Bạn đang xem bài viết Thịt Kho Hột Vịt Món Ăn Đặc Trưng Của Người Việt được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thịt kho hột vịt hay còn gọi là thịt kho tàu là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người miền Nam. Tuy nhiên, để bữa cơm luôn hấp dẫn, bất kỳ người nội trợ cũng có thể làm món ăn này trong bữa ăn hằng ngày. Chỉ cần bớt chút thời gian chuẩn bị nguyên liệu và vào bếp là bạn có món thịt kho hột vịt đậm đà hương vị quê hương.
Hướng dẫn cách làm thịt kho hột vịt đậm đà hương vị
500gr thịt heo (thịt ba chỉ, chân giò)
5 quả trứng luộc (trứng cút tùy theo khẩu vị)
2 củ hành tím khô băm nhuyễn
1 muỗng cà phê tiêu bột
2 đoạn gốc hành trắng băm nhuyễn, phần xanh thái nhỏ
3 – 5 gốc hành trắng giữ nguyên cọng
Cách nấu thịt kho hột vịt
1 muỗng cà phê bột nêm
3 muỗng canh nước mắm
1 muỗng cà phê xì dầu
1 muỗng canh đường
Nước dừa: 1 trái
2 muỗng canh tỏi, hành tím băm nhỏ.
Dụng cụ: Nồi, bếp…
Bước 1: Sơ chế thịt heo, thịt rửa sạch, dùng dao cạo sạch lông sau đó chần qua nước sôi có muối khoảng 3-4 phút. Thịt vớt ra rửa qua với nước lạnh rồi thái thành miếng vuông bằng bao diêm.
Tiến hành ướp thịt với hành băm, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, xì dầu, đường… để thịt ngấm da vị trong khoảng 30 phút.
Bước 2: Bắc nồi lên , cho vào 1 muỗng canh đường, nấu với lửa nhỏ và dùng đũa khuấy khuấy cho đến khi thấy đường chuyển qua màu cánh gián thì cho hành tỏi băm vào xào thơm trong khoảng 1 phút.
Sau đó cho thịt vào vào xào săn trong khoảng 7 – 10 phút .
Bước 3: Cho nước dừa cùng với nước lạnh ngập thịt kho và đun với nhiệt độ vừa phải trong vòng 10 phút. Cuối cùng cho trứng vịt đã luộc qua và bóc vỏ vào và hạ hơi nhỏ lửa tiếp tục kho cho thịt mềm.
Bước 4: Đun cho tới khi trứng thấm gia vị và có màu vàng đẹp thì bạn cho phần hành trắng cùng với vài trái ớt kho thêm ít phút rồi tắt bếp. Cuối cùng trước khi tắt bếp bạn hãy nếm nếm lại thịt kho tàu cho vừa khẩu vị của gia đình. Bạn có thể bảo quản món ăn trong tủ lạnh và sử dụng trong nhiều ngày.
Bài viết được quan tâm: Công thức nấu món thịt đông thơm ngon
Cầy Tơ 7 Món, Khám Phá Thịt Chó 7 Món Đặc Sản Của Người Việt
Trong làng ẩm thực Việt, có lẽ các món ăn được chế biến từ thịt chó luôn để lại ấn tượng sâu đậm nhất đối với thực khách nước ngoài. Không những thế, người xưa có câu “cầy tơ 7 món” cũng có thể hiểu phần nào sự hấp dẫn của thịt chó được ví như thịt cầy. Thịt chó 7 món với các cách chế biến đa đạng, mỗi món ăn lại mang đến cho người thưởng thức một hương vị đặc trưng riêng không hề bị pha lẫn.
1 – Thịt cầy luộc ( thịt chó hấp) 2 – Chả chó 3 – Cầy tơ nương ( thịt chó nướng) 4 – Thịt chó nấu rượu mận (Nhựa mận ) 5 – Gan cầy tơ nướng cuốn mỡ chài 6 – Cầy tơ xáo măng ăn với bún 7 – Lòng chó hay dồi chó
Nội dung món ngon từ thịt chó trong bài
Dụng cụ và gia vị cần có
Dụng cụ: nồi nhỏ, nồi vừa, nồi to, chảo đất, chảo gang, thớt to, dao phay, dao chặt, than củi, vỉ nướng, cối đá, rổ rá.
