Bạn đang xem bài viết Tim Hiểu Mẹ Sau Sinh Ăn Thịt Bò Được Không được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Có rất nhiều nghi ngờ trong việc ăn thịt bò ảnh hưởng tới cơ thể mẹ như việc để lại sẹo khi sinh mổ hay trong thịt bò có thành phần gây kích thích đến việc mẹ mất sữa, thiếu sữa cho con bú.
Tuy nhiên các bác sĩ cho rằng thịt bò là một loại thực phẩm đáng tin cậy, giàu dinh dưỡng cho cơ thể mẹ đặc biệt là trong thời kỳ hậu sản, cơ thể mẹ rất yếu cần bổ sung nhiều chất để hồi phục lại sức khỏe của mình.
Vậy có nên hay không ăn thịt bò vào trong khoảng thời gian vừa sinh em bé?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể ăn. Nhưng tùy trường hợp các mẹ phải lựa chọn thời điểm, chế độ, liều lượng ăn cho phù hợp.
Sau sinh mổ có được ăn thịt bò không
Mọi người cho rằng trong thịt bò chứa nhiều protein và có kích thích làm tăng lượng tế bào phát triển nên nguy cơ lồi sẹo đối với người đã có tiền sử mắc là rất cao.
Các bà các mẹ còn truyền tai nhau là thịt bò còn có chất làm vết thương sẫm màu, làm tối phần da non được tái tạo và hình thành sẹo thâm, gây ngứa và co rút vết thương.
Tuy nhiên thì chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào khẳng định rằng việc ăn thịt bò là tác nhân gây ra sẹo lồi hoặc sẹo thâm gây mất thẩm mỹ của mẹ sau khi sinh mổ. Rất nhiều mẹ sau khi sinh mổ ăn thịt bò thì không gây ảnh hưởng gì đến vết mổ trong quá trình lành.
Nhưng nguy cơ để lại sẹo khi ăn thịt bò mà vết thương đang hở thì vẫn có khả năng xảy ra.
Vì giá trị dinh dưỡng trong thịt bò rất lớn vậy nên tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà xem xét để quyết định ăn thịt bò sau khi sinh mổ hay không để tận dụng được lợi ích của thực phẩm này đối với sự phục hồi và phát triển của các mẹ và bé.
Giá trị dinh dưỡng từ thịt bò
Chúng ta đều biết thịt bò mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể. Vậy giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại cụ thể là gì?
Vitamin B12 cũng là chất rất cần thiết cho cơ thể mà xuất hiện trong thịt bò. Nó giúp giữ cho hệ thần kinh khỏe mạnh, hỗ trợ sản xuất DNA cũng như hồng cầu, nhất là các tế bào máu đỏ mang oxy đến các mô cơ. Lựa chọn thịt bò ít béo được khuyến nghị bởi nó sẽ mang lại hàm lượng Vitamin B12 cao hơn.
Ngoài Vitamin B6, Vitamin B12 trong thịt bò còn chứa Vitamin B3 (Niacin), đây là một vitamin quan trọng trong cơ thể giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Ăn thịt bò đồng nghĩa với việc bổ sung kẽm và khoáng chất cho cơ thể điển hình là chất sắt. Sắt là chứa rất nhiều trong thịt bò. Nó có tác dụng nuôi dưỡng oxy đồng thời tạo thành hemoglobin một thành phần quan trọng trong máu.
Thịt bò chứa nhiều Kali giúp tổng hợp protein, hỗ trợ sản xuất ra hormone tăng trưởng giúp phát triển cơ bắp. Thêm vào đó là phốt pho trong thịt bò tham gia vào quá trình chuyển hoá chất đạm, chất đường bột và chất béo giúp cơ thể duy trì và sản xuất ra năng lượng.
Lợi ích khi mẹ sau sinh ăn thịt bò
Thịt bò có rất nhiều thành phần có lợi cho sức khoẻ như đã nêu ở trên. Vì vậy phụ nữ sau sinh là đối tượng được khuyến khích bổ sung các chất dinh dưỡng có trong thịt bò để giúp cơ thể hồi phục, tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch tốt nhất.
