Gà Rừng Làm Món Gì Ngon Nhất / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Lợn Rừng Ăn Những Thức Ăn Gì

Lợn rừng ăn những thức ăn gì? Cách cho ăn như thế nào?

Thức ăn được xem như là yếu tố quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn rừng vì nếu không cẩn thận thì thịt lợn rừng sẽ nhanh chóng giống thịt lợn nhà và như vậy sẽ mất đi khả năng cạnh tranh ưu thế trên thị trường. Hơn nữa, thức ăn không tốt, không đúng và phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát dục và các khả năng sản xuất khác làm chăn nuôi thua lỗ, kém hiệu quả.

Nội dung trong bài viết

Lợn rừng ăn những thức ăn gì? Cách cho ăn như thế nào?

Nhóm thức ăn thô xanh

Thức ăn tinh và thức ăn bổ sung

Tôi cho lợn rừng ăn thức ăn công nghiệp có được không và cho ăn với liều lượng như thế nào?

Có những phương pháp nào sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng?

Phương pháp làm bột cỏ (bột xanh)

Phương pháp làm cao rau

Lượng thức ăn và nước uống mỗi ngày của một lợn rừng trưởng thành thường là:

– 0,5 kg thức ăn tinh/ngày.

– 2 kg thức ăn thô xanh/ngày .

– Uống 4 lít nước /ngày.

Thức ăn xanh chủ yếu là củ, quả, cỏ và các loại thức ăn thô xanh khác dễ kiếm và rẻ tiền.

Nhóm thức ăn thô xanh

Không giống như nuôi lợn công nghiệp, trong nuôi dưỡng lợn rừng, thức ăn xanh tỏ ra rất quan trọng bởi chúng phù hợp với khẩu vị, mức tiêu hóa và tập tính ăn uống của chúng. Nếu chỉ cho lợn rừng ăn thức ăn tinh, lợn kém ăn do không quen, không thấy ngon miệng và chất lượng thịt sẽ giảm sút. Đồng thời việc chăn nuôi lợn rừng không hấp dẫn nữa bởi giá thành cao và sức tiêu thụ giảm.

Hầu hết các loại thức ăn thô xanh trong chăn nuôi nói chung đều có thể cho lợn rừng ăn như các loại bèo, cây ngô non, các loại cỏ chăn nuôi, bí đao, bí đỏ, sắn, khoai,…. và một số phụ phẩm công, nông nghiệp thông thường khác như dây lang sau thu củ, ngọn lá sắn, quả giả điều, vỏ và thịt quả cà phê, vỏ các loại trái cây là phụ phẩm trong công nghiệp sấy khô hoa quả, các loại bã trong công nghệ chế biến nông sản như bã đậu, bã bia,…

Thức ăn tinh và thức ăn bổ sung

Là nhóm thức ăn được chế biến đơn giản từ bột các loại ngũ cốc, các loại khô dầu, các loại phụ phẩm của công nghệ giết mổ gia súc, gia cầm như bột xương, bột máu, bột .thịt xương, bột đầu cá, đầu tôm,…. và cả các loại thức ăn giàu đạm có thể sản xuất ngay tại trang trại lợn rừng như bột giun, bột côn trùng.

Việc cho lợn rừng ăn rất đơn giản:

– Đặt thức ăn vào máng hoặc trải cỏ trực tiếp dưới đất.

– Cám pha với nước thành dạng bột đặc cho vào các chậu để sẵn ở trong chuồng.

Chế độ cho ăn ngày 2 bữa sáng, chiều (nên cho ăn đúng giờ để tạo phản xạ có điều kiện cho lợn rừng nuôi thả trong trang trại).

Tôi cho lợn rừng ăn thức ăn công nghiệp có được không và cho ăn với liều lượng như thế nào?

Hiện chưa có trang trại nuôi lợn rừng nào cho ăn thức ăn công nghiệp, cùng lắm là sử dụng ít ngày thức ăn lợn nái đẻ cho lợn nái rừng lai sau đẻ có sức khỏe không tốt lắm hoặc loại thức ăn công nghiệp dành cho lợn con sơ sinh cho một số lợn sơ sinh yếu. Liều lượng không điển hình song thường là rất ít.

