Món Ăn Từ Phổi Lợn / Top 15 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Món Ăn Thuốc Từ Phổi Lợn

Các bộ phận của lợn như: thịt, tiết, gan, phổi, thận,… phối hợp với một số vị thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Trong bài viết này xin giới thiệu một số món ăn thuốc từ phổi lợn để bạn đọc tham khảo và áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể.

Theo y học cổ truyền, phổi lợn (trư phế) có vị nhạt, tính lạnh, có tác dụng mát phổi, giảm ho, trừ đờm; thường dùng trị viêm đường hô hấp, lao phổi, hen phế quản, ho lâu ngày,… Cách dùng như sau:

Hỗ trợ điều trị viêm khí phế quản: Phổi lợn 250g, bắc hạnh 10g, nước gừng 1 – 2 thìa canh. Phổi lợn thái miếng, rửa sạch, cho bắc hạnh và nước vào nấu canh, khi canh được cho nước gừng vào, gia vị vừa đủ, uống canh ăn phổi lợn. Công dụng: Hóa đờm trị ho, bổ phế nhuận táo.

Trị ho lâu ngày: Phổi lợn 250g, hạnh nhân 10g, củ cải 200g. Phổi lợn rửa sạch, thái miếng, củ cải cắt khúc, hạnh nhân giã nhỏ, tất cả đem hầm nhừ rồi chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Chỉ khái, hóa đàm, giải độc, chuyên dùng cho các chứng ho dai dẳng do phế hư.

Hỗ trợ điều trị lao phổi: Phổi lợn 30g, hoa lựu trắng 30g. Phổi lợn rửa sạch, bóp hết bọt nước, hoa lựu trắng rửa sạch. Cho tất cả vào nồi thêm nước nấu ăn ngày 1 lần, dùng thường xuyên. Hoặc: Phổi lợn 1 cái, lá diếp cá 60g, nấu canh, ăn cái uống nước thuốc, tuần ăn 2 lần, ăn liên tục trong khoảng 3 tháng. Công dụng: Giúp bệnh nhân lao phổi tăng cường sức khỏe, nhanh chóng phục hồi thể trạng.

Viêm phế quản mạn tính: Phổi lợn 250g rửa sạch, thái miếng, ma hoàng 10g. Cho vào nồi thêm nước, nấu chín, thêm gia vị, nấu với khi chín hành, gừng, hạt tiêu, chia ăn vài lần trong ngày.

Hoặc: Phổi lợn 500g, gạo tẻ 100g, ý dĩ 50g, một chút rượu vang, hành, gừng, muối, mì chính. Làm sạch phổi lợn, thêm nước vừa đủ, cho rượu vang vào đun gần chín, vớt ra, thái miếng; cho tiếp vào nồi cùng với gạo đã vo sạch, ý dĩ, hành, gừng, gia vị. Đun to lửa cho sôi rồi hầm nhỏ lửa cho đến khi gạo chín nhừ là được. Ăn thay cơm. Dùng thường xuyên ăn sẽ có hiệu quả rõ rệt. Công dụng: Bổ tỳ phế, trừ đờm, giảm ho, rất tốt cho người bị viêm phế quản mạn tính.

Theo Suckhoedoisong

Món Ăn Thuốc Từ Lòng Lợn

Dùng tốt cho người gầy yếu suy nhược, sút cân, đái tháo đường, tiêu chảy, kiết lỵ, tiểu dắt, khí hư huyết trắng, di tinh, trẻ em suy dinh dưỡng… Ngày dùng 1 cái, bằng cách nấu luộc, bung hầm, om xào, hun (xông khói).

Lòng lợn hầm sa nhân chỉ xác: Dạ dày lợn 1 cái, chỉ xác 12g, sa nhân 5g. Chỉ xác, sa nhân cho vào dạ dày lợn đã làm sạch, khâu chặt, thêm nước và gia vị hầm nhừ; bỏ bã chỉ xác, sa nhân. Dùng tốt cho người bệnh dạ dày, sa tử cung, thoát vị bụng, người già yếu thoát vị cơ năng.

