Cách Làm Món Gà Nấu Lá Giang / Top 14 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Thuyết Minh Cách Làm Một Món Canh: Canh Gà Nấu Lá Giang

Thuyết minh cách làm món canh gà nấu lá giang

Món canh gà nấu lá giang vốn được mọi người ưa dùng và thường chế biến cho những bữa ăn gia đình. Đặc biệt, món canh đặc sắc rất được ưa chuông vào những ngày hè nóng bức. Vị lá giang chua chua hòa vị trong thịt gà làm nên một hương vị đậm đà, khó quên.

Để chế biến món canh này không hề khó như bạn nghĩ. Cũng không cần bạn phải khéo léo hay sành ăn mới làm được. Đầu tiên bạn phải xác định nấu cho bao nhiêu người ăn để chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết. Nguyên liệu làm món canh gà lá giang bao gồm:

– 1 con gà khoảng 1kg (đã làm sẵn và tẩm ướp gia vị đầy đủ) – 1/2 kg măng tươi. – 100gr lá giang tươi. – 1 quả cà chua. – 1 lát thơm mỏng. – Rau thơm gồm: ngò gai, hành lá, rau ngổ. – Các loại gia vị khác.

Bạn có thể thay thế mang tươi bằng măng chua. Nếu có được loại măng le Tây Nguyên, măng ngòi thì càng tốt.

Sau khi đã có đầy đủ nguyên liệu, bạn tiến hành làm theo các bước sau:

– Đun sôi 2 lít. Sau đó bỏ thịt gà vào đung to lửa trong 5 phút. Bạn không nên đun gà quá kĩ bởi món canh sẽ được ăn lúc còn nóng. Khi thấy thịt gà đã săn lại và tỏa mùi thơm, bạn bỏ măng vào và tiếp tục đun to lửa trong 5 phút nữa cho măng chín.

– Khi thịt gà và măng đã chín, bạn cho thơm, lá giang cùng các loại rau thơm vào, đảo đều và tắt bếp. – Bạn có thể nêm gia vị ngay khi còn đun hay có thể nêm sau khi đã tắt bếp cũng được. Tốt nhất là nêm sau khi bạn đã kết thúc khâu nấu để giữ nguyên mùi thơm của các loại rau mùi.

– Nếu ăn được cay, bạn bỏ vào món canh mấy quả ớt xanh. Canh gà nấu măng mà không có ớt sẽ làm giảm đi ý vị của nó.

Trình bày món canh gà thật đẹp mắt và hấp dẫn:

Yêu cầu cần đạt sau khi nấu canh gà lá giang:

Yêu cầu của món canh này sau khi nấu là thịt gà và măng vừa chín, ăn giòn ngọt và đượm vị. Nước canh trong, không vẩn đục hay nổi ván. Canh có mùi vị đặc trưng của thịt gà và măng. Rau thơm còn tươi xanh, không bị thâm tái. Lá giang còn giữ vị cậu đậm đà. Ớt không quá cay. Vị dễ ăn.

Canh gà nấu lá giang là món ăn rất đẽ làm mà lại đem đến cho bữa ăn gia đình thêm ngon và bổ dưỡng rất phù hợp với các bữa ăn gia đình Việt Nam. Không những thế, món canh này còn xuất hiện ở các quán ăn, các nhà hàng sang trong, trong những bữa tiệc lớn với vai trò là món sau khai vị hết sức thú vị và hấp dẫn.

Người ta còn nhớ mãi cái vị ngọt thơm của thịt gà, cái mềm dẻo của măng cùng vị chua chua không thể nào quên của lá giang. Ăn canh gà nấu lá giang bạn sẽ cảm nhận được hương vị đồng quê, thấy thiên nhiên hòa nhập trong bữa ăn gia đình, thấy tâm hồn thanh mát và tận hưởng mình trong cuộc sống nhiều ý nghĩa này.

Thuyết minh món canh bí xanh thịt bầm

Trong các món ăn thì trên bàn ăn không thế nào không thiếu món canh vì là một món giúp đặc sắc và ngon miệng cho người dùng. Cách làm rất đơn giản ví dụ như món canh bí xanh thịt bầm.

Chuẩn bị nguyên liệu cho món bí xanh nấu thịt bầm:

Nguyên liệu để nấu canh bí xanh, gồm có: bí xanh, thịt bầm, hành lá, ngò gai, muối, nước mắm, dầu ăn, hạt nêm , hành khô, gừng.

