Cách Làm Món Tim Lợn Hầm Ngải Cứu / Top 17 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Jbth.edu.vn

Hướng Dẫn Cách Làm Thịt Bò Hầm Ngải Cứu Thơm Ngon Bổ Dưỡng Cho Bạn

Thịt bò hầm ngải cứu là món ăn mới lạ nhưng vô cùng bổ dưỡng, đặc biệt là những người mới ốm dậy hay người gầy yếu. Tuy nhiên, làm món này như thế nào để có được hương vị hấp dẫn, thơm ngon thì không phải ai cũng biết.

Bò hầm ngải cứu thay thế cho món ăn thường ngày là một trong những gợi ý tuyệt vời các bạn không nên bỏ qua. Món ăn này còn nâng cao sức khỏe cho cả gia đình nếu sử dụng thường xuyên. Vì thế, nhân ngày rảnh rỗi các bạn hãy vào bếp đổi món cho cả gia đình thôi nào.

Chuẩn bị nguyên liệu

Thịt bò: 700gram

Ngải cứu: 1 mớ

Hạt sen: 100gram

Mộc nhĩ, nấm hương: Mỗi loại 50gram

Củ cà rốt: 1 củ

Rượu nếp: 2 chén

Các loại gia vị: Muối, dầu ăn, nước mắm, hạt tiêu, hành khô, hành lá…

Các bước làm thịt bò hầm ngải cứu Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt bò rửa sạch thái thành miếng vuông vừa ăn.

Ngải cứu: nhặt bỏ lá già và chỉ lấy phần ngọn non, sau đó đem rửa sạch, thái thành từng khúc nhỏ hoặc để cả cọng tùy theo sở thích.

Hạt sen nếu là loại còn tươi thì không cần sơ chế. Thế nhưng, hạt sen khô thì ngâm với nước khoảng 1 – 2 giờ cho mềm.

Hành khô bóc vỏ, băm nhuyễn.

Hành lá nhặt bỏ rễ, rửa sạch, thái khúc.

Cà rốt nạo bỏ vỏ, rửa sạch, thái thành miếng dày từ 2 – 3cm.

Bước 2: Tẩm ướp gia vị

Các bạn cho thịt bò đã thái vào một cái tô lớn. Cho tiếp 1 thìa nước mắm, 1 thìa muối, 1 thìa dầu ăn, ½ thìa hạt tiêu, 1 thìa hành băm. Lấy đũa trộn đều các nguyên liệu với nhau để thịt ngấm các gia vị. Thời gian ướp khoảng 15 – 20 phút là có thể đem chế biến.

Các bạn cho thịt bò vào nồi rồi cho nước xâm xấp mặt thịt. Đun với lửa lớn cho đến khi nước sôi thì vặn lửa riu riu. Đun tiếp cho thịt thật nhừ khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ.

Trong thời gian chờ thịt bò được nhừ, các bạn lấy một chiếc chảo bắc lên bếp. Cho dầu ăn và hành vào phi thơm rồi cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, hành băm, hạt sen, cà rốt vào đảo đều tay với lửa nhỏ. Đun thêm khoảng 1 – 2 phút thì cho vào nồi thịt bò hầm cùng.

Đến khi gần xong, các bạn cho ngải cứu cùng 2 chén rượu nếp vào và nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức

Các bạn múc thịt ra bát và mời cả nhà cùng thưởng thức. Thịt bò mềm mềm, đậm đà hòa quyện với ngải cứu đắng nhẹ, thanh mát cùng vị bùi bùi của hạt sen. Chắc hẳn món ăn này sẽ làm cho mọi người thấy ngon miệng và cực trôi cơm đấy.

Bò hầm ngải cứu mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Vì thế, phụ nữ mang thai hay những người mới ốm dậy nên bổ sung vào bữa ăn.

Lá ngải cứu có tác dụng kích thích vị giác nên những người chán ăn hãy sử dụng món bò hầm này để ăn ngon miệng hơn.

Mỗi lần thực hiện chỉ nên cho một lượng ngải cứu vưa đủ, không nên cho quá nhiều ngải cứu sẽ làm món ăn bị đắng. Mặt khác, nếu ăn quá nhiều ngải cứu cũng sẽ phản tác dụng, thậm chí gây hại cho sức khỏe.

