Cách Chế Biến Món Gà Cho Bé / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

5 Cách Chế Biến Món Gà Cho Bé

Nguồn dinh dưỡng trong việc chế biến món ăn từ gà cho bé

Thịt gà có thể nói là nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong bữa cơm gia đình Việt bởi không chỉ tính dinh dưỡng, dễ tìm mà còn có thể biến tấu thành rất nhiều món ăn khác nhau. Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển của trẻ nhỏ thì các dưỡng chất có trong thịt gà như vitamin B6 và protein có vai trò rất quan trọng đối với hệ đề kháng của trẻ. Chính vì vậy việc lựa chọn thịt gà làm nguyên liệu chính trong các món ăn là sự lựa chọn hàng đầu của các bà mẹ.

5 cách chế biến món gà cho bé – trẻ nào cũng thích

Thực đơn 1: Gà trộn rau củ

Gà trộn rau củ là món ngon – bổ – khỏe được cả mẹ và bé rất yêu thích vì có sự kết hợp màu sắc của nhiều loại rau củ khác nhau cùng với thịt gà, giúp kích thích tính tò mò khám phá cũng như sự thèm ăn của trẻ. Do đó khi nói đến cách chế biến món gà cho bé thì món ăn này luôn được xem là cứu cánh số một cho các mẹ khi phải đau đầu nghĩ ngợi thực đơn món ăn.

Nguyên liệu

200g ức gà.

1 củ khoai tây.

1 củ khoai lang.

1 quả dưa chuột.

100g bí ngô.

100g đậu que.

1 bó rau ngò, chanh, tỏi, ớt.

Gia vị: ½ thìa canh nước mắm, 10g muối.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể kết hợp một số loại rau củ khác như cà rốt, hành tây, khoai môn,… tùy theo khẩu vị của bé.

Cách chế biến món gà cho bé

Ức gà rửa sạch, dùng khăn sạch để thấm nước sau đó đem luộc vừa tới thì mang ra cắt miếng nhỏ.

Gọt vỏ và rửa sạch các loại rau củ (khoai tây, khoai lang, bí ngô và đậu que) sau đó xắt hạt lựu và chia đều các loại vào dĩa đem đi hấp tầm 10-15 phút. Riêng dưa chuột rửa sạch và bào sợi, để riêng không chế biến. Rau ngò lặt sạch và đem rửa, mang ra chén để ráo. Tỏi, ớt rửa sạch rồi băm nhuyễn.

Cho tất cả các nguyên liệu rau củ đã sơ chế vào tô ức gà, cho thêm một ít nước luộc gà cùng nước cốt chanh, ½ thìa nước mắm, 10g muối và tỏi ớt đã băm vào sau đó trộn đều cho đến khi thấm đều gia vị. Cuối cùng, trang trí thêm một ít cọng rau ngò xong thì chúng ta đã hoàn thành một dĩa gà trộn rau củ ngon miệng – vui mắt dành cho bé!

Thực đơn 2: Gà kho trứng cút

Gà kho trứng cút là món ăn thường thấy trong mâm cơm gia đình, chính vì vậy không chỉ riêng bé mà mẹ có thể chuẩn bị món ăn này cho cả gia đình cùng thưởng thức. Cách chế biến món gà cho bé này không chỉ lạ miệng mà còn kích thích bé ăn ngon nữa!

Nguyên liệu:

300g thịt đùi gà.

20 quả trứng cút.

2 thìa canh nước màu.

½ củ gừng, 1 củ hành tím.

Gia vị: 1 thìa canh xì dầu, 2 thìa cafe đường, 1 thìa cafe muối, 1 thìa canh nước mắm, hạt tiêu nguyên hạt.

Định lượng nguyên liệu trên có thể nấu được dĩa gà kho trứng cút cho gia đình 3 người ăn.

Cách chế biến:

Đầu tiên rửa sạch gà rồi dùng khăn sạch để thấm khô nước, sau đó chặt gà thành từng miếng nhỏ để thích hợp cho bé nhai nuốt.Tiếp theo, ta đem rửa sạch trứng cút rồi mang luộc tầm 20 phút cho trứng chín, sau đó vớt ra, ngâm trong nước lạnh tầm 5 phút rồi bóc vỏ, thấm khô nước rồi để riêng. Hành khô và gừng thì thái mỏng thành lát.

