Cách Làm Món Thịt Chuột Hấp / Top 14 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 10/2023 # Top Trend | Jbth.edu.vn

Cách Làm Thịt Chuột Xào Rau Răm Đơn Giản Nhưng Siêu Hấp Dẫn

Thịt chuột có thể chế biến thành nhiều món ngon khác nhau. Và đối với người dân Tây Nam Bộ, thịt chuột xào rau răm trở thành tuyệt món, rất thích hợp để lai rai cùng bạn bè. Đặc biệt, cách làm thịt chuột xào rau răm khá đơn giản nên ai cũng có thể chế biến tại nhà để thưởng thức.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Thịt chuột đã làm sạch: 500 – 700g

1 mớ nhỏ rau răm

1 củ tỏi

1 quả ớt

Bột cà ri (nếu có)

Gia vị cần thiết: bột ngọt, nước mắm

Cách làm thịt chuột xào rau răm

Khi bạn đã mua được chuột làm sạch sẵn thì khâu chế biến sẽ vô cùng đơn giản. Lúc này, khi đã có đủ nguyên liệu, các bạn chỉ cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Thịt chuột mua đem rửa sạch với nước muối pha loãng. Để đảm bảo thịt được sạch, các bạn nên rửa vài lần.

Tỏi lột vỏ, rửa sạch, đập dập và đem băm nhỏ.

Ớt rửa sạch, loại bỏ hạt và băm nhỏ.

Bước 2: Ướp thịt chuột

Đem thịt chuột chặt thành các miếng vừa ăn và cho vào tô.

Thêm vào tô chuột chút nước mắm, 1/3 tỏi đã băm, bột cà ri, ớt băm. Tiếp đến, dùng đũa trộn đều để các gia vị ngấm vào thịt chuột. Như vậy, khi chế biến món ăn sẽ đậm đà và hấp dẫn hơn.

Bước 3: Tiến hành xào thịt chuột

Bắc chảo lên bếp, đun nóng thì cho khoảng 2 thìa dầu ăn vào. Khi dầu đã nóng, bạn cho phần tỏi băm còn lại vào phi thơm.

Tiếp đến, trút lượng thịt chuột đã ướp vào xào. Lúc này, nên để lửa vừa, kết hợp đảo đều tay để thịt chín đều.

Bạn cứ xào như vậy cho đến khi thịt săn lại, vàng đều thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn. Sau đó, thêm rau răm vào, đảo đều 2 – 3 lượt thì tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành và thưởng thức

Múc thịt chuột đã xào ra đĩa. Để món ăn trông hấp dẫn và đẹp mắt hơn, các bạn có thể trang trí bằng các loại rau thơm hay cắt tỉa hoa lá từ củ quả.

Những lưu ý khi ăn thịt chuột

Thịt chuột xào rau răm là món ăn ngon, hấp dẫn, có thể dùng để lai rai, nhâm nhi cùng chút rượu hoặc ăn kèm với cơm cũng rất tuyệt. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau để thưởng thức món ăn từ thịt chuột đảm bảo an toàn cho sức khỏe:

Chuột là động vật gặm nhấm và ăn tạp. Do đó, chúng có thể mang mầm bệnh và lây nhiễm sang con người nếu chúng ta ăn chuột. Vì thế, thi thoảng mới nên ăn thịt chuột chứ tuyệt đối không ăn thường xuyên.

Khi chế biến, chuột cần được loại bỏ hết phần đầu, nội tạng và cả các hạch. Bởi vậy, khi mua chuột đã được làm sạch, các bạn nên kiểm tra để làm sạch lại nếu cần nhằm đảm bảo an toàn khi ăn.

Nếu được, bạn nên mua thịt chuột tại những địa chỉ đảm bảo cung cấp chuột đồng. Như vậy, độ sạch và an toàn sẽ cao hơn.

Khi chế biến thịt chuột cần đảm bảo đun chín kỹ. Tuyệt đối không ăn thịt chuột tái hay còn sống.

