Các Món Gà Cho Bé Ăn Dặm / Top 12 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Các Món Cháo Cho Bé Ăn Dặm Từ 6

Nhiều mẹ vẫn thường nói rằng: Nghĩ xem cho con ăn gì thật sự đau đầu tốn thời gian hay việc lên thực đơn cho bé khiến các bé sao cho đủ dinh dưỡng như một thách thức vậy…

Lên thực đơn lựa chọn các món cháo cho bé ăn dặm theo giai đoạn

Giai đoạn ăn dặm dưới 1 tuổi thực sự quan trọng với các bé, bởi đây là khoảng thời gian hình thành thói quen ăn uống cũng như tạo tiền đề cho bé có những khẩu vị riêng ăn uống theo sở thích.

Cũng bởi vậy các mẹ hãy cân nhắc kỹ khi lựa chọn thực phẩm và cách nấu nướng cho bé nha!

1. Các món cháo ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi

Nguyên liệu chủ yếu cho các thực đơn ăn dặm thời điểm 6 tháng là thực vật, bao gồm rau, củ, quả, ngũ cốc và sữa. Thời gian này các bé chủ yếu tập ăn nên 1 ngày chỉ từ 1 – 2 bữa ăn.

Bí quyết chọn lựa rau củ cho bé: với các loại rau có lá xanh thẫm và chỉ dùng lá, không nên dùng cọng, thân. Đối với củ, quả có thể nấu mềm như cà rốt, cà chua, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, các loại đậu, táo, lê…

Hạn chế các loại rau, củ có thể gây dị ứng như đậu phộng, lúa mì, lúa mạch, đậu nành, bắp.

Nếu muốn dùng các nguyên liệu này để nấu cháo cho bé, mẹ nên thử theo dõi phản ứng dị ứng thực phẩm bằng cách: nấu riêng lẻ để theo dõi phản ứng của bé, nếu như bé xuất hiện vết đỏ nổi mẩn thì cần phải dừng loại thực phẩm đỏ ngay nha!

Một số món cháo cho bé ăn dặm cho bé như:

Cháo nấu theo tỉ lệ 3 – 6 thìa

Ngô ngọt hấp chín và rây nhuyễn đổ lẫn với cháo khoảng 3 thìa

Cải thảo luộc chín lấy nước dashi và rây cái cho bé ăn

Cà rốt luộc cùng bắp cải ra nước dashi ngọt thanh

Rây cà rốt và bắp cải nhuyễn

Đổ lẫn cà rốt và cháo

Khoai lang 1 miếng nhỏ hấp chín

Nghiền nát khoai đổ lẫn với cháo rây

Cải ngồng luộc chín và rây cho bé

Yến mạch 1 thìa cafe sau đó ngâm khoảng 30 phút với nước.

Đổ nước ra ngoài sau đó tiến hành xay nhuyễn yến mạch

Khấy đều với nước luộc bí đỏ sẽ cho món cháo yến mạch ngọt thơm

Các mẹ có thể tùy biến với nhiều loại rau củ khác nhau nữa, đa dạng bữa ăn đồng thời tạo hứng khởi cho bữa ăn mỗi ngày và điều quan trọng là cho bé viết vị thử các vị nhiều nguyên liệu thức ăn.

2. Các món cháo ăn dặm cho bé từ 7 – 12 tháng

Khi lớn hơn từ tháng thứ 7 trở đi các nguyên liệu làm thức ăn dặm cháo cho bé cũng trở nên đa dạng phong phú. Các mẹ có thể lựa chọn một số thực phẩm như:

Thịt mềm, các loại cá béo ( cá chép, cá hồi, cả quả…) Lượng thịt, cá trong bữa ăn của bé giai đoạn này là khoảng 15g/ phần ăn. Và mỗi ngày không nên ăn quá 3 lần như vậy sẽ dẫn tới tình trạng thừa chất.