Lòng lợn hầm: Dạ dày lợn 1 cái làm sạch thái lát, thêm gia vị và nước hầm nhừ, ăn thường nhật, tuần ăn vài ba lần. Dùng tốt cho người bị lang ben, bạch biến, sạm da.

Canh lòng lợn (Trư đỗ canh): dạ dày lợn 1 cái (hoặc ruột lợn 1 đoạn), hoàng kỳ 15g, nhân sâm 8g, gạo tẻ 100g, hạt sen bỏ tâm 20g. Dạ dày luộc chín thái lát; các vị khác nấu nhừ, vớt bỏ bã hoàng kỳ, nhân sâm, thêm hành và gia vị. Thích hợp cho thai phụ, sản phụ, người cao tuổi suy nhược cơ thể.

Lòng lợn hầm hạt sen: Dạ dày hoặc ruột lợn 200g, hạt sen 30-50g. Lòng lợn làm sạch, cùng hạt sen hầm kỹ, ăn cả nước lẫn cái. Dùng tốt cho người viêm dạ dày, ruột mạn tính, tiểu dắt.

Lòng lợn nhồi nhân sâm: Dạ dày lợn 1 cái (hoặc một đoạn ruột lợn) làm sạch, nhân sâm 15g, bột tiêu 3g, gừng tươi 15g, hành sống 7 củ, gạo tẻ 200g. Cả 5 loại trên trộn đều cho vào dạ dày lợn khâu lại, hầm chín nhừ. Món này bồi bổ cơ thể, dùng tốt cho người bị suy kiệt, bệnh lao dài ngày.

Cháo lòng (Trư đỗ chúc): Dạ dày lợn 1 cái hoặc 1 đoạn ruột lợn làm sạch, luộc chín, thái lát. Gạo tẻ 150g vo sạch nấu cháo, cháo chín cho dạ dày hoặc ruột lợn vào hầm nhừ, thêm gia vị. Thích hợp cho người bị suy kiệt, sau thời gian bị bệnh dài ngày.

Lòng lợn dầm tương (Trư đỗ sinh phương): Dạ dày 1 cái hoặc 1 đoạn ruột lợn làm sạch luộc chín, thái lát. Dùng tỏi, dấm, bột tiêu, tương hoặc nước mắm làm nước chấm. Ăn ngày 1 lần khi đói, tuần 2-3 lần. Dùng tốt cho người cao tuổi thiểu dưỡng, phù nề hai chân.

Lòng lợn nấu thịt ếch: Dạ dày lợn 1 cái hoặc 1 đoạn ruột lợn làm sạch thái lát, ếch 1 con làm sạch, bỏ da ruột, thái lát, thêm gia vị (nhưng không cho muối mắm). Tất cả nấu chín nhừ, ăn cả cái hoặc gắp bỏ thịt ếch. Thích hợp cho bệnh nhân phù nề cổ trướng.

Theo chúng tôi

Những Món Ăn Độc Đáo Từ Thịt Lợn

Những lợi ích hàng đầu của thịt lợn

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thịt lớn có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như các loại axit amin, chất khoáng, vitamin ( B1, B2, B5, B12)… là thành phần chính trong việc tái tạo năng lượng. Đặc biệt đối với những người mắc các chứng bệnh về tim mạch thì thịt lợn là lựa chọn hàng đầu và có tác dụng rất lớn trong việc giảm lượng cholesterol.

Đối với trẻ em đang độ tuổi phát triển, thịt lợn đóng vai trò trong việc bảo vệ kết cấu xương, giúp phát triển chiều cao, cải thiện sức đề kháng để chống lại các loại bệnh.

Thịt kho tàu

Món thịt kho tàu được mệnh danh là món ăn ” quốc hồn” của Việt Nam từ ngàn đời nay. Đối với mỗi miền sẽ có những cách kho thịt độc đáo và khác lạ riêng, thế nhưng món thịt kho tàu vẫn giữ được sự hấp dẫn, béo ngậy và mềm mịn.

