Cách Chế Biến Món Thịt Bò Né / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Cách Làm Món Bò Né Ngon

Cách làm món bò né ngon tại nhà thật dễ dàng, các bước chuẩn bị đơn giản ai cũng có thể làm được.

Cách làm món bò né ngon của người Việt Nam hơi phá cách một chút so với món bò bít tết kiểu Mỹ, món ăn này được chiên trên chảo gang không dính rất nóng và nhiều dầu nên khi mang ra cho thực khách dầu bắn ra ngoài tung tóe nên từ đó món ăn này được gọi là bò né, người Việt có thối quen sử dụng gia vị cho món ăn vị như: Đường, muối, bột ngọt và một số gia vị khác nên món ăn này khá đậm đà và thơm ngon, món bò né thường được ăn kèm với salad trộn dầu giấm và bánh mì nóng, tuy nhiên có lời khuyên cho bạn là không nên ăn quá nhiều món ăn này vì nó tiềm ẩn gây ra các bệnh nguy hiểm vì dĩa gang rất dễ bị rỉ sét nên trước khi làm thì cần phải vệ sinh thật kỹ lưỡng chảo gang.

Dĩa gang bi sét thường đầu bếp không rữa lại mà chỉ dung khăn lau.

Còn bò bít tết kiểu Mỹ thì ngược lại về cách ăn uống vì người Mỹ muốn ăn thịt bò có độ ngọt tự nhiên, kể cả rau củ cũng vậy cho nên họ chỉ ướp thịt với muối, tiêu và được phục vụ bằng dĩa sành sứ cao cấp, dao ăn cũng được thiết kế rất tinh tế và an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao không gây hại đến sức khỏe mà còn mang lại sự an tâm tuyệt đối khi sử dụng, tuy nhiên món ăn này thường được bán trong các nhà hàng khách sạn cao cấp thì mới đúng chuẩn hương vị và thơm ngon nhưng giá cả thì lại khá cao.

– 30gr tương ớt hiệu Cholimex

– Một ít nước tương đậm đặc magge

– Sốt dầu giấm bạn có thể mua ở các siêu thị được làm sẳn hoặc pha trộn theo ý mình

– 4 cái dĩa bằng gang đốt nóng

Bạn trộn tất cả các hỗn hợp gia vị bên trên lại với nhau nhớ nêm lại cho hợp khẩu vị của bạn? Mặn hay lạt mà bạn tăng hay giảm gia vị theo ý mình, nếu thấy sốt này hơi đặt thì bạn cho thêm ít nước sao cho hỗn hợp nước sốt này vừa đủ đặt là được vì đây là nước sốt để ướp thịt bò và cũng là nước sốt để ăn chung với thịt bò và chấm với bánh mì, nước sốt này có vị hơi ngọt và bạn có thể bảo quản được trong tủ lạnh .

Thịt bò phi lê cũng được lựa chọn mua về và tẩm ướp với hỗn hợp nước sốt bên trên vừa đủ để thắm từ 30 đến 45 phút.

Dĩa gang được đun thật nóng trên bếp bạn cho thêm một ít dầu ăn sau đó bạn cho thịt bò vào chiên vàng mặt khoảng 1 phút sau đó lật qua mặt còn lại bạn tắt lửa cho trứng gà vào, xúc xích và pate sau đó bạn cho thêm một ít nước sốt đã làm bên trên vào và nhắc dĩa gang ra khỏi bếp cho lên đế lót trang trí thêm vài cộng ngò rí vậy là bạn đã có món bò né thật hấp dẫn, thơm ngon, bạn ăn món này với bánh mì nóng và salad trộn dầu giấm thì cực kỳ ngon miệng.

Cách làm món bò né ngon này dễ làm chúng ta có thể ăn sáng ăn trưa ăn tối gì cũng rất phù hợp, đặc biệt trẻ con lại rất thích món ăn này.

Cách Chế Biến Món Thịt Ngựa

1. Chế biến thịt ngựa cuộn rau củ nướng Nguyên liệu:

300g phi lê thịt ngựa, 70g cọng cải rổ, 70g cà-rốt, 70g củ cải trắng, 10g hành tím băm, 10g tỏi xay, 10ml lá quế, 20ml dầu ăn, 10g hành lá, muối, tiêu.

