Món Ăn Từ Mắm Bò Hóc / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Jbth.edu.vn

Ăn Mắm Bò Hóc, Nhớ Ngoại Tôi

Trang văn nghệ

Vũng Thơm (nay là xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) quê ngoại tôi vốn nổi tiếng lâu đời về các món ẩm thực rất đặc trưng : bánh pía, mè láo, bánh in, lạp xưởng và những món ăn dân dã như canh xiêm lo, mắm chao cá lóc, mắm tép, mắm ruột… Nhưng nổi tiếng nhất tỉnh vẫn là mắm bò hóc óp – prohók là tên gốc – của người Khmer. Nhà ngoại tôi ngày trước ở khu vực ấp Giồng Cát, nơi giáp ranh với con kinh Lung Đen – một con kinh nhỏ thuộc vùng trũng thấp với nhiều cây hoang dại như cây nga, chuối nước, mái dầm, ô rô, cóc kèn, nhưng cũng là nơi lắm cá, nhiều tôm. Thuở nhỏ, cũng như bao đứa trẻ khác, ngày ngày, tôi lặn ngụp nơi con kinh ngầu đục này để mò tôm, thụt cá bống dừa, bắt cá chạch… Hoặc tối tối theo ngoại đi câu tôm, đi “trể”. Khi vào đại học (năm 1980), ăn uống kham khổ nên tuần nào tôi cũng về quê vác cả trăm cần câu đi cắm. Cá sống thì má tôi chèo ghe ra chợ bán, cá chết thì làm khô cho tôi mang lên Cần Thơ “ăn học”. Bạn bè ở chung, tuần nào cũng xúi tôi về quê để khi lên mang theo lỉnh kỉnh nào tôm khô, khô cá lóc, lon ghi-gô tôm kho tàu… dư sức cả bọn ăn cả tuần. Những năm đó, vùng Lung Đen tôm cá nhiều vô kể. Hết đồ ăn thì xách miệng chài đi dọc theo con kinh chừng năm, mười phút là đủ cho bữa cơm với những món nào chiên, nào kho và một nồi canh rau hay canh chua thơm lừng lựng. Có lần nghỉ hè, tôi về quê ngoại như những năm trước, giúp ngoại tôi dọn đất cấy vụ lúa mùa. Tối đến, bên ngọn đèn cóc leo lét, ngoại tôi hỏi : “Con học hành, chữ nghĩa “đầy bụng” vậy chớ có biết “Lung Đen” có ý nghĩa gì không?”. Tôi chới với. Mãi đến khi sắp hết hè, ngoại tôi mới giải thích : “Lung Đen” được hình thành từ cách gọi của nguời Khmer “lung đệl” (lung cá trê vàng). Tiếng lung đệl nói trại riết rồi thành Lung Đen từ hồi nào không ai biết. Ngoại tôi là dân nhậu nên làm món ăn rất ngon và giỏi nhất là làm mắm bò hóc óp. Ngoại tôi nói, mắm bò hóc óp phải làm bằng cá trê vàng. Những loại làm bằng cá rô, cá sặc hay cá gì khác cũng không “qua” được cá trê vàng của vùng Vũng Thơm – Lung Đệl này. Cá trê vàng nơi đây quanh năm suốt tháng dầm mình trong những đám lau, lách, nga, sậy, dừa nước… nên da cá trổ màu vàng hực, thịt dẽ chắc nhưng mềm. So với các cơ sở làm bán hiện nay thì con mắm do ngoại tôi làm ăn ngon hơn hẳn từ chất vị, màu mắm cho đến mùi vị đều cuốn hút người ăn. Bởi ngoại tôi làm để dành ăn hoặc cho làm quà với bà con, anh em trong dịp tết nên được người làm rất kỹ.

