Món Bì Lợn Ngon / Top 3 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Món Ăn Bài Thuốc Từ Bì Heo, Bì Lợn

Xưa nay, chúng ta thường chỉ nghĩ bì heo là để làm bóng nấu cỗ bàn. Đó là một trong những thứ các bà nội trợ lo chuẩn bị cho tết (bóng, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu…). thế nhưng, bì heo còn là một vị thuốc.

Phân tích ta biết trong 100g bì heo có 26,4g chất protein, 22,7g lipid 4g glucid; các chất khoáng canxi, photpho, sắt… Trong bì heo, protein dạng keo chiếm 85% nhiều gấp 2 lần thịt lợn, glucid gấp 4 lần; còn chất béo thì kém hơn 1/2. Chất protein ở bì chủ yếu là keratin, elastin… và chất collagen hợp thành. Chất collagen có vai trò quan trọng đối với nhiều bộ phận của cơ thể: da, gân, sụn, xương và tổ chức liên kết. Nó cũng có vai trò quan trọng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể trẻ. Có người gọi nó là thực phẩm của sự tươi trẻ.

1. Chữa thiếu máu do mất máu: bì lợn 20g, rượu gạo 1 ít đun nhỏ lửa ninh nhừ thì cho ít đường hoa mai.

2. Chè bì heo hồng táo: bì heo 500g lấy chỗ lông mềm cạo sạch lông. Rửa sạch cho vào nồi đổ nước lượng vừa đủ, ninh kỹ thành keo đặc, cho hồng táo 250g (bỏ hạt) vào đun nhỏ lửa, cho đường phèn vào quấy đều. Chè sánh keo, nước trong vị ngọt. Có tác dụng bổ khí sinh huyết. Dùng cho người hay bị chảy máu cam, máu lợi.

3. Đu đủ xanh hầm da heo: trị đại tràng tính nhiệt (đầy nóng), táo bón, bụng đau đầy hơi, ăn uống không được, người bứt rứt khó chịu.

Đu đủ xanh: 300g; da heo: 200g; gia vị vừa đủ.

Đu đủ xanh thêm sữa cho con bú nhuận tràng xổ nước độc và chất độc ở trường vị.

Sách Y học thực loại nói: da heo tính lạnh mát, trị bệnh thương hàn nóng sốt, đau trong, bụng đầy tức, người cảm thấy bứt rứt khó chịu.

Đu đủ xanh còn non hạt bên trong còn trắng, gọt vỏ bỏ ruột, chẻ làm tư, rửa sạch để ráo. Da heo cạo lông rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Ninh da heo khoảng 1 tiếng đồng hồ cho nhừ rồi bỏ đu đủ vào nấu tiếp, khi nào thấy hai thứ chín mềm, nêm gia vị vừa ăn. Ăn riêng hoặc ăn với cơm. Nếu thấy khó ăn thiếu chất ngọt thì có thể thêm một ít xương sống heo hầm chung. Tuần ăn 3 lần, ăn 3 tuần, khi nào thấy bệnh đỡ thì ngừng ăn.

4. Mọc đông: bì heo chọn chỗ lông mềm cạo sạch luộc chín, thái chỉ, băm nhỏ, nhào trộn với giò sống hạt tiêu xay. Viên thành viên tròn, thả vào soong nước đang sôi luộc chín, vớt ra thả vào nước đun sôi để nguội cho rắn lại.

Lấy bì heo thái miếng nhỏ cho vào soong nước luộc thịt đun sôi, vớt bỏ bọt hạ lửa ninh kỹ lọc lấy nước trong, nêm gia vị.

Cho các viên thịt vào bát, chan nước vừa ninh vào, để cho đông lại. Ăn nguội cùng với cơm. Món này có phối hợp thịt với bì heo để bổ khuyết cho nhau làm tăng tác dụng dinh dưỡng phòng chữa bệnh của cả hai.