Điều đầu tiên kể đến là trong quá trình vượt cạn, các mẹ đều phải trải qua giai đoạn mất máu hoặc thiếu máu, khiến cơ thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt thường xuyên. Hàm lượng sắt trong thịt bò cao sẽ giúp bổ sung máu. Vì thế thịt bò cần thiết cho phụ nữ sau sinh hấp thụ chất sắt từ loại thực phẩm này giúp tăng cường chuyển hóa thành máu, phòng tránh thiếu máu cho cơ thể.
Ngoài ra thì ăn thịt bò giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể mẹ, thúc đẩy quá trình phục hồi sau sinh, tăng cường hệ miễn dịch. Hơn nữa trong thịt bò còn có chứa cytocilin, một chất giúp đốt cháy chất béo, kiểm soát được cân nặng của mẹ, mẹ sẽ không lo lắng vấn đề ăn thịt bò ảnh hưởng đến quá trình lấy lại cân sau khi mang bầu.
Các món từ thịt bò tốt cho mẹ sau sinh
Có rất nhiều cách để chế biến thịt bò tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến món thịt bò kho khoai tây, canh rau ngót nấu với thịt bò băm, hay canh xương bò hầm đậu đỏ… Với món thịt bò kho khoai tây thì thịt bò như đã nói chứa nhiều protein và sắt bổ sung máu, còn khoai tây giúp bổ sung chất xơ và calo để cung cấp năng lượng cho hoạt động của tuyến sữa, giúp mẹ sau sinh có nhiều sữa hơn.
Món canh xương bò hầm đậu ưu điểm lớn nhất là cung cấp canxi từ xương còn đậu đỏ có chứa một loại chất hoạt động tương tự như estrogen, giúp tuyến vú phát triển sẵn sàng cho sự tiết sữa.
Ngoài những món ăn kể trên còn rất nhiều thực phẩm khi chế biến cùng thịt bò sẽ đem lại những lợi ích đáng kể cho mẹ sau sinh.
Lưu ý khi ăn thịt bò với mẹ sau sinh
Về liều lượng ăn: như đã nói bên trên thì mẹ không nên ăn quá nhiều thịt bò bởi thịt bò bản thân là một loại thịt đỏ. Ăn quá nhiều sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư đại tràng,..Theo lời khuyên từ Học viện nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ, mỗi người không nên tiêu thụ quá 510,29g thịt đỏ đã qua nấu chín mỗi tuần.
Về cách chế biến: Nhiều mẹ có thói quen ăn thịt bò tái bởi khi vừa chín đến thịt bò ngọt hơn khi chín kĩ. Tuy nhiên để đảm bảo rằng thịt không bị nhiễm sán, ký sinh trùng, thì vẫn nên nấu chín thịt bò để đảm bảo không gây bất cứ ảnh hưởng gì đến hệ tiêu hoá cũng như cơ thể mẹ.
Ngoài ra thì thịt bò không nên ăn cùng với hải sản, đậu nành, đậu đen, thịt heo, lươn, hẹ, hạt dẻ, rượu và nước chè.. vì các chất dinh dưỡng của thịt bò và các loại thực phẩm này có thể phản ứng với nhau gây những tác dụng không tốt cho cơ thể.
Bà Đẻ Bà Đẻ Sau Khi Sinh Có Ăn Được Thịt Bò Không
Giá trị tuyệt vời mà thịt bò mang lại
Theo kết quả kiểm nghiệm: trong 100g thịt bò có chứa đến 28g protein cùng các vitamin B12, B6,…cùng rất nhiều các khoáng chất như sắt, magie, kẽm, kali, axit amin…Và lí do thịt bò được ưa chuộng hết sức là vì chỉ trong 100g thịt bò sẽ cung cấp 280 kcal năng lượng, gấp đôi so với cá và nhiều loại thịt động vật khác.
Thịt bò rất giàu chất sắt giúp tái tạo, bổ sung lượng máu cần thiết cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu máu, nhất là đối với những người đang bị bệnh. Ngoài ra để bồi bổ lượng máu thì bạn nên ăn bắp cải sau khi sinh cùng với thịt bò sẽ giúp cung cấp hàm lượng chất sắt nhiều hơn.
Bắp bò rất giàu axit amoniac. Đây là loại axit tăng cường sức khỏe và phát triển cơ bắp rất tốt, rất phù hữu ích cho những vận động viên thể hình.
