Món Ăn Từ Thịt Lợn Mán / Top 5 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Món Ngon Từ Thịt Lợn Mán, Lợn Mán Giá Cạnh Tranh Nhất Hà Nội

Thịt lợn Mán ướp gia vị được nướng chín vàng ươm, thơm nức. Ngoài ra, lợn Mán còn được chế biến thành các món luộc, rựa mận (nhựa mận), món giò nướng.Lợn Mán (hay còn gọi là lợn cắp nách) là loại lợn thân hình dài, mõm nhọn, tai nhỏ, chân gầy, lông dài và cứng, được nuôi trong điều kiện tự nhiên, chăn thả trong rừng, chỉ ăn cây, cỏ, không ăn các loại thức ăn công nghiệp nên thịt chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon và có vị ngọt thịt tự nhiên khi ăn.

Khi làm lông lợn, bà con dân tộc Mường không giội nước sôi làm lông lợn như thịt lợn bình thường mà phải thui rơm hoặc danh lợp nhà có dính bồ hóng, như vậy sẽ giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt mà không bị nhạt và da lợn có màu vàng như màu mật ong.

Với thịt lợn mán các bạn có thể chế biến thành những món ăn như luộc, món nướng, rựa mận, chả quấn lá móc mật, món lòng lợn. Khi làm lông lợn, không giội nước sôi làm lông lợn như thịt lợn bình thường mà phải thui rơm hoặc danh lợp nhà có dính bồ hóng, như vậy sẽ giữ được nguyên hương vị tự nhiên của thịt mà không bị nhạt và da lợn có màu vàng như màu mật ong.

Thịt lợn Mán ít mỡ, ăn có vị ngon rất ngon và không có cảm giác ngấy

Ngon nhất phải kể đến món thịt nướng. Thịt lợn Mán chọn loại vừa thịt vừa da, rửa sạch, thái thành từng lát mỏng. Ướp thịt với các loại gia vị như riềng, sả, mắm tôm, mẻ, nước mắm, rượu trắng, hạt dổi, lá móc mật… Để khoảng 30 phút sau đó cho lên vỉ và nướng trên than hồng( nên nướng bằng than hoa). Thịt nướng chín có màu vàng ươm, cháy cạnh cùng hương thơm lan tỏa, quyến rũ.

Nếu không muốn ăn món nướng, thì thịt luộc là một lựa chọn tốt cho bạn. Thịt lợn được xẻ thành từng phần nhỏ, rửa sạch và cho vào nồi luộc chín. Không nên luộc thịt chín quá vì sẽ làm thịt săn lại và mất đi vị ngọt đặc trưng của lợn Mán.

Trong mâm cỗ của người Mường, nhưng món ăn từ thịt lợn Mán là điều không thể thiếu.

Ngoài ra rựa mận với hương vị nồng nàn là món ăn không thể bỏ qua. Chân giò là nguyên liệu chín để chế biến món ăn này. Chân giò rửa sạch, chặt thành từng khúc vừa ăn, ướp chân giò với các loại gia vị như riềng, mẻ, muối, mắn tôm… để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị là được. Sau đó cho vào nồi nấu, để lửa nhỏ và đảo đều tay, khi thịt gần chín tưới vào một ít tiết lợn để món ăn có màu mận chín đẹp mắt.

Ngoài ra còn có món canh Loóng, ngon và bổ dưỡng. Đây là món ăn được nấu từ ruột cây chuối rừng, nước luộc thịt, xương và lá lốt. Cây chuối rừng đốn về, bóc vỏ ngoài lấy nõn thái mỏng, nhỏ, bóp với muối để xả chất chát. Đặt nồi lên bếp, cho xương lợn vào ninh, khi sôi thì cho nõn chuối rừng vào nấu chín, rắc vào chút hạt dổi nướng giã nhỏ, cùng lá lốt thái sợi và nêm lại gia vị vừa ăn là được. Đây là món canh rất thanh mát, ngọt, không ngán, mang đậm linh hồn của người Mường ở đây nói riêng và người dân tộc vùng núi Tây Bắc nói chung.

