Món Ăn Kèm Thịt Kho Tàu / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Cách Nấu Thịt Kho Tàu Đơn Giản, Cách Làm Món Thịt Kho Tàu Ngon

+ Cách nấu thịt kho tàu đơn giản, cách làm món thịt kho tàu ngon, hướng dẩn nấu món thịt kho tàu với trứng cút, nấu thịt kho tàu không cần nước dừa, chế biến thịt kho tàu mềm ngon.

Thịt kho tàu là món ăn được nhiều gia đình Việt yêu thích. Với miếng thịt mềm ngon, màu đỏ nâu đẹp mắt hòa quyện với vị đậm đà của các loại gia vị đem đến cho bạn cảm giác ấm cúng và ngon miệng đặc biệt trong những ngày thời tiết trở lạnh.

Để nấu món thịt kho tàu thơm ngon cần có bí quyết đặc biệt là trong công đoạn làm nước hàng và ướp thịt.

Nguyên liệu làm món thịt kho tàu

500g thịt ba chỉ ngon.

10 quả trứng cút.

Nước mắm ngon.

Hành, xả, tỏi.

Đường, hạt tiêu, muối, ớt tươi.

Quy trình nấu món thịt kho tàu

Tẩm ướp thịt

Thịt ba chỉ bạn rửa sạch sau đó thái miếng vừa ăn. Để món thịt kho tàu thơm ngon thì bạn nên ướp thịt ít nhất là 15 phút trước khi tiến hành kho.

Tuỳ theo khẩu vị mà bạn ướp gia vị gồm hành, tỏi, sả băm nhuyễn, tiêu ớt, nước mắm sao cho vừa ăn. Ngoài ra bạn có thể cho thêm cả ngũ vị hương, húng lìu để cho món ăn thêm phần hấp dẫn.

Ướp thịt ba chỉ với các gia vị: 1 muỗng nước mắm, 1/2 muỗng hạt nêm, 1 chút hành khô và tỏi băm nhuyễn, 1/2 muỗng hạt tiêu. Trộn đều để thịt ngấm đều gia vị và để trong khoảng 15 – 20 phút.

Làm nước hàng

Để không mất thời gian bạn có thể mua nước hàng có sẵn ở ngoài chợ sau đó bạn đổ vào bát thịt kho, trộn đều và để từ 5 – 10 phút, sau đó cho thịt vào xào săn và làm tiếp các quy trình.

Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng thêm một cách để món thịt kho tàu được ngon hơn là bạn chưng nước hàng sau đó mới đổ thịt vào kho.

Bạn cho đường vào nồi để đường chuyển thành màu nâu, nhưng với cách này bạn cần phải căn chỉnh để nước hàng không quá non cũng không nên quá già đường khi làm món thịt kho sẽ không ngon. Sau đó cho thịt vào đảo đều và cho thêm một chút nước.

Nếu như bạn để nước hàng bị cháy mà bạn vẫn cố cho thịt vào đảo, thì thịt sẽ bị cháy và có màu đen trông sẽ không được đẹp mắt. Thời điểm tốt nhất để bạn cho thịt vào là khi bạn thấy đường sủi lên và khói lên nghi ngút. Bạn có thể cho thịt vào lúc đường chuyển vàng đậm hoặc để đường già hơn một tẹo khi có ánh đỏ nhưng lưu ý là đừng để quá thời điểm đó, thịt sẽ bị đen và đắng cháy.

Mẹo nhỏ: Nếu thịt kho bị non màu, tức là thịt có màu vàng nâu nhưng không được đỏ thì bạn chữa bằng cách là bật lửa to và đun cho tới khi cạn nước, khi nước đó nước sẽ sánh lại và màu sẽ đổi thành màu đẹp hơn.

Kho thịt

Trứng cút bạn luộc chín, sau đó bóc vỏ bên ngoài.

Bạn cho thịt vào nồi đảo cho thịt được săn rồi cho nước hàng vào, cho thêm một chút nước dừa vào để lượng nước được xăm xắp mặt thịt. Vặn lửa to đến khi sôi thịt thì bạn hớt hết bạn, sau đó bạn cho thêm trứng cút vào đun cùng, cho lửa nhỏ và đun liu riu trong vòng 30 phút thì kiểm tra một lần.