Vitamin B12 cũng là một thành phần chứa nhiều trong thịt bò, nó cần thiết cho các tế bào, nhất là các tế bào máu đỏ mang oxy đến các mô cơ. Hơn nữa, loại vitamin này còn thúc đẩy nhánh chuỗi amino acid chuyển hóa, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể trong những hoạt động cường độ cao.
⇒ Vì vậy, mẹ sau sinh hoàn toàn có thể ăn thịt bò để bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể của mẹ và bé.
Tác dụng của thịt bò đối với mẹ sơ sinh
Theo quan niệm nhân gian, mẹ sau sinh không được ăn thịt bò vì sợ để lại sẹo, nhất là các mẹ sinh mổ. Nhưng hiện nay, các chuyên gia đã nhận thấy rằng, các vết sẹo, lồi lõm trên cơ thể ấy là do cơ địa, không phải do ăn thịt bò gây nên. Vì vậy, mẹ sau sinh cần phải bổ sung một lượng thịt bò vừa đủ để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và khoáng chất cho cả mẹ bỉm và cả bé nữa.
Gợi ý một số món ăn từ thịt bò lợi sữa
Thịt bò hầm khoai tây:
Thịt bò mua về rửa sạch, thái miếng hình vuông rồi ướp với gia vị để 15 phút cho thấm.
Khoai tây, củ cải đỏ gọt vỏ rửa sạch rồi thái thành những miếng vừa ăn. Gừng gọt vỏ, băm nhuyễn; hành tây thì bóc vỏ, rửa sạch rồi bổ múi cau.
Chảo nóng thì cho dầu và tỏi vào phi cho thơm, sau đó cho thịt bò vào xào đến khi thịt săn lại thì cho nước và cà chua vào ngập thịt. Nêm nếm vừa ăn rồi vặn lửa nhỏ lại chờ thịt bò mềm. Khoảng 25-30 phút thì thêm củ cải đỏ, khoai tây vào, khi nồi súp sôi lại thì nêm lại cho vừa ăn và tiếp tục hầm cho đến khi thịt bò mềm.
Khi tất cả các thứ đều chín mền thì thêm chút gừng để món ăn thơm ngon hơn.
Thịt bò xào nui
Nếu bạn cảm thấy ngán ăn cơm thì có thể làm món này để ăn ngon miệng mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng.Cắt thịt bò thành những miếng mỏng hoặc dày tùy thích vừa ăn, sau đó ướp với ít tỏi băm, gia vị để 15 phút cho thấm.
Luộc nui cho đến khi nở. Trong lúc luộc nhớ khuấy đều và cho thêm ít muối và dầu vào để nui có độ bóng và không bị dính vào nhau.
Khi thấy nui vừa chín tới thì vớt ra, rửa lại với nước sạch sau đó để ráo nước, lưu ý không để nui qá chín mềm sẽ không ngon.
Chảo nóng thì cho dầu và tỏi băm vào phi thơm, sau đó cho nui vào xào, nêm chút dầu hào và gia vị rồi khuấy đều.
Sau khi Sinh có nên uống nước cam không?
Sau khi Sinh uống nước yến được không?
Rate this post
Bà Đẻ Bà Đẻ, Phụ Nữ Sau Sinh Có Ăn Lòng Lợn Được Không?
Bà đẻ, phụ nữ sau sinh có ăn lòng lợn được không?
Lòng lợn hay còn gọi là trư đỗ, có vị ngọt, tính ấm, tổng Đông Y có tác dụng kiện tỳ vị, ích thận bổ hư. Lòng lợn là món ăn khá quen thuộc đối với người Việt, nó có thể được chế biến thành các món như lòng lợn luộc, lòng xào với rau củ, cháo lòng,… thơm ngon và lạ miệng.
Tuy nhiên, lòng lợn được xem là một món ăn dễ bị nhiễm khuẩn, ăn lòng lợn có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tả, kiết lị, đau bụng, tiêu chảy,… Không chỉ ảnh hưởng đến người bình thường mà đối với bà đẻ, mẹ sau sinh cũng ảnh hưởng khá nhiều. Cho nên bà đẻ, mẹ sau sinh được khuyên là không nên ăn lòng lợn.