Hàng năm, cứ đến mùa khô, khi mực nước trên đồng bắt đầu rút dần ra sông, những đám chà chất cặp kinh Lung Đen bắt đầu dỡ thì ngoại tôi cũng bắt đầu làm mắm. Cứ vài ngày, ngoại đặt mua vài chục ký cá trê vàng ở những đống chà đang dỡ và trực tiếp lựa những con cùng cỡ cổ tay. Tôi không biết ngoại tôi làm mắm như thế nào, nhưng ngoại phơi mắm ở ngoài sân thì thỉnh thoảng phất phơ cái mùi thúi nồng nặc chịu không được. Đến khi đã “thành phẩm”, ngoại cho mắm vào gáo dừa đã “trổ” nước mun ô và bịt kín treo lên giàn bếp – đến mấy chục gáo, có khi nhiều hơn thì “nhận” mắm vào mấy khạp da bò rồi bịt kín lại. Ngày đó, cá dưới kinh Lung Đen còn nhiều. Sau một ngày làm lụng, chiều về, ngoại vừa tắm vừa “tranh thủ” mò lặn ở những hốc dừa nước kiếm bậy vài chú tôm càng, tép, cá lóc đem luộc để chuẩn bị cho buổi cơm chiều. Ngoại chế biến đồ chấm từ mắm bò hóc óp không cầu kỳ như ngày nay. Một con mắm, hơn nửa chén giấm, vài trái ớt hiểm xanh, cộng thêm một chút đường cát là được rồi, không cần tỏi, sả vì chúng sẽ làm mất đi hương vị đậm đà mà cũng rất đặc trưng của mắm bò hóc. Mắm để vào tô rồi dầm dẽ thịt mắm cho thật nhuyễn, đổ giấm vào tô, tiếp tục dầm và khuấy đều đến khi nước chấm đạt đến độ sền sệt là được. Cá lóc, tôm tép đem nướng, cuốn với các loại rau vườn như cù nèo, lá cách, bông lục bình, rau mác, cải trời, cát lồi, đọt xoài non… Vào những bữa cơm như vậy, hầu như ai ai cũng bới cơm vượt mức bình thuờng và dù no “cành hông” nhưng riêng tôi vẫn cứ thòm thèm. Có lần, từ Cần Thơ về, đói quá, tôi bới một tô cơm bự chảng, chan một hơi năm, sáu muỗng nước chấm bò hóc vô tô. Bà ngoại tôi rầy : “Mầy chan hết, lấy gì cho ông ngoại chấm”. Ngoại tôi cười : “Kệ nó, ở trển ăn uống thiếu thốn mà”. Rồi ngoại tôi loay hoay đi làm thêm chén nước chấm khác. Cả đời, ngoại tôi ghiền mắm bò hóc. Đám tiệc ở nhà ngoại, nhà nội tôi hay của chòm xóm, ngọai tôi bao giờ cũng “thủ” theo vài con mắm. Riết rồi hình như ai cũng biết, nên trên bàn tiệc lúc nào cũng có một dĩa thịt ba rọi luộc, vài con cá lóc nướng trui, một dĩa rau vườn cho ngoại tôi gói chấm với chén nước chấm bò hóc do chính tay ngoại tôi pha chế.

Những năm 1990 trở về sau này, lượng cá đồng cạn kiệt, cá trê vàng trở nên cực hiếm nên ngoại “bỏ nghề”. Có lần, nhớ món nước chấm bò hóc óp, ngoại sai mấy cậu tôi ra Phú Tâm mua chừng nửa ký về ăn, nhưng ăn xong, ngoại lắc đầu : “Thua xa tao làm” và từ đó không còn nhắc đến mắm bò hóc “chợ” cho đến cuối đời. Bước vào tuổi tám mươi, ngoại tôi đã yếu lắm, răng rụng gần hết, mỗi bữa ăn chỉ lưng chén cơm nên ngoại không còn sức để làm mắm như ngày trước. Thương ngoại tôi, cậu Hai tôi sửa sang lại mấy ao cá sau nhà để nuôi cá trê vàng làm mắm cho bữa cơm của ngoại được ngon miệng. Thỉnh thoảng, húp một miếng nước mắm bò hóc, ngoại tôi gật gù : “Không ngon lắm, nhưng cũng được”. Trước một ngày ngoại tôi mất, ông vẫn sinh hoạt bình thường. Bữa cơm ban sáng, ngoại tôi sai dì Út tôi làm chén nước chấm cho nhiều nhiều, “ăn cho đã miệng” – ngoại nói vậy. Và bữa cơm đó, ngoại tôi ăn hơn hai chén. Buổi chiều, tắm rửa xong xuôi, ngoại lụm cụm châm trà giống như hàng ngày, rồi sai đứa cháu kêu cậu Hai tôi qua cho ngoại nói chuyện. Ngoại tôi nhắc lại những chuyện xưa, khi mới về lập nghiệp ở nơi đây, chuyện đồn điền Labasthe – nơi ngoại tôi từng là tá điền, chuyện cá mắm và nói rõ thêm cách nào làm mắm cho đúng cách, nhất là món mắm bò hóc – sở trường của ngoại. Đến 10 giờ đêm, ngoại làm mệt. 11 giờ đêm ngoại ra đi thanh thản, nhẹ nhàng ở tuổi chín mươi. Năm nào cũng vậy, đến ngày kỵ giỗ ngoại tôi, trên bàn thờ luôn luôn có món mà sinh thời ngoại tôi thích nhất : cá lóc nướng trui, thịt luộc, rau rừng và chém nước chấm mắm bò hóc do cậu Hai tôi làm.