Cách Phân Biệt Thịt “Chuột Đồng”

Nhậu thịt chuột ! dễ ăn nhầm phải chuột cống thành phố!

Món thịt chuột đồng được rất nhiều người, đặc biệt là dân nhậu ưa thích vì chúng chỉ sống ngoài ruộng, thức ăn chủ yếu là lúa và hoa màu nên thịt thơm, ngon ngọt. Thịt chuột thường được chế biến thành các món như: chiên ướp ngũ vị, nướng lu, hấp sả,…

Thịt chuột đồng rất ngon và bổ dưỡng.

Tại thời điểm này giá chuột tại các tỉnh miền tây như Long An, An giang, Đồng tháp, Tiền giang… đang khá cao, khoảng từ 65 đến 75 ngàn/kg chuột sống và 100 đến 120 ngàn/1kg chuột đã làm sạch. Các đầu mối thu mua chuột ở đây cho biết, do các quán nhậu, nhà hàng tại các thành phố gọi điện đặt mua nhiều nên có khi gom không đủ chuột, thậm chí họ phải sang cả campuchia để thu gom của những người chuyên đi bắt, bẫy chuột để cung cấp cho các quán nhậu.

Vì có giá cao nên một số người hám lợi trà trộn cả chuột cống loại nhỏ vào chung với chuột đồng để thu lợi. Điều này là rất nguy hiểm cho những ai ăn phải loại chuột “hóa trang” này. Vì như tất cả mọi người chúng ta đã biết, chuột cống thường sống trong những nơi cống rãnh, bãi rác ô nhiễm nên cơ thể mang rất nhiều dịch bệnh, nếu ăn phải sẽ có nguy cơ nhiễm một số bệnh như dịch hạch, kí sinh trùng, dịch tả,…

Để tránh những trường hợp ăn nhầm phải chuột cống giả chuột đồng chúng ta phải kiểm tra và lựa chọn loại chuột lông vàng óng, mượt, cơ thể không bị tróc ghẻ, rụng lông, nhờ người bán làm thịt sạch sẽ sau đó mới đem về chế biến thức ăn.

Công ty diệt mối-diệt côn trùng VUA DIỆT MỐI cung cấp dịch vụ kiểm soát chuột cho nhà máy, diệt chuột cho khách sạn, diệt chuột nhà hàng, diệt chuột văn phòng.

Qúy khách cần sử dụng dịch vụ diệt chuột tại nhà vui lòng liên hệ dịch vụ diệt chuột của chúng tôi

THÔNG TIN HỮU ÍCH: Dịch vụ diệt chuột tại nhà

TP. ĐÀ NẴNG: 196/1 N.P.Nguyên, Tp.Đà Nẵng HN: Số 104 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội HCM: 744 Tỉnh Lộ 43, Bình Chiểu, Q. Thủ Đức, TP HCM Hotline: 0967.883.808 – 0931.247.815. Email: vuadietmoi@gmail.com

Khi Thịt Chuột Là Món Ngon Thượng Hạng

Rất nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam coi chuột là đặc sản. Nhiều người nhận định thịt chuột là món ngon nhất trong đời họ đã ăn.

Rất nhiều quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan và Việt Nam coi chuột là đặc sản. Nhiều người nhận định thịt chuột là món ngon nhất trong đời họ đã ăn.

Khắp nơi trên thế giới, chuột thường là nỗi sợ của đa số người thành phố. Thậm chí ở Mỹ, người dân sẵn sàng gửi đơn kiện khi phát hiện chuột trong nhà. Tuy nhiên, không phải nơi đâu cũng hắt hủi loài vật này. Tại một số vùng, chuột được coi là món ngon thượng hạng.

Điển hình là Ấn Độ. Vào ngày 7/3 hàng năm, tại một ngôi làng hẻo lánh nằm trên các triền đồi vùng đông bắc quốc gia đông dân thứ 2 thế giới, bộ lạc Adi lại ăn mừng ngày Unying Aran, lễ hội lạ thường với điểm tâm là các món ăn chế biến từ chuột.