Gia vị: mắm, muối, mì chính, hạt nêm, hạt tiêu, mắm tôm, riềng, mẻ, sả, hành, lá na, lá mơ, húng lìu, húng quế, chanh, ớt, đậu xanh, vừng, dầu ăn, mỡ nước…
Cách chế biến thịt chó 7 món ngon nhất
1. Thịt chó xào lăn
Hay món thịt chó xào sả ớt cũng chính là món xào lăn này. Công đoạn làm như sau:
Mua về thịt chó rửa sạch, thái mỏng con chì. Nên chọn loại thịt bắp đùi hoặc ba chỉ sẽ ngon và ngọt hơn. Sả rửa sạch, thái thành những lát mỏng. Lá móc mật tuốt ra, rửa sạch, cắt đôi. Cho thịt chó vào tô, ướp với rượu, mẻ, bột điều, mì chính, bột ớt, hạt tiêu trong khoảng 20 phút. Trộn đều cho thịt ngấm gia vị và để vào tủ lạnh. Cho dầu ăn vào trong chảo đun nóng già. Đổ toàn bộ phần thịt chó đã ướp gia vị vào trong và đảo đều tay trong khoảng 5 đến 7 phút cho đến khi nào thịt săn lại, vàng đều là được.
Chú ý: Để lửa to và đảo liên tục để thịt săn bên ngoài, nhưng vẫn giữ được độ ngọt bên trong. cho sả vào đảo đều liên tục trong khoảng 30 giây rồi cho riềng xay và lá móc mật vào cuối cùng.
2. Món dồi chó
4. Món chả chó nướng
Thịt chó 7 món không thể thiếu món ăn hấp dẫn ngày. Để làm món chả chó chiên lá na, bạn nên lóc lấy phần thịt nac ở hai bên lườn xương ống, nếu ít thì có thể lấy thêm cả phần thịt đùi nữa. Lóc thịt xong, bạn thái nhỏ, băm nhuyễn rồi cho tất cả vào một chiếc âu lớn. Sau đó, bạn thêm vào khoảng 300 gr thịt lợn nạc băm nhuyễn cùng với mắm tôm, riềng, mẻ mỗi loại 1 thìa, một chút mắm, muối và 5 củ hành ta băm nhỏ. Xong xuôi, bạn trộn đều tất cả lên, ướp độ 30 phút.
Trong thời gian ướp, bạn rửa sạch lá na (chọn những lá to), rửa xong thì để tất cả ra rổ cho thật ráo nước. Đến khi chiên, bạn chỉ việc trải lá na ra, cho vào giữa một ít hỗn hợp nguyên liệu đã ướp, cuộn tròn và ghim lại bằng tăm tre. Xong xuôi thì thả tất cả vào chảo dầu nóng để chiên đến khi chín vàng đều các mặt là được.
Bạn lấy phần thịt ở hai bên ngực chó, làm và rửa sạch, để nguyên tảng hình chữ nhật. Bạn đặt từng tảng thịt lên mặt thớt, châm thủng khắp mặt bằng một chiếc đũa tre vót nhọn. Sau đó, bạn lần lượt rưới lên thịt chó một chút nước cốt riềng, một chút nước mẻ, một chút mắm tôm và húng quế thái nhỏ. Xong xuôi thì cho các tảng thịt vào âu, ướp như thế độ 1 tiếng thì cho lên bếp áp chảo (dùng chảo đất mới ngon).
Bạn lấy một đoạn ruột già, một đoạn ruột non, một chút phổi và khoảng 1/3 buồng gan của chó rồi làm sạch tất cả. Khi nguyên liệu ráo nước, bạn thái nhỏ vừa ăn rồi ướp cùng riềng, mắm tôm, mẻ. Sau đó, bạn cho tất cả vào chảo để xào khô.