Đầu tiên bí xanh gọt vỏ,loại bỏ hết ruột non rồi rửa sạch, thái thành những lát vừa ăn . Thịt thì rửa sạch , ướp thịt với 1/2 cafe muỗng hạt nêm, 1/2 muỗng tiêu ,1/2 muỗng cafe nước mắm ướp khoảng 15 phút cho thấm gia vị . Hành lá, ngò gai rửa sạch cắt nhỏ còn hành khô thì bóc vỏ rồi đập dập rồi bầm nhỏ , rừng rửa sạch.

Các bước nấu món bí xanh thịt bầm:

Sau khi sơ chế thì nấu thịt bầm và bí xanh trước. Cho một cái nồi lên bếp, cho dầu vào, chờ tới khi dầu nóng lên thì cho hành khô vào phi thơm lên rồi cho tiếp thịt bầm vào rồi đảo đều. Khi thịt săn cho vào nồi khoảng 400ml nước và đun sôi lên . Khi nước sôi cho lửa nhỏ lại và vớt hết bọt tiếp đến cho bí xanh , rừng vào nồi , nêm nếm lại gia vị rồi đun lại và tắt bếp.

Yêu cầu thành phẩm của món canh bí xanh:

Bí phải chín đều , mềm , thịt thì ngọt ngon vừa ăn, nước canh trong, thanh thanh vị gừng, thơm thì món canh đã thành công. Sau khi tắt bếp, thì cho ra bát, rắc vài cọng ngò xung quanh, đặt ở giữa một miếng gừng đã đập dập là hoàn thiện.

Canh bí xanh ngoài việc làm tăng màu sắc cho bữa ăn mà còn giúp thanh nhiệt, làm mát cơ thể vào những ngày hè nóng nực còn bổ sung nhiều vitamin, chất dinh dưỡng để cơ thể khỏe mạnh chống bệnh tật. Đó là cách nấu một món canh ngon và đơn giản.

Cách Nấu Lẩu Gà Lá Giang Ngon Nhất Của Người Miền Trung

Đi khắp nơi, ăn nhiều món lẩu khác nhau nhưng lẩu gà lá giang miền Trung vẫn đọng lại trong tôi nhiều dư vị tuyệt vời nhất. Chính vì thế, tôi đã tìm cách nấu lẩu gà lá giang ngon của người miền Trung và vô cùng vui sướng khi được bạn bè, người thân chấm điểm 10 cho món ăn hoàn hảo.

Nhằm chia sẻ niềm vui sướng đó với các bạn, cũng như giúp thực đơn của món lẩu ngày đông của những người nội trợ thêm phong phú, hôm nay tôi xin được bật mí cách làm lẩu gà lá giang ngon nhất của người miền Trung, đồng thời cũng đưa ra câu trả lời lý tưởng nhất cho những người đang thắc mắc không biết lẩu gà lá giang ăn với rau gì.

Sẽ hữu ích với bạn:

Cách nấu lẩu riêu cua bắp bò sườn sụnCách nấu lẩu thái hải sản chua cay

Nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang miền Trung

Nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang rất đơn giản, không cầu kỳ như một số món lẩu khác, các bạn chỉ cần chuẩn bị:

1 con gà mái tơ nặng 1 – 1,5 kg

300g lá giang tươi vừa hái

3 củ sả

2 quả ớt hiểm

5 – 7 lá mùi tàu

1 củ hành khô

1 củ tỏi

1 củ gừng to

Mỡ lợn

Bún (có thể thay bằng miến hoặc mì)

Rau: Muống, nhút, hoa chuối bào

Gia vị: Hạt nêm, muối bột canh, nước mắm ngon, tiêu, đường.

Hướng dẫn cách nấu lẩu gà lá giang ngon nhất của người miền Trung

1. Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang

– Gà: Nấu một nồi nước sôi, dùng dao cắt tiết gà tại vị trí dưới cánh hoặc cổ, sau đó bỏ gà vào chậu to và đổ ngập nước sôi, nhổ sạch lông, mổ bụng, làm sạch nội tạng. Nên cẩn thận vì nếu gà chưa ngừng thở hẳn sẽ vẫy vùng khiến nước nóng bắn vào người.