– Rửa thịt ngựa, lọc bỏ gân, thái mỏng. Ướp thịt với muối, tiêu, tỏi xay, dầu ăn, để khoảng 15 phút cho ngấm gia vị. Rửa cải rổ, bào bỏ phần xơ, chỉ lấy ruột thái khúc. Chần sơ hành lá. Thái sợi lá quế.

– Gọt vỏ cà-rốt, củ cải trắng, thái que. Xếp thịt ngựa ra khay, cho hành tím lên, rắc chút muối tiêu, cho cải rổ, củ cải, cà-rốt và lá quế thái sợi lên, cuộn lại. Dùng hành lá buộc chặt, cho vào lò nướng chín.

Thưởng thức: Dùng với muối tiêu chanh hoặc tương ớt.

2. Chế biến món bánh tráng thịt ngựa Nguyên liệu:

300g bắp thịt ngựa, 100g gừng tươi, 4 lá chanh, 50g cây sả, 50g hành lá, 100g cà chua, 20g củ tỏi, 10g vừng (mè) rang, 100g rau thơm các loại, 1 xấp bánh tráng dẻo.

– Gọt vỏ gừng, dùng 50g xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt, 50g còn lại đập giập. Rửa bắp thịt ngựa, lấy sạch màng nhầy, ướp với tỏi thái mỏng, nước gừng, để khoảng 1 giờ cho ngấm gia vị.

– Đun sôi nước, cho sả đập giập, lá chanh, 50g gừng đập giập vào nồi. Xếp thịt ngựa ra đĩa, cho vào nồi hấp cùng hành lá khoảng 15 phút. Rửa rau thơm, xếp ra đĩa.

– Cà chua tỉa hoa hồng, thái mỏng thịt ngựa, xếp cạnh rau, cà chua, rắc vừng rang lên.

Thưởng thức: Cuốn bánh tráng với rau thơm, thịt ngựa chấm nước mắm chua ngọt hoặc muối ớt.

3. Chế biến thịt ngựa bằm xúc bánh đa

250g phi-lê thịt ngựa, 50g hành tây, 50g cà chua, 20g tỏi xay, 10g ớt hiểm, 10g sả băm, 20g mộc nhĩ (nấm mèo), 10g vừng (mè) trắng rang, 20g rau răm, 3 chiếc bánh đa nướng. Muối, tiêu, nước mắm, dầu ăn.

Nguyên liệu:

– Rửa thịt ngựa, băm nhỏ, ướp với sả băm, muối, tiêu, nước mắm, ớt hiểm băm. Ngâm nở mộc nhĩ, cắt bỏ chân, băm nhuyễn. Thái nhỏ hành tây. Rau răm thái nhuyễn.

– Đun nóng dầu, cho hành tây, tỏi xay, thịt ngựa vào xào săn, nêm chút muối, tiêu, nước mắm vừa ăn. Cho tiếp mộc nhĩ vào, đảo đều.

– Nhấc chảo khỏi bếp, cho vừng rang, rau răm vào trộn đều.

Thưởng thức: Lấy thịt ngựa ra đĩa. Dùng với bánh đa và cà chua, chấm tương ớt.

4. Làm món thịt ngựa hầm nấm đùi gà

300g thịt ngựa, 150g khoai tây, 100g cà-rốt, 70g hành tây, 200g nấm đùi gà, 1 lít nước dùng ngựa, 2 lá thơm, 20g củ tỏi, 20ml dầu ăn. Muối, tiêu.

Nguyên liệu:

– Rửa thịt ngựa, lấy sạch màng nhầy, cắt hình quân cờ, ướp thịt với muối tiêu, chút dầu ăn để khoảng 1 giờ cho ngấm đều gia vị.

– Thái vuông lớn hành tây. Gọt vỏ cà-rốt, tỉa hoa. Gọt vỏ khoai tây, bổ đôi, tỉa hoa. Rửa nấm đùi gà, cắt hình quân cờ.

– Đun nóng dầu, cho thịt ngựa vào rán vừa vàng thơm, cho hành tây, củ tỏi vào, cho tiếp nước dùng vào đun nhỏ lửa khoảng 1,5 tiếng. Cho khoai tây, cà-rốt, nấm vào đun chín mềm, nêm lại muối, tiêu vừa ăn, rắc lá thơm thái nhỏ.