Đối với nhiều người, thịt chuột là món ngon khó cưỡng. Ảnh: Meyer-Rochow & Megu.

Không thịt chuột, không niềm vui

Một trong những món ăn ưa thích nhất của người Adi là món hầm bule bulak oying. Người ta nấu món ăn này món này từ dạ dày, ruột, gan, tinh hoàn, bào thai, đuôi và chân của chuột cùng ít muối, ớt, gừng.

Họ ăn mọi loại chuột, từ chuột nhà đến chuột hoang sống trong rừng. Phần thịt người Adi thích nhất chính là đuôi và chân bởi “có vị ngon đặc biệt”.

Victor Benno Meyer-Rochow thuộc Đại học Oulu (Phần Lan), người thực hiện nghiên cứu về thịt chuột, thông tin người Adi đánh giá thịt chuột là “thứ thịt ngon nhất trên đời”.

“Họ nói nếu không có thịt chuột, tiệc sẽ chẳng còn là tiệc và niềm vui sẽ biến mất. Để tôn vinh khách quý, khoản đãi người thân hay kỷ niệm một dịp đặc biệt, thực đơn nhất định phải có thịt chuột”, ông kể.

Không chỉ là món ăn trên thực đơn, người Adi còn coi chuột là món quà quý. Khi cô dâu về nhà chồng, nhà trai sẽ làm hài lòng nhà gái bằng cách tặng những con chuột chết. Ngoài ra, trong buổi sáng đầu tiên của ngày Unying Aran, người ta cũng tặng 2 con chuột chết làm quà cho trẻ em.

Không ai rõ người Adi thích ăn thịt chuột từ khi nào. Song, Meyer-Rochow tin đây là truyền thống lâu đời và không bắt nguồn từ tình trạng thiếu thốn lương thực. Họ ăn chỉ vì thích vị thịt chuột. Nhiều loài động vật như trâu, hươu và dê vẫn lang thang trong khu rừng quanh làng.

“Họ quả quyết với tôi là không gì ngon hơn thịt chuột”, ông nói.

Con người chọn thịt chuột không phải vì thiếu nguồn thức ăn mà đơn giản vì họ cảm thấy ngon. Ảnh: Prof S.R. Belmain, University of Greenwich.

Meyer-Rochow, vốn là người ăn chay, cuối cùng cũng nếm thử món thịt đặc biệt này. Theo ông, thịt chuột khá giống những loại thịt khác ông từng ăn, ngoại trừ mùi.

“Nó khiến tôi nhớ lại những buổi thực tập đầu tiên trong phòng thí nghiệm của các sinh viên ngành động vật học. Tại đó, họ mổ chuột để nghiên cứu giải phẫu động vật có xương sống”, ông nói.

Trong khi đó, Stefan Gates, người dẫn chương trình của British TV, cho biết tại bang Bihar, người Dalit cũng có thói quen ăn món thịt này.

“Dalit là một trong những tộc người nghèo nhất Ấn Độ. Người địa phương gọi họ là những kẻ ăn chuột”, Gates thông tin.

Theo ông, người Dalit thường nhận trông ruộng cho những chủ đất giàu có để đổi lấy quyền bắt chuột trên các cánh đồng. Thịt những con chuột nhỏ này rất mềm, ăn giống thịt gà non hoặc chim cút.

Để khỏi hao thịt, người ta nướng nguyên con cho cháy hết lớp lông bên ngoài. Hành động “tiết kiệm” này để lại mùi lông cháy rất khó chịu và lớp da bên ngoài nham nhở.

“Tuy nhiên, bên trong thì khỏi chê. Thịt ngon tuyệt”, ông nói.

Chuột mía ở Cameroon có thể nặng hơn 6 kg/con. Ảnh: Grant Singleton.

Thịt chuột là đặc sản của nhiều nơi trên thế giới

Thực tế, không chỉ người Ấn Độ ăn thịt chuột. Gates cho hay nhiều nơi trên thế giới sử dụng loại thực phẩm này.