Việc sử dụng thức ăn công nghiệp tỏ ra không thuận lợi do lợn rừng không quen ăn các thức ăn được phối trộn sẵn, đóng viên, bánh hoặc bột nên chúng thường dễ bị rối loạn tiêu hóa. Hơn nữa, lợn rừng vốn có tốc độ sinh trưởng, phát triển chậm hơn lợn nhà, nếu ăn thức ăn công nghiệp thì hương vị và phẩm chất thịt kém đi thì người chăn nuôi sẽ lỗ do giá thành cao và thị trường bị thu hẹp.

Có những phương pháp nào sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng?

Do lợn rừng ăn chủ yếu là thức ăn thô xanh nên các phương pháp sản xuất, chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng là các phương pháp trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến một số thức ăn xanh thông dụng.

Kỹ thuật trồng thức ăn xanh trong trang trại lợn rừng tương tự như kỹ thuật trồng cây thức ăn đó ở các vùng khác, nó tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật riêng cho từng loại cây thức ăn.

Về phương pháp chế biến và bảo quản thức ăn cho lợn rừng thì chủ yếu là phương pháp làm khô hay bột cỏ (bột xanh) và cao rau mặc dù trong các phương pháp chế biến thức ăn xanh có phương pháp ủ chua (ủ xanh) khá hiệu quả nhưng trên thực tế nuôi lợn rừng hiện vẫn chưa dùng. Còn phương pháp ủ chua hay ủ xanh thì chưa có trang trại nào thực hiện. Trên thực tế, với nguồn thức ăn xanh khá sẵn và dồi dào ở nước ta thì các trang trại lợn rừng vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp lọc bỏ tạp chất và cho ăn tươi sống các loại thức ăn xanh vừa ngon, bổ rẻ tiền và hiệu quả.

Phương pháp làm bột cỏ (bột xanh)

Phơi sấy khô là phương pháp cổ điển để bảo quản thức ăn xanh. Khi sấy khô, các quá trình lên men bởi vi sinh vật sẽ bị đình trệ vì nước tự do đã được tách khỏi thức ăn (thường thi độ ẩm tụt từ 70 – 80% đến 10 – 16%).

Phương pháp này thường sử dụng để chế biến và bảo quản các loại thức ăn là các loại thức ăn thô xanh ngoài cỏ như bèo, su su, thân lá chuối, keo dậu, chè khổng lồ, đậu Sơn Tây,… đến các phụ phẩm còn tươi xanh như rơm,thân, lá khoai lang sau thu hoạch cử; thân, lá lạc; vỏ lạc; ngọn, lá sắn đều có thể phơi, sấy khô để dự trữ cho gia súc ăn vào mùa đông, mùa khô thiếu thức ăn xanh hoặc làm nguyên liệu chế biến với ure cùng với các phụ phẩm khác. Các loại phụ phẩm này đều là những thực vật giàu đạm giàu vitamin, khoáng và tỷ lệ xơ cũng cao nên là thức ăn rất tốt cho gia súc.

Phương pháp sấy khô thường làm mất hơn 10% các chất hữu cơ nên khi cho ăn thức ăn phơi sấy khô thường nên cho ăn thêm rau, cỏ tươi, rỉ mật đường hoặc các chất tinh bột khác (cám gạo, cám ngô,…)

Ở phương pháp này, không cần hố ủ mà chỉ cần các thiết bị để nghiền nát sản phẩm như chày, cối, máy xay và các vật liệu để đựng sản phẩm như thùng kim loại không gỉ, bao ni lông có máy hàn kín miệng sau khi đựng sản phẩm, bao xác rắn, bao tải thô, kho chứa. Khi sấy khô phải khống chế được tác dụng lên men sinh mốc của nhóm nấm mốc thì mới giữ được sản phẩm phoi, sấy khô tốt.