Thưởng thức: Dùng nóng với bánh mì.

– 250 gam thịt ngựa ba chỉ

5. Thịt ba chỉ ngựa xào lăn: (Thịt nạm sườn)

– Vừng rang

Nguyên liệu:

Gia vị: Sả 1 củ, tỏi 3 nhánh to, hành khô 1 củ, ớt quả to 1 quả, dầu ăn

Rau ngổ, hành hoa (tùy thích).

Dầu ăn đun nóng già, phi sả, hành, tỏi, dậy mùi thơm.

Thịt thái bản mỏng cho vào xào với gia vị đã phi.

Nêm gia vị: Mì chính, hạt nêm, đường, nước mắm, dầu mè vừa ăn.

Khi thịt chín tới cho rau ngổ, hành hoa, vừng, ớt và xào cùng

Yêu cầu: Thịt săn chín, rau xanh, dậy mùi thơm.

Nguyên liệu: 400 gam thịt vai ngựa

Gia vị: Hành khô 100gam, sả 1 củ, tỏi 2 nhánh, ớt 1 quả, ngũ vị hương ½ gói.

6. Làm món thịt vai ngựa nướng

Thịt thái hình quân cờ.

Băm hành, tỏi, sả, ớt trộn đều với thịt thái sẵn.

Cho thêm gia vị:

– Mì chính, hạt nêm mỗi thứ 1 thìa cà cà phê.

– Đường, nước mắm mỗi thứ ½ thìa cà phê

– Ướp 15 phút.

– Thịt xiên, nướng trên than hoa.

– Khi ăn, cho ra đĩa, rắc vừng rang.

Yêu cầu: Thịt vàng, dậy mùi thơm.

Nguyên liệu: 400 gam file thịt ngựa

Gia vị: Gừng 1 củ, sả 2 củ, tương 2 thìa cà phê, lá chanh 3 lá.

7. File thịt Ngựa hấp

– Thịt để nguyên miếng

– Gừng, sả, lá chanh băm nhỏ trộn đều với thịt, ướp 5 phút.

– Cho vào lồng hấp khoảng 10 phút là thịt chín.

Yêu cầu: Thịt thơm và ngọt.

Nguyên liệu: 250 gam dạ dày ngựa

– Dưa chua 100 gam

8. Chế biến dạ dày ngựa xào dưa

– Cà chua 1 quả

– Mùi tàu 5 lá

– Lạc rang 50 gam

Gia vị: Hành khô 1 củ, gừng ½ củ, dầu ăn

– Dạ dày làm sạch, chần qua nước sôi.

– Hành, gừng băm nhỏ phi thơm, cho dưa vào xào săn cho tiếp dạ dày ngựa vào.

– Nêm gia vị mì chính, hạt nêm, đường vừa ăn.

– Cho cà chua, mùi tàu vào.

Yêu cầu: Dậy mùi thơm, dưa và dạ dày giòn đều.

Nguyên liệu: 500gam tim Ngựa

– Rau ngải cứu: 100 gam

9. Chế biến tim ngựa chần

– Hành tây ½ củ

– Dầu ăn

– Gia vị: Gừng ½ củ, hành khô 1 củ.

– Tim ngựa thái mỏng bản to.

– Hành, gừng bằm nhỏ phi thơm, cho 1 bát tô nước vào.

– Nêm mì chính, hạt nêm mỗi thứ 1 thìa cà phê, đường ½ thìa cà phê.

– Đến khi nước sôi cho ½ thìa cà phê nước mắm.

– Hành tây thái mỏng

– Thả tim ngựa và hành tây vào

– Khi tim gần chín cho ngải cứu vào

Yêu cầu: Tim mềm, giữ vị ngọt, nước trong, dậy mùi thơm.

Nguyên liệu: Đuôi ngựa 1 cái

Gia vị: Hoa hồi 1 cái, thảo quả 1 quả, quế chi 1 nhánh nhỏ, (ẳng sâm, kỳ tử, ý vĩ, hạt sen, ngải cứu) mỗi thứ một ít, gừng.

10. Chế biến món đuôi ngựa hầm thuốc bắc

– Cho hoa hồi, thảo quả, quế chi đập dập vào nước đã đun sôi

– Thả đuôi ngựa vào nồi, ninh khoảng 30 phút, lấy đuôi ngựa ra chặt thành miếng (1cm).