Cách Làm Gà Hầm Ngải Cứu Đơn Giản, Ngon Miệng Khó Cưỡng Lại

Cách làm gà hầm ngải cứu không chỉ là một tuyệt chiêu bí mật được ghi vào sổ tay của các chị em để trổ tài với chồng con, mà còn là một bài thuốc hữu hiệu chữa được nhiều bệnh khác nhau. Món ăn này rất bổ dưỡng, lại ngon miệng nên được rất nhiều hộ gia đình thêm vào mục món ăn yêu thích của họ.

Cách làm gà hầm ngải cứu không chỉ là một tuyệt chiêu bí mật được ghi vào sổ tay của các chị em để trổ tài với chồng con, mà còn là một bài thuốc hữu hiệu chữa được nhiều bệnh khác nhau. Món ăn này rất bổ dưỡng, lại ngon miệng nên được rất nhiều hộ gia đình thêm vào mục món ăn yêu thích của họ. Thời tiết mùa hè nóng ẩm, mùa đông hanh khô, nóng lạnh, mưa nắng thất thường ở nước ta rất dễ kéo theo những căn bệnh như cảm cúm, viêm họng, sốt, cảm lạnh… Do đó bạn cần chăm sóc sức khỏe của gia đình mình bằng cách bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng, giúp bồi bổ sức khỏe, để ai cũng mạnh khỏe và có sức đề kháng tốt.

1. Cách làm gà hầm ngải cứu

1 con gà đã được làm sạch.

500gam ngải cứu hoặc nhiều hơn, tùy theo khẩu vị của người ăn

1-2 gói gia vị thuốc bắc hầm gà

Củ nghệ tươi

Dầu ăn, hạt nêm, và các gia vị khác…

Gà mua về làm sạch, chặt miếng to vừa ăn.

Nghệ bỏ vỏ, đập dập.

Cho các miếng gà vừa chặt cùng nghệ vào nồi ướp cùng gói gia vị thuốc bắc, và 2 thìa hạt nêm, ướp trong vòng 1 tiếng.

Sau đó, bạn gắp gà ra bát riêng.

Cho rau ngải cứu đã rửa sạch vào chính nồi vừa ướp gà đó, thêm chút gia vị: hạt nêm, mắm, dầu ăn và đảo đều lên.

Xếp gà và rau ngải cứu xen kẽ với nhau, sau đó ướp thêm 30 phút nữa

Tiếp đó, bạn đổ khoảng 1-2 bát nước vào nồi rồi đun trên bếp to lửa, đun đến khi sôi thì giảm lửa xuống đun tiếp trong 5 phút thì tắt bếp.

Cuối cùng để nguội và lặp lại quy trình trên và đun thêm 2 lần nữa là xong.

Lời khuyên: trong quá trình nấu bạn không cho đũa vào đảo khiến rau bị nát sẽ mất ngon.

Bạn có biết 7 tác dụng của cây ngải cứu đối với sức khỏe

2. Cách làm gà hầm ngải cứu thuốc bắc:

1 con gà đã được làm sạch.

1 gói gia vị hầm gà

Rau ngải cứu

Gia vị để nêm cho vừa miệng

Rửa các vị thuốc bắc bên trong gói gia vị hầm gà dưới vòi nước chảy.

Gà rửa sạch, nướng qua trên lửa. Làm như thê này đề giúp da gà dai hơn và không bị rách nát khi cho vào nồi hầm nhừ, đồng thời còn làm cho gà thơm hơn nữa

Cho gà vào trong nồi cùng với các vị thuốc bắc đã rửa sạch.

Rắc từ từ và đều gia vị nên mình con gà

Phủ lá ngải cứu lên trên.

Đặt nồi gà vừa chuẩn bị vào một nồi nước khác lớn hơn, đổ nước và hầm cách thủy khoảng 1 – 1,5 giờ đồng hồ ( thời gian hầm tùy vào độ dày của nồi chứa gà)

Gà hầm nóng hổi, mềm, thơm ngon có thể ăn không hoặc dùng chung với bánh mỳ hay có thể nhâm nhi với bia tuyệt ngon.