Cho vào nồi các nguyên liệu thịt gà, trứng cút, gừng và hành khô đã được thái mỏng cùng 2 thìa canh nước màu và các gia vị bao gồm 1 thìa canh xì dầu, 2 thìa cafe đường, 1 thìa cafe muối, 1 thìa canh nước mắm. Để lửa to, đảo đều, tiếp theo khi nước bắt đầu sôi thì đổ thêm ½ chén nước vào rồi hạ lửa nhỏ lại. Kho khoảng tầm 30 phút, khi phần nước kho đã sền sệt thì món ăn cũng đã hoàn thành. Múc phần thịt kho trứng cút ra dĩa, có thể trang trí thêm một chút tiêu và rau ngò, là chúng ta đã làm xong một món ăn ngon lành cho cả gia đình và bé.

Thực đơn 3: Cánh gà kho coca – cách chế biến món gà cho bé mới lạ

Nguyên liệu:

10 cánh gà giữa.

1 lon Coca.

3 thìa canh nước tương.

½ củ gừng.

1 củ hành tím, hành lá.

Gia vị: 3 thìa canh nước tương, 3 thìa cafe đường, 2 thìa canh nước mắm, 1 thìa cafe hạt nêm.

Cách chế biến:

Trước tiên cánh gà rửa sạch, dùng khăn sạch thấm cho khô nước. Sau đó dùng dao khứa phần cánh gà thành các đường nhỏ trên cả 2 mặt. Gừng và hành tím lột vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ để riêng. Hành lá rửa sạch ráo nước rồi cắt thành đoạn nhỏ.

Tiếp theo ta bắc nồi lên bếp, khi nồi bắt đầu nóng thì mới cho một ít dầu ăn vào, phi thơm gừng và hành băm. Sau đó đem phần cánh gà đã sơ chế vào xào, đảo đều gà cho thấm hương vị. Sau khi thịt gà săn lại thì cho coca cùng các loại gia vị đã được định lượng ở trên vào kho tầm 20 – 30 phút cho đến khi cánh gà chín mềm và nước màu đã sền sệt thì tắt bếp. Cho phần thịt kho ra dĩa thì chúng ta đã có ngay một dĩa gà kho coca béo ngậy cực ngon miệng cho bé rồi.

Thực đơn 4: Gà sốt cam

Đây là món ăn được chế biến từ gà dành cho các bé có thể thay đổi khẩu vị khi đã nhàm chán với các món ăn thường ngày. Phần thịt gà mềm mịn sánh quyện với nước sốt cam chua chua ngọt ngọt đảm bảo cực kì đưa cơm, giúp cho bé ăn ngon miệng hơn sau ngày dài nô đùa.

Nguyên liệu:

300g thịt ức gà.

30g bột ngô.

1 quả trứng gà.

1 củ tỏi, ớt băm nhỏ.

1 quả cam.

Gia vị: dầu ăn, 1 thìa canh nước mắm, 2 thìa cafe đường.

Cách chế biến món gà cho bé này:

Thịt gà rửa sạch, dùng khăn sạch thấm khô sau đó cắt miếng nhỏ cho phù hợp với khuôn miệng của bé khi nhai nuốt.

Đánh trứng cùng 1 ít bột ngô và 1 thìa canh nước mắm , tiếp đó cho phần gà đã cắt nhỏ vào ướp tầm 15 phút cho thấm đều gia vị.

Cách chế biến món gà cho bé, đầu tiên bắc chảo lên bếp, để lửa cho chảo nóng lên rồi cho phần dầu ăn vào, khi dầu ăn đã sôi thì cho phần gà đã ướp vào chiên đến khi vàng thì vớt ra.

Cam rửa sạch, lấy phần nước pha với 1 thìa canh nước mắm và 2 thìa cafe đường rồi cho thêm ít bột ngô vào nữa, rồi đánh cho tan đều các gia vị. Tiếp tục bắc chảo khác lên bếp, cho một ít dầu ăn vào chảo phi thơm tỏi ớt đã được băm, khi đã dậy mùi thì ta tiếp tục đổ phần nước sốt cam vào chảo, đun sôi với lửa nhỏ, rồi xếp gà vào, đun đến khi hỗn hợp sền sệt là được. Có thể trang trí thêm vài cọng rau ngò để dĩa thịt gà sốt cam thêm phần hấp dẫn.