Điển hình, tại thành phố Yaounde (Cameroon), người ta làm trang trại nuôi chuột mía. Loài động vật này to gần như con chó con, khá dữ và thịt cũng rất ngon. Tất nhiên, giá thành không thấp.

“Đó là loại thịt ngon nhất tôi từng ăn trong đời”, Gates chia sẻ.

Kể về món thịt chuột hầm cà chua ông đã thưởng thức, người dẫn chương trình của British TV miêu tả thịt chuột mía có vị hơi giống thịt lợn nhưng rất mềm. “Giống như thịt lợn vai hầm nhừ, món hầm đó rất ngon, không bị khô và có một lớp mỡ béo tan chảy”, ông nói.

Thịt chuột nướng bán ở Thái Lan. Ảnh: Grant Singleton.

Trong khi đó, người Trung Quốc ăn thịt chuột từ thời nhà Đường (năm 618-907). Thậm chí, họ còn ví chuột là “hươu nhà”. Theo một bài viết mang tính học thuật của Đại học Nebraska-Lincoln (Mỹ), đặc sản thời đó là chuột non mới đẻ nhồi mật ong.

Những cư dân sống ở vùng Polynesia ở Thái Bình Dương, bao gồm cả New Zealand bắt đầu đưa chuột lắt, hay còn gọi là kiore, lên bàn ăn cách đây khoảng 200 năm. Điển hình nhất là người Maori.

“Trước thời của người châu Âu, đảo Nam của New Zealand có rất nhiều chuột lắt”, Jim Williams, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Otago (New Zealand), chia sẻ. Ông cho biết thịt chuột khi ấy là thức ăn dự trữ của người dân bản xứ trong đầu mùa đông.

Theo bộ Bách khoa Toàn thư New Zealand, chuột lắt được coi là món ngon đãi khách. Không chỉ vậy, loài động vật này còn đóng vai trò như tiền mặt, dùng để trao đổi hoặc tặng.

Ngoài ra, một số quốc gia như Lào, Campuchia, Myanmar, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Ghana và Việt Nam cũng ưa chuộng loại thịt này, theo Grant Singleton thuộc Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế ở Philippines.

Ông từng thưởng thức thịt chuột ít nhất 6 lần ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

“Chuột đồng khá nhiều thịt và vị gần giống thịt thỏ”, ông nói.

Nhiều người đánh giá thịt chuột là vua của các loại thịt. Ảnh: Prof S.R. Belmain, University of Greenwich.

Ngoài Việt Nam, Singleton cũng ăn thịt chuột ở vùng cao nguyên của Lào và vùng đồng bằng trũng ở Myanmar. Đặc biệt, tại Lào, nông dân các tỉnh vùng cao phía bắc chia ra ít nhất 5 loại chuột dựa theo mùi vị thịt.

Tại châu Phi, một số cộng đồng có truyền thống ăn thịt chuột. Điển hình, ở Nigeria, chuột túi gambia là loại các nhóm sắc tộc ưa chuộng nhất.

“Họ coi thịt loại chuột này là một món ăn đặc biệt ngon, có thể nướng, phơi khô hoặc luộc. Tất nhiên, giá đắt hơn thịt bò và cá”, Mojosola Oyarekua của Đại học Khoa học Kỹ thuật Ifaki-Ekiti (Nigeria) chia sẻ.

Vậy tại sao con người lại ăn thịt chuột? Lý do có phải là nhu cầu? Sau khi nếm thịt chuột tại các quốc gia khác nhau, Gates khẳng định người ta ăn vì thích chứ không phải do hoàn cảnh.

Thịt chuột có thể không xuất hiện trong thực đơn nhà hàng quen thuộc. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa, không có gì bất ngờ khi thịt chuột sẽ trở thành đặc sản và xuất hiện nhiều hơn ở phương Tây trong tương lai.

Nếu có cơ hội, bạn hãy ăn thử. Bạn có thể sẽ cảm thấy yêu thích món ăn này.