8. Món thit chó nấu rựa mận
Món ngon không thể không nhắc đến, cách nấu cũng rất đơn giản, phần thịt chó nào cũng có thể nấu được món rượu mận này. Cách chế biến như sau:
Sử dụng một đùi trước và tất cả các da thịt để làm nhựa mận như thịt bụng, lưng, cổ, xắt từng miếng nhỏ đều được hết. Cách thức tra gia vị giống như món thịt nướng vậy. Trước tiên, bạn vắt nước riềng vào thịt chó, bóp thật kỹ cho nước riềng thấm vào từng thớ thịt, rồi lần lượt đến mẻ, mắm tôm, bã riềng. Khi tất cả gia vị đã tra xong, cũng cần phải nhào bóp trong khoảng vài phút nữa rồi để thêm cho gia vị ngấm đều vào thịt chó. Món này, ướp trong thời gian 1 tiếng. Trước khi đem lên bếp đun, cho vào 3 thìa tiết, 3 thìa mỡ lợn, trộn đều.
Khi thấy thịt xào đã bớt nước đợt đầu (nhớ chú ý lấy đũa đảo phòng thịt khê) lấy nước luộc thịt đổ vào nồi nhựa mận, đổ thừa trên mặt thịt 1 đốt ngón tay. Đun chừng thêm khoảng 30 phút tiếng thì nước và thịt sẽ dẻo và keo lại. Món này cần ăn nóng, vì thế phải tính thời gian cho sát.
9. Xáo ninh ( Cầy tơ xáo măng)
Xử dụng nồi luộc thịt, sau khi xào xương xong, đổ vào nồi. Ninh chừng 2 tiếng thì thịt nhừ. Tuỳ theo sở thích từng nơi, có thể nấu thêm với măng tươi hoặc măng khô.
Món này cũng để chan bún là thích hợp nhất Khi múc xáo vào bát, nhớ múc luôn cả những đốt xương sống. Các khúc xương này thịt nhừ và có tuỷ, ăn rất ngon, bùi và ngọt. Món này ăn nóng về cuối bữa tiệc.
10. Món tiết canh chó
Bạn sơ chế nhân tiết canh gồm có lưỡi, da đầu và húng quế bằng cách rửa sạch, thái rồi băm nát tất cả chung với nhau. Tiếp đến, bạn cho nhân vào từng chiếc đĩa sâu lòng, lượng nhân nhiều hay ít trong mỗi đĩa tùy thuộc vào lượng tiết mà bạn muốn đổ vào. Thường thì ở mỗi đĩa, bạn cho vào khoảng 3 – 4 thìa tiết chó cùng với 5 – 6 thìa nước lạnh (dùng nước luộc thịt để nguội). Hỗn hợp tiết và nước sau khi trộn cần khuấy mạnh tay rồi đổ ngay vào đĩa nhân, đợi chừng 30 giây thì tiết canh sẽ đông lại.
Lưu ý: Thực tế mình cũng đã có dịp được xem đánh tiết canh chó nhưng bản thân mình không ăn, có lẽ mùi tiết canh chó hôi cùng với cảm giác nữa. Cho nên mục đích mình chỉ giới thiệu cho các bạn là có món tiết canh này trong số những món ăn ngon từ thịt chó mà thôi.
Giá thịt chó
So với mặt bằng chung, giá bán thịt chó ở mức trung bình, hiện nay thịt chó khá đắt. Đắt hơn các loại thịt lợn, gà, vịt… nhưng lại rẻ hơn thịt bò, trâu, thịt ngựa..
Tại các chợ dân sinh ở Thái Nguyêm, Hà Nội, giá thịt chó tươi là 150.000 – 170.000 đồng/kg. Giá thịt chó chín từ 200.000 – 300.000 đồng/kg tùy món.