Nguyên liệu:

Dành cho những bé chưa thể nhai nuốt quá nhiều lượng thức ăn khô thì món súp gà nấm rơm này hoàn toàn phù hợp để bé tập quen dần với việc nhai nuốt thức ăn. Đồng thời vẫn đảm bảo sự hấp thu dưỡng chất trong cơ thể bé.

Cách chế biến:

½ con gà ta.

300g chả giò lụa.

1 củ hành tây.

1 củ cà rốt.

100g ngô ngọt.

100g nấm rơm.

2 quả trứng gà.

Hành lá, rau mùi.

2 thìa cafe bột năng.

Gia vị: muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn,…

Cách chế biến món gà cho bé, trước tiên thịt gà rửa sạch, sau đó đem luộc chín tới, vớt ra để ráo nước rồi lọc lấy thịt, xé thành nhiều sợi mỏng. Ta không bỏ phần xương gà mà giữ lại để tiếp tục ninh cho ngọt nước.

Chả lụa cắt miếng nhỏ để bé có thể dễ dàng nhai nuốt, còn hành tây và cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ rồi thái hạt lựu. Nấm rơm sơ chế sau đó xắt nhỏ, hành lá và rau mùi lặt sạch rồi rửa qua với nước, sau đó cắt thành đoạn nhỏ.

Tiếp theo khi đã ninh nhừ phần xương gà lúc nãy thì vớt toàn bộ xương ra và cho phần rau củ đã sơ chế vào nồi, đun tiếp tới khi rau củ chín nhừ thì cho phần gà xé và nấm rơm vào nấu. Khi phần súp gà sôi lại tầm 15 phút thì đập vào 2 quả trứng gà và khuấy đều hỗn hợp, tiếp tục cho 2 thìa bột năng đã pha loãng với nước vào nồi. Cho đến khi nồi súp sôi lại lần nữa thì đã có thể tắt bếp rồi. Sau khi múc ra chén ta có thể trang trí bằng chút hành lá và rau mùi, thế là đã hoàn thiện một chén súp gà nấm rơm ngon ngọt.

Với một vài cách chế biến món gà cho bé như trên thì các mẹ hoàn toàn có thể hô biến được nhiều món ăn mới lạ giúp thay đổi khẩu vị cho mỗi bữa ăn của bé yêu khi đang tập tành ăn thô rồi! chúc các mẹ thành công và bé yêu có thêm nhiều bữa ăn ngon miệng!

Món Ăn Ngon Miệng Cho Bé Chế Biến Từ Thịt Gà

– Gà đem rửa sạch rồi chặt thành miếng nhỏ khoảng 1-1,6cm. Sau đó cho vào bát lớn và thêm muối, tiêu xay, sau đó trộn đều ướp trong 15 phút.

– Cho bột ngô và tiếp tục trộn đều đểu gà được ngấm gia vị.

– Pha nước sốt chua ngọt : cho tất cả các nguyên liệu của nước sốt vào bát lớn, khuấy đều để gia vị hòa tan,

– Chuẩn bị một chảo nóng, đổ dầu đun sôi thì cho gà vào chiên đến khi gà chuyển màu vàng nâu thì vớt ra, để trên giấy thấm dầu.

– Làm nóng lò trước ở nhiệt độ 160 độ C, sau đó quét một lớp dầu ăn mỏng lên khay và cho gà lên rồi rưới nước sốt đều lên khắp bề mặt miếng gà.

– Nướng gà trong khoảng 55 phút, cách 15 phút lại đảo mặt một lần để gà được chín đều.

– 50g hành tây thái hạt lựu

– Hành lá xắt nhỏ, một chút vừng

– Xếp ức gà vào nồi sao cho ức gà không bị chồng đống lên nhau.

– Trộn mật ong, xì dầu, tương đen, dầu oliu, tỏi, hành tây, ớt xay với nhau ra một chiếc tô lớn và rưới đều lên thịt gà.

– Đậy nắp và hầm gà trong khoảng 4 đến 5 giờ đến khi gà chín đều hoàn toàn.

– Lấy thịt gà đã hầm ra gỡ xương, xé thành từng miếng nhỏ và bỏ riêng ra bát.

– Cho bột năng và 45ml nước hòa trong một bát khác để tạo hỗn hợp sệt lại. Đổ hỗn hợp vào nồi và đun trong khoảng 3 phút đến khi sôi thì bắc xuống và rưới lên thịt gà.

– Đổ ra đĩa và rắc hành là và vừng lên cho hấp dẫn.