Tốt nhất, để tiết kiệm thời gian khi mua gà bạn nên nhờ người bán làm thịt luôn. Mang về nhà bạn chỉ cần đem gà rửa sạch với nước muối pha loãng, chà sát gừng khắp mình gà để thịt khi nấu không bị hôi, chặt thành từng miếng vừa ăn, chia là 2 phần:

Phần thịt đem ướp với ⅓ thìa canh hạt nêm, ½ thìa canh nước mắm ngon, gừng băm nhỏ, tiêu.

Phần đầu, cổ, chân và cánh gà để riêng.

Nội tạng gà bóp với muối hạt, rửa sạch, thái miếng.

– Lá giang bỏ gọng, rửa sạch, vò rập.

– Sả bỏ phần già, giữ nguyên cũ đập hơi dập, nếu củ sả dài quá thì cắt khúc 5cm.

– Ớt bổ đôi theo chiều dọc, bỏ hạt.

– Mùi tàu rửa sạch, thái khúc ngắn.

– Hành tỏi khô lột vỏ bên ngoài, băm nhỏ.

– Các loại rau khác rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.

2. Cách nấu nước lẩu gà lá giang ngon

Món lẩu gà lá giang miền Trung có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào nước lẩu, vì thể ngay sau đây tôi sẽ mách bạn cách nấu nước lẩu gà lá giang chuẩn vị.

Cho ½ thìa canh mỡ lợn vào nồi (có thể dùng dầu nhưng không thơm bằng), bắp lên bếp đun nóng thì cho hành tỏi băm vào phi thơm. Sau đó cho đầu, chân, cổ, cánh gà, thêm củ sả đập dập, lá giang, ớt hiểm vào xào cùng, nêm nếm gia vị theo tỷ lệ ½ thìa canh hạt nêm, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê muối bột canh, 1 thìa cà phê đường.

Thịt gà săn lại thì đổ khoảng 2,5 lít nước vào đun sôi trong 30 phút sẽ được nồi nước lẩu ngọt ngọt, chua chua, cay cay ở đầu lưỡi.

3. Lẩu gà lá giang ăn với rau gì?

Bên cạnh cách nấu nước lẩu gà ngon, loại rau ăn kèm cũng góp phần tăng sức hấp dẫn cho món ăn. Vậy lẩu gà lá giang ăn với rau gì?

Tùy theo sở thích của bạn, nhưng lẩu gà nấu với lá giang miền trung hợp nhất khi ăn cùng rau muống, rau nhút, hoa chuối bào sợi, măng chua, rau ngổ, rau đắng đất, đậu bắp …

Đối với rau ngải cứu, đây là loại rau hay ăn kèm với lẩu gà nhưng khi nấu cùng lá giang bạn không nên chọn ngải cứu vì mùi và vị không hợp.

4. Trình bày và thưởng thức lẩu gà lá giang

Đặt bếp nấu lẩu vào giữa mâm, cho nồi nước dùng đã chuẩn bị từ trước lên bếp đun sôi.

Bày biện thịt gà ướp, các loại rau ăn kèm lẩu, bún, 1 chén nước mắm ớt pha chanh gừng, 1 chén muối bột canh trộn ớt và chanh (hoặc quất) xung quanh nồi lẩu. Sau đó cho các nguyên liệu còn sống vào nồi nước lẩu đang sôi và thưởng thức theo khẩu vị.

Có thể thêm sa tế nếu bạn ăn được cay.

Có thể dùng món lẩu này làm canh ăn với cơm hàng ngày.

Lưu ý trong cách làm lẩu gà lá giang

Không nên nấu lẩu gà lá giang bằng nồi nhôm vì cũng như các loại canh chua khác, lá giang có thể ăn mòn nhôm khiến nồng độ nhôm trong món ăn tăng cao gây ngộ độc.

Nên nấu bằng nồi inox hoặc nồi tráng men không gỉ, nồi đất.

Nếu bắt buộc nấu lẩu gà lá giang vào nồi nhôm thì ở bước xào nguyên liệu không nên cho lá giang vào luôn. Thay vào đó, khi nào ăn mới cho lá giang vào cùng các nguyên liệu khác, nhưng như vậy món lẩu sẽ không ngon bằng cách tôi chỉ ở trên.