Có nhiều phố thịt chó lớn ở Hà Nội, nổi bật trước đây là Nhật Tân. Hiện nay, có thể kể đến phố Trần Bình, Thái Hà, Nguyễn Khang, Tam Trinh… ở Thái Nguyên có một số quán đông khách như Chó chặt Thái Hoàn, Quán đốc cua Thịnh Đức, Đường tàu Đồng Quang, Quán Cầu Bến Oánh.
Thế nhưng, không phải ngày nào cũng có thịt chó mà mua. Theo quan niệm ăn thịt chó giải đen, người ta thường chỉ ăn thịt chó vào cuối tháng âm lịch.
Lời kết
Món Ăn Đặc Biệt Của Người Thái
Người Thái Mộc Châu gọi gà mọ là “cáy trục cáy móc” là vị rất đặc biệt, thời xưa chỉ vua quan mới được ăn. Ngày nay thường được người Thái nấu vào dịp lễ,tết, cưới hỏi, dùng thiết đãi khách quý.
Gọi là gà mọ bởi món ăn này có cách chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ với các nguyên liệu chỉ có ở vùng Tây Bắc. Gà được chọn phải là những con gà to vừa phải không nhỏ quá cũng không quá to, gà thông thường 1,5 – 2 kg là vừa ngon.
Để món ăn được ngon, gà sau khi được làm sạch sẽ, chặt nhỏ và ướp với các loại gia vị như gừng, sả, ớt, thì là, hành khô, mùi tàu, rau rừng,… Điều đặc biệt, gà mọ còn được nêm nếm gia vị là lá cây mắc khén – thứ gia vị chỉ vùng Tây Bắc mới có.
Gà mọ là món ăn có cách chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ với các nguyên liệu chỉ có ở vùng Tây Bắc
Đến với cao nguyên Mộc Châu vào thời điểm hoa ban nở du khách sẽ được thưởng thức món gà mọ có thêm hương vị đặc biệt của hoa ban tạo nên hương vị đậm đà khác lạ hòa quện vào nhau.
Sau khi đã ngấm đều các gia vị, cho lên bếp rang khoảng 7 phút cho vừa chín bắc xuống bếp trộn đều với các loại rau, hoa ban và đặc biệt là không thể thiếu bột gạo nếp nương. Nếp được chọn phải là loại nếp nương có mùi hương đặc trưng, chính gạo nếp thơm dẻo này mới tạo nên sự hấp dẫn cho món gà mọ.
Gà được gói trong lá dong và làm thành những gói nhỏ trước khi cho lên “hông” dung để đồ món ăn của người Thái. Với cách làm này, mùi vị, hương vị của gia vị của gà được cô đặc, giữ nguyên.
Gà mọ khi ăn cùng xôi sẽ là món đặc sản khó quên mà trước đây chỉ những gia đình quý tộc mới được tận hưởng. Thưởng thức gà mọ lúc chín tới, cảm nhận vị ngọt ngào của gà tươi, mùi thơm ngào ngạt của các loại gia vị, mùi thơm và vị béo ngậy quyện vào nhau, tạo thành món ăn không lẫn vào đâu được.
Danh Sách Các Món Ăn Đặc Trưng Của 47 Tỉnh Thành Ở Nhật Bản
1. Jingisukan (Hokkaido)
2. Towada Bara Yaki (Aomori)
Món ăn gồm thịt bò ba chỉ được ướp nước tương shoyu, đặt trong chảo gang cùng rất nhieuf hành tây, sau đó được nướng cho đến khi hành tây mềm và chuyển màu cánh gián. Món ăn này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1950 tại thành phố Misawa, gần căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, và sau đó dần trở nên phổ biến ở những khu vực lân cận như thành phốTowada. Ngày nay, món ăn này cực kỳ phổ biến, và được phục vụ trên 80 cửa tiệm tại thành phố Towada. Vị ngọt cay của món này cực kỳ thích hợp để nhắm với bia.