Sau 1 tiếng là thịt đã chín mềm, bạn nêm thêm gia vị cho vừa ăn. Khi chuẩn bị bắc ra cho thêm một chút hạt tiêu hoặc một chút ớt tươi thái nhỏ bỏ hạt cho món ăn thêm đậm đà.

Tắt bếp và múc thịt kho tàu ra bát và thưởng thức ngay cùng với cơm nóng.

Thuyết Minh Về Món Thịt Kho Tàu

Thuyết minh về món thịt kho tàu – Bài làm 1

Thịt kho tàu đã trở thành một trong những món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết của người miền Tây nói riêng và Nam bộ nói chung. Dường như đã thành thông lệ cứ đến gần tết người dân Nam bộ lại rủ nhau làm món thịt kho tàu để ăn tết như một phần tất yếu.

Nghe qua cái tên của món ăn là thịt kho tàu rất nhiều người sẽ nghĩ đây là món ăn được bắt nguồn từ Trung Hoa, tuy nhiên theo nhiều người Nam bộ xưa kể lại thì chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt”, như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt. Cũng có một số giả thuyết khác đặt ra về nguồn gốc của món ăn này tuy nhiên đến nay cũng chưa rõ đâu là giả thuyết đúng nhất.

Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng. Tất cả đã làm nên hương vị tuyệt vời của món thịt kho tàu.

Có thể nói thịt kho tàu hiện nay đã trở thành món ăn thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của nhiều người Việt Nam trên cả nước bởi sức hấp dẫn mà món ăn này mang lại. Cách chế biến không quá khó, các bạn hoàn toàn có thể thử qua để mang đến bữa ăn ấm áp cho gia đình mình sau một ngày làm việc mệt mỏi. Thịt kho tàu món ngon khó chối từ và dường như nó đã trở thành một phần văn hóa ẩm thực của người Nam bộ khi đi so sánh với các vùng miền khác trong cả nước.

Hy vọng đây sẽ là lựa chọn hàng đầu của các bạn mỗi khi tự tay nấu món ăn cho gia đình trong mỗi bữa tối. Thịt kho tàu món ngon đúng vị không thể chối từ.

Thuyết minh về món thịt kho tàu – Bài làm 2

Rất nhiều người Việt nghe nói đến kho tàu” thì đều nghĩ, món ăn này được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên người Hoa lại rất ít người ăn món này. Theo nhà văn người nam bộ Bình Nguyên Lộc, chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt”, như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt.

Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông, chẳng giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt. Vậy hóa ra cái món thịt kho mà được cả miền Nam hâm mộ ấy, đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: món thịt kho “tàu” hóa ra lại là “ta” hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.

Thịt kho tàu, cùng với bánh tét, dưa hấu, canh khổ qua dồn thịt, đã trở thành món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của người Nam Bộ. Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng, đặt cạnh bát cơm trắng thơm nức trên bàn thờ ông bà, bên cạnh đĩa dưa chua, dường như đã thành truyền thống trong mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu như món ăn để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết. Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ chút nào. Miếng thịt mềm nhừ mà không nát, không bị quắt lại, màu thịt đỏ au ánh lên màu cánh gián, trứng vịt thấm đẫm nước thịt mà không đen, nước thịt vàng trong, không quá nhiều nước nhưng cũng không quá cạn làm khô miếng thịt. Mỗi lần ăn có thể mang ra đun lại, càng nhiều lửa, thịt càng rục, càng mềm, càng ngon. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vì mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ.

Thuyết minh về món thịt kho tàu – Bài làm 3

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”

Tết đến, Xuân sang cuốn theo bao hi vọng, niềm vui và hạnh phúc. Trong dịp Tết cổ truyền ấy, các món ăn như bánh chưng, bánh dày hay dưa món, củ kiệu,… là những món không thể thiếu. Một trong số những món ăn quen thuộc vào ngày Tết mà hầu như nhà nào cũng có chính là món thịt kho tàu.

Nghe cái tên “thịt kho tàu”, chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng món ăn này bắt nguồn từ Trung Quốc, là của người Tàu nhưng sự thật không phải vậy. Vì người Tàu rất ít khi ăn món này, mà nguyên liệu để làm món thịt kho tàu là thịt ba rọi, cái loại thịt có có nạc, có mỡ, có bì, xếp từng lớp khéo léo cứ như người ta cố tình tạo ra nó, thì chắc chắn chỉ có dân Việt Nam.