Mẹ sau sinh có sức khỏe cũng như sức đề kháng khá yếu, hệ tiêu hóa cũng còn rất kém cho nên tốt nhất là mẹ sau sinh không nên ăn lòng lợn để tránh gặp những trường hợp không may, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ cho con bú.
Vì sao bà đẻ, mẹ sau sinh không nên ăn lòng lợn?
Mẹ sau khi sinh cầm phải kiêng kỵ nhiều thực phẩm, nguyên nhân đó là cơ thể mẹ lúc này rất yếu, cần phải ăn uống đúng cách để tránh tình trạng làm sức khỏe của mẹ không hồi phục mà còn dẫn đến nhiều tình trạng xấu hơn và ảnh hưởng đến cả sức khỏe của trẻ sơ sinh. Mẹ sau sinh nếu ăn lòng lợn thì có thể dẫn đến nhiều hệ quả như sau:
Trong lòng lợn có chứa khá nhiều chất đạm, đây là hàm lượng tốt cho cơ thể, tuy nhiên nó cũng chứa rất nhiều cholesterol xấu, axit uric,… Những chất này có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh về tiểu đường, tim mạch, bệnh gút và huyết áp cao.
Lòng lợn có chứa nhiều loại ký sinh trùng gây nên tình trạng giun, sán, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ sau khi sinh. Và nguy cơ mắc giun, sán cao hơn nếu như mẹ sau sinh ăn các thức ăn được chế biến từ lòng lợn nhưng chưa được nấu kĩ.
Bà đẻ, mẹ sau khi sinh ăn lòng lợn có thể bị đầy bụng khiến cho cơ thể bị mệt mỏi. Lòng lợn có chứa nhiều hàm lượng cholesterol, nếu ăn lòng lợn sẽ gây khó tiêu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ sau sinh.
Ăn lòng lợn sẽ làm tăng nguy cơ liên cầu khuẩn lợn, nếu thức ăn chưa được chế biến kĩ thì nguy cơ mắc bệnh sẽ càng cao hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn lòng lợn và tiết canh có thể khiến cho người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợi rất cao. Khi nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng bệnh như viêm phổi, xuất huyết, viêm cơ tim, viêm não, viêm khớp.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại lòng lợn, lòng lợn tẩm hóa chất tẩy rửa, ngâm chất bảo quản để giữ được độ trắng sáng cho lòng lợn. Nếu ăn phải những loại lòng lợn này thì có thể gây ra ngộ độc, ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sức khỏe cho nên các bà mẹ sau sinh tránh ăn lòng lợn để tránh nguy cơ mắc bệnh.
Bà đẻ, mẹ sau sinh nếu muốn ăn lòng lợn thì cần phải lưu ý những gì?
Mặc dù bà đẻ, mẹ sau sinh được khuyên là không nên ăn lòng lợn trong quá trình cho con bú, tuy nhiên nếu như thèm thì mẹ có thể ăn vài miếng, tuy nhiên nếu ăn lòng lợn thì các bà mẹ nên lưu ý những điều sau đây:
Mẹ sau sinh không nên ăn lòng lợn không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Mẹ sau sinh không được ăn lòng lợn không đảm bảo vệ sính, chưa chế biến kĩ, chưa làm sạch sẽ để loại bỏ hết được giun sán và vi khuẩn.
Không được ăn lòng lợn đã để qua đêm vì lúc này lòng lợn có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao dù cho đã được làm sạch và nấu kỹ trước đó.
Các chị em phụ nữ sau sinh không ăn quá nhiều lòng lợn, những người bị mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao cũng không nên ăn lòng lợn.
Phụ nữ sau khi sinh muốn đảm bảo có một sức khỏe tốt thì phải có một chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý. Tăng cường cung cấp nhiều thực phẩm tốt cho sức khỏe, ăn nhiều rau xanh, củ quả, uống nước ép trái cây sau sinh mang đến nhiều lợi ích. Bổ sung thịt cá tôm và thức ăn đều phải được nấu chính, mềm, dễ tiêu hóa để tránh tình trạng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các bà mẹ.