3. Cách làm gà hầm ngải cứu bằng nồi cơm điện:

Gà hầm thuốc bắc, gà hầm ngải cứu là món ăn bồi bổ sức khỏe rất tốt. Nhất là với những người suy nhược cơ thể, người vừa ốm dậy, hay người đang trong quá trình hồi phục lại sức khỏe sau chấn thương, và phẫu thuật.

1 con gà ác hoặc gà ta loại nhỏ đã được làm sạch

1 Túi thuốc bắc

Gia vị

Bột nghệ

Rau ngải cứu

Bước 1: Gà sau khi đã làm sạch, thì cho gia vị như: hạt nêm, mắm vào chung cùng với một ít bột nghệ để ướp gà.Bước 2: Nhồi ngải cứu đã rửa sạch vào thân gà.Bước 3:

Xếp các vị thuốc bắc cùng lá ngải cứu vào nồi cơm điện.

Đặt gà lên trên thuốc bắc và lá ngải

Đổ khoảng 2 bát nước (ước lượng nước làm sao mà ngập gà, nhưng chỉ xâm xấp chứ không ngập qua con gà).

Cuối cùng là đậy nắp vung lại và cắm điện, nhớ bật chế độ như nấu cơm bình thường rồi để gà tự chín.

Hầm gà bằng nồi cơn điện trong vòng 45 phút đến 1 tiếng tùy vào độ mềm của gà mà bạn muốn ăn.

Cách Hầm Gà Ngải Cứu Thơm Ngon Bổ Dưỡng Tại Nhà

Cách hầm gà ngải cứu thơm ngon bổ dưỡng

Thời tiết chuyển mùa mang đến không ít rắc rối về sức khỏe cho nhiều người, đặc biệt là những người vốn có hệ miễn dịch yếu kém như phụ nữ, trẻ em hay người già. Các bệnh cảm cúm, sốt hay viêm họng… có thể làm phiền bạn và những thành viên trong gia đình rất nhiều ngày trong những điều kiện thích hợp. Nhiều người chẳng biết làm cách nào ngoài việc dựa dẫm vào những liều kháng sinh vốn là con dao hai lưỡi.

Thực ra, để phòng tránh các loại bệnh tật nói chung, các vấn đề về sức khỏe thông thường nói riêng, ngoài việc tập thể dục để tăng cường sức chịu đựng của cơ thể thì không gì tốt hơn việc bổ sung dinh dưỡng, bồi bổ sức khỏe mà việc nấu món canh gà hầm ngải cứu là quá phù hợp.

Để làm được món gà hầm ngải cứu thơm ngon bổ dưỡng này, chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

Nguyên liệu làm gà hầm ngải cứu thơm ngon

1 con gà tầm 1 – 1,2kg

3 – 4 Mớ ngải cứu

1 gói gia vị thuốc bắc hầm gà.

1 nhánh gừng

Gia vị cần thiết: Muối, hạt nêm.

Các bước làm gà hầm ngải cứu thơm ngon bổ dưỡng:

Bước 1: Gà xát muối, rửa sạch, chặt miếng vừa ăn (hoặc để nguyên con) rồi cho vào nồi.

Chọn gà: Gà bạn có thể chọn gà ri, gà ác hoặc gà tre để hầm. Vì những thịt những loại gà này thường bổ dưỡng, ngon và chắc hơn thịt gà công nghiệp.

Bước 2: Gừng rửa sạch, đập dập. Tiếp đến cho gừng, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê hạt nêm, gói gia vị thuốc bắc vào nồi thịt gà ướp khoảng 30 – 60phút.

Bước 3: Ngải cứu rửa sạch. Nhặt riêng phần lá non và phần cọng ra.

Bước 5: Cho 2-3 bát nước vào nồi thịt gà và đun sôi, ước lượng nước làm sao chỉ xâm xấp ngập gà chứ không ngập nhiều quá. Trong thời gian hầm, nếu thấy có bọt nổi lên thì vớt hết bọn ra. Tiếp đó vặn nhỏ lửa và hầm thêm 30-45 phút.

Lưu ý:

Nếu dùng nồi hấp cách thủy thì thời gian hấp khoảng 1 tiếng – 1 tiếng rưỡi.

Nếu dùng nồi áp suất chuyên dụng trong hầm gà thì thời gian hầm chỉ cần tầm 30 phút.

Nếu dùng nồi cơm điện để hầm thì thời gian hầm mất từ 45 phút – 1 tiếng.