Cách Nấu Gà Lá Giang Đủ Loại Món Ngon Từ Canh, Xào Đến Lẩu

Lá giang có vị chua và cay nồng kết hợp với gà sẽ tạo thành món ăn hấp dẫn kích thích cả vị giác và thính giác. Đây là món ăn đặc sản của Nam Bộ. Gà nấu với lá giang có nhiều cách chế biến khác nhau. Bài viết sau của Nấu Ăn Mỗi Ngày sẽ hướng dẫn 3 cách nấu gà lá giang ngon nhất.

1. Cách làm canh gà lá giang

Canh gà lá giang có thể ăn được mùa nóng và mùa lạnh và có tác dụng giải độc cho cơ thể rất tốt. Bên cạnh đó canh gà lá giang còn tốt cho người bị phong hàn, trĩ xuất huyết hay cơ thể ốm yếu, mệt mỏi.

400g thịt gà

5 nắm lá giang

Tỏi, ớt tươi

Muối, đường, hạt tiêu, dầu ăn, hạt nêm

Canh gà lá giang giải nhiệt cơ thể rất tốt

Dùng nước muối để làm sạch gà sau đó rửa lại với nước. Chặt gà thành các miếng vừa ăn.

Ướp thịt gà với 1 thìa hạt nêm, 1 thìa đường, nửa thìa muối, 1 ít hạt tiêu vừa ăn. Ướp trong vòng 30 phút để ngấm gia vị.

Phi thơm tỏi rồi cho thịt gà vào xào đến khi thịt săn lại.

Cho gà đã xào săn thịt vào nồi có 2 lít nước và nấu sôi.

Thêm ớt tươi, muối, hạt nêm vừa ăn rồi nấu trong 15 phút cho thịt gà chín.

Lá giang rửa sạch, bạn vò lá giang để ra chất chua dễ hơn trong khi nấu. Bạn vò càng nát thì độ chua càng lớn.

Sau đó cho lá giang vào nồi canh rồi nấu thêm 5 phút thì tắt bếp.

Với các bước đơn giản như trên bạn đã có nồi canh chua gà lá giang giải nhiệt, thanh lọc cho cơ thể.

2. Cách làm gà xào lá giang

5 nắm lá giang

1 con gà 1kg

2 quả cà chua

Nước mắm, hạt nêm, muối, đường, hạt tiêu, hành, tỏi

Dùng nước muối để làm sạch gà sau đó rửa lại với nước. Chặt gà thành các miếng vừa ăn.

Cà chua rửa sạch rồi cắt nhỏ.

Hành tỏi bóc vỏ rồi băm nhỏ.

Lá giang rửa sạch rồi bóp nhẹ tay cho hơi dập.

– Cho 1 thìa nước mắm, 1 thìa hạt nêm, nửa thìa đường, 1 thìa muối, nửa thìa hạt tiêu, hành tỏi đã băm vào thịt gà rồi trộn đều để ngấm gia vị. Ướp trong vòng 30 phút.

Phi thơm hành tỏi rồi cho gà vào đảo đến khi thịt săn lại.

Cho cà chua, 1 chén nước lọc vào đợi nước sôi rồi bật nhỏ lửa nấu 10 phút.

Cho lá giang vào đảo đều, thêm gia vị vừa ăn rồi nấu thêm 3 phút.

Với các bước đơn giản như trên bạn đã có món gà xào lá giang thơm ngon, bổ dưỡng để thưởng thức.

Nếu ai muốn ăn cay, có thêm ớt vào để tăng hương vị

3. Cách nấu lẩu gà lá giang

Bạn muốn đổi hương vị khi ăn lẩu gà hoặc đã chán với lẩu gà truyền thống thì hãy thử ăn lẩu gà lá giang chua cay.

1 con gà 1,5 cân

500g lá giang

Sả, ớt sừng, mùi tàu, hành lá, hành tây, tỏi

Nước mắm, muối, hạt nêm, đường

Rau muống, giá, bắp chuối, hoa chuối, rau rút

3.2.1. Bước 1: Sơ chế

Dùng nước muối để làm sạch gà sau đó rửa lại với nước. Chặt gà thành các miếng vừa ăn.

Rửa sạch lá giang rồi bóp nhẹ

Sả đập dập rồi cắt nhỏ

Hành tây, ớt sừng cắt nhỏ

Rau muống, giá, bắp chuối, hoa chuối, rau rút rửa sạch.