Để món thịt kho tàu đạt chuẩn, bạn cần lưu ý lựa chọn những miếng thịt ở phần chân giò hoặc ba chỉ, có cả nạc và mỡ, màu trắng hòng, bì mỏng. Thịt lợn sau khi sơ chế sẽ thái từng miếng vừa ăn, cho vào ướp cùng một chút hành tỏi, đường, mắm, dầu ăn và hạt tiêu để món ăn thêm dậy mùi hấp dẫn. Thời gian ướp thịt tối thiểu là 1 giờ đồng hồ.

Trong thời gian đợi thịt ngấm gia vị thì bạn tiến hành làm nước hàng bằng cách thắng đường trắng hoặc đường nâu. Khi đường chuyển sang màu cánh gián thì bạn lập tức cho thêm 1 bát nước, khuấy đều và cho hỗn hợp thịt vào đảo đều. Sử dụng nước dừa để kho thịt sẽ tạo nên hương thơm hấp dẫn và khiến thịt chín mềm nhanh hơn.

Thịt chiên sốt chua ngọt

Thịt chiên sốt chua ngọt có nguồn gốc từ Hàn Quốc, thế những khi về đến Việt Nam thì nó đã được biến tấu sao cho phù hợp với khẩu vị của người sử dụng. Những miếng thịt giòn rụm được ăn cùng phần nước sốt chua chua ngọt ngọt sẽ tạo dấu ấn khó phai trong lòng mỗi thực khách.

Khác với món thịt kho tàu, ở món thịt chiên, bạn cần lựa chọn thịt nạc vai có lớp mỡ mỏng và thái thành những miếng dài và mỏng. Sau đó, thịt sẽ được tẩm cùng 1 lớp bột mì, 1 lớp trứng và chiên trong chảo dầu nóng. Lưu ý nên cho thêm một chút muối vào để thịt thêm đậm đà.

Về phần nước sốt chua ngọt, bạn đảo đều hành tây + cà rốt, sau khi phần rau đã chín thì cho thêm 2 bát nước con, đường, mắm, muối, khoảng 3 thìa giấm trắng và một ít bột năng để phần nước sốt được sánh lại. Cho thịt đã chiên giòn vào đảo cùng là bạn đã có ngay một món thịt thơm ngon và lạ miệng.

Thịt lợn khô cháy tỏi

Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi nhâm nhi thịt lợn khô cháy tỏi cùng một chút bia vào ngày mưa lạnh. Những tưởng sẽ rất khó để chế biến, thế những chỉ cần một chút khéo léo là bạn đã có thể cho ra đời một món ăn vô cùng hấp dẫn.

Phần thịt nạc vai sau khi mua về sẽ cần chế biến để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi bằng cách xát muối và trần qua bằng nước sôi với vài nhánh sả. Sau đó, ướp thịt cùng hỗn hợp sả + tỏi băm nhỏ, ngũ vị hương, đường, dầu hào, ớt bột, mắm và dầu ăn. Ướp thịt tầm 30-40 phút và cho vào nồi đun cho đến khi cạn nước.

Bước tiếp theo sau khi đã đun khô thịt chính là xé thịt thành những sợi nhỏ, vừa ăn và cho lên một chiếc chảo chống dính, rang cho đến khi khô như mong muốn. Ở phần tỏi cháy, bạn bóc tỏi và thái thành những lát mỏng, cho vào chảo dầu sao cho phần tỏi được khô và có màu vàng nhạt.

Phần thịt sau khi đã rang xong sẽ cho vào trộn cùng tỏi và thưởng thức.

Hy vọng rằng với những gợi ý trên, các bạn sẽ có cho gia đình mình những món ăn hấp dẫn và lạ miệng.