Hướng Dẫn Cách Làm Chân Gà Hầm Ngải Cứu Ngon Bổ Sức Khỏe Người Ốm

Ngải cứu theo định nghĩa chung là một loài thực vật thân cỏ thuộc họ nhà Cúc. Cây ngải cứu cũng có một tên gọi khác là ngải điệp, đây vốn dĩ là loại cây rất quen thuộc với mỗi người dân thôn quê Việt Nam. Ngải cứu không chỉ được biết đến là một vị thuốc mà nó còn được biết đến như một loại rau, người ta thường gọi là rau ngải cứu. Ngải cứu thường xuất hiện trong những món hầm cùng với nguyên liệu khác hoặc dùng rau ăn lẩu.

Chân gà hầm ngải cứu

Bạn đã được thưởng thức món trứng chiên ngải cứu chưa? Cách làm chân gà hầm ngải cứu đơn giản hơn rất nhiều so với việc làm món gà hầm ngải cứu. Hơn nữa, sự lạ miệng và thú vị mà món ăn mang lại còn giúp nhiều chị em trổ tài cũng như ghi điểm với chồng con về khả năng bếp núc nữa.

Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu làm món chân gà hầm ngải cứu cần chuẩn bị như sau:

Chân gà: Khoảng 5 đến 7 cặp (tùy vào nhu cầu thưởng thức của các thành viên trong gia đình mà có thể nhiều hoặc ít)

Ngải cứu: Khoảng 500 gram ngải cứu tươi.

Gói gia vị hầm thuốc bắc: 1 – 2 gói.

Nghệ tươi: 1 củ.

Gia vị: Dầu ăn, bột nêm, mắm muối…

Lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu

Đối với chân gà, nên chọn loại chân gà lùn, gà công nghiệp vì loại gà này chân sẽ nhiều thịt và mềm hơn. Không nên chọn chân gà ri, chân gà cái gầy chỉ có da và xương, khi ăn sẽ không ngon.

Chọn mua ngải cứu là loại rau non vừa phải, không nên mua loại tươi non quá, tránh trường hợp mua phải rau không sạch, có chứa nhiều lượng phân bón dư thừa gây hại cho sức khỏe. Lượng rau ngải cứu cho vào có thể ít hoặc nhiều hơn, tùy theo sở thích và khẩu vị của người ăn.

Các gói gia vị hầm thuốc bắc có bán sẵn tại các siêu thị, tiệm tạp hóa. Lưu ý hạn sử dụng và vỏ bọc của gói gia vị. Không nên mua những gói đã bị bục, bị mở bao bì vì có thể gia vị bên trong không đảm bảo được độ an toàn và sạch sẽ, dễ nhiễm các loại vi khuẩn nấm mốc.

Cách làm món chân gà hầm ngải cứu cũng chỉ vài bước nhỏ nhỏ thôi, cụ thể các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Sơ chế chân gà

Chân gà mua về cần phải được làm sạch bằng cách bóc hết phần da vàng và móng, tật bên ngoài chân gà.

Có thể chặt chân gà thành hai ba khúc vừa ăn hoặc để nguyên cả chân để khi ăn có thể cầm cả chân gặm theo sở thích.

Ướp nghệ và chân gà vào một nồi nhỏ. Cho thêm bột nêm, mắm muối và gói gia vị thuốc bắc vào nồi. Xóc đều cho gia vị ngấm vào chân gà. Ướp chân gà và gia vị trong vòng 1 tiếng.

Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác

Rau ngải cứu: nhặt lấy phần ngọn non, bỏ phần cuống và lá già. Rửa sạch bụi bẩn.

Bước 3: Hầm chân gà

Xếp xen kẽ chân gà và rau ngải cứu đã xào vào trong nồi hầm. Để ướp thêm khoảng 30 phút nữa.

Tiếp đến, thêm vào nồi 1 hoặc 2 bát nước con. Đun to lửa cho sôi sùng sục nồi hầm. Sau đó, giảm lửa ninh trong khoảng 10 phút rồi tắt bếp.

Một lúc sau bật bếp lên, lặp lại quy trình đun sôi rồi hạ lửa nhỏ. Làm khoảng 2 đến ba lần là các bạn đã hoàn thiện xong nồi chân gà hầm ngải cứu.