5. Canh bóng bì: trong cỗ bàn có món canh bóng bì heo phối hợp thêm thịt, tôm và những thức ăn thực vật như: su hào, cà rốt, đậu Hà Lan, nấm hương… Đó là món ăn tổng hợp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn nữa, nên tính bổ dưỡng rất cao. Có điều kiện thỉnh thoảng nên ăn món này không chờ đến lúc có cỗ bàn lễ tết nhất là đối với người già, trẻ em, sản phụ cho con bú.

Bề dày, cấu trúc và chức năng của da heo tương đối giống da người. Các ngành da liễu và mỹ phẩm đã khai thác ưu điểm này của da heo để nghiên cứu tìm hiểu tác dụng của tia cực tím trên da và quá trình lên sẹo của vết thương, đắp lên vết bỏng phòng chống nhiễm trùng trong khi chờ cấy ghép.

Công dụng khác của bì heo: BS. PHÓ THUẦN HƯƠNG

Bật Mí 6 Món Ngon Từ Bì Lợn Dễ Gây Nghiện

Nguyên liệu: 500g bì lợn, 2 thìa cafe muối, 1 thìa cafe đường, 1 thìa cafe bột ngọt; 2 thìa cafe ớt bột, 1 củ gừng, dấm, dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Bì lợn rửa sạch, dùng nhíp nhặt hết lông nếu có. Gừng cạo vỏ, đập dập.

Bước 2: Luộc chín bì lợn, cho thêm vào nước luộc một chút giấm, gừng và muối để bì lợn trắng hơn, bớt mùi hôi. Sau khi bì lợn chín, bạn hãy vớt ra và ngâm ngay vào nước lạnh rồi vớt ra để ráo nước.

Bước 3: Cắt bì lợn thành miếng vuông vừa ăn và hong khô. Nếu bạn có lò sấy thì có thể sấy khô bì lợn trong 30 phút.

Bước 4: Đun nóng chảo ngập dầu rồi cho bì lợn vào chiên vàng giòn và gắp ra đĩa có lót giấy thấm dầu.

Bước 5: Trộn đều muối, ớt bột, đường, bột ngọt đã chuẩn bị để tạo thành hỗn hợp muối ớt.

Bước 6: Xóc bì lợn với hỗn hợp muối ớt.

Bước 7: Thường thức bì lợn chiên xóc muối ớt, bạn cũng có thể bảo quản bì lợn vào hộp kín để ăn dần.

2. Nem nắm

Nguyên liệu: 200g bì lợn, 500g thịt nạc, 1 củ tỏi, ớt, gạo, lá sung, nước mắm, gia vị.

Cách thực hiện:

Bước 1: Bì lợn, thịt lợn rửa sạch và để ráo nước. Tỏi bóc vỏ, giã nhỏ. Ớt rửa sạch, xắt lát. Gạo rang vàng, giã nhuyễn làm thính.

Bước 2: Đun sôi nước và luộc chín bì lợn và thịt. Bì và thịt vừa chín thì bạn vớt thịt ra để ráo nước, bì lợn vớt ra cho ngay vào bát nước lạnh.

Bước 3: Bì lợn thái sợi nhỏ, thịt heo cắt lát mỏng và băm nhỏ.

Bước 4: Trộn đều bì lợn, thịt băm với ớt, tỏi giã nhuyễn, 1 thìa nước mắm cốt, 1 thìa hạt nêm và thêm chút thính gạo.

Bước 5: Nắm nem thành từng nắm nhỏ vừa ăn.

Bước 6: Thưởng thức nắm nem, bạn có thể ăn kèm với lá sung và chấm nước mắm tỏi ớt.

Nắm nem – món ngon từ bì lợn

Sự hòa quyện của các nguyên liệu đã tạo nên món nắm nem ăn vô cùng đã miệng. Có thể nói, nắm nem chính là món ngon từ bì lợn mà bạn có thể ăn chống ngán trong bữa cơm hoặc làm món nhậu đãi chồng những ngày cuối tuần.