Theo nhà văn Nam Bộ Bình Nguyên Lộc, chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt. Như vậy, thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt và hoàn toàn là của người Việt nghĩ ra. Và giáo sư Trần Văn Khê đã nói: món thịt kho “tàu” hóa ra lại là “ta” hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.

Nguyên liệu để làm món thịt kho tàu rất đơn giản: chỉ gồm có thịt ba rọi, trứng vịt, hành, tỏi và nước dừa xiêm cùng với các gia vị thông dụng. Nhưng phải biết cách chọn thực phẩm cũng như bí quyết nấu ăn thì mới có thể làm cho món ăn này trở nên ngon miệng, hấp dẫn.

Muốn nấu món thịt kho tàu ngon thì nên lựa thịt ba rọi có 3 phần mỡ, 7 phần nạc và chọn thịt nạc thăng. Còn trứng thì tuyệt đối không mua trứng ung, bị ôi, thiu. Không nên chọn trứng có quầng đen ở đáy vì đó là trứng hư, bị lõm. Theo quan niệm, trứng trong món thịt kho tàu phải tròn, hông bị nứt nẻ thì công việc làm ăn mới thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, ta bắt tay vào việc chế biến. Đầu tiên, thịt sau khi mua về thì cạo rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cắt khúc, vuông khoảng 4-5cm, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi để hai giờ cho thịt thấm đều. Sau đó, Phi hành, tỏi rồi xào thịt cho săn lại. Trứng vịt đem đi luộc chín. Lưu ý, khi luộc trứng nên cho vào nồi một ít muối ăn vì nó sẽ làm tróc vỏ trứng. Luộc xong để vào nước lạnh, trứng sẽ dễ dàng bóc vỏ và không bị nứt. Khi vừa cho vào nước lạnh, phải bóc vỏ liền, tuyệt đối không để trứng nguội đi rồi mới bóc vỏ.

Sau khi bóc vỏ xong, lấy tăm đâm vào trứng rồi đem đi chiên qua dầu để có màu vàng đẹp, thoát hơi tốt. Ngoài ra, ta còn có thể thay thế trứng vịt bằng trứng cút.

Thịt sau khi xào thăn, cho 1/2 thìa cà phê nước màu, 1/2 chén nước mắm. Nấu cho đến khi sôi lên thì đổ nước dừa xiêm vào ngang mặt thịt. Cuối cùng cho trứng vịt đã chiên vàng vào khi nước sôi và nấu cho sôi 2-3 lần.

Ngoài ra, ta có thể thay thế nước dừa bằng nước ngọt có gas. Thịt nhanh mềm hơn và vàng óng rất đều, theo đúng màu cánh gián rất đẹp mắt. Món thịt kho tàu sau khi nấu chín thì toàn bộ trứng phải nổi lên mặt nước. Có màu vàng óng như màu mật ong. Trứng có màu đỏ au, trông đẹp mắt. Món ăn vừa miệng, không quá măn hoặc quá nhạt. Chú ý, nấu lần đầu tiên ta nên nêm nhạt vì khi hâm lại nhiều lần thì vị sẽ đậm đà, mặn mà hơn.

Thưởng thức món thịt kho tàu có nhiều cách khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là dùng với cơm. Chỉ cần bới một tô cơm nóng, chan một ít nước thịt, cắt trứng ra, bỏ thịt và trứng vào và dùng chung với dưa giá hoặc củ kiệu thì đã thưởng thức trọn vẹn hương vị của món thịt kho tàu.

Cách thứ hai là ăn thịt kho tàu cùng với bánh tráng. Đây vừa là món ăn chơi, nhưng khi kèm với thịt kho tàu, nó trở thành món chính từ lúc nào. Miếng bánh tráng trụng qua nước, gói với rau thơm, đồ chua, kèm thịt và trứng đã cắt nhỏ. Rồi chấm một ít nước thịt thì còn gì ngon bằng.

Đây là món ăn để lưu trữ nhiều ngày trong dịp Tết. Thế nên ta phải bảo quản nó đúng cách để luôn thưởng thức trọn hương vị của món ăn hấp dẫn này. Thường thì khi hết ngày, nhiều người cất nồi thịt vào tủ lạnh nhưng cách này sẽ làm dở nồi thịt. Ta chỉ cần để ở ngoài là được.