– Gừng băm nhỏ, phi thơm đổ thêm nước vào.

– Nêm gia vị: Mì chính, hạt nêm, mỗi thứ 1 thìa cà phê/ 1 bát tô nước, ½ thìa cà phê đường.

– Khi nước sôi cho ½ thìa nước mắm vào rồi thả đuôi ngựa đã làm chín.

– Khi thấy đuôi ngựa chín mềm cho kỳ tử, đẳng sâm, ý vĩ, htj sen, ngải cứu vào.

– Yêu cầu: Đuôi ngựa mềm, dậy mùi thơm của thuốc bắc.

Nguyên liệu: 500 gam thịt đùi ngựa

– Rau cần (tùy thích)

11. Chế biến thịt đùi ngựa xào rău cần

– Cà chua 1 quả

– Dầu mè

– Gia vị: Gừng ½ củ, tỏi 5 nhánh

– Thịt đùi ngựa thái mỏng đều

– Gừng, tỏi băm nhỏ phi thơm, cho thịt đã thái vào xào đều

– Đến khi thịt chín tái nên gia vị mì chính, bột nêm, đường vừa ăn.

– Cho rau cà chua và rau cần vào xào chín tới.

– Yêu cầu: Thịt mềm, rau xanh, dậy mùi thơm.

Nguyên liệu: 400 gam nầm sườn ngựa

Sấu 10 quả

12. Nậm sườn ngựa om sấu (sườn sụn ngựa)

Gia vị: Gừng ½ củ, tỏi 7 nhánh, (nước cốt dừa, bột đao, sa tế – tùy theo độ nước)

– Nậm sườn chặt quân cờ, đều miếng.

– Tỏi, gừng băm nhỏ phi thơm cho nậm sườn vào xào đều khoảng 1 phút, cho nước vào đun sôi.

– Nêm gia vị mì chính, hạt nêm vừa ăn. 1 thìa cà phê nước cốt dừa, sa tế tùy thích.

– Cho bột đao vào, cho sấu vào nấu nhuyễn rồi dầm sấu ra.

– Yêu cầu: Nước sánh, có vị ngậy, vị chua mát.

Nguyên liệu: 1kg lẩu ngựa/ 1 nồi.

– Các loại rau lẩu: Rau cải xanh, rau cải bắp, rau cúc….

13. Chế biến món Lẩu ngựa

– Gia vị: Hành khô 3 củ, gừng 1 củ, tỏi 1 củ, sả 1 củ, ngũ vị hương 1 gói, bột gà ri 1 gói, lá chanh 5 lá.

– Hành, tỏi, sả, gừng đập dập, băm nhỏ phi thơm đều. cho ngũ vị hương, bột cà ri vào phi cùng, cho nước vào đun sôi.

– Nêm gia vị: Mì chính, hạt nêm, đường, nước mắm vừa ăn.

– Khi ăn dùng lẩu ngựa cùng với rau nhúng vào nước dùng như các loại lẩu khác.

Yêu cầu: Nước thơm, ngọt mát, màu vàng tươi.

Nguyên liệu: 300 gam thịt bắp

– Hành tây ½ củ

14. Chế biến bắp ngựa chần

– Hoa chuối ¼ bắp

– Gia vị: Hành khô 1 củ, mùi tàu 5 lá, hành hoa 2 cây.

Cách làm: Bắp ngựa thái mỏng đều,

– Hành khô đập dập, phi thơm cho nước vào đun sôi

– Nêm gia vị mì chính, hạt nêm vừa ăn.

– Thả thịt ngựa vào

– Hoa chuối thái mỏng ngâm với dấm, rửa sạch

– Hành tây thái mỏng

– Mùi tàu cắt khúc

– Khi thịt ngựa chín tới thả tất cả vào cùng.

Yêu cầu: Nước trong, thịt ngựa mềm, hoa chuối màu hồng nhạt.

Nguyên liệu: Vó ngựa

– Gia vị: Hoa hồi 2 cái, thảo quả 1 quả, quế chi 1 lát nhỏ, tương, gừng, ớt cay.

15. Chế biến vó ngựa

– Cho hoa hồi, thảo quả, quế chi đạp dập vào nồi nước đun sôi, thả vó ngựa vào khoảng 60 phút, vớt vó – ngựa ra thái miếng khoảng 1 cm.