3. Bì lợn xào hành tỏi

Nguyên liệu: 200g bì lợn, ½ củ hành tây, tỏi, ớt, hành lá, gia vị xì dầu, nước mắm, rượu gạo, muối.

Cách thực hiện:

Bước 1: Bì lợn rửa sạch, nhặt hết lông còn sót lại. Hành tây rửa sạch, bóc vỏ và cắt múi cau. Ớt rửa sạch, thái lát. Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn. Hành lá bỏ rễ, rửa sạch.

Bước 2: Đun sôi nước với gừng để luộc chín bì lợn. Sau khi bì lợn chín, bạn hãy vớt ra và thả ngay vào bát nước lạnh.

Bước 3: Thái bì lợn thành sợi nhỏ.

Bước 4: Đun nóng dầu ăn và cho hành tây vào xào, bạn cắt thêm gốc hành lá và cho tỏi, ớt vào xào cùng. Khi các nguyên liệu dậy mùi thơm thì cho bì lợn vào. Bạn chú ý đảo liên tục, đều tay để bì heo không dính với nhau.

Bước 5: Bì lợn săn lại thì bạn tiếp tục cho một muỗng canh rượu vào và đảo đều. Cuối cùng, bạn hãy thêm 2 muỗng canh xì dầu, 1 muỗng canh nước mắm và đảo đều thêm vài phút để bì lợn thấm đều gia vị, có thể nêm nếm thêm gia vị cho vừa miệng.

Bước 6: Múc bì lợn xào hành tỏi ra đĩa, trang trí thêm hành lá cắt nhỏ và thưởng thức.

Bì lợn xào hành tỏi – món ngon từ bì lợn thích hợp ngày đông lạnh

Bì lợn xào hành tỏi là một món ngon từ bì lợn mà bạn có thể chế biến để thỉnh thoảng nhâm nhi. Bì lợn giòn kết hợp với vị ngọt tự nhiên của hành tây, vị cay của ớt và mùi thơm của hành tỏi chắc chắn sẽ khiến bạn ngất ngây khi thưởng thức.

4. Chè bì lợn hồng táo

Nguyên liệu: 500g bì lợn, 250g hồng táo, đường phèn

Cách thực hiện:

Bước 1: Bì lợn bỏ hết lông, rửa sạch và để ráo và cắt sợi nhỏ.

Bước 2: Cho nước vào nồi và ninh cùng bì lợn, lượng nước vừa đủ để ninh bì lợn thành keo đặc.

Bước 3: Hồng táo bỏ hạt và cho vào nồi ninh cùng bì lợn.

Bước 4: Khi 2 gia vị này đủ mềm thì cho thêm đường phèn vừa ăn vào nồi, khuấy đều.

Bước 5: Múc chè bì lợn hồng táo ra chén và thường thức.

Chè bì lợn hồng táo là món ngon từ bì lợn rất ít ai biết. Bát chè màu sắc tự nhiên, bắt mắt, chè sóng sánh có vị ngọt nhẹ phù hợp với thời tiết 4 mùa.

5. Gỏi bì lợn đu đủ

Nguyên liệu: 400g bì lợn, 500g đu đủ, 50g hành tây, 40g sả, 15g tỏi, 15g ớt, 30g đậu phộng rang, 30g khô bò, nước cốt chanh, rau mùi, húng quế, kinh giới, bột canh, nước mắm, đường.

Cách thực hiện:

Bước 1: Đu đủ cắt làm 4 phần và ngâm trong nước để loại bỏ hết mủ. Sau đó, bạn hãy gọt vỏ, bỏ hạt rồi bào đu đủ thành sợi và ngâm trong nước muối pha loãng có thêm đá lạnh để đu đủ trắng giòn. Các loại rau rửa sạch, cắt nhỏ, hành tây lột vỏ và cắt múi cau. Tỏi, ớt rửa sạch và băm nhỏ.