Phương pháp tiến hành

– Thức ăn xanh tươi vừa thu hoạch về được rũ sạch đất, nhặt bỏ sạch lá vàng, thối úa, sâu bệnh và các loại tạp chất rồi cắt thái thành từng đoạn nhỏ dài 5 – 7 cm (Thái bằng dao hoặc máy cắt thái cành). Cắt thức ăn xanh thành từng đoạn đều thì đẽ bảo quản và phơi khô được đồng đều hơn.

– Dùng cào để đảo đều nguyên liệu trong khi phơi 4 -6 lần/ngày.

– Xác định độ khô của nguyên liệu: Lấy bất kỳ trong đống thức ăn xanh ra một lượng, cân đủ 10 kg. Phơi bó mẫu cùng với đống thức ăn xanh. Sau khi phoi, mẫu thu được phải đạt từ 2 – 5 kg so với 10 kg mẫu thử ban đầu là đạt độ khô cần thiết để làm bột xanh. Hoặc dùng phương pháp quan sát, nếu lấy bất kỳ một mẫu nào trên sân phơi mà chỉ vò nhẹ là lá đã vỡ vụn tức độ khô đã đảm bảo.

– Giã hoặc xay hoặc nghiền nhỏ nguyên liệu đã khô thành dạng bột mịn.

– Dồn vào túi nilon, buộc chặt bảo quản nơi khô, mát, không dột thấm nước.

Phương pháp làm cao rau

– Thu hái thân, lá, ngọn các loại cây thức ăn thô xanh và các phụ phẩm tươi ngay sau khi thu hoạch như thân lá khoai lang, thân lá lạc, ngọn lá sắn,…

– Không cần phân loại mà chỉ cần chú ý cắt bỏ phần gốc quá già, nhặt bỏ phần thân, lá úa, vàng, thối.

– Rũ sạch bùn, đất, côn trùng, rác,…

– Rửa sạch, để ráo nước.

– Băm hoặc giã nhỏ.

– Vắt lấy nước, bỏ bã.

– Đun dịch rau vừa lọc được ở nhiệt độ 70 – 80°c (không cho sôi, thấy hơi bay lên nhiều nghi ngút là được).

– Khi thấy chất đặc nổi lên thành một lớp váng dầy thì vớt ngay lớp váng đó ra rổ hoặc sàng, nong, nia to mắt dầy.

– Rải đều lớp váng vừa vớt xong lên sân gạch sạch.

– Khi bóp nhẹ, váng cao đã vỡ là cao đã đạt độ khô cần thiết.

– Trộn cao đã khô vói muối đã rang theo tỷ lệ sau: 7 – 8 g muối/1 kg cao.

– Sau đó, tán nhỏ cao và muối thành bột mịn.

– Cất vào bao nilon để nơi khô ráo, dùng dần.

Cao rau có nhiều đạm và vitamin nhóm B, E, tiền vitamin D, A rất tốt cho gia súc non. Cao rau cho lợn ăn với liều lượng 50 – 60g cao rau/ngày sẽ cho mức tăng trọng nhanh và giảm tiêu tốn thức ăn 10%. Cao rau thường được hòa với nước uống hoặc với sữa để gia súc non uống tự do giúp kích thích ngon miệng và tăng trưởng nhanh.

Măng Le Rừng Tươi Tây Nguyên Nấu Món Gì ?

Món măng le rừng thường có thể chế biến được những món gì ? Hôm nay Sản Phẩm Đặc Sản xin chia sẻ những món ăn được làm từ măng le tươi mời các bạn cùng theo dõi!

Măng le được lấy từ cây le thuộc họ măng, mọc phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên. Khi măng vào mùa, người dân bản địa ùa đi khai thác từng búp măng le về bán cho người dân các tỉnh đồng bằng, đây là cây cứu đói và làm giàu của bà con dân tộc ở Tây Nguyên.

