Món Ngon Từ Cá Lóc Cho Bé / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Cháo Cá Lóc Nấu Với Rau Gì Và Cách Nấu Cháo Cá Lóc Cho Bé Ăn Dặm

Cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm

Cách nấu cháo cá lóc rau củ cho bé

Nguyên liệu gồm:

Cá lóc.

1 củ cà rốt.

1 củ nấm rơm.

500g su hào.

100g gừng, tỏi, hành lá, ngò rí.

Gia vị: nước mắm, bột nêm, muối, tiêu.

Cách nấu cháo cá lóc rau củ cho bé như sau:

– Bước 1: Sơ chế nguyên liệu nấu cháo: cá lóc làm sạch, lọc phi lê hai bên thân cá, cắt miếng vừa ăn, ướp chút muối, gừng cắt lát, để riêng.

– Bước 2: Mẹ vo sạch 1/2 chén gạo đổ chung vào 1 lít nước, cho phần xương và đầu cá vào, thêm vài lát gừng nhỏ, 1 chút muối vào chung. Sau đó, mẹ đặt nồi cháo lên bếp nấu lửa to, đến khi nước sôi hạ lửa nhỏ lâu lâu đảo tránh dính nồi.

– Bước 3: Cà rốt, su hào cắt hạt lựu, tỏi lột vỏ cắt đôi, khi hạt gạo bắt đầu mềm cho vào nấu chung.

– Bước 4: Khi hạt gạo rền, mẹ vớt phần xương cá ra ngoài. Sau đó, cho nấm rơm bổ đôi, thịt cá phi lê vào nấu chung khoảng 5p sau thì tắt bếp. Nêm nếm vừa ăn bằng nước mắm, bột nêm.

– Bước 5: Sau khi cháo chín, mẹ múc ra tô, thêm hành lá, ngò rí cắt nhỏ, tiêu lên trên mặt, cho bé ăn nóng. Các mẹ lưu ý khi nào ăn mới cho rau vào để rau không bị mềm mất ngon. Nếu sợ lẫn xương trong nồi cháo, mẹ có thể nấu riêng nước dùng từ phần xương cá lóc sau đó lọc lại, dùng nước đó nấu cháo cho bé.

Cách nấu cháo cá lóc đậu xanh cho bé

Nguyên liệu gồm:

1 chén nhỏ gạo.

1 con cá lóc khoảng 300g.

1 nắm nhỏ đậu xanh loại còn vỏ.

Hành, tỏi khô.

Gia vị: Nước mắm, hạt nêm.

Cách nấu cháo cá lóc đậu xanh cho bé như sau:

– Bước 1: Đậu xanh đem ngâm nước một lúc cho mềm. Mẹ lưu ý không nên đãi vỏ vì trong vỏ đậu xanh có chứa nhiều vitamin rất bổ dưỡng cho bé.

– Bước 2: Cá lóc đánh vẩy, làm sạch nhớt cá bằng cách chà cá với chanh sau đó rửa sạch để ráo nước. Sau đó lọc lấy phi lê cá thái miếng mỏng ướp với một chút nước mắm, hạt tiêu. Xương cá sau khi lọc đem luộc sơ qua rồi dã lấy khoảng 300ml nước.

– Bước 3: Cho gạo và đậu xanh vào ninh nhừ cùng với nước cá.

– Bước 4: Bắc chảo phi thơm tỏi rồi cho cá đã ướp vào xào chín nêm lại gia vị cho vừa ăn. Khi cháo chín múc ra bát rồi cho cá lên trên rắc lên một chút hành phi và ngò thái nhỏ, cho bé dùng nóng.

Cách nấu cháo cá lóc cải xoong giàu dinh dưỡng cho bé

Nguyên liệu gồm:

1 con (300g) cá lóc.

50g gạo.

30g rau cải xoong.

Bột ngọt, bột gia vị vừa đủ.

