Món Thịt Gà Chiên Xù / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Món Ngon Từ Thịt: Thịt Gà Chiên Xù Cực Ngon

Thịt gà chiên xù vô cùng thơm ngon, hấp dẫn, đặc biệt có tác dụng kích thích khẩu vị người thưởng thức rất hiệu quả, một món ngon từ thịt rất quen thuộc hàng ngày

Món ngon bốn phương giới thiệu đến các bạn các mon ngon tu thit, món ngon từ cá; công thức các món ngon cuối tuần, …..

Món ngon từ thịt: Chuẩn bị nguyên liệu chế biến thịt gà chiên xù

Đùi gà: 4 cái, bạn phải chọn đùi gà đã được sơ chế làm sạch của giống gà ta hay gà tam hoàng để thịt gà dai ngon giúp cho món thịt gà chiên xù hấp dẫn hơn Trứng gà ta: 2 quả. Bột chiên giòn: 1 gói. Bột chiên xù cam: 1 gói. Rau mùi: 50g. Xà lách: 2 cây. Gừng: 1 nhánh nhỏ. Gia vị: Muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu, dầu ăn, sốt mayonnaise, tương ớt.

– Gừng tươi: Để nguyên vỏ, rửa sạch, giã nhỏ.

– Trứng gà: Đánh tan với một chút xíu muối.

– Bột chiên giòn, bột chiên xù: Đổ ra 2 đĩa riêng.

– Rau mùi: Nhặt vừa rửa sạch, thái khúc 3cm.

– Sử dụng chảo sâu lòng, cho vào chảo một lượng dầu ăn vừa đủ sao cho ngập mặt miếng thịt gà khi cho vào chiên, đun dầu sôi nóng già, vặn lửa nhỏ để đảm bảo duy trì nhiệt độ dầu ăn giúp thịt gà chiên xù chín đều, vàng ngon, giòn rụm, tránh trường hợp bạn vặn lửa to quá sẽ khiến món ăn dễ bị cháy mà vẫn không chín.

Món ngon từ thịt: Thực hiện chế biến thịt gà chiên xù

– Khi thấy từng miếng thịt gà vàng rộm, dậy mùi thơm hấp dẫn là đạt yêu cầu rồi đấy, cho thịt gà chiên xù ra đĩa có giấy thấm dầu 10 phút rồi bày lên đĩa đã xếp sẵn rau xà lách, trang trí lên bên trên một ít rau mùi cho thêm phần hấp dẫn.

– Món thịt gà chiên xù ngon được trình bày rất đẹp mắt, có màu vàng rộm nổi bật, dậy mùi thơm hấp dẫn, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được sự giòn tan của từng miếng thịt gà được tạo nên bởi các lớp bột chiên hòa quyện với vị ngọt ngon đặc trưng của thịt gà ngấm gia vị rất hấp dẫn, dùng kèm tương ớt, sốt mayonnaise sẽ rất hợp vị.

Theo VnE

Cách Làm Món Tonkatsu Thịt Heo Chiên Xù Nhật Bản

Lịch sử của món ăn

Katsu ban đầu chỉ được làm bằng thịt bò, còn làm từ thịt lợn thì xuất hiện từ năm 1890 tại một nhà hàng phía Tây Ginza, Tokyo. Phiên bản thịt lợn được phát triển tại Nhật Bản vào năm 1899 ở một nhà hàng mang tên Rengatei ở Tokyo. Với nguyên liệu chính là miếng thịt cốt lết từ lưng lợn cắt thành những lát dày 2-3 cm rồi bôi vụn bánh mì, chiên trong dầu, sau đó đem dùng với nước sốt, cơm và salát rau củ của Nhật (chủ yếu là bắp cải). Có hai loại chính là phi lê và thịt thăn. Tonkatsu thường được nhà hàng phục vụ với bắp cải thái nhỏ.

Tonkatsu đã trở nên phổ biến và gắn liền với sự phát triển của văn hóa Nhật trong suốt những năm qua. Ngày nay món ăn này thường được ăn kèm với cơm, súp miso, Tsukemono (dưa muối) theo phong cách ẩm thực của người Nhật và được ăn bằng đũa.