Tết năm rồi, tôi về Phú Tâm mua một ký mắm với giá 180.000 đồng, tự tay chế biến để đãi bạn nhậu trong những ngày tết ngán thịt, ngán mỡ. Ai ai cũng khen “quá ngon” và tôi chợt nhớ những gáo mắm xưa kia của ngoại tôi treo la liệt trên giàn bếp và nhớ như in lời ngoại tôi nói : “Không ngon bằng mắm của tao làm”. Vậy đó, ngoại tôi cả đời ghiền chỉ một món : prohók óp!

Mắm Bò Hóc Của Đồng Bào Khmer

Mắm bò hóc của đồng bào Khmer.

Đến thăm nhà người Khmer ở Trà Vinh hay Sóc Trăng thường thấy vài ba lọ mắm vừa để ăn, vừa đãi khách quý. Hầu như trong các món ăn của bà con người Khmer như canh, lẩu, chiên bao giờ cũng được nêm chút mắm này cho dậy mùi. Nhiều người nghiền món ăn này nên chỉ cần cơm trắng với mắm bò hóc cũng thấy ngon miệng vô cùng. Mắm được bằm nhuyễn, chưng với thịt ăn cũng rất tuyệt vời.

Chính vì sự phong phú trong cách chế biến, pha trộn nên mắm bò hóc đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người dân, từ bát bún quà sáng hay bữa cơm chiều, cả trong mâm cỗ đãi khách quý phương xa. Mắm bò hóc trộn với chanh, đường, tỏi, ớt làm nước chấm cho các món rau luộc, bánh cuốn… đều rất ngon.

Cách làm mắm bò hóc không khó. Cá dùng làm mắm thường là cá linh hay cá lóc. Mùa nước nổi này khi đánh bắt được cá linh, nhiều nhà thường dành ra một ít làm mắm bò hóc để dành. Nếu không có hai loại cá này thì cá nước ngọt như trê hay loại cá da trơn khác cũng có thể làm được, nhưng có lẽ ngon nhất vẫn là cá lóc.

Cá được làm sạch, bỏ đầu, ngâm với muối vài tiếng sau đó phơi thật khô, ướp gia vị đường, tiêu, tỏi… cho thấm. Rửa lại cá một lần nữa bằng nước muối rồi xếp vào chum muối theo tỷ lệ một cá – nửa cơm nguội – một muối. Dùng nan tre cài chặt lại và ủ tiếp khoảng từ 4 đến 6 tháng cho đến khi thành mắm.

Mắm bò hóc ngoài vị ngọt của cá còn có vị béo, bùi của cơm nên mùi không quá gắt. Phía trên lọ bao giờ cũng có một lớp nước sóng sánh vàng như mật, thường được chắt riêng ra để dùng như một loại nước mắm ngon.