– Pha nước chấm: Gừng đạp dập, băm nhỏ, tương, ớt đỏ, ½ thìa cà phê đường cho vào bát, khuấy đều.

– Dùng vó ngựa với nước chấm đã được pha chế.

– Yêu cầu: Vó ngựa thơm, ngon.

300g thịt ngựa , 20g tỏi , một ít ngò

16. Chế biến thịt ngựa nướng

Đèm thịt ngựa xâu que rồi đi nướng cho chín đều

Nguyên Liệu :

Lấy thịt ngựa và tỏi ra đĩa , châm muối tiêu chanh

Cách thưởng thức:

500g thịt ngựa , 5 trái chanh , một ít ngò , 3 trái ớt , 1 củ tỏi

17. Chế biến thịt Ngựa tái chanh

Xắt thịt ngựa ra từng miếng nhỏ vừa ăn , xắt chanh ra , xắt ớt và băm bỏi rồi trộn lên chung với thịt ngựa

Nguyên liệu:

Dọn thịt ngựa đã trộn ớt tỏi ra dĩa xếp ngò lên mặt , nặn chanh lên thịt cho tái , dùng kèm nước tương ớt.

18. Cách chế biến chả giò thịt ngựa

Cách thưởng thức:

350g thịt ngựa, 1 xấp bánh tráng, cà rốt, rau sống, tỏi

Cuốn bánh tráng với thịt ngựa rồi chiên lên, cách làm như làm chả giò thông thường

Nguyên liệu:

Dùng kèm với rau sống và nước mấm pha

Cách thưởng thức:

– Thịt ngựa nếu bảo quản không kỹ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là dưới dạng xay bằm. Vì thế, khi thực hiện món ngựa băm, bạn nên chế biến ngay để tránh hư hỏng.

– Không nên cho thịt ngựa chưa qua chế biến vào tủ đông lạnh. Cách bảo quản này sẽ làm cho thịt dễ mất nước, khi chế biến món ăn sẽ khô

Một số cách bảo quản thịt ngựa tốt nhất

Tránh ăn loại thịt này dưới dạng còn sống như tái chanh, bóp thấu… vì sẽ dễ nhiễm ấu trùng giun tóc ký sinh từng gây dịch ở Pháp.

– Nếu chưa quen chế biến các món từ thịt ngựa, bạn nên áp dụng các món nấu tương tự như bò hay bê. Thịt ngựa rất hợp với các loại rau và gia vị như: Rau mùi tây, lá lốt, mù tạt, tỏi và tiêu sọ.

– Một bí quyết khi chế biến thịt ngựa là phải đợi chảo nóng già mới cho thịt vào nhằm tạo lớp thịt chín ở bề mặt, giữ cho hàm lượng nước, chất béo và glycogen không thoát ra ngoài.

– Món thịt ngựa cuộn rau củ có thể thay cải rổ, cà-rốt, củ cải trắng bằng cải bẹ xanh, ớt chuông hay các loại rau củ tuỳ thích. Món thịt ngựa cuốn bánh tráng khi hấp có thể thêm thính để tăng hương vị của món ăn.

Thịt ngựa, tươi ngon, có thể so được với thịt bò. Khi chế biến không chỉ thích hợp dùng để hầm, nấu, quay, ninh mà còn có thể dùng làm bít tết, nướng, rim,…Thịt ngựa hàm chứa phong phú các thành phần dinh dưỡng bồi bổ: Chất đạm nhiều, chất béo thấp, chất Cholesterrol thấp. Có công dụng bổ ích khí huyết, ích thận tráng dương. Có hiệu quả bổ trợ trị liệu nhất định đối với người bị lao lực. Tác giả đã sưu tầm được khá nhiều loại món ăn từ thịt ngựa rất ngon có các cách làm khác nhau, phong vị khác nhau và nguyên liệu thì dễ tìm, cách chế biến đơn giản. Hy vọng rằng sẽ mang đến cho bạn nhiều hương vị lạ miệng.