Gần đây, ở vài nơi có xu hướng dùng món ăn này với nước sốt ponzu mang hương vị truyền thống Nhật hơn, cùng với củ cải mài thay vì dùng sốt thông thường. Tonkatsu còn hay được kẹp thêm vào ăn kèm với sanwich (katsu sando) hoặc cùng với cà ri (katsu kare). Bạn còn có thể thưởng thức tonkatsu cùng với trứng và một thố cơm giống như món katsudon – bữa trưa với một tô thức ăn đầy.

Đặc điểm của món Tonkatsu

Ta cũng có thể dùng phần thịt lườn và thịt lưng; thịt sẽ được ướp với muối, tiêu và được rắc nhẹ thêm một lớp bột mì, sau đó được nhúng vào trứng và tẩm bột chiên xù trước khi cho vào rán. Những miếng thịt heo được rán ngập trong chảo dầu nóng, chiên xù tới mức giòn tan và ánh lên màu vàng nâu hấp dẫn. Sau đó, nó lại được phủ lên một lớp nước sốt ngọt thơm và cay dịu.

Món ăn này được ăn kèm với một loại sốt mang hơi hướng giao thoa với ẩm thực phương Tây. Sốt được làm từ những trái táo tươi là nguyên liệu chủ yếu và món này được gọi là sốt tonkatsu (tonkatsu sosu) hay sosu (nước sốt). Chúng thường có lớp váng mỏng karashi phủ bên trên ( đây là một loại mù tạt của Nhật) và thực khách còn có thể trang trí thêm một lát chanh hoặc có thể dùng nước tương.

Ở Nagoya và những vùng lân cận, thì tonkatsu đặc biệt được dùng kèm với sốt miso. Cũng có thể làm cho món ăn này thêm phần đa dạng bằng cách kẹp vào giữa miếng thịt một miếng bơ hay là lá shiso, cũng có thể cho cả konnyaju vào để có vị như ý muốn.

Nguyên liệu

-200g thịt: nên sử dụng thịt đùi

-2 quả trứng gà

-20g bột chiên giòn

-20g bột chiên xù

-Một ít nước lọc

-Nửa muỗng bột năng

-1 ít bột nghệ

-1 ít muối

-1 ít tiêu

-5 muỗng nước tương

-2 muỗng giấm

Chế biến

Bước 1 : Thịt heo rửa sạch, cắt miếng dày khoảng 1 cm, dùng bao bọc thức ăn bọc bên ngoài miếng thịt rồi dùng búa, chày hoặc chai thủy tinh đập dập cả 2 mặt cho thịt mềm.Sau đó gỡ bọc ra rồi làm tương tự với miếng thịt tiếp theo

Bước 2 : Cho một ít muối và một ít tiêu vào bột chiên giòn rồi trộn đều

Bước 3 : Đánh tan trứng gà

Nhúng thịt đều qua bột chiên giòn, qua trứng rồi quay lại qua bột chiên giòn và qua trứng thêm một lần nữa rồi nhúng sang bột chiên xù. Đảm bảo bột áo đều từng miếng

Bước 4 : Đun nóng chảo dầu ( dầu ngập miếng thịt ), khi dầu nóng và sôi đều thì bỏ thịt vào và từ từ hạ lửa để giữ cho thịt chín đều mà không bị cháy.

Lưu ý : Lật thịt liên tục, và tuyệt đối không cắt thịt ra để kiểm tra xem thịt có chín hay không, làm như vậy sẽ khiến thịt mất nhiệt và không giữ được độ ngon như trước. Thay vì kiểm tra bằng cách đó thì các bạn có thể dùng tăm để xiên qua miếng Tonkatsu, nếu không có chất lỏng hồng chảy ra thì có thể gắp thịt ra.

Khi thịt vừa chín và vàng cả 2 mặt thì vớt ra bỏ vào giấy thấm dầu. Để thịt nguội tầm 5 phút rồi tiến hành thái thịt vừa ăn bỏ vào dĩa kèm salad rau hoặc dưa leo, cà chua vừa đẹp mắt vừa bổ sung được dinh dưỡng và ăn không bị ngấy.