– Gia vị : Tỏi, nước mắm, tiêu xay, dầu ăn

– Cánh gà rửa sạch, sau đó dùng chút muối chà xát nhẹ lên phần da và xả lại dưới vòi nước. Cắt theo khớp hoặc chắt nhỏ vừa miếng.

– Cho cánh gà vào tô, ướp cùng 1/3 muỗng cafe hạt nêm, 1 muỗng cafe đường, 2 muỗng cafe nước mắm. Vắt nước hành và tỏi băm vào thịt gà, bã để lại. Trộn đều và ướp trong khoảng 15-20 phút cho ngấm gia vị.

– Lấy 1 củ hành khô, 2 tép tỏi, bóc vỏ, băm rồi nhuyễn.

– Lấy 10-12 tép tỏi, đập dập và cắt hạt lựu nhỏ, để riêng.

– Pha nước mắm : 3 thìa nước mắm, 2 thìa đường, 1/3 muỗng tiêu, khuấy tan.

– Cho chảo lên bếp, đổ dầu vào cho nóng sau đó cho cánh gà vào chiên. Khi chiên để lửa trung bình, lật từng miếng gà cho vàng đều các mặt và chiên từ 15-20 phút thì gắp ra.

– Làm nóng chảo, cho thêm 2 muỗng dầu ăn và cho tỏi băm vào phi vàng giòn rồi vớt tỏi ra.

– Đổ phần bã hành tỏi băm nát vào phi thơm, đổ bát nước mắm vào chảo, vặn lửa nhỏ nhất, trút hết cánh gà đã chiên vào chảo nước mắm đảo đều 3-4 phút, trộn tỏi đã phi vào, tắt bếp, nhấc chảo ra khỏi bếp và gắp ra đĩa là có thể dùng được.

Món gà tần thuốc bắc, ngải cứu là một trong những món ăn cực bổ dưỡng đối với những người vừa ốm dậy, hoặc những bà bầu cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt là khi vào thời gian chuyển mùa như lúc này đây. Bởi vậy cần phải tăng cường làm những món ăn nhiều chất, để bồi bổ gấp bội, giúp cơ thể có đủ sức đề kháng phòng tránh các bệnh giao mùa. Gà tần thuốc bắc ngải cứu vừa là một món ăn thơm ngon, vừa là một bài thuốc chữa được nhiều bệnh như đau đầu, thiếu máu nữa chứ…

– Gói thuốc bắc hầm gà: 1 gói

– Bột nêm, nước mắm, mì chính.

Cách Chế Biến Các Loại Cá Cho Bé Ăn Dặm

Các loại cá phù hợp cho bé ăn dặm

1. Cá hồi

Trong số các loại cá biển thì cá hồi là loại cá dùng làm thực phẩm an toàn nhất cho bé, vì cá hồi chỉ sống ở nguồn nước sạch nên mẹ có thể yên tâm khi chế biến cá hồi cho bé ăn dặm.

Không thể phủ nhận vai trò của cá hồi đối với trẻ ăn dặm bởi giá trị dinh dưỡng của cá hồi cực tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ. Thịt cá có chứa hàm lượng omega 3, axit béo rất cao, đồng thời còn có nhiều vitamin A, D, E, B, canxi, sắt, magie, phốt pho và rất nhiều khoáng chất khác.

Ngoài ra, thịt cá hồi rất thơm và mềm, mịn, màu sắc lại tươi sáng, kích thích vị giác của trẻ. Cá hồi cũng rất dễ chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như cháo cá hồi, ruốc cá hồi, các hồi hấp rau củ, nấu soup…

5. Cá diêu hồng

Cá diêu hồng rất giàu selen, vitamin A,kali và acid béo omega -3 tốt cho sự phát triển của bé, đặc biệt từ giai đoạn ăn dặm bé cần nhiều năng lượng hơn cho việc hoạt động như bò, trườn,… Cá diêu hồng là một món ăn tuyệt vời mà mẹ nên đưa vào thực đơn cho bé ăn dặm.

Cách chế biến các loại cá cho bé ăn dặm

Nguyên liệu Chế biến

Cá lóc làm sạch, cạo bỏ vảy, đem luộc chín, gỡ lấy thịt ướp mắm muối, gia vị

Xương cá giã nhỏ lấy 300 ml nước

Cho gạo tẻ, gạo nếp và nước xương cá ninh nhừ. Khi cháo chín thì cho thịt cá vào quấy đều, khi cháo sôi trở lại là được. Cho trẻ ăn khi cháo nóng ấm, ngày dùng hai lần vào lúc đói.