Trong các món ăn đậm hương vị mắm bò hóc nhất có lẽ phải kể đến bún bum bò chóc. Nếu một lần được thưởng thức món bún num bò chóc có lẽ khó ai có thể quên được. Nguyên liệu nấu bún gồm cá lóc, mắm bò hóc, trái chúc (giống trái chanh dây nhưng có mùi vị khác), ngãi búng (có mùi giống củ riềng), chút nghệ. Nước lèo được nấu từ cá lóc tươi nguyên và nước mắm bò hóc, nêm các gia vị gồm trái chúc lấy vỏ giã nát cùng ngãi búng và củ sả.

Chỉ cần khi nồi nước dùng sôi là bạn sẽ không thể cưỡng lại được bởi mùi vị đậm đà của mắm, hương thơm của ngải búng, sả và trái chúc… Các nguyên liệu đó hòa cùng với mắm bò hóc làm nên nước lèo có vị ngọt đậm đà, vị chua thanh thanh rất đặc trưng.

Khi ăn, cho bún vào tô kèm với các loại rau như giá, hẹ, bắp chuối, rau thơm… rồi chan nước lèo, thêm miếng chanh và một chút muối ớt. Bát bún ngon chủ yếu ở nước dùng, thơm lừng mùi mắm, quyện với mùi ngải búng và ngọt lịm vị cá. Chỉ cần bưng tô bún ra đã thấy vị giác bị kích thích rồi. Có lẽ vì thế mà bún num bò chóc luôn được coi là đặc sản để những vị khách phương xa một lần tới miền Tây là muốn quay trở lại.

Mắm Bò Hóc Miền Tây,Mam Bo Hoc Mien Tay

Mắm Bò Hóc

Thưởng thức Mắm bò hóc là một loại mắm được làm từ các loại cá nước ngọt và là món ăn truyền thống của cộng đồng người Khmer. Mắm bò hóc của người Khmer Nam Bộ được chế biến từ các loại cá có sẵn tại sông nước như: cá rô, cá sặt, lóc… Với hương vị đậm đà, đây là món ăn đặc trưng cho ẩm thực vùng đất này.

Món Ngon nức tiếng Mỹ Tho

Từ xa xưa, đồng bào ở các phum, sóc đã biết cách làm mắm từ cá. Mắm bò hóc phiên âm từ tiếng Khmer là pro-hok. Cá dùng làm mắm bò hóc thường là cá linh hay cá lóc. Nếu không có hai loại cá này có thể dùng các loại cá nước ngọt như cá trê và các loại cá da trơn khác. Mắm bò hóc có thể ăn sống hoặc nấu các món truyền thống của đồng bào Khmer.

Để làm ra mắm bò hóc phải trải qua nhiều công đoạn. Cá được làm sạch, bỏ đầu, ngâm với muối vài tiếng đồng hồ cho cá trương sình lên. Sau đó phơi cá thật khô, ướp gia vị đường, tiêu, tỏi… cho thấm. Dùng vật nặng ép cho rỉ hết nước cá. Rửa cá lại bằng nước muối, xếp vào lọ sành muối theo tỷ lệ một cá – nửa cơm nguội – một muối. Dùng nan tre cài chặt lại và ủ tiếp khoảng từ 4 đến 6 tháng cho đến khi thành mắm.

Tùy theo cách làm mắm từng vùng, có nơi giã cá nhỏ có nơi cứ muối nguyên con. Khi mắm chín mới xắt thành từng miếng nhỏ. Vì cá để ươn nên nặng mùi khó ăn nhưng những ai ăn được rồi lại ghiền. Mắm bò hóc dành cho khách không phải là dân địa phương sẽ dễ ăn hơn vì không nặng mùi lắm. Lúc làm cho khách mắm bò hóc được trộn thêm một ít thịt heo xắt nhỏ rồi xào lên cho mùi bay đi bớt. Mắm có vị hơi chua chua.

Đồng bào Khmer Nam Bộ hay ăn mắm bò hóc sống, xé nhỏ trộn chanh, đường, tỏi, ớt và kẹp thịt ba chỉ luộc. Ngoài ra, các món truyền thống của đồng bào Khmer vẫn thường làm kết hợp với mắm bò hóc là canh Xiêm, canh thín, canh chua… Món ăn mắm bò hóc là linh hồn của đồng bào Khmer Nam Bộ, vẫn hiện diện trên các bàn ăn gia đình của người Khmer và các nhà hàng lớn ở miền Tây.