Cách nấu cháo cá lóc cải xoong cho bé như sau:

– Bước 1: Chọn loại cá lóc đầu bẹt, vảy ở bụng trắng, lưng đen, làm sạch cá bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín. Sau đó, mẹ gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước.

– Bước 2: Gạo xay thành bột, rau cải xoong rửa sạch thái thật nhỏ (mẹ có thể giã nhỏ rồi vắt lấy nước cho vào cháo).

– Bước 3: Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào quấy đều, cháo sôi lại là được.

Cách nấu cháo cá lóc khoai lang cho bé

Nguyên liệu gồm:

2/3 chén cháo trắng.

30ml nước dùng.

3 muỗng canh cá lóc.

2 muỗng khoai lang.

Nước mắm.

Dầu ăn cho bé.

Cách nấu cháo cá lóc khoai lang cho bé như sau:

– Bước 1: Mẹ nấu cháo trắng cho bé.

– Bước 2: Cá lóc hấp chín, gở bỏ xương, phần thịt tán nhuyễn để riêng.

– Bước 3: Khoai lang hấp chín, tán nhuyễn.

– Bước 4: Cho cháo trắng vào nồi, cho thêm nước dùng vào nấu sôi, khuấy đều, cho cá và khoai vào trộn đều, nêm vào cháo 3 muỗng cà phê nước mắm, và 10ml dầu ăn cho bé, tắt lửa.

Có thể bạn đang quan tâm:

Cách nấu cháo cá lóc rau mồng tơi cho bé

Nguyên liệu gồm:

1 chén cháo trắng đặc.

1 chén nước nóng.

50g phi lê cá lóc.

50g đọt mồng tơi.

10g bơ lạt.

1 củ hành tím băm nhuyễn.

1 thìa cà phê nước mắm ngon.

4 thìa cà phê dầu ăn dinh dưỡng Kiddy.

1/4 thìa cà phê đường.

Cách nấu cháo cá lóc rau mồng tơi cho bé như sau:

– Bước 1: Cá ướp với nước mắm, đường, để thấm.

– Bước 2: Làm tan bơ, phi hành tím rồi cho cá vào xào chín, chế 1 chén nước nóng vào, đun sôi lên, cho đọt mồng tơi vào nấu chín.

– Bước 3: Xay nhuyễn cháo và cá, rau trút vào nồi, đun sôi bùng. Mẹ lưu ý đọt mồng tơi rất mau chín, nên khi nấu, thấy nước dùng sôi bùng, mẹ thả mồng tơi vào là tắt bếp ngay, như vậy mới giữ được vitamin trong rau mồng tơi.

– Bước 4: Múc ra bát, cho dầu ăn dinh dưỡng Kiddy vào trộn đều trước khi cho bé ăn.

Có thể bạn đang quan tâm:

Món Ngon Cho Bé Từ Thịt Lợn

Thịt lợn có thể chế biến được những món sau:

– Thịt lợn (hoặc sườn non) kho với trứng cút, cho bé ăn cùng cơm.

– Thịt lợn nhồi đậu phụ, đem hấp chín rồi tưới nước sốt cà chua lên trên.

– Thịt lợn băm nhỏ, nhồi vào bí đao, nấu canh ăn ngọt và mát. Hoặc canh bí đao, nấu với thịt lợn băm và nấm đông cô.

– Thịt lợn băm nhỏ, trộn chung với trứng, nấm rơm, đem hấp cách thủy.

– Cháo cật (lợn) băm nấu với cải thảo. Hoặc cháo thịt lợn băm nấu với đậu cô-ve.

– Cháo thịt nạc nấu với rau muống xắt nhuyễn. Thịt lợn xào chín với dầu ăn. Khi cháo chín thì cho thịt lợn và rau muống xắt nhuyễn vào.

– Cháo thịt lợn nấu với bí đỏ. Bí đỏ thái hạt lựu cho vào cùng cháo, ninh cho mềm. Thịt lợn băm nhuyễn, xào riêng. Cháo chín thì cho thịt lợn vào.