Bì lợn rửa sạch, cạo sạch lông, xát với muối và chanh để loại bỏ mùi hôi rồi rửa sạch với nước.

Bước 2: Cho bì lợn vào nồi và luộc chín cùng với 1 muỗng canh bột canh, hành tây, sả. Luộc khoảng 20 phút thì bì lợn chín, bạn vớt ra và thả vào bát nước lạnh, cho thêm một chút nước cốt chanh vào. Sau đó, bạn vớt bì lợn ra và để ráo và thái mỏng.

Bước 3: Cho bì lợn, đu đủ thái sợi vào tô đủ lớn, cho thêm 40ml nước mắm vào và trộn đều. Tiếp đó, bạn hãy cho thêm 35ml nước cốt chanh, tỏi, ớt đã băm nhuyễn vào và trộn đều để gỏi thấm gia vị. Cuối cùng, bạn cho rau mùi, húng quế, kinh giới vào trộn đều thêm lần nữa.

Bước 4: Bạn hãy múc gỏi bì heo đu đủ ra đĩa, rắc thêm bò khô và đậu phộng rang để thưởng thức.

6. Chả bì lợn (món ngon từ bì lợn chuẩn vị Huế)

Nguyên liệu: 1,5kg ba chỉ không da, 1 chiếc tai lợn, 300g bì lợn, 200g tiêu hạt, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt, lá chuối…

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt ba chỉ rửa sạch, để ráo sau đó thái mỏng và băm nhỏ.

Bì lợn, tai lợn cạo sạch lông và rửa sạch, để ráo.

Lá chuối rửa sạch, để ráo nước và hơ qua lửa để lá héo.

Bước 2: Đun sôi nước, chần tai lợn, bì lợn qua nước sôi. Sau đó, bạn hãy vớt bì và tai ra, để ráo nước và thái sợi.

Bước 3: Trộn đều thịt băm, tai lợn, bì lợn với 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng bột ngọt.

Bước 4: Dùng chày giã hỗn hợp trên thành một hỗn hợp nhuyễn mịn, kết dính.

Bước 5: Xếp là chuối thành từng lớp và trải một lớp màng bọc thực phẩm lên trên. Tiếp theo, bạn múc chả ra và gói thành hình trụ vừa tay. Sau đó, bạn hãy dùng dây và cột chả lại để hấp. Bước này, bạn lưu ý không nên cột dây quá chặt vì khi hấp chả sẽ nở ra.

Bước 6: Đun sôi nước trong xửng hấp sau đó cho cây chả vào hấp khoảng 15 phút thì lật lại và tiếp tục hấp 15 phút. Sau đó, bạn hãy lấy chả ra và để ráo.

Bước 7: Mở cây chả, thái lát và thưởng thức.

Thịt chua Bì Sần Sật – Món ngon từ bì lợn mới

Đến với Trường Foods các bạn sẽ được thưởng thức món ngon mới từ bì lợn. Thịt chua bì sần sật được chế biến từ bì lợn và thịt nạc trộn lẫn. Sau đó lên men tự nhiên bằng thính gạo; món ăn vừa có vị chua của thính lên men, vị bùi của thịt và vị giòn dai của bì.

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Trường Foods – Thương hiệu thịt chua số 1 Phú Thọ 🌏 Website: https://truongfoods.vn 🏠 Thị trấn Thanh Sơn – H.Thanh Sơn – T. Phú Thọ ☎️ 0210.222.5.666 🏘 Văn phòng giao dịch: 11 Nguyễn Văn Giáp- Nam Từ Liêm- Hà Nội

Cách Làm Nem Chạo Bì Lợn Trộn Thính Chua Ngon Tại Nhà

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món nem chạo bì lợn:

400gr bì lợn

300gr thịt lợn

50gr thính

150g mỡ phần

Chanh, ớt, riềng, tỏi, lá chanh, rau mùi tàu, rau thơm

Gia vị: Dấm, rượi, đường, hạt tiêu, nước mắm, bột ngọt, muối

Rau ăn kèm: Lá sung non, húng quế, húng bạc hà, rau răm, đinh lăng, lá ổi, khế chua, chuối chát.