Bước 5: Bước này tiến hành pha chế nước tương, đây là bước quyết định độ ngon của món ăn, có nhiều người họ sẽ pha chế theo khẩu vị hàng ngày của mình.

Cho 3 muỗng nước lọc , muỗng giấm, 4 muỗng nước tương (có thể thay thế nước tương bằng xì dầu), một ít tiêu và bột nghệ và nồi rồi trộn đều

Đun nước sốt lên bếp rồi trộn đều, khi nước sốt bắt đầu sôi thì tiếp tục cho bột năng và khuấy đều tay cho bột năng nở ra và chờ cho khi nước sốt sánh lại sau đó thì tắt bếp.

Dĩa thịt đã được bày ra, dùng nước sốt chan đều lên các miếng thịt, vậy là chúng ta có thể thưởng thức món Tonkatsu rồi.

Thịt Heo Chiên Xù Tonkatsu Được Người Nhật Biết Đến Như Thế Nào?

Giới thiệu thịt heo chiên xù Tonkatsu

Đồ ăn Nhật được biết đến không chỉ với các loại sushi đẹp mắt hay những hộp cơm Bento ngộ nghĩnh mà còn với cả các món chiên xù, trong đó không thể không kể tới món Tonkatsu trứ danh của ẩm thực xứ sở Phù Tang.

Thịt heo chiên xù Tonkatsu ra đời vào cuối thế kỷ 19 và là một món ăn phổ biến tại Nhật Bản. Nguyên liệu bao gồm một gói bột chiên, thịt thăn lợn dày từ một đến hai centimet và được thái lát thành những miếng vừa ăn, thường được ăn kèm với bắp cải và súp miso. Ta cũng có thể dùng phần thịt lườn và thịt lưng; thịt sẽ được ướp muối, tiêu và được rắc nhẹ một lớp bột mì, sau đó ta nhúng vào trứng và tẩm bột chiên xù trước khi cho vào rán

Có lẽ sẽ không thể có món thịt nào qua mặt được thịt heo chiên xù Tonkatsu: những miếng thịt heo được rán chìm trong chảo dầu nóng, chiên xù tới độ giòn tan và ánh lên màu vàng nâu hấp dẫn, sau đó, nó lại phủ lên một lớp nước sốt ngọt thơm và cay dịu. Nhìn thật ngon mắt phải không nào?

Lịch sử của món thịt heo chiên xù Tonkatsu

Những món ăn như thế này từ được du nhập từ Bồ Đào Nha vào Nhật Bản. Ban đầu nó được coi như một loại yoshoku – một dạng ẩm thực phương Tây xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỉ 20 – và được gọi là katsuretsu hoặc đơn giản là katsu. Katsu ban đầu chỉ làm từ thịt bò; còn từ thịt heo, giống như tonkatsu ngày nay, thì được nói rằng xuất hiện từ năm 1890 tại một nhà hàng phía Tây ở Ginza, Tokyo. Thuật ngữ “tonkatsu” (katsu là một loại thịt heo) được gọi từ những năm 1930. Phiên bản thịt heo chiên xù Tonkatsu được phát minh tại Nhật Bản vào năm 1899 tại một nhà hàng mang tên Rengatei ở Tokyo.

Thịt heo chiên xù Tonkatsu đã phổ biến rộng rãi và gắn liền với sự phát triển của văn hóa Nhật suốt những năm qua hơn bất kì loại yoshoku nào khác và ngày nay món ăn này thường được đi kèm với cơm, súp miso, tsukemono (dưa muối) trong phong cách ẩm thực của người Nhật Bản và được ăn bằng đũa.

Gần đây, vài nơi có xu hướng thưởng thức món ăn này với nước sốt ponzu mang hương vị truyền thống Nhật hơn cùng với củ cài mài thay vì sốt tonkatsu thông thường. Tonkatsu còn hay được kẹp vào ăn kèm với sanwich (katsu sando) hoặc với cà ri (katsu kare). Đôi khi ta còn có thể thưởng thức tonkatsu cùng với trứng và một tô cơm bự như món katsudon – bữa trưa với một tô thức ăn đầy bự.