3. Cách nấu cháo cá lóc đậu xanh cho bé ăn dặm Nguyên liệu Chế biến

Đậu xanh ngâm khoảng 15 phút cho mềm (nên để nguyên vỏ đậu không đãi vì nhiều vitamin bổ dưỡng có trong vỏ đậu xanh). Gạo đem ngâm với nước.

Cá lóc là sạch, lọc thịt, thái thành miếng mỏng và ướp cá với chút mắm muối, gừng. Xương cá cho vào nồi luộc sơ qua rồi giã hoặc xay xương cá, lọc lấy chừng 300ml nước.

Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Rau mùi, hành lá nhặt, rửa sạch, thái nhỏ.

Cho gạo và đậu xanh vào nồi nước cá, ninh nhừ.

Cho dầu vào chảo, dầu nóng cho hành khô băm nhỏ vào phi thơm lên rồi cho phi lê cá đã ướp vào xào cho chín, nêm lại gia vị cho vừa miêng.

Khi cháo đã chín nhừ, múc cháo ra bát, cho cá lóc đã xào chín lên trên, rắc chút rau mùi thái nhỏ lên trên cho món cháo thơm và đẹp mắt.

4. Cách nấu cháo cá rô cải xanh cho bé ăn dặm Nguyên liệu Chế biến

Cải rửa sạch, thái nhỏ. Gừng đem cạo vỏ, đập giập.

Cá làm sạch. luộc chín, gỡ lấy thịt. Phần xương cho vào ninh cho ngọt nước, bỏ gừng để khử mùi tanh của cá. Phần thịt đem xào thơm cùng hành khô.

Gạo cho vào nước dùng ninh thành cháo.

Cho cá đã chế biến vào cháo. Cho cá đã chế biến vào cháo, đun sôi, cho rau cải vào, khuấy đều cho chín. Thêm 1 thìa dầu, đảo đều trên bếp rồi trút ra bát là bé đã có tô cháo cá rô rau cải thơm ngon rồi.

Cháo trắng

Rau mồng tơi

Cá lóc phi lê thái mỏng

Gia vị, tỏi, hành tiêu, mùi tàu

Chế biến

Để có món cháo cá lóc cho bé ăn dặm ngon bạn cần rửa sạch cá đem ướp với gừng nhằm khử hết tanh và hấp để lọc sạch xương

Đem phi thơm tỏi sau đó cho rau và cá vào xào thơm rồi nêm nếm gia vị vừa đủ ăn, xay nhỏ rau và cá đã xào chín.

Tiếp theo bỏ cháo vào hầm kỹ cho nhừ, đổ cháo ra bát rồi rắc thêm mùi tàu xay nhỏ lên trên.

Cháo trắng

Rau ngót

Cá lóc phi lê thái mỏng

Gia vị, hành, tiêu, mùi tàu

Chế biến

Làm sạch cá đem hấp lọc bỏ xương. Đem phi thơm tỏi sau đó cho rau và cá vào xào thơm rồi nêm nếm gia vị, xay nhỏ rau và cá đã xào chín.

Bỏ cháo vào hầm kỹ cho nhừ, đổ cháo ra bát và rắc thêm mùi tàu xay nhỏ lên trên. Múc cháo ra bát và cho bé dùng lúc còn ấm.

Tổng kết

Các lưu ý mẹ cần nhớ khi nấu cháo cá lóc cho bé

Khi nấu món cháo cá lóc cho bé, các mẹ cần chọn nguyên liệu sạch, vệ sinh. Không nêm gia vị , đặc biệt là muối vào cháo của bé vì bé ở giai đoạn này chưa thể hấp thụ được thức ăn quá mặn. Nên làm nhiều rau xanh để bé tránh bị táo bón. Cho bé ăn khi cháo còn ấm vừa đủ. Không nên cho bé ăn cháo đã để qua đêm.

Việc nấu cháo cá lóc cho bé ăn dặm không quá khó phải không nào? Chỉ với vài thao tác đơn giản là bạn đã có được cho con mình một bữa ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng nhất. Ngoài ra các mẹ cũng nên bổ sung thêm các loại bột và thực phẩm dinh dưỡng cũng như các loại vitamin khoáng chất cho trẻ giúp phát triển thể chất và trí tuệ tối đa.

Cách Chế Biến Các Món Ăn Bổ Dưỡng Từ Thịt Ếch Cho Bé Ăn Dặm

Cập nhật vào 10/01

1. Bé mấy tháng ăn được thịt ếch

Theo nhiều mẹ có kinh nghiệm trong việc nấu nướng cho trẻ ăn dặm cũng như kiến thức về dinh dưỡng thì bé khoảng 10 tháng tuổi là ăn được thịt ếch.

Cũng có mẹ cho trẻ ăn từ 7 tháng nhưng với số lượng chỉ dừng ở mức ăn thử. Bé lớn hơn 1 tuổi có thể ăn được cháo nguyên hạt và thịt ếch.

2. Cháo thịt ếch có tác dụng gì đối với trẻ nhỏ?

Thịt ếch có nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g thịt ếch có 75g nước, 20g protit, 1,1g lipit, 3,9g tro, 22mg canxi, 159mg photpho, 1,3mg sắt, 0,04mg vitamin B1, 0,22mg vitamin B12, 2,1mg vitamin chúng tôi cấp cho cơ thể khoảng 92 kcal.

Theo Tuệ Tĩnh (Nam dược thần hiệu) ếch còn có tên gọi là điền kê (gà đồng), thanh kê, vị ngọt, tính lạnh, vào kinh tỳ, vị, bàng quang, không độc. Nó có công dụng bổ tỳ vị, trị lao, nhiệt, hư phiền, trẻ em lở ngứa…

Trong dân gian, ếch thường được dùng các trường hợp: Trẻ em bị cam tích, bụng ỏng, đít beo, những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng; Trẻ em về mùa hè hay bị rôm sẩy, mụn nhọt, ngứa lở, quấy khóc, ngủ không yên,…

3. Một số món cháo thịt ếch ăn dặm cho trẻ

Cháo ếch bí đao

Nguyên liệu: 50gr gạo tẻ, 200gr ếch, bí đao, dầu mè, hàn, ngò, nước lọc.

Cách làm:

Làm sạch ếch, lột da, sau đó rửa sạch lọc lấy phần thịt ếch. Phần xương cho vào nấu với cháo.

Thịt ếch đem băm nhuyễn.

Phi thơm hành, cho ếch vào xào sơ qua, khi ếch chính thì rắc hành ngò vào cho thơm.

Gạo ninh nhừ thành cháo trắng sau đó cho thịt ếch đã xào chín vào, đảo đều, nêm gia vị cho vừa miệng, tắt bếp. Múc ra chén nhỏ và cho bé ăn nóng.

Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, mẹ có thể xay nhuyễn thịt ếch sau đó trộn đều với cháo trắng để bé dễ ăn và không bị hóc.

Cháo ếch đậu xanh

Nguyên liệu: 30gr gạo, 20gr đậu xanh, 50gr thịt ếch, 30gr mồng tơi, 10ml dầu ăn, 300ml nước lọc.

Cách làm:

Thịt ếch lọc thịt ở đùi, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.

Cho thịt ếch vào bát, thêm ít nước, quấy tan.

Gạo và đậu xanh ngâm mềm, cho vào ninh nhừ thành cháo.

Cháo chín thì cho thịt ếch vào, đun sôi trở lại.

Cháo ếch hạt sen

Nguyên liệu: 300gr ếch, 1 chén cháo, 100gr hạt sen tươi, 70gr bông cải xanh, 50gr đậu quả Hòa Lan, 3 tai nấm mèo (mộc nhĩ), 2 muỗng cà phê mỡ hành, 1 nhánh gừng, 1 củ cà-rốt (củ nhỏ).

Cách làm:

Ếch sơ chế sạch, băm nhỏ. Cho ếch vào tô có mỡ hành, cho vào lò vi sóng, đặt chế độ Micro khoảng 2 phút.

Nấm mèo ngâm qua nước ấm, bỏ chân cắt miếng.

Hạt sen đổ xâm xấp nước, cho vào lò vi sóng 2 phút.

Bông cải xanh tách nhánh nhỏ, ngâm, rửa sạch.

Cà-rốt gọt vỏ, tỉa hoa, cắt miếng.

Trụng sơ đậu Hà Lan, bông cải, cà-rốt. Sau đó, bằm nhuyễn hoặc xay tất cả rau củ.