5 món ăn ‘kinh dị’ ở Việt Nam Với khách du lịch nước ngoài thì thịt chó, côn trùng, thịt chuột… là những món ăn đáng sợ. Dù vậỵ, nhiều người vẫn sẵn sàng thử.

Theo Zing

Các Món Ngon Từ Thịt Chuột

Thịt chuột đồng là món ăn mới nghe tên sẽ ‘rùng mình’ nhưng khi đã ‘đúng gout’ thì chỉ muốn ăn mãi không ngừng.

Thịt chuột có thể khiến nhiều người e ngại, thậm chí là rùng mình. Tuy nhiên, đây lại là đặc sản rất hấp dẫn của nhiều địa phương như miền Tây hay đồng bằng Bắc Bộ. Món ăn được mô tả là “ai chưa ăn thì sợ, ăn rồi thì ghiền”. Nguyên liệu dùng để chế biến là chuột đồng, béo mập, chuyên ăn lúa nên thịt khá sạch hơn các loại chuột khác. Thịt chuột đồng sau khi được làm sạch có thể làm được nhiều món ngon như xào, nướng hay rang đều ngon.

Chuột đồng rang muối

Món này không cần nguyên liệu cầu kỳ mà chỉ cần thịt chuột đồng làm sạch và muối. Đầu bếp chặt thịt chuột thành từng phần nhỏ, không nên chặt to để thịt được ngấm gia vị, sau đó ướp với muối, chanh, bột ngọt, ngũ vị hương… và rang trên lửa lớn. Miếng thịt có vị ngọt chắc, vị mặn đậm đà của muối và gia vị, mùi thơm. Đây là một trong những cách chế biến phổ biến nhất của món thịt chuột đồng.

Chuột đồng chiên sả ớt

Người miền Tây xa quê thường nhớ món chuột đồng chiên sả ớt bởi hương vị khó quên, thơm mùi sả, cay cay vị ớt. Chuột đồng được làm sạch, ướp với sả ớt băm nhỏ, muối, hành tây, cà ri, nước dừa, hạt tiêu, đường… cho thật ngấm rồi đảo trên chảo cho tới khi thịt chín vàng, thơm nức mũi. Thịt chuột chiên sả ớt có thể xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày, ăn với cơm gạo mới đủ ứa nước miếng.

Chuột đồng quay lu

Một đặc sản khác của vùng đồng bằng sông Cửu Long chính là chuột đồng quay lu. Dường như chỉ ở vùng đồng quê, người ta mới có đủ dụng cụ và thời gian để làm được món ăn mang đậm hương đồng gió nội này. Thịt chuột được hun khói tầm 15 phút rồi cho vào lu nướng, quay liên tục cho tới khi chín. Khi quay, phải thêm mỡ, gia vị, nướng hơn một giờ mới chín ngon. Món ăn thơm nức từ ngoài vào trong, vị đậm đà, thịt dai ngon, chấm với muối tiêu chanh giản dị và ăn kèm một số món như chuối xanh, khế, dưa chuột, cà chua…

Chuột đồng khía nước dừa

Người miền Tây còn ưa chuộng chuột đồng khía nước dừa. Cách làm cũng khá cầu kỳ, ngoài gia vị còn có thêm nước dừa – sản vật của miền sông nước. Nếu khi thịt chuột nướng hay quay có mùi thơm, vị đậm đà thì chuột khía nước dừa lại có vị ngọt béo khó cưỡng. Người ta làm sạch chuột, khoét bụng, lấy ruột ra và nhồi vào gia vị hành tỏi, ngũ vị hương, muối, bột ngọt để át đi vị; sau đó chiên chín. Đầu bếp tiếp tục cho dừa vào nồi nước dừa hầm lửa nhỏ, đun cạn lại đổ tiếp nước dừa cho tới khi sôi và cho lạc rang vào.