Bí đỏ 1 miếng + 1 miếng nhỏ phô mai

Ninh cháo và rây bí đỏ trộn cùng thịt gà băm nhuyễn

Cá bống hấp chín gỡ lấy thịt và xay rau củ cà rốt + rau cải trộn lẫn

Đun sôi sốt lên với chút dầu ăn

Khuấy lên với cháo trắng

Cá lăng 1 miếng nhỏ hấp chín gỡ lấy thịt và xào với hành khô cho thơm

Rau củ như cà rốt và bí đao dằm nhuyễn

Trộn với cháo thành một hỗn hợp

Cháo cá hồi sốt cam – dành cho ngày cuối tuần

15g gạo xay hạt to 5g đậu lăng 10g cà rốt khoai tây thái nhỏ hoặc nạo nhỏ 30g cá hồi ( 2 miếng 5cmx3cm) 3 thìa nước cam 2 cọng măng tây 1 thìa bột năng ( mình dùng bột năng organic )

Một số lưu ý khi nấu cháo ăn dặm cho bé

Để tiết kiệm thời gian các mẹ có thể trữ đông là cách an toàn và hiệu quả nhất để bảo quản các nguyên liệu nấu cháo cho bé. Các loại nguyên liệu khác nhau, rửa sạch, nấu chín, xay nhuyễn và chia đều thành các phần vừa ăn rồi để đông đá.

Đừng nên nấu 1 nồi cháo to và để con ăn cả ngày. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy chán ngấy thức ăn, đồng thời việc nấu đi nấu lại cháo 3 bữa sẽ mất đi ít nhiều dinh dưỡng.

Nên bổ sung thêm các loại dầu thực vật cho bé. Đây là nhóm chất dinh dưỡng rất quan trọng, đóng vai trò chính trong cung cấp năng lượng cho trẻ, giúp hình thành mô mỡ có chức năng điều hòa thân nhiệt, cung cấp chất béo giúp cho quá trình hấp thu các vitamin quan trọng trong cơ thể.

Các bé dưới 1 tuổi không nên sử dụng gia vị sẽ ảnh hưởng tới thận của bé. Các mẹ vẫn nên tận dụng các gia vị từ thiên nhiên.

Các món cháo ăn dặm tốt cho hệ tiêu hóa và giúp bé tăng cân theo giai đoạn không quá khó thực hiện. Các mẹ có thể tranh thủ chút thời gian nghỉ là có ngay 1 món cháo thơm ngon cho các con.

Chúc các mẹ thành công với nhiều món ăn ngon cho bé!

Công Thức Nấu Các Món Cháo Với Trứng Gà Cho Bé Ăn Dặm

Lòng đỏ trứng gà là nguồn cung cấp đạm dồi dào dễ hấp thu tương đương với đạm trong sữa. Ngoài ra lòng đỏ trứng gà còn có kẽm, vitamin A, vitamin D – loại vitamin rất ít có trong thực phẩm. Đặc biệt hàm lượng chất béo trong lòng đỏ trứng gà thấp vì vậy bé cũng sẽ không lo đầy bụng.

– Bé dưới 7 tháng: ½ lòng đỏ trứng/lần ăn ở dạng xay nhuyễn. Mỗi tuần bé nên ăn tối đa 3 lần

– Bé 8 – 9 tháng: 1 lòng đỏ/bữa, chỉ ăn 2 – 3 lần/tuần

– Bé 10 – 12 tháng: đến giai đoạn này bé có thể ăn được cả lòng trắng trứng. Mỗi bữa có thể ăn 1 quả trứng gà. 1 tuần bé có thể ăn tối đa 3 lần

– Bé 1 – 2 tuổi: nên ăn 3 – 4 quả trong 1 tuần

– Bé trên 2 tuổi: có thể ăn 1 quả/ngày nhưng không quá 5 quả/tuần

2. Tổng hợp 7 công thức nấu cháo trứng gà cho bé ăn dặm

Nguyên liệu

– Trứng gà: ½ lòng đỏ

– Cháo chín nhừ: 1 thìa súp

– Nước: ½ chén

– Dầu ăn dặm

Cách thực hiện

– Cho cháo đặc vào nồi sau đó thêm nước vào đánh tan rồi đun sôi

– Đánh tan lòng đỏ trứng, bật nhỏ lửa, cho lòng đỏ trứng vào nồi từ từ, quấy đều để trứng tan đều, không bị vón cục

– Đun thêm khoảng 3 – 5 phút cho trứng chín hẳn rồi tắt bếp

– Thêm khoảng 5ml dầu ăn dặm vào cháo rồi cho bé ăn ngay khi còn ấm như vậy bé sẽ ăn ngon miệng hơn.

Cháo trứng gà khoai lang

Nguyên liệu

– Trứng gà: 1 quả

– Khoai lang: 2 củ

– Cháo trắng: 1 phần đủ ăn

– Sữa tươi: 1 ly nhỏ

– Gia vị ăn dặm

Cách thực hiện

– Khoai lang rửa sạch, cắt nhỏ đem đi hấp chín và nghiền nhuyễn

– Trộn khoai lang nghiền với sữa

– Đun cháo trong nồi, cho hỗn hợp khoai nghiền vào đun cùng. Sau đó cho phần lòng đỏ vào đánh đều. Đun nhỏ lửa khoảng 1 – 2 phút rồi tắt bếp.

Nguyên liệu

– Trứng gà: 1 quả

– Gạo thơm: 3 nắm

– Bí đỏ: 200g

– Gia vị ăn dặm

Cách thực hiện

– Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước để nấu thành cháo với tỉ lệ phù hợp độ tuổi của bé

– Bí đỏ gọt vỏ, cắt nhỏ, hấp chín rồi nghiền nhuyễn

– Trứng gà tách lòng đỏ, đánh tan

– Khi cháo đã chín, cho phần lòng đỏ và khuấy đều, cho tiếp bí đỏ nghiền nhuyễn vào đảo đều.

– Đun trên bếp thêm khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Thêm 5ml vào cháo của bé rồi cho bé sử dụng

Cháo trứng gà hạt sen cà rốt

Nguyên liệu:

– Trứng gà: 1 quả

– Gạo thơm: 3 nắm

– Hạt sen: 7 hạt

– Cà rốt: nửa củ

– Gia vị ăn dặm

Cách thực hiện

– Gạo vo sạch, cho vào nồi thêm nước rồi cho lên nồi ninh thành cháo

– Cà rốt loại bỏ vỏ, cắt nhỏ, rửa sạch, hấp chín rồi nghiền nhuyễn

– Sen tươi rửa sạch, loại bỏ tâm, luộc chín rồi băm nhỏ

– Cho lòng đỏ trứng gà vào cháo quấy đều cho đến khi trứng chín

– Cho cà rốt, sen tươi vào nồi cháo, nấu khoảng 5 phút, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp

– Thêm 5ml dầu ăn dặm vào cháo cho bé dùng

Nguyên liệu

– Lòng đỏ trứng: ½ quả

– Phomai cho trẻ 6 tháng trở lên: ¼ miếng

– Cháo đặc: 1 – 2 thìa

– Dầu ăn dặm

Cách thực hiện

– Cho cháo đặc vào nồi, thêm nước đánh tan rồi bật bếp, nấu nhừ

– Đánh tan lòng đỏ trứng, cho vào nồi cháo từ từ khuấy đều đến khi trứng chín

– Cho phomai vào nấu khoảng 4 – 5 phút cho phomai tan đều rồi tắt bếp

– Thêm 5ml dầu ăn vào cháo của bé là có thể dùng

Cháo trứng gà thịt bò nấm hương

Nguyên liệu

– Trứng gà: 1 quả

– Thịt bò: 50g

– Gạo thơm: 3 nắm

– Nấm hương: 3 – 5 chiếc

– Gia vị ăn dặm

Cách thực hiện

– Thịt bò rửa sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn cùng 1 chút gia vị

– Nấm hương ngâm trong nước ấm khoảng 10 phút sau đó vớt ra rửa sạch, cắt bỏ cuống, băm nhỏ

– Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước rồi bật bếp nấu thành cháo

– Khi gạo nở bung cho bò xay nhuyễn vào khuấy đều

– Lòng đỏ trứng gà cho từ từ vào nồi, đánh tan cho trứng chín hết

– Đun thêm 5 phút nữa rồi bỏ nấm hương băm nhỏ và nêm chút xíu gia vị vào rồi tắt bếp

Nguyên liệu

– Trứng gà: 1 quả

– Gạo thơm: 3 nắm

– Đậu đỏ: 1 nắm

– Gia vị ăn dặm

Cách thực hiện

– Tách riêng lòng đỏ trứng gà rồi đánh tan

– Đậu đỏ rửa sạch, hấp chín rồi nghiền nhuyễn

– Gạo vo sạch, cho vào nồi nấu chín nhừ

– Cho lòng đỏ trứng gà vào quấy đều sau đó cho đậu đỏ vào quấy đều tay, đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp.

3 Cách Nấu Cháo Gan Gà Cho Bé Ăn Dặm Các Mẹ Nên Biết

Cập nhật vào 07/01

Cách nấu cháo gan gà cho bé ăn dặm đang được rất nhiều người tìm kiếm, đặc biệt là các mẹ. Món cháo này giúp trẻ khỏe mạnh, mắt sáng, là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho bé yêu.

Dinh dưỡng có trong gan gà

Gan gà có chứa nhiều Vitamin B1. Vitamin B1 còn gọi là thiamine, giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động tương tác của tế bào trong cơ thể, nhất là việc sản xuất năng lượng. Vitamin B1 còn có tác dụng hỗ trợ và bảo vệ hệ thần kinh trước nguy cơ bị tổn thương và thoái hóa. Ngoài ra, vitamin B1 còn hỗ trợ các bộ phận trong cơ thể và hệ thần kinh ngắt các thông báo truyền gửi cho nhau.

Ăn gan gà thường xuyên cũng bổ sung vitamin B2, coenzyme – thành phần quan trọng tham gia vào quá trình khử độc bên trong cơ thể. Các coenzyme khi đi vào cơ thể sẽ tham gia phản ứng để hoàn thành việc khử các enzyme chứa thành phần độc hại trong cơ thể. Bên cạnh đó, trong gan gà có chứa vitamin C và nguyên tố vi lượng selen, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa sự sản sinh của tế bào ung thư

Ngoài ra gan gà hữu cơ có chứa vitamin B12 với hàm lượng tương đối cao. Nếu cơ thể bị thiếu hụt loại vitamin này có thể gây ra bệnh thiếu máu. Vitamin B12 giúp ngăn ngừa mất trí nhớ, làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Gan gà rất giàu protein, canxi, phốt-pho, kẽm, vitamin A, B và một lượng lớn chất sắt cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, hàm lượng vitamin A có trong gan gà vượt hơn hẳn so với các loại thức ăn từ sữa, trứng, thịt, cá hay các loại thực phẩm khác. Vitamin A có công dụng phòng chóng khô mắt, mỏi mắt, duy trì thị lực bình thường… Các mẹ nên chú ý đưa gan gà vào thực đơn để bảo vệ đôi mắt cho bé.

Gan gà nhỏ, có mùi vị ngọt thơm khi chế biến nên được dùng nhiều để nấu cháo cho trẻ. Những món ăn được chế biến từ gan gà không chỉ ngon mà còn rất tốt cho não bộ và tăng cường thể lực cho con của bạn.

Lưu ý khi chọn mua và chế biến gan gà

Gan gà rất có ích nhưng ăn nhiều lại không tốt. Khi mua gan, các mẹ nên chú ý nguồn gốc xuất xứ. Phải đảm bảo rằng đó là những lá gan gà hữu cơ (gà được chăn nuôi bằng phương thức hữu cơ) nếu không, con bạn có nguy cơ ăn phải những loại gan chứa đầy chất kích thích và độc tố… rất có hại cho sức khỏe. Nên chọn mua gan có màu đỏ sẫm tươi, không có nốt sần trên bề mặt gan. Đó là gan của những con vật khỏe mạnh, không bị bệnh.

Khi làm gan gà, để loại bỏ phần nào các chất độc có thể tồn tại trong gan, cần rửa thật sạch loại thực phẩm này, bóp sạch máu đọng, nấu chín hẳn mới được ăn. Không nên vì muốn ăn gan mềm mà chỉ xào chín tái vì cách nấu này không diệt được vi khuẩn gây bệnh và các ký sinh trùng trong gan, tạo điều kiện cho các mầm bệnh ký sinh trong cơ thể.

Các mẹ cũng có thể tham khảo một số công thức nấu cháo ăn dặm bổ dưỡng khác cho trẻ:

Các cách nấu cháo gan gà cho bé ăn dặm

Cháo gan gà rau dền cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: Rau dền 30g, gan gà 30g, dầu ăn: 1 thìa nhỏ 5ml, gia vị.

Cách làm: Cho gạo vào nồi, thêm nước, ninh nhừ thành cháo. Rau dền xắt nhỏ. Gan gà rửa thật sạch, cho chút nước vào đánh tan. Cháo chín nhừ cho thêm gan vào khuấy đều rồi cho rau vào nấu chín. Cháo nhừ thì múc ra bát và bỏ một ít dầu ăn, nêm gia vị vừa miệng.

Cháo gan gà khoai lang cho bé ăn dặm

Cách làm: Gạo tẻ vo sạch, ngâm 30 phút sau đó ninh nhừ. Gan gà lạng hết màng xơ, rửa sạch, băm nhuyễn. Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng và hấp chín. Sau khi khoai chín thì dùng thìa tán nhuyễn. Cháo chín thì cho gan và khoai vào nấu tiếp trong vòng 3-5 phút. Có thể cho thêm rau thơm nếu thích. Khi cho bé ăn các mẹ múc ra bát, trộn thêm một thìa dầu ăn và gia vị vừa miệng.

Cháo gan gà cà rốt cho bé ăn dặm

Nguyên liệu: Gạo tẻ, gan gà 30g, cà rốt 30g, dầu ăn, gia vị.

Cách làm: Ngâm gạo 30 phút rồi cho nước vào nồi, nấu cháo. Gan gà làm sạch, bóc màng xơ, băm nhuyễn. Cà rốt rửa sạch, thái miếng sau đó hấp chín và nghiền nhuyễn. Cháo chín thì cho gan và cà rốt vào đảo đều, đun sôi. Cháo nhừ thì múc ra bát, thêm dầu ăn và nêm chút gia vị cho vừa miệng.

Ngoài ra các mẹ còn có thể tự sáng tạo những công thức nấu cháo từ gan gà cho bé bằng cách kết hợp các loại rau củ khác nhau như khoai tây, rau cải ngọt, ngải cứu,… Bé sẽ có những bữa ăn vừa ngon miệng vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

Góc chia sẻ: Nếu bạn đang muốn mua nấm lim xanh nhưng chưa biết nên mua ở đâu, bạn có thể tham khảo ngay:

2 Cách Nấu Cháo Tim Gà Cho Bé Ăn Dặm Các Mẹ Cần Nắm Rõ

Cập nhật vào 02/12

Cháo tim gà chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của trẻ. Để chế biến được món này ngon và giữ được nhiều dưỡng chất thì mẹ cần phải biết cách nấu đúng chuẩn.

Dinh dưỡng có trong tim gà

Trong Đông y tim gà có vị ngọt, tính bình không độc có tác dụng dưỡng tâm, ích khí, khai uất, dưỡng khí huyết. Còn theo các nghiên cứu khoa học, tim là một nguồn chất sắt, kẽm, selen, vitamin nhóm B như B2, B6, axit folic và B12 tuyệt vời.

Hàm lượng cụ thể của các chất dinh dưỡng có trong tim gà bao gồm đạm 16g, chất béo 5,5g, Sắt 5,3g. Đạm (protein) là thành phần của các mô cấu tạo và bảo vệ cơ thể cũng như tế bào mềm ở các cơ quan. Protein cũng lưu hành trong máu dưới hình thức những kháng thể, kích thích tố, hồng huyết cầu và các loại diêu tố. Và đạm chất cũng là nguồn duy nhất cung cấp nitrogen, một chất cần thiết cho mọi sinh vật sống. Ở trẻ em, đạm cực kỳ cần thiết để các bé có thể phát triển một cách toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ.

Đặc biệt, tim rất giàu chất CoQ10, cực kỳ quan trọng cho hoạt động của cơ thể, là bộ máy sản xuất năng lượng trong cơ thể. Hầu hết mọi người mắc bệnh mãn tính là do thiếu CoQ10 và bị tổn thương cơ thể. Tim là nguồn thực phẩm chứa CoQ10 tốt nhất.

Tim gà chứa rất nhiều dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho quá trình phát triển của bé. Vậy nên, đây là lựa chọn hoàn hảo cho các bà mẹ có con ở lứa tuổi ăn dặm.

Ngoài tim gà thì gan gà cũng là nguyên liệu bổ dưỡng để chế biến các món ăn dặm cho trẻ, bạn có thể học cách chế biến Cáo ăn dặm làm từ gan gà Tại đây.

Kinh nghiệm chọn tim gà: Khi mua nên chọn loại còn tươi, ấn vào mặt tim dẻo còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không mua các loại tim bị tái, đen, có mùi hôi. Tốt nhất biết được nguồn gốc các loại phủ tạng này từ nơi giết mổ đã qua kiểm dịch từ những con vật khoẻ mạnh không mắc bệnh.

Các cách nấu cháo tim gà cho bé ăn dặm

Một số cách nấu cháo tim gà cho bé ăn dặm:

Cháo tim gà rau cải cho bé ăn dặm

Rửa sạch tim, lột lớp màng bầy nhầy xung quanh đi, bóp muối qua rồi rửa lại sau đó băm nhỏ.

Rau cải ngọt rửa sạch, xắt nhỏ.

Phi thơm hành và cho tim vào xào chín.

Gạo ngâm 30 phút, đổ nước vừa đủ và ninh nhừ. Khi cháo chín thì cho tim xào và rau cải vào khuấy đều, vặn nhỏ lửa ninh tiếp đến khi chín kỹ.

Múc cháo ra bát, để nguội bớt và cho bé ăn.

Cháo tim gà rau cải cho bé ăn dặm

Cháo tim gà cà rốt cho bé ăn dặm

Gạo tẻ: 50 gram

Gạo nếp: 20 gram

Tim gà: 40 gram

Hành lá: vài nhánh

Hành tím: 2 củ

Các gia vị cần thiết khác: mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn….

Đem gạo tẻ và gạo nếp đi vo sạch, nhặt bỏ sạn và ngâm vào nước khoảng 2-3 tiếng trước khi nấu giúp gạo mềm, nấu nhanh chín hơn. Sau khi ngâm xong, bạn cho gạo vào chảo rang cho khô, vàng, thơm lên rồi mới cho vào nồi nấu. Bạn có thể sử dụng nước hầm xương để nấu cháo để ngon hơn

Rửa sạch tim, bóc lớp màng nhầy, bóp với muối trắng và rửa lại cho sạch sau đó băm thật nhuyễn, ướp với chút tiêu, mắm, hạt nêm trong vòng 15 phút.

Cà rốt cạo vỏ, rửa và thái hạt lựu. Hành lá thái khúc. Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng, băm nhuyễn.

Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào, cho hành tím xuống phi thơm, sau đó trút phần tim gà, cà rốt vào xào cùng trong 10 phút. Khi cháo gần chín, bạn cho phần tim và cà rốt xuống đảo đều, đậy vung lại nấu thêm 15 phút. Nêm nếm lại gia vị xem đã vừa miệng ăn chưa để điều chỉnh cho hợp lí, cuối cùng rắc hành lá xuống và tắt bếp.

Múc cháo ra bát, ăn nóng với hành phi, tiêu bột rất ngon.

Ngoài ra các mẹ có thể đa dạng hóa thực đơn cho con bằng cách kết hợp tim gà với các loại rau củ khác nhau như khoai lang, bí đỏ, rau ngót,… Vừa giúp trẻ ăn ngon miệng vừa cung cấp đầy đủ các chất cho bé.

Gà là thực phẩm bổ dưỡng và được sử dụng nhiều để chế biến nhiều món cháo bổ dưỡng cho trẻ ăn dặm, ngoài cháo tim gà thì các mẹ cũng có thể học cách nấu một số món cháo khác từ nguyên liệu gà:

Cách nấu cháo gà đậu xanh cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm3 cách nấu cháo gan gà cho bé ăn dặm các mẹ nên biết5 phút học công thức nấu cháo gà ác cho trẻ ăn dặm

Nội tạng động vật nói chung có chứa rất nhiều các chất đạm, sắt, chất béo, vitamin A và cholesterol. Trong đó, cholesterol chiếm hàm lượng cao hơn rất nhiều so với các thực phẩm khác như thịt, cá, hải sản…Vì vậy mẹ không nên cho con ăn quá nhiều tim động vật. Mỗi tuần các mẹ nên cho con ăn 2 – 3 lần và chỉ ăn từ 30 – 50g/bữa là hợp lý nhất.