Móng Giò Lợn Có Tác Dụng Gì? 5 Món Ăn Bổ Dưỡng Từ Móng Giò Lợn

Không chỉ là một món ăn ngon, có nhiều dưỡng chất và dễ chế biến, móng giò lợn còn được ví là một vị thuốc trong y học cổ truyền nhờ có tính bình, vị ngọt. Vậy móng giò lợn có tác dụng gì với sức khỏe? Gợi ý 5 món ăn bổ dưỡng từ móng giò lợn mà bạn có thể cho vào thực đơn ăn uống mỗi ngày.

1. Móng giò lợn là phần nào? Móng giò là khúc thịt được tính từ khớp gối đến phần móng lợn. Móng giò có nhiều da và nhiều gân, ít thịt nhưng thịt rất sệt, da giòn. Thịt mỡ ở móng giò khi ăn không quá béo. Móng giò khi hầm, kho, hấp hay nấu đông…đều có mùi vị thơm ngon và có nhiều lợi ích rất tốt cho sức khỏe.

Móng giò lợn MEATDeli được lấy từ nguồn heo sạch, quy trình sản xuất khép kín, đảm bảo luôn tươi ngon

2. Móng giò lợn có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Từ xa xưa, móng giò lợn đã được biết đến là thực phẩm rất bổ dưỡng và có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Theo dinh dưỡng y học cổ truyền, móng giò lợn có vị ngọt, mặn, tính bình nên thường được dùng cho người bị nhọt độc, huyết hư, sản phụ suy nhược, ít sữa hoặc mất sữa… Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g móng giò lợn có chứa tới: ● 21g protid. ● 21,6g lipid. ● 33mg Ca. ● 28mg Photpho. ● 0,7mg Fe. ● 4mg Mg. ● 0,01mg Mn. ● 0,78mg Zn. ● 0,1mg Cu. ● Các vitamin: Vitamin B1, B2, B3, A… ● Cysteine, myoglobin và giàu collagen.

Những lợi ích của móng giò lợn đối với sức khỏe:

● Bổ huyết, thống nhũ, sinh cơ liền sẹo. ● Chất protid trong móng giò lợn giúp cải thiện hiệu quả chức năng sinh lý của các cơ quan nội tạng. Ngoài ra, protid còn được giúp da đẹp và căng hơn. ● Thường xuyên ăn móng giò giúp phòng bệnh chảy máu đường hô hấp, thiếu máu não, hôn mê do mất máu. ● Hồi phục sức khỏe, thúc đẩy sự trao đổi chất và phục hồi sinh lý bình thường của tế bào nên móng giò lợn rất tốt cho người mới phẫu thuật và phụ nữ sau sinh. ● An thần tốt nhờ hàm lượng protid có trong móng gió được chuyển hóa thành các axit amino, giúp cải thiện trạng thái căng thẳng, trầm cảm, suy nhược thần kinh, mất ngủ.

Móng giò lợn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tuy rất bổ dưỡng, nhưng một số đối tượng sau không nên ăn móng giò vì có thể gây hại đối với sức khỏe: ● Người bệnh viêm gan mạn tính: Hàm lượng dinh dưỡng cao có trong móng giò có thể làm tình trạng rối loạn chất ở người bị viêm gan mãn tính trở nên trầm trọng hơn. ● Người bệnh sỏi thận: Tương tự như viêm gan mãn tính, người bệnh sỏi thận cũng không nên ăn móng giò lợn. ● Người thừa cân, béo phì: Ăn nhiều móng giò lợn có thể khiến bạn tăng cân vì vậy đây là thực phẩm mà người thừa cân, béo phì cần hạn chế để đảm bảo sức khỏe. ● Người cao tuổi: Hệ tiêu hóa ở người cao tuổi đã yếu nên hạn chế ăn móng giò lợn để tránh tình trạng khó tiêu, tức bụng, ăn không ngon miệng.