3. Morioka Reimen (Iwate)
Cùng với Wanko soba (hình thức phục vụ mì Soba trong những chén nhỏ bằng nhau với lượng mì rất ít, chỉ khoảng một muỗng canh) và Jajamen (mì ăn kèm với dưa leo và nước sốt thịt miso), đây là một trong 3 món mì nổi tiếng ở Morioka. Sợi mì dai, bên trên phủ đầy kim chi, dưa chuột, trứng luộc, trái cây… ăn cùng nước súp lạnh nấu từ xương bò hoặc gà. Người ta kể rằng đầu bếp làm ra món mì này vốn là người Triều Tiên, sau chiến tranh, vì nhớ hương vị quê nhà nên đã tái hiện lại món ăn này. Thay vì sử dụng bột mì kiều mạch thường thấy trong các món mì lạnh Triều Tiên, ở đây người ta sử dụng bột mì thông thường, nên đặc trưng của sợi mì có màu đục, nửa trong suốt.
4. Gyutan Yaki (Miyagi)
Đây là món gyutan – lưỡi bò thái lát ướp gia vị với muối hoặc nước tương ngọt tare, sau đó được nướng lên. Món ăn này xuất hiện sau chiến tranh, khi văn hoá ăn thịt bắt đầu phát triển rộng rãi hơn tại Nhật. Đây được xem là món ăn đặc sắc của ẩm thực Sendai. Nó không chỉ ngon mà còn được cho là rất tốt cho sức khỏe, ít chất béo, giàu protein, nên đã nhanh chóng nổi tiếng trên cả nước. Hiện nay, có rất nhiều cửa tiệm ở các vùng của Nhật phục vụ suất ăn gyutan (lưỡi bò) gồm lưỡi bò nướng thái miếng dày ăn kèm với súp xương đuôi bò.
5. Kiritanpo (Akita)
Kiritanpo là cơm được bọc quanh xiên gỗ của cây tuyết tùng, và được nướng trên bếp than. Người ta kể rằng những tiều phu của các vùng Odate và Hokuroku, đã bọc phần cơm thừa vào những thân cây, nêm thêm gia vị miso vào rồi nướng chúng trên lửa. Lẩu Kiritanpo Nabe gồm có kiritanpo cùng các loại nguyên liệu khác như gà thả vườn, nấm maitake, hành trắng, ngưu bàng, cần nước,… Tất cả được nấu trong nước súp ninh từ xương gà. Đây là món ăn rất thích hợp để ăn trong mùa đông lạnh giá ở Akita.
6. Imo-ni (Yamagata)
Đây là món lẩu với nhân vật chính là khoai môn, được nấu cùng konnyaku, hành, nấm, ngưu bàng và thịt… Ngay cả trong khu vực tỉnh Yamagata, tuỳ từng địa phương mà nguyên liệu và gia vị nêm vào lẩu cũng khác nhau. Khu vực nội địa thường dùng nguyên liệu là thịt bò và nước súp vị shoyu, vùng giáp biển thường dùng nguyên liệu là thịt heo và nước súp vị miso. Vào mùa thu hoạch khoai môn, ở Kawahara, người dân thường tụ tập cùng nhau nấu lẩu Imo-ni trên bếp lò được xếp từ đá, đây là nét đặc trưng của mùa thu Yamagata.
7. Kitakata Ramen (Fukushima)
Đặc trưng của món mì này là sợi mì dầy, lượn sóng. Tuỳ theo từng tiệm mà nguyên liệu nấu món mì này sẽ khác nhau, nhưng hầu hết các tiệm đều nấu nước dùng vị shoyu nhẹ, thanh đạm. Món mì này có nguồn gốc từ xe mì kéo có tên gọi là Shina soba của một thiếu niên người gốc Hoa vào năm 1920. Kitakata từ xa xưa vốn là thành phố phát triển ngành công nghiệp ủ rượu, sản xuất nước tương shoyu, miso nên có rất nhiều xưởng ủ rượu, pha chế ở đây. Hằng năm có rất nhiều khách du lịch đến đây để thăm quan và chụp ảnh các xưởng này, chính nhờ thế mà vị ngon của mì ramen Kitakata được truyền tai, biết đến rộng rãi hơn. Cho đến ngày nay thì số tiệm mì ramen ở đây có thể đáp ứng được nhu cầu của số dân còn lại trên đất Nhật. Ngoài ra, có rất nhiều tiệm mì ramen mở cửa từ 7 giờ sáng, nên bạn có thể trải nghiệm văn hoá ăn mì buổi sáng đặc trưng của vùng.