Mắm Bò Hóc Nét Độc Đáo Trong Ẩm Thực Của Người Khmer

Mắm bò hóc nét độc đáo trong ẩm thực của người Khmer

Chế biến từ các loại cá rô, sặt, lóc… mắm bò hóc của người Khmer Nam bộ là món ăn đặc trưng, gia vị quan trọng mang lại hương vị đậm đà cho ẩm thực vùng đất miền Tây.

Cách làm mắm bò hóc không khó, trải qua nhiều công đoạn.

Cá được làm sạch, bỏ đầu (người Việt thường giữ lại đầu cá khi làm mắm), ngâm với muối vài tiếng đồng hồ cho cá trương sình lên.

Sau đó phơi cá thật khô, ướp gia vị đường, tiêu, tỏi… cho thấm. Dùng vật nặng ép cho rỉ hết nước cá. Rửa cá lại bằng nước muối, xếp vào lọ sành muối theo tỷ lệ một cá – nửa cơm nguội – một muối. Dùng nan tre cài chặt lại và ủ tiếp khoảng từ 4 đến 6 tháng cho đến khi thành mắm.

Mắm bò hóc còn là gia vị quan trọng làm nên hương vị đậm đà cho các món ăn như: bún num bò chóc, bún nước lèo, bún mắm…

Món ăn đậm hương vị mắm bò hóc nhất phải kể đến là bún num bò chóc. Nhiều người mới nghe tên gọi sẽ rất e ngại mùi vị của mắm bò hóc mà không dám thưởng thức món ăn đầy hấp dẫn này.

Khi ngửi mùi thơm của nước lèo thì sẽ không thể cưỡng lại được bởi mùi vị đậm đà của mắm, cái hương thơm của ngải bún, sả và trái chúc… Các nguyên liệu đó hòa cùng với mắm bò hóc làm nên nước lèo có vị ngọt đậm đà, vị chua thanh thanh rất đặc trưng.

Nguyên liệu nấu bún gồm có cá lóc, mắm bò hóc, trái chúc (giống trái chanh dây nhưng có mùi vị khác), ngãi bún (có mùi giống củ riềng) chỉ có ở Campuchia.

Nước lèo được nấu từ cá lóc tươi nguyên và nước mắm bò hóc, nêm các gia vị gồm trái chúc lấy vỏ giã nát cùng ngãi búng và củ sả. Khi thưởng thức, bún được ăn kèm với các loại rau quen thuộc như bắp chuối, rau muống, đậu đũa, dưa leo thái nhỏ, giá đỗ, bông súng…

Một món ăn khác cũng rất nổi tiếng mang đậm hương vị mắm bò hóc là bún nước lèo. Ở miền Tây có rất nhiều thương hiệu bún nước lèo nổi tiếng như: bún nước lèo Trà Vinh, bún nước lèo Sóc Trăng hay bún nước lèo Bạc Liêu… ngoài ra, các tỉnh khác cũng có món bún ngon miệng này nhưng không nổi tiếng bằng.

Gia vị để nấu bún nước lèo nguyên thủy của người Khmer là mắm bò hóc. Để hợp khẩu vị của người Việt, nhiều người thay thế bằng mắm cá linh, cá sặt… ngoại trừ bún nước lèo của người Khmer ở Trà Vinh sử dụng loại mắm bò hóc đậm đà này.

Điểm đặc biệt là nước lèo của loại bún này luôn trong veo, không có cặn. Để có được điều đó đòi hỏi không ít công sức của người đầu bếp. Đầu tiên, cho mắm bò hóc vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ, đun sôi, trong suốt quá trình nấu phải canh vớt hết bọt.

Cá lóc đồng, làm sạch, luộc, lóc lấy thịt. Xương cá cho vào cối giã chung với ngải bún và sả bằm, sau đó vắt lấy nước cho vào nối nước lèo. Nêm gia vị vừa ăn là được.

Khi ăn, chần sơ bún tươi qua nước sôi và cho vào bát, bên trên là các nguyên liệu như tôm, thịt phi lê cá, thịt heo quay… chan ngập nước lèo. Bún nước lèo được ăn kèm với đĩa rau sống đủ các loại như: bắp chuối, húng thơm, húng quế, hẹ, giá sống… Bên cạnh đó là chén nước mắm ớt nguyên chất ăn kèm cho món ăn thêm đậm đà.