3.2.2. Bước 2: Ướp và xào gà

Cho muối, đường, hạt nêm vào thịt gà rồi trộn đều cho ngấm gia vị. Ướp trong vòng 30 phút

Phi thơm hành tỏi, sả, đầu hành lá, ớt sừng rồi cho thịt gà vào đảo đều đến khi thịt săn lại.

3.2.3. Bước 3: Nấu nước lẩu

Lẩu gà lá giang thích hợp ăn kèm với bún, rau rút, bắp chuối.

Nấu sôi nồi nước 2 lít rồi cho thịt gà vào. Trong quá trình nấu nếu có bọt hãy vớt ra để nước trong và ngọt hơn.

Bật nhỏ lửa nấu trong 20 phút đến khi thịt gà chín. Sau đó cho lá giang vào nồi.

Cho gia vị vào vừa ăn và nấu thêm 10 phút.

Lẩu gà lá giang thích hợp ăn kèm với bún, rau rút, bắp chuối. Với các bước đơn giản như trên bạn đã có món lẩu gà lá giang đậm chất Nam Bộ để thưởng thức.

4. Lưu ý khi nấu gà với lá giang

Lá giang có thể ăn mòn nhôm vậy nên không nên nấu bằng nồi nhôm

Món canh gà lá giang nên nấu trong nồi inox, hạn chế nấu bằng nồi nhôm. Vì chất chua trong lá giang có thể làm mòn nhôm, gây nguy cơ ngộ độc.

Lá giang chỉ trồng được ở miền Nam và miền Trung. Vì vậy nhiều người miền Bắc khó có thể mua lá giang để chế biến.

Lá giang ngon có màu xanh đậm đều, không bị sâu làm rỗ.

Cách Làm Gà Nấu Lá Giang Đổi Vị Cho Cuối Tuần Thêm Ý Nghĩa

Gà nấu lá giang là một trong những món ăn quen thuộc của người dân Tây Nam Bộ. Từng miếng gà thơm ngon, béo ngậy cùng vị chua chua thanh thanh của lá giang mang đến những hương vị rất riêng mà vô cùng hấp dẫn. Cách làm gà nấu lá giang khá đơn giản nên mọi người có thể tự làm tại nhà để đổi vị cho bữa cơm cuối tuần.

Trong mâm cơm gia đình của người dân Việt Nam có thể thiếu món thịt nhưng món canh thì hầu như không bao giờ được thiếu. Trong đó, canh gà nấu lá giang có hương vị đặc biệt với vị chua thanh của lá giang, một chút tê tê đầu lưỡi của ớt cùng thịt gà thấm vị. Tất cả hòa quyện với nhau giúp mọi người xua tan được cái nóng của mùa hè hoặc làm ấm bụng khi mùa đông giá rét tràn về.

Cả gà và lá giang đều là những nguyên liệu chúng ta có thể tìm mua ở bất kỳ đâu. Vì thế, nhân dịp rảnh rỗi các bạn có thể tự làm tại nhà để đổi bữa cho cuối tuần thêm ý nghĩa.

Lá giang là gì?

Lá giang còn được gọi bằng rất nhiều cái tên dân gian khác nhau như giang chua, dây dang, người Thái thường gọi bằng lá sủm, trong khi người Mường gọi bằng chu mon. Loài cây này có tên danh pháp là Aganonerion Polymorphum, thuộc họ Apocynaceae (họ La bố ma).

Từ lâu, cây lá giang đã được dân gian ưa chuộng vì có dược tính cao, đặc biệt là tính kháng sinh mạnh do có hoạt chất saponin trong đó.

Ngoài ra, lá giang còn hay được sử dụng trong các món ăn hàng ngay như xào hoặc nấu canh với thịt gà, thịt bò, cá nước ngọt… Lá giang có thể dùng thay cho rau để nấu hoặc làm cho nồi canh thêm vị chua. Đặc biệt, cách làm gà nấu lá giang bằng quả chín ăn rất ngon.

Công dụng của lá giang

Lá giang thường mọc hoang dại rất nhiều ở các tỉnh khu vực miền Nam và miền Trung nước ta. Đây cũng là một trong những gia vị tuyệt vời giúp cho món ăn có vị ngọt thanh chứ không chua khé như những nguyên liệu khác. Không chỉ làm món ăn, lá giang còn có nhiều dược tính nên còn được dùng để làm thuốc chữa bệnh và phòng một số bệnh đơn giản.