Sau sinh sức khỏe của các chị em phụ nữ vốn đã yếu ớt, cho nên phải luôn đảm bảo rằng các loại thực phẩm đều phải an toàn, đảm bảo vệ sinh cũng như tốt cho cơ thể của mẹ. Bài viết đã giải đáp thắc mắc Bà đẻ, phụ nữ sau sinh có ăn lòng lợn được không? Hi vọng đây sẽ là bài viết cung cấp những thông tin kiến thức hữu ích dành cho mọi người.
Rate this post
Sinh Mổ Ăn Thịt Dê Được Không? Mẹ Cần Đặc Biệt Quan Tâm Tới Vấn Đề Này
Trang Chủ – Làm mẹ – Sinh mổ ăn thịt dê được không? Mẹ cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề này
Nhiều sản phụ sau sinh thắc mắc, sinh mổ ăn thịt dê được không? Bởi thịt dê có mùi vị thơm ngon, có tác dụng bổ dưỡng, giữ ấm rất tốt, rất thích hợp ăn trong mùa lạnh. Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh mổ có được phép ăn thịt dê? Câu trả lời sẽ có ngày trong bài viết này.
1. Sinh mổ ăn thịt dê được không?
Theo y học cổ truyền, thịt dê có tác dụng trừ hàn, bổ khí huyết, khai vị, tăng thể lực, thông sữa,… không chỉ tốt cho nam giới mà còn là vị thuốc bổ rất tốt cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ sau sinh. Ăn thịt dê nhiều trị được bệnh gầy yếu, mệt mỏi, nôn ợ, đau bụng… mỡ dê còn có tác dụng trừ phong giải độc, kiết lỵ, nổi mề đay, mẩn ngứa. Như vậy, bà đẻ sau sinh mổ và đang cho con bú vẫn được phép ăn thịt dê, bởi thịt dê không làm ảnh hưởng tới vết mổ nhưng ngược lại còn giúp thông tia sữa và nhanh phục hồi sức khỏe của mẹ hơn. Nếu bà đẻ sinh mổ được phép ăn thịt dê, vậy đâu mới là đối tượng nên kiêng món thịt thơm ngon, bổ dưỡng này?
2. Những đối tượng nên kiêng kỵ ăn thịt dê
Người bị viêm gan phải kiêng ăn thịt dê. Nguyên nhân là thịt dê có tính ngọt, nóng, ăn quá nhiều có thể làm cho một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể làm cho một số vùng nhiễm bệnh trong cơ thể phát triển, bệnh tình nặng thêm. Y học hiện đại đã chứng minh, sau khi hấp thụ nhiều protein và chất béo, gan của người mắc bệnh viêm gan sẽ không thể hoàn thành chức năng trao đổi chất, như quá trình phân giải, hấp thụ… một cách hữu hiệu. Từ đó càng tăng thêm gánh nặng cho gan, dẫn đến bệnh tình nặng thêm. Thịt dê là thực phẩm giàu chất protein và mỡ, vì vậy người bị viêm gan nên ăn ít hoặc không nên ăn.
Những người có tình trạng huyết áp cao, sốt, nhiễm trùng không nên ăn nhiều thịt dê vì có thể làm cho tình trạng viêm trong cơ thể tăng lên.
Những người mắc chứng lở mồm long móng, loét lưỡi, đau mắt đỏ, miệng đắng, bực bội, yết hầu đau khô, đau nhức sưng chân răng hoặc người bị đau bụng hay đi ngoài đều phải kiêng ăn thịt dê.
3. Những lưu ý khi mẹ sau sinh mổ ăn thịt dê
Không ăn thịt dê với dấm chua: Vị chua của dấm khi ăn cùng với thịt dê sẽ làm cho tác dụng giữ ấm cơ thể của thịt dê bị giảm đi.
Không ăn thịt dê cùng dưa hấu: Thịt dê có tính ấm, dưa hấu có tính hàn nên nếu ăn cùng sẽ làm giảm tác dụng bổ dưỡng của thịt dê và ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa.
Không ăn thịt dê cùng với bí đỏ: Thịt dê và bí đỏ đều là thực phẩm có tính nóng, nếu ăn cùng nhau sẽ dễ bị nóng trong người, gây nhiệt. Tương tự như vậy, những thực phẩm hoặc gia vị có tính nóng khác như ớt, hạt tiêu, đinh hương… cũng không thích hợp để ăn cùng thịt dê.