Đặc biệt khi múc thịt, nên múc một bên và múc xong thì đậy nắp lại ngay tránh hôi gió. Nếu bỏ muỗng vào nồi hay quậy nồi thịt thì nó sẽ mau hư. Mỗi lần hâm lại thịt cần vớt cho sạch bọt. Khi nước cạn, ta cho thêm nước vào rồi nêm nếm lại cho vừa ăn. Như thế, ta đã có thể bảo quản tốt món thịt kho tàu và mỗi lần thưởng thức, hương vị của nó sẽ không hề giảm đi.

Thịt kho Tàu là món ăn thân quen đối với người miền Nam ta. Trứng có hình tròn, thịt có hình vuông như sự hòa quyện giữa trời và đất làm hòa quyện không khí Tết, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy. Đó cũng là dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công.

Đây là món ăn truyền thống của người Việt Nam trong những ngày Tết. Cái hương vị mặn mặn, ngọt ngọt, vừa bùi vừa béo của thịt kho tàu đã làm xao xuyến biết bao người dân Việt. Nó trở thành một món ăn truyền thống, một nét đẹp văn hóa của dân tộc và đóng góp vào kho tàng ẩm thực phong phú của Việt Nam.

Như các món ăn truyền thống khác, món thịt kho tàu không chỉ là một kiệt tác của những người nấu mà còn là niềm vui tinh thần trong những ngày Tết. Nó giúp gắn kết những mối dây tình cảm ruột thịt, gắn kết gia đình cùng tình làng nghĩa xóm. Không những thế, nó còn là một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam.

Topics #thịt kho tàu #Thuyết minh về món thịt kho tàu #văn thuyết minh

Cách Làm Món Thịt Kho Tàu Thơm Ngon Khó Cưỡng

Chuẩn bị nguyên liệu làm món thịt kho tàu thơm ngon chuẩn vị:

500g thịt ba chỉ

Trứng cút hay trứng gà đều được

Nước dừa

Hành tỏi khô

Dấm ăn

Gia vị: đường, nước mắm ngon, tiêu, dầu ăn, hạt nêm, muối

Cách làm món thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho trứng từng bước:

Sơ chế nguyên liệu: Thịt mua về rửa sạch, cắt miếng vừa ăn (thường thịt kho tàu thì cắt khúc tầm 3-4cm). Nấu 1 nồi nước sôi có pha 1 muỗng muối và ¼ muỗng dấm, chần thịt sơ qua. Sau đó cho ra rổ để ráo.

Hành tỏi bóc vỏ, 1 phần đập dập nướng đều 2 mặt cho có mùi thơm và vàng là được. Phần khác giã nhuyễn, như thế thịt kho thành phẩm sẽ thơm hơn.

Ướp thịt: thịt ráo nước đem ướp với nước mắm ngon, hạt nêm, tiêu, ít muối, hành tỏi, thìa dầu ăn rồi đem để ngăn mát tủ lạnh 30 phút – 1 tiếng cho thịt thấm gia vị.

Làm nước hàng: cho 1 muỗng đường và 2 muỗng canh nước vào nồi và nấu với lửa to vừa đến khi đường chuyển sang màu vàng hổ phách thì cho ra 1 chén nhỏ. Trong cách nấu thịt kho tàu này, để màu thịt thành phẩm đẹp bước làm nước hàng cần chú ý đừng để nước hàng bị cháy hay chưa tới.

Cho thịt vào nồi nóng đảo đều cho đến khi thịt săn lại, tiếp theo cho nước hàng vào tiếp tục đảo, lửa nhỏ, trở đều tay cho nước màu bám đều lên thịt.

Đảo đến khi thấy thịt săn lại thì cho muối, tiêu, hành tỏi nướng vào.

Tiếp theo cho nước dừa vào ngập thịt, đậy nắp lại và nấu sôi. Nhớ thường xuyên vớt bọt, chừng 30 phút thì cho thêm mắm và trứng luộc vào. Chú ý nhận thịt và trứng chìm xuống dưới mặt nước để thịt thấm gia vị.

Đậy nắp lại và nấu tiếp 30 phút cho đến khi thịt mềm, nước sền sệt. Nêm nếm lại cho vừa ăn và tắt lửa.