– Cháo gan (lợn) cà chua. Gan làm sạch, cắt nhỏ, ướp chút nước mắm. Cho gan và cà chua vào xào chín trước. Cháo ninh chín thì trút gan vào.

– Cháo sườn non nấu cùng đậu Hà Lan. Sườn ninh nhừ, thành nước, gỡ thịt nạc, xé nhỏ. Đậu Hà Lan ngâm, lột bỏ vỏ. Cho thịt nạc và đậu Hà Lan cùng gạo vào nấu thành cháo.

– Cháo thịt lợn với bí đao. Thịt lợn băm nhuyễn, hòa tan vào nước, nấu chín. Cho bí đao đã băm nhuyễn vào, nấu chín tiếp. Chờ cháo sôi, cho thịt và bí đao vào.

– Cháo đậu đỏ, thịt lợn và mướp hương. Đậu đỏ hấp chín, tán nhuyễn; thịt lợn băm nhuyễn: mướp bỏ hạt, băm nhuyễn. Cho thịt lợn vào bát nước đánh tan, nấu sôi. Cho mướp vào, chờ sôi lại. Bắc xuống, cho đậu đỏ vào, khuấy đều. Chờ cháo sôi, cho hỗn hợp trên vào, nấu sôi lại.

Với những món trên được chế biến từ thịt lợn, hi vọng sẽ giúp cha mẹ tham khảo và chăm sóc bé tốt hơn.

Những Điều Mẹ Nên Biết Khi Nấu Cháo Cá Lóc Cho Bé Ăn Dặm

Cá lóc (hay còn được gọi là cá quả) có vị ngọt, tính lành, là loại thực phẩm được nhiều người yêu thích, thậm chí còn có khả năng phòng ngừa các bệnh về tim mạch, phổi,… Ngoài ra, cá lóc còn được dùng trong các bữa ăn của bé nhằm cung cấp các khoáng chất thiết yếu như sắt, kali, phốt pho, sắt cũng như các vitamin bổ dưỡng cho cơ thể như vitamin A, C, B1, B2, PP hỗ trợ cho sự phát triển của bé.

Khi nào nên nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm

Theo các tài liệu nghiên cứu về dinh dưỡng cho bé, độ tuổi thích hợp cho bé bắt đầu ăn các lóc là từ 6 tháng tuổi, tuy nhiên mẹ nên tuân thủ đúng nguyên tắc thử ít để kiểm tra phản ứng của bé.

Cách chọn và sơ chế cá lóc trước khi nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm

Cá lóc thường có mùi rất tanh vậy nên việc hạn chế, loại bỏ mùi tanh của cá trước khi cho vào chế biến là một bước rất quan trong đối với các mẹ.

Khi chọn cá lóc, mẹ nên chọn các con cá lóc đồng tươi sống có khối lượng khoảng 700g – 900g hoặc 800g – 1kg vì cá có khối lượng này sẽ rất chắc thịt.

Trong quá trình nấu cá lóc, mẹ nên sử dụng nước ấm thay vì nước nguội thông thường, điều này giúp hạn chế được mùi tanh của cá trong món ăn.

Một số công thức nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm

Cháo cá quả cho bé ăn dặm với khoai lang

Nguyên liệu chuẩn bị: Cách chế biến:

Gạo vo sạch rồi ngâm trong nước khoảng 1 tiếng giúp cho việc nấu cháo trở nên nhanh chóng hơn.

Sơ chế sạch cá đem ướp với gừng để khử mùi tanh.

Đem cá vào hấp sau đó lọc sạch xương.

Phi thơm tỏi sau đó cho rau và cá vào xào thơm rồi nêm nếm gia vị vừa đủ ăn, xay nhỏ rau và cá đã xào chín.

Tiếp theo bỏ cháo vào hầm kỹ cho nhừ.

Đổ cháo ra bát và rắc thêm mùi tàu xay nhỏ lên trên.