Măng le thu hoạch từ rừng Tây Nguyên

Trong các khu rừng rậm ở Tây Nguyên, người ta còn khai thác thêm nhiều loại măng khác, những không gì ngon bằng măng le. Măng le ăn không chát và đắng, trái lại rất đặc ruột, khi ăn vừa giòn vừa ngọt. Măng le tươi là món ăn khoái khẩu của nhiều bà con, nhưng để lau không được. Vì thế, họ còn thái măng thành từng lát (không dày, không mỏng) và đem phơi khô. Măng phơi khô tuy không ngon bằng măng tươi nhưng hương vị vẫn rất đậm đà, vị ngọt và giòn không hề mất đi. Người ta gọi đó măng khô.

Cách nấu măng le với thức ăn ngon Măng le sau khi thu hái sô chế đóng gói vào túi PE và bỏ vào tủ lạnh ăn dần

Măng le luộc: đây là cách ché biến đơn giản nhất của loại đặc sản này. Măng le tươi đem về rửa sạch, xong đem luộc chín rồi thái ra từng lát nhỏ chấm với nước mắm. Hoặc bở thêm đậu phụng, gia vị và xào đều với dầu phụng cũng cho ra món măng le trộn với cơm ăn ngon tuyệt.

Măng le tươi được lấy từ rừng được đem luộc và chấm với nước mắm món ăn đơn giản nhưng ngon tuyệt

Măng le nấu chua, kho thịt, hầm xương: Măng le là thực phẩm không thể thiếu trong một số món ăn, nổi tiếng như giò heo ninh măng khô, vịt xào măng tươi, hay bún măng vịt mà người đồng bằng hay ăn. Món măng kho thịt là khổ biến hơn cả, vì măng có tính khử mùi tanh của thịt, nhất là những loại thịt có mùi như thịt vịt, thịt cò..v..v…

Măng le nấu thịt nai khô, kèm thêm muối đâm lá bép ớt ăn cùng gạo nương ngon nổi tiếng núi rừng. Bữa con ăn toàn đặc sản này thường được người bản địa mời khách quý đến già hay những dịp lễ tết, hội làng.

Hiện tại Sản Phẩm Đặc Sản đang cung cấp sản phẩm Măng Le Sấy Khô để quí khách có thể bảo quản lâu và sử dụng để làm những món ăn khác như: Canh măng khô, măng le khô hầm giò heo,..

Chi tiết liên hệ: 0972008878 hoặc quí khách có thể đặc hàng tại website

【3/2021】Cá Bớp Làm Món Gì Ngon Nhất

Cá bớp còn được gọi cá giò, thuộc loại cá dữ, ăn tạp, thức ăn của nó gồm cua, tôm, ốc và các loại cá nhỏ.

Theo các tài liệu khoa học, cá bớp có mặt ở những vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng nước ấm của biển ôn đới. Ở nước ta, cá bớp có thể sống trong vùng nước mặn hoặc nước lợ ven biển, rạn san hô và cả ở biển khơi.

Bớp nuôi thắng thế

Khoảng mười năm trước, một số ngư dân ở Vũng Tàu còn đánh bắt được những con cá bớp nặng 20-30 ký. Trong khi đó, thịt cá bớp được nhiều người chuộng vì có hương vị riêng. Thế nên vài năm nay, mô hình nuôi cá bớp bằng lồng trên biển mọc lên ở nhiều nơi như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang.

Và tại Hòn Ngang, xã đảo Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, một số chủ bè nuôi cá bớp thành công cho biết: Nếu cho cá ăn đầy đủ, sau một năm, cá có thể nặng trên 10kg.

Cũng nhờ vậy, có những con cá bớp tung tăng, “bơi” thẳng về chúng tôi hồn nhiên chờ thực khách.