Món Bò Né Ở Đà Nẵng

Ở Đà Nẵng có 1 món ăn gọi rất “lạ miệng”: món bò né. Khi mới nghe qua tôi thường hình dung đến cảnh 1 đĩa với các miếng thịt bò “nhúc nhích, né” thực khách. Chỉ là một cách liên tưởng là lạ nhưng quả thật nếu không đi ăn thì không tài nào hình dung ra món này được. Món bò né ở Đà Nẵng thật ra … ngon và thú vị hơn nhiều với cái tên gọi của nó …

Trên đường đi làm về ghé vào 1 quán bò né đường Phan Đình Phùng và gọi món. Chị chủ quán ở đây khá nhiệt tình, biết tôi là “ma mới” nên hào hứng kể cho tôi nghe nguồn gốc của cái tên khá độc này.

Có hai cách giải thích cho ý nghĩa tên gọi bò né. Thứ nhất bò né phải ăn thiệt nóng thì mới ngon, mới “đúng chất” nên thông thường, thực khách vào gọi món thì đầu bếp mới bắt đầu bắt chảo gang lên bếp và chế biến. Khi bưng ra thì trong mặt chảo vẫn còn lúng búng những hạt dầu “nhảy nhót” loạn xạ, nếu không “né” thi rất dễ “dính đạn”.

Thứ hai, né ở đây là cách gọi khác của thịt bò non (bê), nhưng ngày nay người ta thường dùng bê để thui hơn là làm bò né. Nguyên liệu chính thường là thịt bò bít tết, nhưng cũng phải khéo chọn sao cho miếng thịt phải thơm, mềm và dẻo.

Thông thường, bò né được nấu trên các chảo bằng gang chuyên dụng. Không thể thiếu là 1 quả trứng gà chiên ốp la còn nguyên lòng đào, bò xắt thành từng cục nhỏ vuông vức (tầm 3 cục 1 đĩa), 1 viên bò bằm trộn với nấm mèo, vài lát khoai tây chiên, thêm vào đó là đủ các loại gia vị để làm tăng hương vị của món ăn hảo hạng này.

Ăn bò né cũng là 1 … nghệ thuật. Nhiều người thường nói rằng bò né không quá ngon như họ nghĩ, nhưng rất có thể sự thưởng thức không đúng cách đã làm mất đi những cảm nhận tuyệt vời về món ăn này. Khi bò né vừa được bày lên thì hãy khoan ăn ngay mà đưa mũi hít hà hương thơm nghi ngút của miếng thịt bít tết nóng hổi, mùi béo béo của trứng gà hòa quyên trong các loại gia vị. Thêm vào đó là những phụ liệu đi kèm đóng vai trò rất quan trọng để tạo nên 1 đĩa bò né thật sự: tiêu, tương ớt, bánh mì, cà chua (thường được bày sẵn trong đĩa), rau các loại. “Bài bản” hơn là phải có 1 chén nước thịt nho nho, là nước hầm từ ống xương bò, xương heo dùng để rưới lên trên cho đỡ nóng, ăn cũng “ngọt” hơn. Tùy theo sở thích có thể rưới vào đĩa hoặc uống riêng.

Rất nhiều người từ nơi khác đến thường tự hỏi rằng: “Bò né là món gì?” Tai nghe không bằng mắt thấy, chỉ khi nào thưởng thức thì mới có thể cảm nhận hết hương vị của món ăn này.

Quán Quốc Minh (28 Phan Đình Phùng)

Quán Điểm Tâm 64T (64 Nguyễn Chí Thanh)

Quán Chín Đen (55 Ngô Gia Tự)

Cách Chế Biến Món Cháo Thịt Bò Cho Bé Ăn Dặm

Thịt bò là loại thực phẩm có hàm lượng protein cao, bao gồm tất cả 9 axit amin cần thiết để giúp duy trì và phát triển cho cơ thể của bé. Cùng với nó, thịt bò còn có chất béo được bao gồm với CLA rất có lợi cho sức khoẻ của bé và còn làm cho món ăn trở nên ngon hơn..

Khi nào mẹ nên dùng cháo thịt bò cho bé ăn dặm

Mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn thịt bò từ 7 đến 8 tháng tuổi trở lên do ở độ tuổi này bé đã quen dần với việc ăn dặm cũng như cơ thể của bé đã phát triển hơn giai đoạn mới bắt đầu tập ăn. Vậy nên mẹ có thể cho bé làm quen và hấp thụ dần các loại thực phẩm thô mới lạ, bổ dưỡng.