Cháo cá lóc rau ngót cho bé ăn dặm

Nguyên liệu chuẩn bị: Cách chế biến:

Gạo vo sạch rồi ngâm trong nước khoảng 1 tiếng giúp cho việc nấu cháo trở nên nhanh chóng hơn.

Sơ chế sạch cá đem ướp với gừng để khử mùi tanh.

Đem cá vào hấp sau đó lọc sạch xương.

Phi thơm tỏi sau đó cho rau và cá vào xào thơm rồi nêm nếm gia vị, xay nhỏ rau và cá đã xào chín.

Tiếp theo bỏ cháo vào hầm kỹ cho nhừ.

Đổ cháo ra bát và rắc thêm mùi tàu xay nhỏ lên trên.

Cháo cá quả đậu xanh cho bé ăn dặm

Gạo vo sạch rồi ngâm trong nước khoảng 1 tiếng giúp cho việc nấu cháo trở nên nhanh chóng hơn.

Sơ chế sạch cá đem ướp với gừng để khử mùi tanh.

Đem cá vào hấp sau đó lọc sạch xương.

Phi thơm tỏi sau đó cho cá vào xào thơm nêm gia vị, rồi xay nhỏ.

Tiếp theo bỏ cháo vào hầm kỹ cho nhừ cùng đỗ.

Đổ cháo ra bát và rắc thêm mùi tàu xay nhỏ lên trên.

Qua bài viết trên, Vnshop mong rằng đã cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho mẹ về cách nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm. Các mẹ có thể tham khảo thực đơn cho bé ăn dặm hữu ích. Xin chân thành cảm ơn các mẹ đã dành thời gian theo dõi bài viết này và xin hẹn gặp lại các mẹ ở các bài viết tiếp theo.

Món Ngon Từ Cá Lóc Miền Nam

Cá lóc nướng trui

Trong tất cả những món ăn ngon từ cá lóc, thì có lẽ “nướng” là phương thức mau lẹ, gọn gàng và dân dã nhất. Sau khi tát đìa hoặc vớt mương, cá lóc được vớt lên ú na ú nần, người dân làm sạch cá rồi đem đi nướng, thế là có ngay một món “đặc sản” thơm lừng.

Cá lóc nướng trui được nướng bằng lửa ngọn hoặc lửa rơm, không được đặt lên vỉ nướng bằng than vì như vậy sẽ làm mất đi hương vị. Người ta xiên một que tre từ miệng đến đuôi cá, cắm que xuống đất rồi phủ rơm hay cỏ khô.

Điều quan trọng là phủ lượng rơm sao để vừa đủ cho đến khi lửa tàn thì cá cũng vừa chín tới. Rơm nhiều thì cá khét, rơm ít thì cá không chín đều. Nướng chín quá thì mất đi vị ngọt, nướng chưa đủ độ thì thịt nhão, lại tanh. Vậy mới thấy được sự giỏi giang trong tay nghề của “đầu bếp”!

Cá nướng xong, cạo lớp vẩy cháy cho sạch để lộ ra lớp da vàng thơm phức, thịt trắng nõn và ngọt lịm. Món ăn này đi kèm với bánh tráng, nước mắm me và đủ loại rau sống (nào là diếp cá, húng cây, húng lủi, quế, tía tô, giá hẹ, khế chua, chuối chát…) thì không gì tuyệt bằng.

Cá lóc bắt về mổ bụng, xẻ thịt, lấy ruột gan ra, đem ướp muối phơi. Nếu trời nắng gắt, phơi khoảng vài nắng là được. Khi cá đã khô, người ta thường treo lủng lẳng ở nhà bếp, dùng để ăn lâu dài, khi ăn ta có thể nướng hoặc chiên giòn lên.

