: Đến bước ướp gia vị. Các bạn đổ 1 muỗng canh đường, 1 muỗng cà phê muối, bột năng, tiêu xay và đập 1 quả trứng vào bát loa đựng sụn gà vừa đun sôi.

Bước 4: Sả thì các bạn bào sợi rồi bắc chảo lên bếp đợi đến khi chảo nóng các bạn cho 200 ml dầu ăn rồi đổ sả vừa bào sợi vào, đảo đều đến khi sả có màu vàng và dậy mùi thì vớt ra. Tiếp đến, các bạn đổ sụn gà vào chiên đến khi nó vàng đều thì vớt ra đĩa

Các bạn băm nhỏ hành tím với tỏi rồi cho vào chảo 1 ít dầu ăn rồi đổ hành tím, tỏi vào đảo đều đến khi tỏi, hành tím có màu vàng đều thì đổ sụn gà vừa chiên và gạo, đậu xanh xay nhuyễn cùng với 2 thìa cà phê muối vào chảo. Đảo đều trong thời gian khoảng 2 phút rồi tắt bếp vớt ra đĩa rồi đổ sả vừa chiên vào trộn đều.

Lưu ý: Khi các bạn chiên sả, hành tím, tỏi thì các bạn nên đun với lượng lửa nhỏ để tránh việc bị cháy và vàng không đều.

Món sụn gà rang muối thơm ngon, giòn sụn

Một số món ăn được chế biến từ sụn gà như