Cách làm nem chạo bì lợn trộn thính:

Bước sơ chế: bì lợn cạo sạch lông, sát qua sát lại với nước muối có pha ít gừng cho bớt mùi hôi rồi rửa lại với nước sạch. Thịt lợn, mỡ phần rửa sạch để ráo nước.

Rửa sạch các loại rau ăn kèm để ráo nước.

Bì lợn, mỡ phần đem luộc chín, ngâm vào chậu nước đá để bì lợn giòn hơn. Thịt nguội, thái chỉ khoảng 0,2cm. Mỡ phần bạn cho vào tô riêng rồi ướp muối, rượu, đường cho mỡ thêm trong và giòn hơn.

Tỏi, riềng lột vỏ rồi băm nhỏ.

Chuối xanh: lột vỏ rồi thái vát dài rồi ngâm trong nước có giấm để chuối không bị thâm, khế rửa sạch thái lát.

Thịt lợn ướp với gia vị trong 15 phút cho thịt ngấm gia vị: tỏi, riềng, muối, nước mắm, bột ngọt.

Bắt chảo dầu lên bếp đến khi sôi thì cho thịt vào chiên, lật đều các mặt đến khi thịt trở màu vàng là được. Vớt ra dĩa để nguội rồi thái chỉ như bì lợn.

Lá chanh sau khi rửa sạch thì cuộn tròn rồi thái chỉ nhuyễn, ớt thái lát, trộn tất cả với bì lợn, thịt lợn và mỡ phần với các gia vị đường, hạt tiêu, nước cốt chanh trộn đều tay cho tất cả đều thấm gia vị

Rau mùi tàu, rau thơm rửa sạch thái nhỏ cho vào trộn chung

Thành phẩm và thưởng thức

Lá sung rửa sạch để cho ráo nước rồi xếp 1 lớp xung quanh đĩa, cho nem vào chính giữa .

Cuốn nem và rau ăn kèm với lá sung chấm với nước mắm ớt. Món nem thính nhất thiết phải quấn cùng với lá sung (lá lộc vừng), chấm với nước mắm ớt là chuẩn vị hoàn hảo.

Món này dùng các loại lá có vị chát cuộn nem tạo ra sức lôi cuốn cực kì hấp dẫn từ vẻ bề ngoài cho tới hương vị. Cái cảm giác giòn giòn của bì lợn được trộn với thính của theo từng miếng thật đã miệng. trong những buổi chiều buổi chiều ngồi ăn nem chạo cùng nhâm nhi cốc bia mát lạnh, không còn gì hơn nữa phải không ạ.

Những lưu ý khi làm nem chạo bì lợn (heo)

Ngâm bì lợn đã luộc trong chậu nước có cho đá viên để bì lợn được giòn.

Cách làm nem chạo bì lợn này bạn nên lựa bì heo màu hồng, thịt tươi, không quá cứng khi luộc lên mới giòn và ngậy.

Nếu chỉ ăn nem không mà thiếu lá ổi hay lá sung thì dễ bị ngán, mà vị lại không thơm. Các loại lá ăn kèm này thường có vị chát, hơi mát bên cạnh việc làm thực phẩm thì nó còn là dược liệu chữa bệnh nữa đấy.

Riêng mỡ thì ướp cùng chút mắm đường và rượu để ngon hơn. Nếu là cách làm nem chạo thịt lợn thì bạn nên chọn loại thịt chân giò để nem được ngon nhất.

Cách làm thính trộn nem chạo bạn có thể làm tại nhà hoặc mua ngoài chợ, đơn giản nhất chỉ cần đem chút gạo rang vàng rồi xay nhỏ là bạn đã có ngay bột thính, muốn thính thơm hon thì thêm ít đậu xanh và đậu nành.

Có thể biến tấu bì lợn thành tai heo hay thịt ba chỉ làm món nem chạo tai lợn hay nem chạo thịt ba rọi trộn thính cũng rất ngon:

Cách làm nem chạo tai lợn trộn thính:

Tai heo sau khi luộc chín thì ngâm vào nước lạnh để tai được giòn ngon hơn, chờ thịt nguội rồi cắt tai heo thành những sợi mảnh.

Trộn tai heo với thính cùng các gia vị: 2 muỗng cà phê bột ngọt, 2 muỗng đường, 3 muỗng mắm, 2 muỗng súp nước cốt chanh cùng nước cốt riềng, tỏi ớt xay, lá chanh thái nhỏ, tất cả trộn đều.

Nem chạo tai heo có vị giòn sầm sật hòa quyện với vị chát của các loại lá cùng chút hương thơm của lá chanh và vị nồng của riềng tạo một cảm giác thật thích thú khi thưởng thức món ăn. Ngoài ra cách trang trí món ăn đẹp mắt cũng tạo thêm vẻ hấp dẫn cho món ăn.

Nếu bạn không thích ăn mỡ mà vẫn muốn thưởng thức hương vị hấp dẩn của món nem chạo có thể biến tấu thành món nem thính trộn thịt ba chỉ cũng thơm ngon không kém. Khi trộn với thính gạo lượng mỡ xen lẫn với nạc sẽ ngấm vào các hạt thính gạo, rất ngon và bùi.

Làm thính: để món nem thính thịt ba chỉ ngon thì nên tự làm thính sẽ đạt yêu cầu, vì thính bán ngoài chợ thường đã được xay mịn.

Gạo tẻ với gạo nếp trộn với nhau theo tỉ lệ 1/3 tẻ, 2/3 nếp ngâm qua đêm rồi cho ra rổ cho ráo nước

Bắt chảo lên bếp cho gạo vào rang, phải đảm bảo gạo thật khô để tránh bị bết và không giòn

Chia gạo rang đều trong nhiều lần, để lửa không quá to, đảo đều tay để tránh gạo bị cháy. Thấy gạo chuyển màu vàng cánh gián thi bắt gạo rang ngay

Dùng cối để giã hay chai thủy tinh nghiền nát gạo để làm thính.

Chú ý đối với cách làm món nem thính thịt ba chỉ thì thính gạo không xay nát thành bột mịn, sẽ mất độ giòn và độ ngậy, bùi của thính sau khi trộn với thịt.

Thịt ba chỉ sau khi luộc chín tới, vớt thịt ra ngoài để nguội, sau đó lọc bì thái chỉ trước, phần thịt thái từng miếng mỏng rồi thái chỉ như thái bì lợn.

Cho thịt, bì, thính ra một cái mâm hay âu lớn rồi trộn đều với các gia vị: lá chanh thái nhỏ, tỏi đập dập, mì chính, nước mắm, bột canh sao cho vị món ăn vừa tới, đừng đậm quá để khi ăn còn chấm với nước mắm.

Cách Làm Nem Thính Gói Lá Sung Từ Bì Lợn Cực Dễ Mà Ngon

Cách làm nem thính là công thức làm nem từ bì, thịt lợn và thính gạo rang được trộn đều với nhau để gói ăn cùng với lá sung và nước chấm chua ngọt. Để có những đĩa nem thính ngon, bạn chuẩn bị đầy đủ những nguyên liệu theo công thức của kênh cẩm nang nội trợ nấu ăn ngon như sau.

Nguyên liệu làm nem thính gồm có:

Bì lợn: Về cơ bản, phần bì lợn nào bạn cũng có thể dùng làm nem thính. Tuy nhiên, bạn nên tránh dùng phần bì ba chỉ vì phần này nhão, không có được độ giòn ngon. Phần phù hợp nhất để thực hiện món này là bì thăn hoặc bì ở phần thịt mông.

Thịt nạc: Nên chọn phần thịt nạc có pha một chút mỡ bởi như vậy khi trộn thính bạn ăn sẽ không có cảm giác bị khô. Thịt nạc bạn chuẩn bị tương đương với phần bì lợn định làm nem.

Thính gạo: Có thể mua phần thính bán sẵn hoặc bạn tự làm thính. Để tự làm, bạn rang chín gạo rồi sau đó đem xay thành bột khô là được.

Lá chanh: Món thính để thơm và ngon thì không thể thiếu lá chanh được. Chuẩn bị từ 7 – 10 lá chanh già, không nên chọn lá non để tránh bị đắng và không dậy mùi.

Lá sung: Lá sung bán khá sẵn tại các cửa hàng rau củ. Lá sung có vị hơi chát, bùi, rất phù hợp để gói nem. Chuẩn bị từ 1 – 2 lạng lá sung tươi.

Gia vị: Gia vị cần có để làm nem thính bao gồm muối, tiêu, đường, mắm, tỏi

Cách làm nem thính ngon như sau:

Bước 1: Sơ chế bì và thịt

Bì và thịt cần được làm sạch trước khi đem đi sơ chế. Để làm sach hai phần nguyên liệu này, bạn cho chúng vào bóp sạch với muối và đem trần sơ với nước rồi đổ bỏ. Tiếp đến, bạn cho hai phần này vào luộc chín cùng với một chút muối.

Khi thịt và bì đã chín, bạn vớt ra và để ngâm trong bát nước lạnh cho bì giòn và trắng. Ngâm xong, bạn vớt ra để cho ráo nước. Phần bì lợn, bạn đem thái sợi còn phần thịt nạc thì bạn đem thái hạt lựu.

Bước 2: Chuẩn bị nguyên liệu trộn nem

Lá chanh bạn đem rửa sạch rồi lau khô. Tiếp đến, bạn đem lá chanh thái sợi thật nhỏ, thái càng nhỏ càng ngon. Thái xong, bạn bỏ riêng phần lá chanh này vào một chiếc bát.

Ớt bạn đem thái lát mỏng. Một phần ớt bạn dùng để làm nước chấm, phần ớt còn lại thì bạn sử dụng để trộn với nem thính.

Tỏi: Tỏi đem đập dập sau đó băm nhỏ. Cũng như phần ớt, tỏi sau khi làm xong bạn cũng chia làm hai phần, một phần dùng để trộn nem và một phần dùng để pha nước chấm nem.

Bước 3: Trộn nem thính

Cho 1 lớp phần bì và thịt vào bát to. Tiếp đến, bạn phủ một lớp thính gạo rang mỏng lên rồi lại rải tiếp phần thịt và bì. Làm như vậy cho đến khi hết phần nguyên liệu thì thôi.

Sau khi phủ thính xong, bạn trút phần lá chanh, tỏi, ớt vào bát nem thính và đeo bao tay rồi bóp đều các nguyên liệu với nhau. Làm xong, bạn xếp phần nem thính ra đĩa rồi bày kèm lá sung để thưởng thức.

Về nước chấm nem thính, bạn làm nước chấm mắm ớt đường tỏi. Có một lưu ý khi làm nước chấm nem này là bạn nên làm với vị hơi nhạt, tức là phần mắm ít và ngọt nhẹ, tức là phần đường nhiều hơn phần chanh và mắm. Sở dĩ như vậy để khi chấm nem, bạn sẽ không bị cảm giác ăn quá ngán.

Với cách làm nem thính này, bạn cũng có thể áp dụng công thức y hệt để làm với món nem tai lợn. Nem thính rất thích hợp khi ăn nhậu hoặc bày ở menu các món khai vị.