Làm món khô cũng mê

Cá bớp còn quẫy đành đạch sẽ được bắt đem đi khử tanh bằng nước ấm, với ít muối, ớt hiểm và gừng giã giập. Như đã nói thịt cá bớp nhiều nạc, không xương vụn, trắng tươi bắt mắt, nên đầu bếp ưu tiên làm gỏi. Phi-lê cá sẽ được thái miếng vừa gắp, trộn với dung dịch giấm, nước cốt chanh, tỏi giã, củ hành tây… năm phút sau vắt ráo từng miếng cá. Làm vậy, xem như thịt cá đã chín tái, tuyệt nhiên không tanh. Nước chấm cho món này tùy thích, có người chế nước sốt gồm thính, lạc (đậu phộng), vừng… có người pha mù-tạt với nước tương ngon và ít nước cốt chanh. Xong bạn gắp miếng cá bớp ngọt tinh nguyên đặt vào giữa miếng bánh tráng dẻo, thêm ít củ hành tím, hành tây thái mỏng, vài lát khế hườm, chuối chát, vài lá húng quế, tía tô, đậu phộng giã…gói trọn chúng lại. Thịt cá ngọt dịu hòa lẫn với hương vị cay nồng của củ hành, thơm hăng của tía tô, chan chát của chuối xanh, chút béo bùi của đậu phộng… thật sướng thần khẩu và bổ dưỡng.

Món ngon mộc mạc khác là thịt cá bớp nướng muối ớt và gia vị xứng đôi nhất vẫn là ớt hiểm cùng muối hột hầm miền Trung hoặc Bạc Liêu. Tất cả cùng nâng đỡ cho hương vị cá nướng thêm thơm phức, ngọt hơn và beo béo rất riêng.

Món nước càng thích

Cỡ cá bớp tươi sống về Sài Gòn khoảng 2 -3kg/con. Do vậy, đầu bếp có thể làm thêm vài món ngon khác.

Phần thịt nạc và ức cá cũng hợp với món hấp tiêu xanh. Cá nguyên liệu sẽ được ướp với ít nước mắm ngon, củ hành tím thía mỏng, vài chùm tiêu xanh, củ gừng tươi thái sợi… sau đó hấp cách thủy. Khi ăn, bạn có thể đặt đĩa cá hấp trên bếp cồn hoặc bếp gas, chỉnh lửa riu riu cho món ngon nóng hoài và những gia vị trợ tiêu dậy mùi thơm. Cá bớp hấp kiểu này ngọt không kém cá nướng, lại còn dư ra vài muỗng nước để thỉnh thoảng thực khách vừa thổi vừa húp rồi nhai nhỏ nhẻ ít miếng tiêu xanh.

Và ngon nhất là phần ức cá: béo, chắc, thơm nhưng không gây ngấy. Riêng phần đầu cá bớp chứa nhiều sụn có chỗ giòn giòn, có chỗ mềm dẻo, ngọt, béo giao hòa. Phần này bạn mang nấu với măng chua, khế hườm, cà chua, cần nước thì ngon thấu trời!

Tạ Tri

Thịt Gà Chay Làm Món Gì Ngon?

Thịt Gà Chay Làm Món Gì Ngon?

Với món gà chay bạn có hai sự lựa chọn cho mình, đó là:

– T hịt gà chay tự làm tại nhà: bạn có thể sử dụng các nguyên liệu chế biến bao gồm bột mì, mì căn, nấm rơm, váng đậu… Thông thường các loại nguyên liệu này sẽ được trộn đều, nêm nếm gia vị rồi tạo hình giống với đùi gà, cánh gà, sau đó chiên vàng… đem đến mùi vị thơm ngon, hấp dẫn.

– Thịt gà chay giả mặn đóng gói sẵn có thành phần nguyên liệu bao gồm đạm đầu nành, chất xơ từ đậu nành, đạm lúa mì, bột khoai tây, nước, sả… được tạo hình và cho mùi vị, hương thơm giống hệt thịt gà thật.

bạn có thể tự làm thịt gà chay tại nhà

Nguyên liệu:

– Tàu hũ ky non: 1 miếng

– Hành boa rô: 1 nhánh

– Ớt băm, sả băm

– Gia vị: Bột nêm chay, nước tương chay, đường, bột nghệ, dầu ăn thực vật.