Nhìn sơ qua thì khô cá lóc rất dễ làm nhưng muốn chế biến con khô cho ngon, hợp khẩu vị nhiều người lại rất khó. Đầu tiên phải lên tận miệt Châu Đốc tìm mua cá lóc ngon, con lớn từ 1-1,5 kg. Sau đó, rửa cá thật sạch, chặt bỏ đầu, lấy xương rồi ướp gia vị cho vừa ăn, đặc biệt phải hơi cay một chút.

Kế đến chất cá lên giàn và mang phơi nắng, đây là khâu quan trọng quyết định chất lượng con khô. Nếu gặp nắng tốt thì phơi vài ngày là màu khô tươi đỏ. Ngoài ra, người dân còn có những bí quyết riêng nên khô mới trở thành đặc sản.

Món ăn này bình dân và mang đậm hương vị đồng quê. Cá làm sạch, cắt ra từng khứa, cho vào mẻ kho. Kho cá lóc cũng như kho các loại cá khác, có thể kho khô hoặc kho nước.

Nếu kho khô thì cho tiêu thật nhiều, còn kho nước thì có thể để vào vài trái ớt sừng trâu. Ăn kèm với các loại rau, dưa leo, chuối chát, nếu bằm xoài sống cho vào nước kho thì ăn càng ngon.

Cá lóc hấp bông so đũa

Hương vị cá hấp do được nhụy bông so đũa bọc kín nên dịu ngọt và rất thơm ngon. Ai đã một lần thưởng thức món ăn này hẳn sẽ nhớ mãi.

Con cá lóc làm sạch, ướp cá với bột ngọt, tiêu, củ hành, ít muối để trong 10 phút. Hái 14-18 bông so đũa (non vừa búp nở) ở đọt, rửa sạch, lần lượt sắp phân nửa vào đĩa lớn, đặt cá lên, rồi sắp phân nửa phần bông còn lại lên phía trên, để trong nồi hấp cách thủy đậy nắp nồi đun sôi trong 30 phút thì cá chín. Lấy đĩa cá ra ăn với cơm nóng hoặc nhắm rượu. Nước chấm là nước mắm đồng dầm ớt.

Khi lấy đĩa cá nóng ra, lấy bông so đũa phía trên ra, để lộ thân cá một phần khói lên nghi ngút rất hấp dẫn. Bông so đũa rất ngon vì nó hút hết những mùi vị thơm ngọt của cá khi hấp tiết ra. Dùng hết bông so đũa rồi đến cá. Món ăn này có thể chinh phục cả những du khách khó tính nhất đấy!

Canh chua cá lóc

Đây là một trong những món ăn đặc trưng mà người Nam Bộ từ thành thị đến nông thôn đều ưa thích. Cá lóc làm sạch, cắt ra từng khứa to nấu với me, giá, bạc hà, ngò gai, cà chua v.v. phi thêm chút tỏi cho thơm. Ăn canh chua cá lóc muốn ngon thì nước chấm phải là nước chấm trong (chưa pha chế), dầm ớt vào cho cay. Tô canh chua cá lóc nóng nghi ngút, hấp dẫn với màu trắng của thịt cá, màu vàng của thơm, màu đỏ của cà, màu xanh của ngò gai v.v. cùng lớp tỏi phi vàng nổi trên mặt khiến ta chỉ nhìn thôi cũng muốn ăn ngay…

Canh chua cá “đúng kiểu” của người miền Nam phải vừa có cả vị chua lẫn vị ngọt. Có vị chua nhưng không được chua quá, có vị ngọt nhưng cũng không được ngọt quá, vị chua phải là vị chủ đạo, vị ngọt vừa phải. Hai vị này hòa quyện vào nhau sẽ tạo nên một món canh có hương vị rất lạ và rất ngon.

Chỉ với con cá lóc người dân có thể chế biến ra hơn một chục món ăn ngon khác, món nào cũng độc đáo, hấp dẫn, đậm đà hương vị miền Nam. Chắc chắn rằng, cá lóc nướng trui, canh chua cá lóc, khô cá lóc… sẽ ở mãi trong tâm trí bạn nếu có dịp thưởng thức những món ăn này.