Món thịt kho tàu chuẩn có màu vàng cánh gián đẹp mắt, nước săm sắp có vị béo ngậy của thịt ba chỉ, bùi bùi của trứng cút luộc, ngọt tự nhiên của nước dừa, cay cay của tiêu, mặn đậm đà của nước mắm ngon, tất cả hòa quyện làm nên một món ăn thật hấp dẩn.

Khi nấu thịt kho tàu chú ý các lỗi sau sẽ làm món ăn mất ngon:

Thịt không lên đều màu: do nước hàng quá ít đường hoặc chưa tới.

Thịt bỉ xỉn màu: do làm nước hàng bị cháy, như thế thịt có màu xẩm và nước kho thịt sẽ đắng. Nên chú ý khi làm nước hàng vừa tới là được.

Thịt không thơm ngon: luộc qua thịt với nước sôi để thịt không bị hôi. Để thịt kho trứng thơm ngon thì nên ướp cùng hành tỏi giã nhuyễn.

Để món thịt kho tàu ngon khi nấu cần lưu ý:

Để thành phẩm được trông đẹp mắt hơn thì nên chọn miếng thịt heo có nạc lẫn mỡ, loại da mỏng, tốt nhất là loại thịt chân giò hoặc ba chỉ, khi nấu thịt sẽ nhanh mềm hơn, vị ngọt và không bị khô. Bạn nào không thích ăn béo thì có thể chọn miếng có phần nạc nhiều hơn.

Để thịt thấm gia vị và thơm ngon hơn nên ướp thị với gia vị rồi để 20-30 phút trong ngăn mát tủ lạnh.

Nếu kho thịt kho tàu để ăn trong thời gian lâu thì khi nấu nhớ bỏ ít hành và tỏi lại, vì bỏ nhiều khi thịt để lâu sẽ có mùi hôi không ngon.

Để màu thịt đẹp và trong thì không nên đậy nắp khi nấu, trước khi cho nước dừa vào thì tao cho thịt săn lại, đến khi nấu với nước dừa thì nấu với lửa lớn và thường xuyên vớt bỏ bọt. Khi nước cạn dần thì vặn lửa nhỏ để thịt mềm dần và nước dừa chuyển sang màu vàng cánh dán.

Có thể châm thêm nước sôi nếu nước dừa cạn, nấu 500g thịt kho tàu thì dùng 1 quả dừa là được, không nên dùng nhiều quá sẽ làm nồi thịt có màu quá sậm.

Nếu có thời gian thì có thể chiên qua trứng cút luộc như thế trứng khi ăn sẽ ngon hơn vì trứng được thấm gia vị và dai hơn.

Với cách làm thịt kho tàu này không nên bỏ trứng gà hay trứng cút vào kho chung quá sớm, như thế trứng sẽ nhũn không ngon, canh lúc thịt bắt đầu mềm cho vô là thích hợp.

Món thịt kho tàu này có thể chế biến 1 lần và dùng trong nhiều ngày, như thế để bảo quản được lâu thì nên chia thành nhiều phần nhỏ và để vào ngăn đá tủ lạnh. Khi nào muốn ăn thì lấy ra hâm nóng lại là dùng được.

Món thịt kho tàu (thịt kho trứng) thường được ăn cùng cơm trắng, dưa giá, dưa muối, nhưng quen thuộc và ngon nhất vẫn là ăn cùng dưa cải muối chua. Vị chua cay, giòn của dưa cải muối kết hợp với vị ngọt bùi, béo ngậy của thịt kho tàu đem đến hương vị thơm ngon khó cưỡng, là một món ăn ngon miệng trong bữa cơm gia đình không thể bỏ qua.

Mẹo Ăn Kèm Với Thịt Heo Quay

Thịt heo quay là món ăn chứa đựng hương vị thơm ngon khó tả, đậm đà và béo ngậy. Tuy nhiên nếu chỉ ăn một mình thì sẽ nhanh ngán vì thịt mỡ màng. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu những món ăn kèm với thịt heo quay để giữ nguyên hương vị, không bị ngán ngẩm.

Cùng với chút bún tươi cho thêm 1 chút rau thơm, dưa chuột, nước chấm chua ngọt và thịt heo quay, bạn đã có ngay một món bún thịt heo quay với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, đảm bảo vệ sinh và chắc chắn rằng không có ai có thể từ chối được món ăn này.