– Sơ chế nguyên liệu: Mì căn: Bạn rửa sạch, đem xé thành những miếng nhỏ vừa miệng, tiếp đó ướp cùng tiêu + bột nêm, chờ một lúc cho thấm rồi chiên sơ qua.

– Trộn hỗn hợp sao cho thật đều tay, tiếp đó bạn cho vào chảo và xào lại cùng dầu ăn thực vật. Chú ý để lửa nhỏ cho các nguyên liệu thấm gia vị.

– Gừng: 1 nhánh lớn

– Phù trúc lá: 20 gam

– Ngò rí: 50 gam

– Nấm rơm: 50 gam

– Nước dừa tươi: 300 ml

– Gia vị các loại: Hạt nêm chay, bột ngọt, dầu ăn thực vật, đường, hạt tiêu, nước tương chay.

Thực hiện làm gà chay kho gừng:

– Sơ chế các nguyên liệu: Gừng rửa sạch rồi thái chỉ; Hành khô rửa sạch, băm nhuyễn; Phù chúc rửa sạch, để ráo, rán qua rồi để lên giấy thấm dầu.

– Phi thơm hành khô băm, trút thịt gà và bỏ gừng vào nồi, xào kỹ. Cho thêm nước dừa tươi rồi để lửa nhỏ liu riu, nêm nếm đường + hạt tiêu + bột ngọt sao cho phù hợp với khẩu vị.

– Rau: ngò rí, rau răm

– Gia vị: Muối tiêu, chanh, đường

Thực hiện làm gỏi gà chay

– Cho phù chúc, nấm và hành tây vào một bát lớn. Nêm nếm thêm tiêu, muối và chút đường rồi trộn đều.

Nguyên liệu:

– Nấm rơm: 100g

– Nước dừa tươi: 200ml

– Dầu hào chay, dầu ăn

– Gia vị: đường,hạt nêm chay

Thực hiện làm gà chay chiên vàng

– Sơ chế: Mì căn: cắt khúc khoảng 3-4cm sau đó xé nhỏ. Nấm rơm: ngâm nước muối loãng, rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ.

– Bỏ bột năng cùng bột mỳ vào một chiếc bát to, trộn cùng nước ấm đến khi hỗn hợp mịn và chắc tay thì dừng, dùng vải đậy kín lại.

– Làm nóng chảo với dầu ăn, cho mì căn, nấm rơm và xáo qua cho chín và nêm nêm gia vị vừa miệng.

– Đường, bột canh, hạt tiêu, dầu hào, ngũ vị hương

– Hành khô, corn syrup, nước lọc

– Nước cốt chanh

Thực hiện làm món gà quay chay:

– Rã đông gà chay rồi dùng xiên xâm nhiều lần lên toàn thân gà để ướp gia vị cho dễ ngấm. Trộn hỗn hợp ướp gà gồm có 1 muỗng cà phê đường, 1 muỗng hạt tiêu, 2 muỗng cà phê bột canh, 1 muỗng dầu hào, 1 muỗng corn syrup, 1 thìa cà phê ngũ vị hương.

– Đeo găng tay rồi xát đều hỗn hợp ướp lên toàn bộ phần gà chay rồi để yên trong khoảng 60 phút để ngấm gia vị. Cho gà vào lò nướng, đặt khay ở rãnh thấp nhất rồi nướng ở nhiệt độ 200 độ trong vòng 30 phút.

– Hòa hỗn hợp gồm nước cốt chanh, nước lọc, corn syrup phết đều lên da gà rồi cho gà vào nướng ở rãnh trên lò thêm 10 – 12 phút nữa. Sau đó, bạn tắt lò nướng, để gà nguội một chút thì chặt thành miếng vừa ăn, bày ra đĩa và cùng thưởng thức.

có rất nhiều món ngon từ thịt gà chay để bạn chế biến

Tags: thịt gà chay, thịt chay, thịt gà chay nấu món gì ngon, món ngon từ thịt gà chay, thit ga chay, thit chay, thit ga chay nau mon gi ngon, mon ngon tu thit ga chay.