Chuột đồng chiên nước mắm

Cách chiên nước mắm khá phổ biến ở cả 2 miền. Chuột đồng được chọn là những con béo tròn, chắc thịt. Đầu bếp làm sạch, thui vàng, sau đó mới ướp nước mắm giống ướp các loại thịt lợn, thịt gà khác. Khi thịt chuột đã thấm đều gia vị, người ta đem chiên trong chảo dầu với lửa nhỏ để thịt chín từ từ, đảm bảo mùi hương hấp dẫn. Chuột đồng chiên nước mắm dễ ăn, vị vừa miệng, bên ngoài giòn, bên trong thơm.

Chuột đồng hấp lá chanh

Chuột đồng hấp lá chanh là món nhậu quen thuộc của người dân miền Tây. Khác với các loại nướng, chiên, cách hấp lá chanh đảm bảo được hương vị “nguyên bản” nhất của món ăn. Người ăn có thể cảm nhận được vị ngọt thịt rõ rệt hơn mà không bị các loại gia vị lấn át. Ăn kèm lá chanh, chấm muối tiêu chanh giống với cách ăn thịt gà. Lá chanh thơm có tác dụng khử mùi, kích thích vị giác.

Món Thịt Chuột Đặc Sản Của Người Làng Giống

Cảnh mua bán chuột đồng đã sơ chế tấp nập ở ngã ba đầu chợ làng Giống. Khi nói về món ăn này, người dân cho biết có hương vị thơm ngon không kém các loại thịt gia súc phổ thông khác.

Những “thợ săn” ở làng đi bắt chuột đồng bắt đầu từ tháng 5 Âm lịch và kéo dài đến Tết Nguyên đán, chủ yếu vào cuối vụ gặt khi cánh đồng còn trơ gốc rạ. Thời kỳ này chuột béo do được ăn lúa thóc trên cánh đồng.

Chuột bắt về phải còn tươi sống, sau đó dội nước sôi khoảng 70 độ C để làm sạch lông. Nếu nước quá nóng sẽ làm tuột da chuột, khó chế biến. Chuột bắt về thường được phân thành 2 loại, loại có màu lông vàng từ 2 – 3 lạng và loại lông đen người dân gọi là “chuột cống” trọng lượng từ 5 – 7 lạng. “Chuột cống” này là chuột to sống ở đồng ruộng không phải loại chui lủi quanh cống rãnh hôi thối các khu dân cư.

Quy trình sơ chế khá đơn giản, sau khi làm sạch lông, chuột được đem thui bằng rơm nếp, mổ bỏ ruột, giữ lại gan. Đầu, 4 chân và đuôi cũng bị cắt bỏ.

Thông thường người thợ bắt chuột đi từ 5h sáng đến khoảng 13h mới về. Chuột được sơ chế ngay sau đó để vừa tươi ngon và kịp mang ra chợ bán buổi chiều.

Ở làng Giống, người thợ bắt chuột đi khắp các cánh đồng để săn, có nhiều khi sang cả các vùng lân cận như Hà Nam, Bắc Ninh.

Anh Nguyễn Văn Quân và bộ đồ nghề bắt chuột tự chế của mình. Người làng Giống bắt chuột mà không dùng tới chó, họ tìm hang chuột rồi đặt rọ vào các cửa hang sau đó dùng cuốc bới dần, chuột chạy tự chui vào rọ.

Trung bình anh Quân bắt một buổi được khoảng 20 kg chuột đồng, các “đồng nghiệp” của anh ở làng Giống cũng có sản lượng tương tự. Chuột sau khi được sơ chế bán tại chỗ với giá 150 nghìn/kg nguyên con chưa mổ.

Anh Nguyễn Văn Đoàn cũng là một thợ bắt chuột có thâm niên ở làng Giống. Thường gia đình anh sau khi sơ chế bán hết ngay tại nhà, khách muốn ăn phải đặt trước mới còn.

Theo người dân ở đây, thịt chuột thông thường được chế biến thành 3 món: giả cầy, luộc, quay. Thịt chuột đồng ăn không bị mùi hôi, hương vị sau chế biến thành món ăn lên đĩa cũng khá hấp dẫn và khác biệt.

Người dân làng Giống cho biết một tuần mà không có bữa thịt chuột thì lại cảm thấy thòm thèm, nhớ nhớ…