Chân gà được y học cổ truyền coi như là một vị thuốc rất hữu ích cho sức khỏe. Trong chân gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng cao. Tính bình, hơi ấm trong chân gà có tác dụng bổ hư, cường tráng gân cốt và sinh lực. Do đó, chân gà hỗ trợ tốt trong việc điều trị các bệnh về xương khớp cũng như các bệnh do hư nhược cơ thể gây ra.

Bên cạnh đó, lá ngải cứu cũng là một vị thuốc đông y đặc biệt. Ngải cứu có tính ấm, có chứa một lượng tinh dầu lớn, tác dụng tốt trong việc giảm đau nhức và điều hòa khí huyết. Sử dụng ngải cứu còn giúp giảm các triệu chứng viêm nhiễm, mụn nhọt, mẩn ngứa, điều trị các chứng cảm cúm, ho, đau đầu, đau họng, đau dây thần kinh hiệu quả.

Thu Về Làm Gà Hầm Hạt Sen Ngải Cứu Phòng Bệnh Cho Cả Nhà

Gà hầm hạt sen ngải cứu là món ăn thanh lịch, thường được sử dụng để bồi bổ sức khỏe cho con người. Sự góp mặt của gà cùng các loại thảo mộc tự nhiên như hạt sen khô, lá ngải cứu, tam thất,…, vừa giúp món ăn có vị ngọt mà không kém phần đậm đà, quyến rũ

Nguyên liệu

Gà tơ 1 con: 0, 8kg

Hạt sen khô đã bỏ tâm: 50g

Ngải cứu: 1 nắm

Gạo nếp ngon: 1 chén nhỏ

Đậu xanh vỡ đôi còn nguyên vỏ: 1 chén nhỏ

Gói thuốc bắc hầm gà: 1 gói nhỏ

Nghệ vàng: 1 củ

Bột cà phê tam thất: 2 thìa

Gia vị

Nghệ rửa sạch, giã giập

Gà rửa và làm sạch. Dùng ½ phần nghệ vừa giã dập trà vào thân gà để gà có màu vàng đẹp mắt hơn. (Chú ý: Để món gà hầm được ngon, bạn phải đảm bảo rằng loại gà được sử dụng là gà tơ (nếu gà già thì thịt sẽ bị dai, gà non thì sau khi hầm thịt sẽ bị nhũn, ăn không ngọt và ngon))

Ngâm hạt sen, đỗ xanh, gạo khoảng 3h trước khi nấu để cho các loại hạt ngấm nước

Gói thuốc bắc ngâm với nước ấm khoảng 1h rồi rửa sạch

Lá ngải cứu rửa sạch rồi thái nhỏ

Trộn đều hỗn hợp thuốc bắc, hạt sen, rau ngải cứu, gạo nếp, đậu xanh, ½ nghệ, bột tam thất với ½ muỗng gia vị. Nhồi hỗn hợp đã trộn phía trên vào bụng gà rồi lấy kim nhỏ khâu phần bụng gà lại để giữ cố định phần nhân bên trong

Đặt gà vào một chiếc nồi hầm, phần nhân còn lại thì dải xung quanh nồi

Thêm 1 lít nước vào nồi hầm gà và tiến hành hầm trong khoảng thời gian 1h cho đến khi thịt gà chín mềm là được

Dùng kéo cắt gà thành từng miếng vừa ăn, rồi bày vào trong bát sâu lòng cùng với nhân hầ gà để cả gia đình cùng thưởng thức

Bấm vào đây để tìm hiểu thêm nhiều công thức nấu món ăn ngon từ hạt sen

Gà hầm hạt sen ngải cứu có hương vị thơm ngon, béo ngọt pha lẫn cùng với hương đậm đà của lá ngải cứu, mang đến một món ăn vô cùng bổ dưỡng dành cho gia đình bạn. Đặc biệt, với những gia đình có phụ nữ mang thai, người mới ốm dậy, người có sức đề kháng yếu thì đây là một món ăn vô cùng tuyệt vời, vừa thơm ngon, vừa có thể chữa bệnh

Thời tiết mùa thu ẩm ương, còn chần chừ gì nữa mà không làm ngay món gà hầm hạt sen ngải cứu bổ dưỡng này cho gia đình mình