Nguồn: Khánh Hòa / vnexpress.net

Món Ngon Từ Mắm Cá Thu

Những ngày mùa mưa, biển động, chợ đìu hiu cá, hàng mắm lại đua nhau trình diễn, khoe sắc mời chào người mua. Được xếp sau, nhưng mắm cá thu không vội, tự tin chẳng cần bon chen cùng chúng bạn lại được các bà nội trợ tranh nhau mua.

Mắm cá thu chưng ba rọi

Nhiều tài liệu đã khẳng định mắm cá thu được xếp vào hàng “quý tộc”, cả về hương vị lẫn dinh dưỡng vì thịt cá ngon béo, bổ dưỡng lại không kỵ với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Từng khoanh cá thu mỏng có màu hồng ửng, bóng bẩy, từ xa đã dễ quyến rũ người mua.

Khoanh cá thu béo ngậy sẽ càng đậm đà nếu bén duyên cùng thịt ba chỉ, gừng, ớt, cộng thêm một số gia vị. Chỉ tốn ít phút vào bếp, bạn đã có thể chế biến xong món mắm cá thu chưng thịt ba chỉ và khiến cả nhà “vét” hết nồi cơm nóng hổi trong ngày mưa se lạnh.

Nguyên liệu: 2 khoanh mắm cá thu mỏng, 100g thịt ba chỉ, gừng, ớt, hành tím, hành lá, ngò, gia vị (đường, bột ngọt, tiệu), nước màu kho thịt.

Thực hiện:

Mắm ca thu rửa sơ cho bớt mặn, để ráo nước

Thịt ba chỉ băm nhỏ, ướp hàng tím, gừng cắt sợi, ớt xắt mỏng, một muỗng nhỏ bột ngọt, hau muỗng nhỏ đường, ½ muỗng nhỏ nước màu kho thịt.

Trải đều thịt ra tô, đặt miếng cá thu lên trên, rắc thêm một ít hành tím, gừng xắt sợi, đem đi chưng khoảng 20 phút. Sau khi mắm đã chưng xong, rắc ½ muỗng tiêu hột xay, hành lá, ngò.

Món mắm chưng thịt ba chỉ có vị mặn ngọt, cay nồng, béo và thoảng thơm mùi gừng. Cả nhà quây quần bên mâm cơm, gắp từng miếng dưa leo, đậu bắp, bầu luộc chấm ngập trong tô mắm, kẹp thêm miếng cá đậm đà cho vào miệng thì ngon quên mời…

Bên cạnh đó, cá thu chưng trứng càng không thể không nhắc đến. Một nồi cơm trắng nghi ngút khói ăn kèm với chén mắm chưng cá thu thịt trứng, hấp dẫn, bắt cơm vô cùng!

Hay đơn giản nhất là mắm cá với thịt ba rọi luộc. Thịt luộc quen thuộc tuy nhiên không phải ai cũng có thể luộc thịt một cách thơm ngon nhất. Thịt heo mua về, rửa sạch, thịt phải cho vào luộc từ lúc nước mới bắt lên. Nếu cho thịt vào lúc nước đang sôi, phần bên trong thịt sẽ có màu hồng, không chín hẳn. Nước luộc thịt phải thêm xíu muối, bột ngọt, ít hạt tiêu, củ hành đập dập thì thịt luộc mới ngon.

Khi luộc thịt thì nên đậy nắp để một số dưỡng chất không bị bay hơi. Khi thịt sôi mấy dạo đầu tiên phải vớt phần bọt phía trên để thịt trắng giòn, không bị xỉn màu. Thịt luộc đến khi nào xiên chiếc đũa xuyên qua là đã chín tới. Vớt thịt cho vào âu nước đá để thịt giòn ngon.

Mắm để chấm phải giã tỏi ớt, chút đường, nặn thêm tí chanh vào trộn đều đều lên, ăn kèm cùng rau sống, chuối chát, khế chua… để vị thịt béo mà không ngán.