8. Mito Natto (Ibaraki)
9. Utsunomiya Gyoza (Tochigi)
10. Mizusawa Udon (Gunma)
11. Hiyajiru Udon (Saitama)
Là món ăn gia đình quen thuộc vào những ngày hè ở các thành phố Omiya, Kawagoe, và Kazo tỉnh Saitama. Udon được nhúng vào nước chấm tsuyu được làm từ nước dùng dashi hoặc nước lạnh kết hợp với vừng, miso và đường đã được nghiền nát. Bạn cũng có thể thưởng thức món mì này cùng với gừng hoặc dưa chuột.
12. Namero (Chiba)
Namero là món ăn truyền thống của bán đảo Boso, được làm từ 3 loại cá là cá thu đao, cá mòi, cá nục. Tất cả được cắt thành 3 lát mỏng, sau đó đem trộn với miso, hành, tía tô và gừng đã thái nhỏ. Tiếp đến, người ta dùng dao để giã nhỏ tất cả các thành phần đến khi chúng trở nên dính vào với nhau. Người dân ở đây kể lại rằng món ăn này được sáng tạo bởi những ngư dân bận rộn trên những chuyến tàu ngoài khơi, họ đã dùng sống dao để lọc thịt, xương cá và nhanh chóng chế biến ra món ăn này. Tên gọi của món ăn bắt nguồn từ câu nói: “Món ăn này ngon đến nỗi bạn phải liếm cả đĩa khi ăn xong.” (“Nameru” trong tiếng Nhật có nghĩa là liếm).
13. Monjayaki (Tokyo)
14. Shirasu-don (Kanagawa)
15. Hegi Soba (Niigata)
“Hegi soba” là món mì lạnh được xếp thành những cuộn hình tròn với một lượng nhỏ vừa đủ một gắp ăn trên một chiếc hộp gỗ hình vuông gọi là “Hegi”. Để mì có độ dai, giòn người ta sử dụng một loại rong biển gọi là “funori” để chế biến ra mì. Khi món ăn này lần đầu tiền được giới thiệu ở vùng Uonuma, Nhật Bản, lúc bấy giờ vẫn chưa có wasabi, nên người ta đã sử dụng karashi và đầu hành cắt nhỏ để thay thế, và cho đến ngày nay, người dân ở đây vẫn giữ cách ăn truyền thống này.
16. Toyama Black Ramen (Toyama)
Đúng như tên gọi của nó “mì đen Toyama”, đây là món mì ramen có nước súp màu đen vị shoyu, bên trên có rắc rất nhiều hạt tiêu. Người ta đã nghĩ ra món mì này để giúp bổ sung muối khoáng cho những người lao động vất vả trong công cuộc tái thiết thành phố Toyama sau trận oanh tạc dữ dội của Hoa Kỳ vào năm 1945. Một bát mì thông thường thường có thịt xá xíu cắt thành miếng to, mỏng và măng ngâm muối cay. Món này rất hợp khi ăn cùng với cơm trắng. Bạn sẽ thấy hơi mặn khi ăn thử miếng đầu tiên, tuy nhiên ẩn sâu trong đó là một vị ngon không thể cưỡng lại được.
17. Nodoguro (Ishikawa)
18. Saba Sushi (Fukui)
Lát cá saba ướp muối được đặt lên trên miếng cơm dấm hình chữ nhật, sau đó người ta dùng mảnh tre cuốn sushi hoặc một mảnh vải để định hình miếng cơm, sau khi đã định hình xong, dùng lá rong biển hoặc lá tre để cuộn chúng lại. Thành phố Obama, tỉnh Fukui – quê hương của của món saba sushi này chính là điểm khởi đầu của “con đường saba” – con đường vận chuyển những sản vật đại dương đến Kyoto, nơi không có biển. