Các Món Ăn Chế Biến Từ Lưỡi Heo / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Jbth.edu.vn

Chế Biến Các Món Ăn Từ Heo Rừng

– Thịt lợn rừng: 500g (chọn phần thịt mông hoặc vai).

– Sả, hạt dổi, hành khô, tỏi, gia vị, đường, dầu hào, mẻ, lạc rang.

– Dứa, khế chua, dưa chuột, cà rốt, các loại rau thơm.

2: Thực hiện

Bước 1: thịt lợn rừng rửa sạch, cắt khổ nhỏ theo chiều dài với độ dày khoảng 4-5cm đem ướp với sả băm nhỏ, hành khô, hạt dổi rang chín nghiền hoặc giã nhỏ để khoảng 4-5 tiếng.

Bước 2: cho thịt vào nồi hấp cách thủy khoảng 30-40 phút . Lấy thịt ra thái lát mỏng bày ra đĩa.

1: Nguyên liệu

– Thịt lợn rừng (ba chỉ, vai): 300g.

– Rượu chát đỏ: 30ml.

– Tỏi, hành tím, mật ong, nước tương, mì chính, hạt nêm, dầu ăn.

2: Thực hiện

– Bước 1: thịt lợn rừng mua về rửa sạch thái miếng mỏng vừa ăn.

– Bước 2: hành, tỏi băm nhỏ ướp lẫn với thịt, rượu chat, 1 thìa hạt nêm, ½ thìa bột ngọt, 1 thìa dầu ăn, 1 thìa mật ong & nước tương trong 15 phút.

– Bước 3: sử dụng vỉ nướng và nướng thịt trên than hoa đến khi thịt chuyển sang màu vàng là đạt thành phẩm. Lưu ý: không nên nướng quá lâu vì thịt sẽ bị cháy, bì dai sẽ không ngon.

– Thịt lợn rừng (vai hoặc mông): 500g.

– Rau xanh: 05 củ sả, nước cốt dừa, rau mùi, cà rốt, ớt.

– Gia vị: hạt nêm, dầu hào, tương bần, muối tiêu, chanh.

Thịt chuẩn bị cho món lợn rừng hấp sả tốt nhất là thịt vai hoặc mông

2: Thực hiện

– Bước 1: sả băm nhỏ, thịt lợn rừng rửa sạch để nguyên miếng ướp cùng dầu hào, hạt nêm, nước cốt dừa và sả trong vòng 1-2h. Lưu ý nên cắt khổ thịt dày từ 3-4cm ướp cho nhanh ngấm gia vị, tránh để miếng thịt quá dày.

– Bước 2: cho thịt lên chõ hấp khoảng 30 phút.

– Bước 3: Bắc thịt ra đĩa để nguội rồi thái lát mỏng, bày thịt ra đĩa trang trí với cà rốt, rau mùi và ớt tỉa.

– Bước 4: chuẩn bị nước chấm: thịt lợn rừng hấp sả có thể chấm với muối tiêu chanh, tương bần hoặc nước mắm nguyên chất.

– 150g sả bào, một củ cà rốt, một củ hành tây, ngò gai, củ hành tím 200g,

– Hai trái cà chua, 30g tỏi, 250g chanh, đậu phộng rang

– Nước mắm ngon, dầu ăn, gia vị, rau xà lách, húng lủi.

Chế Biến Các Món Ăn Từ Gà Hồ

Gà Hồ vốn là giống gà ở làng Lạc Thổ (Thuận Thành – Bắc Ninh), tên tuổi của nó gắn liền với những bức tranh Đông Hồ nổi tiếng. Gà Hồ đẹp mã, to lớn, thịt thơm ngon nên xưa kia, mỗi dịp Tết Nguyên Đán giống gà này thường được đem tiếng cung để vua ngự lãm.

1. Da cổ gà Hồ bóp thính

Đầu tiên phải kể đến món nghe rất lạ “Da cổ bóp thính” được làm từ phần da cổ gà, hấp lên, thái nhỏ ra rồi trộn với thính. Ưu tiên của món này là giòn và thơm, ăn kèm với rau sống rất mát. Với những người thích ăn vặt, đây là món “khởi động” tuyệt vời.

Gà hấp được làm khá đơn giản, phần đùi với những thớ thịt dày và chắc nhất, lọc hết xương, ướp thêm chút gia vị cho đậm, rồi hấp cách thủy để món ăn không bị mất nước, mất ngọt, cuối cùng, thái thật mỏng, chấm với nước mắm hành. Món này mộc mạc, không qua nhiều công đoạn sơ chế nhưng lại là món để thực khách thẩm định rõ rệt nhất vị thơm ngon của gà Hồ.

Sau một loạt các món “nhiều protein” có lẽ thực khách cần đến một món ăn thanh đạm hơn, hoặc có nhiều rau xanh hơn để chống “ngấy”. Lúc này, bạn nên thưởng thức Gà xào xả ớt và Lòng Mề xào thiên lý. Các món này khá phổ biến nhưng hầu hết trong các bàn tiệc không bao giờ thiếu được chúng.

6. Lẩu gà Hồ

Cuối cùng, “chốt” lại cho một bữa tiệc hoàn hảo là món Lẩu gà quen thuộc. Vị ngọt của nước ninh xương gà, vị chua chua thơm thơm của rượu nếp, vị hơi ngai ngái đắng của ngải cứu, tất cả hòa quyện với nhau chắn chắn sẽ khiến các thực khách hài lòng khi thưởng thức món Lẩu Gà Hồ.

TRANG TRẠI TÂY NINH

Ghi chú: Tất cả sản phẩm tại Trang Trại Tây Ninh được giao hàng toàn quốc

Độc Đáo Các Món Ăn Chế Biến Từ Hoa Hồng

Nhắc đến hoa hồng chúng ta đều biết nó là loài hoa quen thuộc, mang nhiều ý nghĩa biểu trưng khác nhau, hoa đại diện cho tình yêu, sắc đẹp và tuổi trẻ…Tuy nhiên, loài hoa này còn được dùng để chế biến thành những món ăn độc đáo và mới lạ mà chúng ta ít biết đến. Cánh hoa hồng chứa nhiều vitamin C, B, caroten, chất chống oxy hóa và nhiều hoạt chất có lợi khác .

– Người Trung Quốc tin rằng các món ăn từ hoa rất có lợi cho sức khỏe. Từ ngàn năm trước họ đã sử dụng hoa như một loại thực phẩm trong đó có hoa hồng làm món ăn để bồi bổ sức khỏe. Hơn nữa, hoa hồng có thuộc tính dương, vị ngọt, giúp lưu thông khí huyết, giảm phù nề , giải độc…nên dùng hoa hồng làm nguyên liệu để nấu cháo giúp tăng cường lưu thông máu, tốt cho đường ruột.

– Các món ăn từ hoa hồng có đủ loại, từ món tráng miệng đến món chính, mang nhiều màu sắc đặc trưng của loài hoa như đỏ, hồng và trắng. Hương vị của những món ăn này cũng khá đa dạng, có cả vị ngọt, đắng, xen lẫn mùi thơm dịu nhẹ của hoa hồng.

– Chuẩn bị đường, nước, cánh hoa hồng, nước cốt chanh. Cho tất cả cánh hoa hồng, nước, nước chanh và đường vào nồi. Nước chanh có tác dụng làm cho siro không bị lại đường. Đun hỗn hợp này trong 30p đến khi nó hơi sánh lại

– Sau đó lọc bỏ cánh, hoặc có thể để nếu muốn ăn cả cái. Dùng siro hoa hồng để pha trà hoặc nước, làm các món kem, bánh và thạch… Để trong lọ kín đã được khử trùng để bảo quản được lâu.

– Chuẩn bị nguyên liệu là một vài bông hồng nhung đỏ và vài lạng mộc nhĩ, cần tây, giấm, dầu mè, gia vị vừa đủ. Đầu tiên hãy ngâm cánh hoa hồng trong nước muối loãng khoảng 10 phút, mộc nhĩ cắt chân ngâm nước ấm và rửa sạch, cần tây cắt khúc tầm 5-7cm

– Đun nước sôi rồi thả vào nước sôi đun khoảng 1-2 phút. Sau đó xào qua mộc nhĩ, cần tây, cuối cùng bỏ cánh hoa hồng và thêm gia vị trộn đều. Ta đã có món hoa hồng mộc nhĩ cần tây đậm vị và hương sắc.

-Nguyên liệu của món bánh hoa hồng này có hạnh nhân rang, sữa tươi không đường, đường, kem tươi, lá gelatin, nụ hoa hồng. Đầu tiên đổ hạnh nhân vào hỗn hợp sữa và nước, rồi để qua đêm trong tủ lạnh, sau đó lấy ra và lọc để tách hạnh nhân.

– Cho kem và đường, sữa vào nước đã lọc đun nhỏ lửa và cho lá gelatin vào hòa tan và đổ vào từng cốc đựng sẵn hạnh nhân và cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ. Trong thời gian đó hãy đun lá gelatin cùng hoa hồng bằng nước trà túi lọc. Khi pudding đã đông, lấy ra và đổ nước hoa hồng (nguội) này lên trên. Chờ đông và thưởng thức.

– Nguyên liệu để làm món cháo hoa hồng rất đơn giản bao gồm: Gạo ngon, hoa hồng, mật ong, hạt kê, long nhãn. Sau đó bạn nấu cháo như bình thường và ăn trong ngày thay cho cơm đều được

– Đặc biệt, hoa hồng làm món ăn được chăm sóc đặc biệt: hoa phải sạch và tinh khiết, theo dõi sâu bệnh nghiêm ngặt mới được thu hoạch để chế biến thành món ăn dành cho thực khách.

Những món ăn làm từ thực phẩm khác cũng được trang trí thành những bông hoa hồng cực kì đẹp mắt. Món ngon không chỉ đảm bảo về chất lượng mà nó còn phải đáp ứng được tiêu chí hấp dẫn, đẹp mắt và tươi ngon nữa.

Hoa hồng đã là nguyên liệu và là ý tưởng để những người đầu bếp tài hoa tạo nên những món ăn phong phú và đẹp mắt. Cuộc sống trở nên đa dạng và tươi vui hơn khi được thưởng thức được nhiều món ăn ngon, độc đáo mới lạ hơn. Hãy tận dụng chất dinh dưỡng trong cánh hoa hồng để làm món ngon chiêu đãi cả nhà.

Các Món Ăn, Bài Thuốc Chế Biến Từ Lòng Lợn

Ruột lợn nhồi nhân sâm: Dạ dày lợn 1 cái (hoặc một đoạn ruột lợn), nhân sâm 15g, bột tiêu 3g, gừng tươi 15g, hành sống 7 củ, gạo tẻ 200g. Lòng lợn rửa sạch, các loại trên trộn đều nhồi vào dạ dày lợn khâu buộc lại. Hầm nhỏ lửa cho chín nhừ. Thức ăn bồi bổ cơ thể dùng cho các trường hợp suy kiệt, bệnh lao dài ngày.

Cháo lòng: Dạ dày lợn 1 cái hoặc ruột lợn 1 đoạn, gạo tẻ 200g. Dạ dày lợn rửa sạch, luộc chín, thái miếng; lấy nước nấu với gạo tẻ thành cháo. Cháo chín, cho dạ dày hoặc ruột lợn đã luộc vào, đun nhỏ lửa cho nhừ, thêm gia vị. Dùng cho các trường hợp suy kiệt, đặc biệt là sau thời gian bị bệnh dài ngày.

Lòng lợn dầm tương: Dạ dày hoặc ruột lợn, lượng thích hợp luộc chín, thái lát. Dùng tỏi, dấm, hồ tiêu, tương (hoặc nước mắm) làm nước chấm. Ăn thường ngày khi đói, ngày 1 lần, tuần 2 – 3 lần. Dùng cho người cao tuổi thiểu dưỡng, phù nề hai chân.

Lòng lợn hầm sa nhân chỉ xác: Dạ dày lợn 1 cái, chỉ xác 12g, sa nhân 5g. Chỉ xác, sa nhân bỏ trong dạ dày lợn, khâu chặt lại, thêm nước và gia vị, hầm nhừ; lấy nước bỏ bã chỉ xác, sa nhân. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa tử cung, thoát vị bụng, người già yếu thoát vị cơ năng.

Lòng lợn hầm: Dạ dày lợn 1 cái, làm sạch thái lát, thêm gia vị, nước, hầm nhừ, ăn thường nhật, tuần vài ba lần. Dùng cho các trường hợp lang ben, bạch biến, sạm da.

Canh lòng lợn hoàng kỳ: Dạ dày lợn 1 cái (hoặc ruột lợn 1 đoạn), hoàng kỳ 15g, nhân sâm 8g, gạo tẻ 200g, hạt sen bỏ tâm 20g. Lòng luộc chín thái miếng. Tất cả bung nhừ, vớt bỏ bã hoàng kỳ, nhân sâm, thêm hành và gia vị. Dùng cho thai phụ, sản phụ, người cao tuổi suy nhược cơ thể.

Hải sâm hầm lòng lợn: Hải sâm 30g, lòng lợn 120g, mộc nhĩ 15g. Hải sâm, mộc nhĩ ngâm nước cho mềm, lòng heo làm sạch thái miếng, thêm gia vị, nước lượng thích hợp nấu súp. Dùng cho các trường hợp táo bón mạn tính, âm hư, huyết hư (sốt nhẹ, suy nhược, khát nước, da tóc khô, lòng bàn tay, bàn chân nóng).

Lòng lợn nhồi củ năn: Củ năn gọt bỏ vỏ, cho vào một đoạn ruột lợn đã rửa sạch, buộc hai đầu, đem luộc nhừ trong nồi đất, không cho muối. Dùng cho bệnh nhân đầy trướng bụng.

Canh lòng lợn hầm hoàng kỳ thăng ma chỉ xác: Ruột lợn (lấy đoạn đại tràng) 250g, hoàng kỳ 20g, thăng ma 9g, chỉ xác 10g. Ruột lợn làm sạch thái miếng, cho 3 dược liệu cho trong túi vải, thêm nước. Hầm chín, bỏ gói bã thuốc, thêm gia vị. Chia 2 lần ăn trong ngày. Đợt dùng liên tục 7 ngày. Dùng cho các trường hợp sa dạ dày, sa tử cung, các loại thoát vị.