Hướng dẫn cách nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm

Thịt bò là loại thực phẩm đa dụng, mẹ có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu chế biến khác để tạo thành món cháo thịt bò thơm ngon, bổ dưỡng. Tuy nhiên mẹ cần đảm bảo nguyên tắc dinh dưỡng khi nấu cháo thịt bò cho bé ăn dặm cũng như mùi vị thơm ngon để kích thích vị giác của bé cho việc ăn dặm trở nên suôn sẻ hơn. Đồng thời áp dụng cùng với nguyên tắc “ít – nhiều” để kiểm tra phản ứng của cơ thể bé với các nhóm thực phẩm mới.

Cháo thịt bò rau ngót

Cháo thịt bò rau ngót rất tốt cho hệ tiêu hóa, ngoài ra nó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, rất thích hợp để cho bé ăn dặm.

Gạo tẻ: 50g

Thịt bò: 100g

Rau ngót: ½ bó

Gia vị: hạt nêm, muối, nước mắm

Cách chế biến:

Mẹ ngâm gạo tẻ trong nước từ 1-2 tiếng để khi ninh cháo được nhanh hơn. Sau khi ngâm thì vo sạch rồi để ráo.

Rửa sạch thịt bò với nước sôi để nguội. Sau đó băm nhuyễn.

Rau ngót tuốt ra, rửa sạch và thái nhỏ.

Cho thịt bò vào máy xay sinh tố cùng một ít nước rồi xay nhuyễn. Sau đó, tiếp tục cho rau ngót vào xay cùng thịt bò.

Đổ gạo và nước vào nồi để ninh (tỉ lệ 1 phần gạo:3 phần nước).

Đợi cháo gần chín nhừ, cho hỗn hợp thịt bò và rau ngót xay nhuyễn vào đun tiếp trong 10-15 phút. Đến khi các nguyên liệu đã chín hết, bạn nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn và tắt bếp.

Múc cháo ra bát, cho bé ăn lúc còn nóng nhưng phải cẩn thận để tránh bị bỏng.

Cháo thịt bò cà rốt

Mẹ trộn gạo tẻ cùng gạo nếp rồi đem ngâm trong nước từ 2-3 tiếng rồi để ráo.

Rang gạo trên chảo, để lửa nhỏ đến khi gạo khô, hơi có màu vàng là được.

Rửa sạch thịt bò rồi năm nhuyễn, ướp với nước mắm cho đậm vị.

Cà rốt nạo sạch vỏ, cắt thành những miếng nhỏ.

Nấu gạo đã rang với tỉ lệ nước 1:3.

Khi sôi thì hạ nhỏ lửa, đun liu riu tiếp 30 phút rồi cho cà rốt vào ninh cùng. Cho thêm muối, hạt nêm sao cho vừa miệng.

Đến khi gạo đã nhừ bung thì tiếp tục cho thịt bò đã tẩm ướp vào khuấy đều, đun khoảng 10 phút thì tắt bếp.

Khi cháo chín thì múc ra bát, cho bé thưởng thức khi còn nóng.

Cháo thịt bò củ cải

Gạo: 40g

Thịt bò: 20g

Củ cải: 1 khoanh

Gia vị: nước mắm, hạt nêm, dầu ăn

Cách chế biến:

Mẹ rửa sạch thịt bò qua nước sôi rồi băm nhuyễn.

Tiếp đến mẹ rửa sạch củ cải, gọt vỏ, băm nhỏ.

Gạo vo sạch, đổ nước vào ninh cháo trên lửa nhỏ.

Chờ cháo chín rồi cho tiếp thịt bò, củ cải trắng vào.

Khi các nguyên liệu đã chín thì tắt bếp, múc cháo ra bát.

Cháo thịt bò cải bó xôi

Nguyên liệu chuẩn bị: Cách chế biến:

Mẹ thịt bò rửa sạch, trần qua với nước sôi, băm nhuyễn.

Tiếp đó mẹ nhặt rửa sạch cải bó xôi, ngâm rau trong nước muối 5 phút rồi xả lại với nước sạch, băm nhuyễn hoặc thái nhỏ thành sợi chỉ.

Rầu sau đó vo sạch gạo, cho nước vào nấu chín dưới lửa nhỏ.

Khi cháo đã chín, cho thịt bò và cải bó xôi vào đun đến khi chín, sau đó múc bát cho bé ăn.