Ngoài những món ăn kể trên, lợn Mán còn được chế biến thành các món ăn vừa lạ vừa ngon miệng như: Chả lá móc mật, chả cuốn lá bưởi, chả cuốn lá lốt, thịt lợn mán hấp sả, thịt quay…

Lợn Mán Và Những Món Ngon Không Thể Chối Từ

Bên cạnh đó, loại thịt này còn chứa các khoáng chất tốt cho sức khỏe như Vitamin B1 và Vitamin B2. Vitamin B1 có tác dụng làm giảm đau và giảm viêm thần kinh, còn Vitamin B2 sẽ đóng vai trò quan trọng trong hình thành men oxidase, khống chế các phản ứng hô hấp chuyển hóa của tế bào, tác động đến việc sử dụng sắt trong cơ thể, chuyển hóa các chất (đạm, béo, đường) thành năng lượng để duy trì hoạt động của tế bào. Hai loại Vitamin này cũng rất cần thiết cho da trong chức năng thải độc, giữ gìn làn da khỏe mạnh dành cho bạn.

Lòng dồi lợn mán

– Nguyên liệu:

+ Ruột già: 500 gram

+ Tiết: 1 lít

+ Hạt tiêu: 1 thìa cà phê

+ Muối: 1 thìa cà phê

+ Sụn cổ họng: 200gr

+ Mỡ trài: 200gr

+ Hành lá, rau răm, rau thơm

+ Đỗ xanh tách vỏ luộc hoặc rang chín.

Cách chế biến:

+ Ruột già trước khi chế biến cần rửa sạch, sát muối hạt to kỹ để loại bỏ chất bẩn có trong ruột, có thể ngâm lòng với nước vo gạo rồi rửa lại bằng nước sạch và dấm gạo sau đó để ráo.

+ Làm nhân cho món dồi lợn mán: Sụn cổ họng, mỡ chài cần được rửa sạch và trần qua nước sôi rồi bằm nhỏ. Trộn đều tiết lợn mán với mỡ, sụn họng, hành lá, rau thơm rau răm,và đỗ xanh. Để món ăn thêm vừa miệng, bạn có thể cho thêm một chút muối trộn đều thêm lần nữa rồi nhồi vào ruột lợn mán đã làm sạch ở trên. Lưu ý, sau khi nhồi xong, bạn cần thắt chặt hai đầu dồi lợn mán vào để nhân bên trong không bị trào ra ngoài khi luộc. Lớp nhân đều, vừa và nhồi không quá dày là đạt yêu cầu.

Lợn mán xào lăn

– Nguyên liệu:

+ Thịt lợn mán loại tươi ngon có một ít mỡ, rửa sạch thái lát thành các miếng vừa ăn.

+ Riềng giã nhuyễn, hành khô băm nhuyễn, hành tây bổ múi cau, hành hoa thái nhỏ, ớt, rau răm…

+ Nghệ tươi đem xay rồi đem vắt lấy nước.

+ Gia vị khác gồm nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn…

– Cách chế biến

+ Cho vào bát riềng đã giã nhuyễn, một ít mẻ, nước nghệ, mắm tôm rồi đảo đều. Thêm một chút nước lọc vào hỗn hợp rồi cho thịt vào ướp trong khoảng 15 phút cho ngấm đều gia vị.

+ Đun nóng chảo đến khi dầu ăn nóng “già”, cho hành khô vào chảo phi thơm. Sau đó, cho thịt lợn đã ướp, hành tây vào chảo rồi đảo đều. Chú ý đảo nhanh tay dưới lửa lớn để thịt chín đều và không bị ra nước. Khi thịt đã chín bạn cho hành hoa, rau răm, ớt… vào đảo đều một lần nữa rồi tắt bếp

+ Trang trí món lợn mán xào lăn với dưa chuột, cà chua và các loại rau thơm trên đĩa thịt để món ăn thêm đẹp mắt, hấp dẫn.

Lợn mán hấp:

– Nguyên liệu:

+ Thịt lợn mán (nên lấy thịt vai hoặc mông).

+ Gia vị đi kèm: dầu hào, nước dừa tươi, hạt nêm, ớt, sả, hạt dổi, rau mùi, rau húng.

– Cách chế biến:

+ Thịt lợn mán sau khi rửa sạch sẽ mang ướp cùng với các gia vị hạt nêm, dầu hào, hạt dổi cùng sả băm nhỏ trong khoảng 30 phút.