3. TOP 5 món an bổ dưỡng, thơm ngon từ móng giò lợn

Móng giò lợn hầm vừa mềm vừa thơm ngon là bữa ăn bổ dưỡng cho nhiều người

Cách thực hiện: ● Chuẩn bị 1 cái móng giò, 200g hạt sen, 1 củ cà rồi, hành lá và các loại gia vị. ● Làm sạch móng giò, chặt miếng vừa ăn rồi hầm khoảng 30 phút thì cho hạt sen vào. ● Hầm đến khi hạt sen chín mềm thì nêm nếm gia vị, hành lá vào rồi tắt bếp.

– Móng giò lợn hầm nấm hương

Món ăn này có công dụng kích thích sự thèm ăn và tiêu hóa, dưỡng huyết, bồi bổ âm dưỡng, thích hợp với người mới phẫu thuật, người suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sinh. Cách thực hiện: ● Chuẩn bị 1 cái móng giò, 150g nấm hương và các loại gia vị. ● Rửa sạch móng giò rồi chặt miếng vừa ăn, nấm rửa sạch. ● Cho móng giò vào nồi, cho nước vừa đủ, hầm nhừ rồi cho nấm vào nấu chín, nêm nếm gia vị vừa ăn.

Móng giò lợn có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu để tạo thành các món ăn thơm ngon

– Móng giò lợn hầm hoa Atiso

Móng giò lợn hầm hoa Atiso có tác dụng giúp thanh nhiệt, lợi gan mật, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, thích hợp với người nóng gan, nổi mụn nhiều hay giải nhiệt cơ thể trong thời tiết nắng nóng. Cách thực hiện: ● Móng giò heo rửa sạch, chặt miếng. ● Hoa Atiso rửa sạch, bỏ nhụy, chẻ làm 4 phần. ● Cho móng giò vào nồi hầm nhừ rồi cho hoa Atiso vào hầm chung đến khi hoa chín thì nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.

Móng giò hầm hoa Atiso là món ăn giúp thanh nhiệt cơ thể

– Móng giò hầm đu đủ

Món ăn này có vị thơm của móng giò, ngọt thanh của đu đủ, có tác dụng hồi phục sức khỏe và lợi sữa. Cách thực hiện: ● Chuẩn bị 1 móng giò, 1 quả đu đủ, hành lá và các loại gia vị. ● Rửa sạch móng giò lợn, chặt thành miếng vừa ăn rồi ướp với gia vị. ● Hầm giò lợn cho chín nhừ thì cho đu đủ vào, đun tiếp đến khi đu đủ chín. ● Nêm nếm gia vị vừa ăn và cho hành lá vào.

Chọn mua móng giò lợn tươi, lớp da ngoài màu hồng nhạt sẽ giúp các món hầm thơm ngon và ngọt thanh hơn

Thịt mát MEATDeli được nhiều chị em ưa chuộng hiện nay

Để có món ăn vừa ngon vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe, ngay hôm nay chị em nội trợ có thể lựa chọn và sử dụng móng giò lợn MEATDeli. Móng giò lợn MEATDeli cam kết được lấy từ nguồn heo sạch, chăn nuôi khép kín theo tiêu chuẩn Global GAP cùng hệ thống kiểm dịch 3 tuyến theo hướng dẫn của bộ NN-PTNT và Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y Tế.

Thịt heo được pha lọc trong môi trường đảm bảo vệ sinh, sản xuất theo công nghệ châu Âu. Sau đó, được làm mát theo tiêu chuẩn thịt mát TCVN 12429:2018 ở nhiệt độ 0 – 4 độ C, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn. Thịt mát MEATDeli còn sử dụng công nghệ đóng gói hiện đại Oxy-Fresh, giúp giữ trọn độ tươi ngon và dinh dưỡng của thịt. Theo kết quả nghiên cứu từ IPSOS, hiện nay có khoảng 98% bà nội trợ yêu thích thịt mát MEATDeli và cảm thấy hoàn toàn an tâm về chất lượng và dinh dưỡng khi sử dụng thịt mát MEATDeli cho mỗi bữa cơm hàng ngày.