Trong đông y, cây lá giang có tính mát, vị chua nên dễ tác động vào kinh can. Vì thế, lá giang mang đến hiệu quả trong việc giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu thũng. Các vấn đề về đường tiêu hóa như bụng đầy chướng, ăn uống khó tiêu, đau dạ dày hay đau nhức xương khớp nếu sử dụng lá giang đúng cách sẽ mang lại hiệu quả. Ngoài ra, phần thân của cây lá giang chữa các bệnh viêm đường niệu, sỏi tiết niệu hay viêm thận lâu năm.

Khi làm thuốc, người ta lấy cả lá, rễ và thân, bởi trong đó có rất nhiều thành phần có lợi như: Flavonoid, saponin, curamin, sterol, tanin, chất béo, các nguyên tố vi lượng… Chính vì thế, cây lá giang có tác dụng hữu hiệu trong việc diệt khuẩn một số chủng thường gặp như: Klebsiella, Samonella typhi, Staphylococuss Aureus.

Lá giang lấu món gì ngon?

Lá giang có vị chua thanh nên có thể át được mùi tanh trong chế biến thức ăn. Vì thế, lá giang có thể nấu kèm cùng với cá, lươn hay gà đều mang lại những hương vị hấp dẫn riêng, không còn vị tanh mà rất kích thích vị giác. Một số món ăn ngon từ lá giang có thể kể đến như:

Canh gà lá giang

Trong cách làm gà nấu lá giang, món ăn này có tác dụng giải độc, thanh nhiệt tốt cho những người suy nhược cơ thể, người phong hàn thấp tý.

Ngoài ra, những người sau sinh có sản hậu băng huyết hay người ra nhiều huyết trắng, trĩ xuất huyết, lỵ xuất huyết cũng có thể nấu món này để cải thiện sức khỏe.

Cá chuồn nấu lá giang

Lá giang tươi cần được rửa sạch, sau đó vò nát, đợi khi nước sôi thì thả cá chuồn đã làm sạch rồi cho lá giang vào. Nêm nếm thêm chút gia vị, ớt cay cho nồi canh cá lá giang thêm đậm đà, vừa miệng.

Lươn hấp lá giang

Thông thường, lươn thường rất tanh nên khi dùng lá giang sẽ át được hết mùi tanh của nó, đồng thời mang đến món ăn cực kỳ bổ dưỡng. Lươn khi ăn có thể chấm cùng nước mắm có tác dụng bổ tỳ, bổ thận và điều hòa khí huyết.

Chuẩn bị nguyên liệu

Cách tiến hành

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, chúng ta bắt đầu đi thực hiện chi tiết cách nấu canh gà lá giang như sau:

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu

Gà ta đem rửa sạch với nước, bóp cùng với gừng và chút muối để loại bỏ mùi hôi. Tiếp đến, chặt nhỏ thành những miếng vừa ăn.

Hành, tỏi bóc vỏ, đem rửa sạch cùng với ớt rồi băm nhuyễn.

Me ngân lấy ra 1 quả, sau đó dầm nát rồi lọc lấy nước cốt.

Bước 2: Tiến hành ướp gà

Cho gà vừa chặt miếng vào bát tô, cho thêm ½ muỗng nước mắm, ½ lượng ớt, hành, tỏi băm vừa băm nhuyễn, ½ muỗng hạt nêm.

Dùng đôi đũa lớn trộn lên cho các nguyên liệu thấm đều vào miếng thịt gà và ướp trong khoảng 30 phút để ngấm gia vị.

Bước 3: Tiến hành xào thịt gà

Các bạn bắc chảo lên bếp, phi thơm phần hảnh tỏi ớt băm còn lại với lửa nhỏ. Sau đó, cho gà vào xào đến khi miếng thịt gà săn lại là được.

Sau khi xào gà xong thì cho thêm khoảng 400 ml nước vào rồi đun cho đến khi nước sôi thì nêm nếm thêm gia vị, nước cốt me vừa đủ.

Tiếp đến, cho thêm lá giang vào nồi đang sôi, đợi thêm một chút thì nêm lại gia vị cho vừa ăn.