Thịt quay hay thịt nướng ăn kèm với cơm trắng là món ăn truyền thống không chỉ người lớn thích mà các trẻ em nhỏ cũng yêu thích món này. Các bà mẹ thường bắt các em bé ăn cơm cho no bụng, nếu ăn cơm với thịt quay chắc chắn là món ăn sở trường của các em bé.

Hay đơn giản hơn là sự kết hợp nhẹ nhàng giữa thịt lợn quay và rau thơm, kèm thêm 1 ít dưa leo hoặc gỏi chua cũng tạo nên một món ăn hết sức tinh tế, đầy đủ dinh dưỡng, tươi mát mà vẫn cảm nhận được hết hương vị của thịt quay.

Sự kết hợp này đã khiến cho rất nhiều người say mê không cưỡng lại được bởi càng ăn càng thấy ngon. Nếu thời tiết se lạnh thì mùi hương thơm ngào ngạt của thịt quay lan tỏa chắc chắn kích thích vị giác của người thưởng thức.

Thịt heo quay ăn kèm với dưa cải muối chua

Sự kết hợp giữa thịt lợn quay giòn tan với dưa cải muối chua tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn. Từng miếng thịt béo ngậy hòa quyện vào hương vị chua chua ngọt ngọt của dưa cải và nước chấm sẽ đem lại hương vị đậm đà, khiến người thưởng thức có một trải nghiệm không bao giờ quên được.

Bánh hỏi là một món ăn đặc sản có nhiều ở miền trung và miền nam Việt Nam. Vì thế nhiều người chưa biết bánh hỏi là bánh như thế nào?

Món ăn tuy đơn giản nhưng được hầu hết người thưởng thức ăn kèm với thịt nướng, thịt quay, những lát bánh trắng tinh được chế biến từ bột gạo, thêm chút dầu ăn trộn cùng lá hẹ tạo ra một món ăn vừa đơn giản nhưng lại thơm ngon.

Bí quyết để có món thịt heo quay ngon một phần nằm ở các gia vị ăn kèm, nhưng quan trọng nhất vẫn là chất lượng thịt quay. Nhiều nhà hàng, quán ăn thậm trí không thể làm được tiêu chuẩn heo quay giòn bì. Viễn Đông sẽ chỉ cho bạn cách làm thịt heo quay giòn bì để tự thưởng thức món ăn tại nhà.

500gram ba chỉ heo- 1 thìa bột canh- 1 thìa tiêu- 1 thìa nước tương- 1 thìa mắm- 1 gói ngũ vị hương- 1 thìa đường

Thịt ba chỉ chọn miếng to bản, thịt dày, tỉ lệ thịt mỡ cân đối.

Luộc thịt khoảng 10-15 phút. Lưu ý lật mặt ra xuống dưới để da chín kĩ. Thấy da thịt có màu trắng trong thì tắt bếp.

Lấy dĩa đâm vào mặt da lợn, đâm càng nhiều da càng nở đẹp. Phết dấm đều lên mặt da lợn.

Trộn các loại gia vị nói trên vào bát cho đều. Sau đó xoa đều bề mặt thịt. Tuyệt đối không xoa vào da. Ướp trong tối thiểu 15p cho ngấm.

Lót giấy bạc vào khay nướng, bỏ thịt vào khay lót giấy bạc nướng nhiệt 200 độ C trong 40 phút rãnh giữa, sau đó lấy ra cho lên rãnh trên cùng nướng 10-15 p nữa cho bì nổ giòn.

Máy vặt lông gà VD50 (1-2 con/ mẻ) & máy vặt lông gà VD60 (3-4 con/ mẻ)

Máy chạy 2 dây cu-roa (mẫu cũ 1 dây), tăng độ bền và điều chỉnh tốc độ

Cửa thoát lông được tăng chiều dài, tránh bắn bẩn diện rộng và có thể gấp lại khi không sử dụng

Chân máy thiết kế có thể tăng/ giảm, dễ dàng đặt máy nhổ lông gà ở những vị trí không bằng phẳng…

Máy làm lông gà vịt được Viễn Đông trực tiếp sản xuất và cung cấp, chế độ bảo hành máy làm lông đến 12 tháng, khách hàng có thể yên tâm sử dụng dài lâu. Ngoài máy vặt lông vịt, chúng tôi còn cung cấp lò quay vịt , các thiết bị khác để mở quán vịt nướng, vịt quay …