Không uống trà trong và sau khi ăn thịt dê: Trong thịt dê có nhiều protein, trong khi trà xanh có chứa axit tannic, nếu kết hợp với nhau sẽ tạo ra chất tannalbin có tác dụng cầm giữ, làm cho nhu động ruột yếu đi, lượng nước trong phân cũng giảm hơn, khiến cho việc đi ngoài không được thông, thậm chí sinh ra táo bón. Như vậy, các chất độc và chất gây ra ung thư sẽ nằm lâu trong ruột, cơ thể phải hấp thu, gây nguy hại cho sức khỏe.
4. Một số món ngon từ dê tốt cho mẹ sau sinh mổ
4.1 Thịt dê hầm ngũ vị hương giúp bà bầu lợi sữa
Nguyên liệu: 200gr khoai tây, 150 gr cà rốt gọt vỏ cắt miếng cỡ ngón út. Cách làm:
Chiên vàng khoai tây và cà rốt với chảo nhiều dầu, vớt ra để ráo dầu.
1/2kg thịt nạc dê cắt miếng vuông 3cm. Ướp trộn thịt trong nồi kim loại với: 10gr ngũ vị hương, 2 thìa xì dầu, 30gr gừng giã dập, 1/3 thìa cà phê tiêu, 1/2 thìa cà phê muối.
Để qua 40 phút, cho vào 3 thìa dầu ăn, xào nhỏ lửa cho thịt thật săn, vàng mặt thịt rồi châm nước sôi vào cao hơn mặt thịt khoảng một đốt tay, thêm vào 20cc rượu trắng ngon (gin, vodka…), hầm nhỏ lửa, khi thịt bắt đầu mềm cho cà rốt vào trước nấu trong khoảng 5 phút, cho khoai vào tiếp nấu trong 2 – 3 phút nữa, nước còn sấp mặt thịt là được.
4.2 Cháo chân dê giảm stress sau khi sinh
Nguyên liệu: Chân dê, gạo nếp, 10gr thông thảo, 20gr hạt sen, 15 – 20g ý dĩ. Cách làm:
Chân dê lấy từ móng lên khoảng 10 – 15cm đốt sạch lông, đập bỏ móng rồi đem hầm với gạo nếp rồi bỏ hạt sen, thông thảo, ý dĩ vào.
Hầm đến khi nhừ thì rồi cho sản phụ dùng.
4.3 Chân dê tiềm thuốc bắc tăng sữa, an thần
Nguyên liệu: 4 chiếc chân dê, câu kỷ tử, 5 củ hành, 2 lít nước xương. Gia vị: Bột nêm, hành, gừng, muối, bột ngọt, đường. Rau mồng tơi, cải xanh, mì tôm hay bún ăn kèm. Cách làm:
Chân dê cạo sạch, đem luộc qua rồi chặt miếng vừa ăn.
Nước xương đun sôi cho gói đồ tiềm, hành tím vào đun lửa nhỏ 5 phút cho chân dê vào, tiếp tục bỏ gia vị vào nêm hơi nhạt, hầm lửa nhỏ 30 phút thấy nước sắt lại còn tầm 1 lít là được.
4.4 Cháo gạo lức nấu với thịt dê
Nguyên liệu: Thịt dê tươi: 200g (thái mông), gạo lức: 100g, hành, gừng. Cách làm:
Cho vào nồi gạo lức với một ít nước, cho cùng với thịt dê, nấu đến khi thịt nhừ là được. Nêm nêm vừa ăn và rắc thêm hành, gừng là có thể thưởng thức nóng.
Đây là món cháo có tác dụng bổ hư, ích khí ôn trung mạnh tỳ. Lưu ý, người có đờm, hỏa lực tà thấp nhiệt không nên dùng món cháo này.
Việt Thư tổng hợp Làm mẹ – Tags: ăn thịt dê sau sinh mổ, sinh mổ ăn thịt dê được không, sinh thường ăn thịt dê được không
Cập nhật thông tin chi tiết về Tim Hiểu Mẹ Sau Sinh Ăn Thịt Bò Được Không trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!