Bước 5: Hoàn thành và thưởng thức

Múc canh ra tô cho nguội bớt rồi cắt thêm vài lát ớt đỏ lên trên để món canh trông đẹp mắt hơn rồi thưởng thức.

Trong nền ẩm thực vô cùng đặc sắc của người dân Việt thì hầu hết các món ăn ngon đều có nguồn nguyên liệu được lấy từ thiên nhiên. Trong đó, lẩu gà lá giang là một trong những món ngon khi có sự kết hợp hài hòa giữa vị thơm ngon của thịt gà, chua chua mà không hề gắt của lá giang. Món lẩu khi ăn có thể kết hợp cùng nhiều loại rau khác nhau cho bữa ăn thêm đặc sắc và hấp dẫn hơn.

Chuẩn bị nguyên liệu

Thịt gà ta: 700 gram

Lá giang: 1 bó

Hành lá 5 nhánh, sả 3 cây, tỏi, hành tây, ớt sừng, ngò gai, ngò rí.

Hạt nêm, muối, đường, nước mắm, dầu ăn.

Nước dùng

Cách tiến hành

Lẩu gà lá giang không cần phải chuẩn bị nhiều thứ như những món lẩu khác mà cách làm cũng cực kỳ đơn giản.

Bước 1: Sơ chế gà

Thịt gà khử mùi tanh bằng cách chà với muối hạt rồi rửa sạch và chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.

Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác

Lá giang loại bỏ những cọng sâu và dây, chỉ lấy phần lá tươi. Sau đó, rửa sạch, vò nát và để ráo nước.

Tỏi lột bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn.

Sả loại bỏ lá già. Sau đó đem rửa sạch rồi đập dập.

Ớt rửa sạch, cắt thành các lát.

Bước 3: Xào gà

Cho một chút dầu ăn vào chảo đến khi dầu sôi thì cho tỏi vào phi thơm, sau đó cho ra chén để riêng.

Tiếp tục cho sả, ớt đã sơ chế vào chảo phi cho thơm. Lúc này, bạn cho gà vào đảo đều cho đến khi săn lại.

Gà đã được xào qua cho vào nồi lẩu cùng với 2 lít nước dùng đã chuẩn bị rồi đun sôi.

Trong quá trình đun thì hớt phần bọt sủi phía trên. Hạ nhỏ lửa và đun thêm khoảng 15 phút thì cho thêm lá giang đã sơ chế vào nồi lẩu.

Bước 5: Thưởng thức

Cho thêm 60 gram đường, 60 gram hạt nêm, 90 ml nước mắm vào nồi. Thả hành tây, các loại rau thơm, ớt sừng vào nồi lẩu khuấy đều rồi rắc hành phi lên trên.

Lẩu gà lá giang ăn với rau gì?

Nghe qua cái tên lẩu gà lá giang đã thấy hấp dẫn rồi, trong đó có rất nhiều loại rau có thể nhúng kèm món lẩu này cho bữa ăn ngon mê li. Cụ thể:

Măng chua

Măng chua có khả năng hút bớt mỡ, làm cho món lẩu gà lá giang không bị ngấy như món lẩu khác. Tuy nhiên, măng lại khá độc nên trước khi ăn, các bạn cần rửa sạch nhiều lần với nước để khử bớt độc của măng rồi mới đem ra sử dụng.

Rau muống chẻ

Với rau muống, bạn nên chọn loại rau ngập nước vì thân của nó mềm và ngọt hơn khi nhúng lẩu. Tuy nhiên, rau muống cần nhặt bỏ cọng già, lá úa, sau đó rửa sạch. Khi chẻ rau cần ngâm với nước muối loãng để loại bỏ nhựa rồi mới rửa sạch và để ráo nước.

Rau rút

Trong món lẩu gà lá giang nhất định phải có thêm vài cọng rau rút giúp món ăn thơm ngon hơn. Tuy nhiên, bạn nhớ nhặt và làm sạch loại rau này trước khi đem sử dụng.

Hoa chuối bào

Đảm bảo rằng hoa chuối bào sẽ giúp món ăn thêm kích thích, không bị ngán. Nếu nhà có sẵn hoa chuối thì bạn có thể dùng dao tự thái, còn không thì có thể mua loại đã bào ngoài chợ về cũng được.

Ngoài những loại rau ăn kèm lẩu gà lá giang kể trên, các bạn có thể ăn cùng với bún hoặc mì đều rất ngon.