Katsu Sando

Nếu không đòi hỏi sự cầu kì, thì bình thường thịt heo chiên xù tonkatsu được ăn kèm với loại sốt mang hơi hướm giao thoa với ẩm thực phương Tây, được làm từ những trái táo tươi là nguyên liệu chủ yếu và món sốt này được gọi là sốt tonkatsu (tonkatsu sosu), và thường có lớp váng mỏng karashi phủ bên trên (loại mù tạt của Nhật) và ta còn có thể điểm thêm một lát chanh nữa.

Có vài người thì lại thích dùng nước tương hơn. Ở Nagoya và những vùng lân cận, miso katsu, thì tonkatsu đặc biệt được ăn kèm với sốt miso. Ta cũng có thể làm món tonkatsu thêm phần đa dạng bằng cách kẹp vào giữa miếng thịt miếng bơ hay lá shiso. Với hàm lượng calo phù hợp, nên ta cũng có thể cho cả konnyaju vào nữa

Một vài dạng biến thể của thịt heo chiên xù Tonkatsu:

Chicken katsu: nguyên liệu là thịt gà, thường được xuất hiện trong bữa trưa tại hawai.

Menchi katsu: thịt được băm nhỏ và ép dẹt, sau đó lăn bột và chiên xù.

Hamu Katsu: một món ăn làm từ thịt đùi, được xem là món ăn ngon không kém gì tonkatsu.

Gyu katsu: còn được biết đến với cái tên bifu katsu, một món ăn nổi tiếng tại vùng Kansai lân cận Osaka và Kobe.

Chicken Katsu

Giá của một miếng tonkatsu thì có sự chênh lệch khác nhau, 200 yên cho tonkatsu đóng gói ở chợ và tới 5,000 yên cho tonkatsu trong một nhà hàng đắt đỏ. Món tonkatsu mà được cho là ngon nhất là được làm từ kurobuta (thịt heo rừng) ở quận Kagoshima phía nam Nhật Bản.

Nguyên liệu:

400g thịt lợn nạc

6 lát bánh mỳ sandwich

2 thìa canh bột mỳ

1 thìa canh xì dầu

2/3 thìa canh nước sốt thịt bò, 1 thìa nhỏ sốt Worcestershire (bạn có thể tìm mua ở các siêu thị bán đồ Nhật)

1/2 củ hành tây, 1/2 quả táo

thìa nhỏ đường nâu, 1 thìa nhỏ siro ngô

Muối, hạt tiêu.

Cách làm:

Bước 1: Bánh mỳ gối bạn cắt bỏ phần riềm, chỉ lấy phần giữa mềm.

Bước 2: Dùng tay bóp mịn bánh hoặc cho vào máy xay sinh tố khô, xay thật nhỏ.

Bước 3: Thịt lợn rửa sạch, để ráo, dùng dao băm sơ trên bề mặt thịt.

Bước 4: Rắc lên bề mặt thịt chút muối và hạt tiêu, ướp khoảng 15 phút.

Bước 5: Đập trứng gà ra bát, đổ bột mỳ và vụn bánh mỳ ra đĩa riêng

Bước 6: Lăn lần lượt miếng thịt qua đĩa bột mỳ rồi đến bát trứng và cuối cùng là đĩa vụn bánh mỳ.

Bước 7: Cho thịt vào dĩa to, bọc túi nilon sạch để vào tủ lạnh khoảng 1 tiếng.

Bước 8: Táo gọt vỏ, thái hạt lựu nhỏ. Hành tây bóc vỏ khô, thái hạt lựu.

Bước 9: Cho xì dầu, nước sốt thịt bò, sốt Worcestershire, siro ngô, đường nâu, táo và hành tây vào nồi, dùng thìa gỗ khuấy khoảng 5 – 8 phút thì tắt bếp.

Bước 10: Đổ nước sốt vào rổ lọc lấy phần nước, bỏ phần bã là bạn đã có bát nước sốt Tonkatsu kiểu Nhật.

Bước 11: Cho dầu ăn vào chảo, đun sôi, thả thịt đã ướp vào chiên.

Bước 12: Thịt chín gắp ra để ráo mỡ.

Bước 13:Thái thịt ra từng miếng nhỏ vừa ăn,dùng nóng với cơm và canh miso.