+ Đặt chõ hấp lên bếp, cho thịt lớn mán vào chõ, đổ thêm nước dừa tươi (hoặc nước cốt dừa) và hấp trong vòng 30 phút. Bạn có thể kiểm tra thịt đã chín hay chưa bằng cách dùng đầu đũa chọc vào miếng thịt, nếu không thấy nước đỏ rỉ ra có nghĩa là thịt đã chín.

+ Cho thịt ra đĩa, để nguội rồi thái miếng vừa ăn. Trang trí đĩa thịt với các loại rau thơm và ớt tỉa để tăng tính hấp dẫn cho món ăn.

+ Tùy khẩu vị mỗi người, thịt lợn mán hấp sả thường chấm kèm với muối trắng hạt dổi hoặc chấm cùng tương bần để tăng hương vị khi ăn.

Với không gian rộng rãi, cùng sự đa dạng lựa chọn các loại bàn tiệc và đội ngũ nhân viên phục vụ chuyên nghiệp, Nhà hàng Hương Việt chính là điểm hẹn vô cùng lý tưởng để tổ chức các loại tiệc từ ăn uống gia đình cho đến quy mô như họp mặt công ty hay tiệc cưới. Nếu bạn đang tìm kiếm một nơi để tổ chức ăn uống cùng gia đình, bạn bè, đối tác… thì hãy đến với chúng tôi, nhà hàng Hương Việt – tọa lạc tại số 22 Đỗ Đức Dục,Từ Liêm, Hà Nội, hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những giây phút dùng bữa vui vẻ và đáng nhớ nhất!

Nhà hàng Hương Việt

Hotline: 0903.303.115 / 0903.330.113

🏠 Địa chỉ: 22 – Đỗ Đức Dục – Từ Liêm – Hà Nội

Cách Làm Thịt Lợn Mán Nướng Lá Móc Mật

Lợn mán là loại lợn được nuôi dưỡng dài ngày, cân nặng chỉ trên dưới 10kg, thịt thơm ngon, săn chắc. Từ loại thực phẩm tuyệt vời này, chúng ta có thể dễ dàng chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn khác nhau, đặc biệt là các món nướng như: nướng lá móc mật, nướng riềng mẻ, nướng ngũ vị,…

Nguyên liệu chuẩn bị cho món thịt lợn mán nướng lá móc mật

Thịt lợn mán loại ba chỉ: 400 gram.

Riềng (băm nhỏ, cho vào cối giã cho nát).

Xả (bóc bỏ phần già bên ngoài rồi băm vụn), riềng xay, bột nghệ.

Lá móc mật 1 nắm (tùy vào khối lượng thịt). Lá mắc mật dùng nướng thịt phải là loại lá bánh tẻ, không non mà cũng chưa già quá và còn tươi.

Gia vị: nước mắm, bột nêm, mì chính, hạt tiêu, đường.

Dầu ăn hoặc mỡ nước.

Hạt dổi rừng xay nhỏ.

Bước 1: Để có món thịt nướng lá mắc mật ngon các bạn cần chú ý trong việc lựa chọn nguyên liệu, nên chọn thịt ba chỉ.

Thịt ba chỉ sau khi mua về các bạn rửa sạch, có thể chần qua nước sôi cho bớt mùi hôi, sau đó thái thành từng miếng rồi cho vào 1 bát tô to ướp cùng với riềng, nước mắm, mì chính, để ướp trong tầm khoảng 1-2 tiếng cho thấm đều gia vị (nếu các bạn có ý định để chấm với muối tiêu thì các bạn có thể ướp như vậy thôi không cần thêm bột canh). Sau đó bịt kín tô thịt bằng màng bọc thực phẩm và cho vào tủ lạnh để khoảng 30 phút.

Bước 2: Ngâm que xiên với nước để khi nướng không bị cháy. Rửa sạch lá móc mật và để ráo nước.

Bước 3: Dùng lá mắc mật cuộn miếng thịt lại rồi dùng que xiên lại. Tiếp tục làm như vậy cho tới khi hết phần thịt.

Bước 4: Sau khi cuộn hết phần thịt với lá mắc mật, các bạn bật lò nướng ở nhiệt đọi 200 độ C, rồi nướng thịt trong vòng 30 phút, lấy thịt ra phết thêm chút dầu lên thịt rồi cho vào lò nướng tiếp để khi ăn miếng thịt mềm và không bị khô.

Nếu không có lò nướng, bạn có thể sử dụng than hoa đốt cháy hồng để nướng. Kẹp thịt vào vỉ nướng, quệt lên bề mặt một chút dầu ăn hay mỡ nước, trong lúc nướng mà thấy miếng thịt hơi khô thì các bạn hãy thêm một chút dầu ăn nữa. Lật qua lật lại cho tới khi thấy miếng thịt chín tới chuyển màu vàng đậm màu mật ong là được. Chú ý lật vỉ nướng đều tay để thịt có màu vàng đẹp mà không bị xém.

Thịt lợn ăn có vị ngọt đậm, thơm mùi đặc trứng của lá móc mật, bên trong chín mềm, có màu vàng đều không bị cháy đen.

Món thịt lợn mán nướng lá móc mật nên ăn nóng, nước chấm đặc trưng của món: Chấm hạt dổi hoặc chấm chéo hoặc có thể chấm tương gừng, tương ớt hay xì dầu.

Bài viết được biên tập bởi Công Ty Trường Chính Kiệt

Đặc sản Tuyên Quang

Đặc sản các vùng miền

Trứng vịt sạch, trứng vịt hồ Thủy điện Tuyên Quang

Trứng vịt muối

Rượu ngô Na Hang Tuyên Quang

Lợn Mán Tuyên Quang

Email: dacsantuyenquang2016@gmail.com

Website: https://thongtindaichung.com/

Địa chỉ: Số 10 Ngách 96 Ngõ 230 Định Công Thượng, Hoàng Mai, Hà Nội.

Món Thịt Lợn Mán Hấp Ngon “Không Cưỡng Nổi”

Những điều bạn cần biết về món lợn mán hấp

Thông thường, mỗi đĩa lợn mán hấp bán ra sẽ rơi vào từ 0.3 kg đến 0.5 kg

+ Màu sắc: thịt lợn mán được hấp lên có màu vàng như màu mật ong của da lợn, màu trắng của chút mỡ lợn và màu thịt nạc lợn đặc trưng. Kèm theo đó là màu xanh của rau thơm, rau sống, nước chấm tạo nên tổng thể màu sắc bắt mắt tuyệt đẹp của món ăn.

+ Hương vị: món lợn mán hấp thơm nức mũi quyện cùng rau thơm, chấm muối chanh, tiêu ớt cực ngon. Thịt lợn chắc, ít mỡ, ngon, dai giòn thơm ngon hơn hẳn các lợn được nuôi công nghiệp.

Thông thường, lợn mán được nuôi thả đồi chỉ ăn cây cỏ nên thịt chắc, nhiều nạc thơm ngon bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Do đó, thịt lợn mán rất mềm, thấm gia vị và rất ngọt. Nước thịt khi hấp chảy ra chan với bún ăn rất tuyệt mà không sợ dư chất béo vì thịt lợn mán ít có mỡ.

Cách chế biến món lợn mán hấp tuyệt ngon

+ Chọn thịt lợn mán tươi ngon, thường sẽ chọn thịt vai hoặc thịt mông ki làm món này, Phần thịt vừa nạc vừa có đủ một lớp mỡ mỏng để món ăn không bị khô, rửa sạch thịt để ráo nước.

+ Gia vị dùng cho món này bao gồm sả, dầu hào, nước dừa tươi, hạt nêm hạt dổi, rau mùi, rau hung, ớt. Sả làm sạch băm nhỏ

+ Bước 1: cho lợn mán vào bát, cho sả băm nhỏ, dầu hào, hạt nêm hạt dổi vào trộn đều. Ướp hỗn hợp khoảng 30 phút cho thịt ngấm gia vị.

+ Bước 2: cho chõ hấp lên bếp, cho hỗn hợp thịt đã ngấm gia vị và đổ nước dừa tươi vào hấp trong 30 phút. Lưu ý thịt lợn máng có mùi hôi đặc trưng nên khi chế biến cần những nguyên liệu lấn át được mùi hôi này.

+ Bước 3: thịt sau khi chín bạn thái lát vừa ăn xếp ra dĩa. Trang trí với rau mùi, rau hung, ớt cho món ăn thêm hấp dẫn. Món lợn mán hấp sả thường chấm với muối chanh, tiêu ớt hoặc chấm cùng tương bần tùy khẩu vị của mỗi người.