Cho cháo vào đun sôi, cho hỗn hợp rau của vào đun thêm 2 phút. Sau đó tắt bếp và cho trẻ ăn nóng.

4. Những chú ý khi chế biến thịt ếch cho bé ăn dặm

Chú ý khi chế biến

Dù sao thịt ếch vẫn là món ăn ngon và nhiều dưỡng chất, do đó cũng không nên loại bỏ hẳn nó ra khỏi thực đơn ăn dặm của trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng là biết cách ăn sao cho an toàn.

Cách chọn thịt ếch

Khoảng thời gian từ tháng 9 trở đi ếch bắt đầu tích mỡ chuẩn bị ngủ đông nên thịt ếch có nhiều chất dinh dưỡng nhất. Bạn nên mua ếch đồng vào thời gian này ếch sẽ ngon nhất.

Khi chọn ếch bạn nên chọn những con có mắt sáng, đầu thon và gân guốc, bụng trắng hoặc ửng vàng,…

Bạn nên lựa chọn những con ếch béo, có kích thước to và da vàng, ếch khi chọn mua phải còn sống, không nên mua ếch đã đông lạnh,…

Cách sơ chế thịt ếch

Bước 1: Những phần cần loại bỏ:

Xương sống: phần này chứa chất gây tê, ăn vào sẽ gây hại cho sức khỏe.

Ruột: đây là bộ phận bẩn nhất của ếch, nếu bạn không có thời gian hoặc không biết làm sạch thì tốt nhất nên bỏ hết đi.

Các đường gân chỉ trên đùi ếch: những ấu trùng sán ký sinh trong ếch cũng có hình dạng giống với những đường gân cơ này. Nếu bạn không có kinh nghiệm phân biệt thì tốt nhất là bỏ hết đi. Những loại ký sinh trùng gây ra nhiều bệnh nan y cho con người.

Bước 2: Rửa sạch thịt ếch

Có nhiều cách để rửa sạch thịt ếch, bạn có thể áp dụng 2 cách như sau:

Rửa thịt ếch bằng rượu gừng nhằm mục đích khử mùi tanh, diệt khuẩn

Rửa thịt ếch bằng dấm hoặc muối để rửa thịt ếch, cũng có tác dụng khử tanh, diệt khuẩn nhưng không mang lại hiệu quả bằng rượu gừng.

Bước 3: Chần thịt ếch (đối với nhiều món ăn, có thể bỏ qua bước này)

Để thịt ếch săn lại, không bị nhão và hạn chế sán, bạn nên dùng bột nghệ và rượu gừng để chần lại thịt ếch. Việc chần thịt ếch bằng rượu gừng và bột nghệ vừa có tác dụng khử tanh, diệt khuẩn, vừa có tác dụng tạo màu, từ đó giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

5. Một số sai lầm nên tránh khi cho bé ăn dặm

Vẫn biết có rất nhiều sách hướng dẫn cũng như việc tìm hiểu thông tin về cách cho bé ăn dặm khá dễ dàng trong thời đại số, nhưng vẫn có một số sai lầm kinh điển mẹ mắc phải:

Nấu thịt ếch không chín kỹ: Thịt ếch có thể chứa nhiều loại sán nguy hiểm nên phải nấu chín kỹ để diệt hết chúng.

Thịt ếch khá mềm nên không cần nghiền/ xay quá kỹ vì khi đó bé sẽ nhàm chán, không muốn nhai nữa.

Hệ tiêu hóa của trẻ chưa quen với thức ăn mặn, Thịt ếch có vị ngọt tự nhiên nên khi nấu mẹ không nên cho thêm gia vị.

Khi trẻ 6 tháng tuổi, mẹ không nên cho trẻ ăn nhiều thịt ếch. Lúc này ăn thịt ếch chỉ mang tính chất thử, nếm thôi. Bắt đầu từ tháng thứ 8 lượng thịt ếch tăng dần và khi trẻ được 12 tháng thì mới ăn cháo ếch.

Có thể bạn cũng quan tâm: Gợi ý những món ăn thơm ngon bổ dưỡng làm từ thịt ếch.

Thịt ếch có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ. Tuy nhiên, khi cho trẻ ăn thịt ếch, các mẹ nên chú ý xem trẻ đã đến tuổi được ăn hay chưa và cách chế biến ăn toàn. Chúc các bé ăn nhanh chóng lớn và thật khỏe mạnh.