Cách Làm Thịt Chiên Xù Giòn Tan, Cả Nhà Mê Tít

Thịt heo chiên xù là món ăn chế biến cực kỳ đơn giản nhưng hấp dẫn người ăn bởi vẻ ngoài bắt mắt. Đặc biệt là phần thịt mềm, ngọt khi ăn khiến ai cũng phải xuýt xoa, khen ngon.

1. Nguyên liệu làm món thịt heo chiên xù

Thịt thăn heo thái từng miếng

Công thức bột chiên: sữa tươi, trứng gà, bột chiên giòn, bột chiên xù

Gia vị: hạt nêm, tiêu, bột ngọt

Rau sống ăn kèm: Salad, cải mầm, cà chua bi

Nguyên liệu pha giấm đường: Giấm gạo, đường, muối, tiêu, dầu oliu

Nguyên liệu cần có để chế biến món thịt lợn chiên xù

2. Các bước sơ chế món thịt heo chiên xù

Đầu tiên, cần chọn mua miếng thăn heo đã lọc sạch gân, cắt thành miếng bản lớn và dần sơ.

Cho trứng ra bát đánh tan đều, bột chiên giòn và bột chiên xù cho vào 2 bát riêng để sẵn.

Cải mầm, salad và cà chua bi đem rửa sạch với nước muối và để ráo

Cho hỗn hợp: Dấm gạo, đường, muối, tiêu và dầu oliu vào bát con để trộn đều

Sơ chế thịt thăn heo trước khi chế biến món thịt chiên xù

3. Cách làm thịt chiên xù đãi cả nhà

Thịt thăn heo đã thái sẵn ướp với sữa tươi, hạt nêm, muối và tiêu, ướp trong khoảng 15 phút để thịt ngấm gia vị trước khi chiên. (Việc cho thêm sữa tươi tẩm ướp thịt giúp làm mềm mọng miếng thịt, thơm ngon, không bị khô.)

Lấy phần thịt đã ướp lăn đều qua bột chiên giòn, sau đó nhúng qua với trứng gà đã đánh tan, tiếp đến nhúng một lớp bột chiên xù và cho vào chảo dầu nóng để chiên.

Chiên phần thịt đến khi vàng đều hai mặt thì vớt ra, lót một tấm giấy hút dầu để thịt ráo dầu và giòn hơn.

Ngon hơn khi ăn kèm với sốt dầu giấm, tương ớt hoặc sốt mayonnaise

Cách làm thịt chiên xù vô cùng đơn giản lại ngon hấp dẫn

4. Lưu ý để làm món thịt lợn chiên xù ngon đúng chuẩn

Mọi món ăn ngon đều bắt nguồn từ nguyên liệu sạch, tươi ngon và an toàn. Với món thịt heo chiên xù cũng vậy, thành phần chính của món ăn này là thịt thăn heo (thăn lợn). Hiện nay, trên thị trường, việc kiểm định nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng của thịt heo chưa được đảm bảo. Vì vậy, các chuyên gia y tế, dinh dưỡng và y bác sĩ khuyến cáo người dân nên mua thực phẩm, đặc biệt là thịt tươi sống ở các cơ sở uy tín, chất lượng, có giấy kiểm định và giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

Với mong muốn đưa đến sản phẩm thịt heo sạch cho người tiêu dùng, công ty MASAN MEATLife – công ty con của tập đoàn hàng tiêu dùng MASAN đã ra mắt trên thị trường dòng thịt mát theo tiêu chuẩn TCVN 12429:2018 của Bộ KH & CN công bố.

Thịt nạc thăn MEATDeli sạch, tươi, ngon đảm bảo an toàn sức khỏe cho NTD

Với Công nghệ thịt mát nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu cùng các chuyên gia hàng đầu từ nước ngoài trực tiếp tham gia vận hành tại nhà máy sản xuất. Thịt heo sau khi giết mổ được bọc kỹ lưỡng và đưa vào bảo quản xuyên suốt từ 0-4 độ C từ nhà máy đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, việc sử dụng thịt thăn heo MEATDeli giúp mỗi bữa ăn của gia đình bạn luôn tươi sạch, thơm ngon và an toàn cho sức khỏe.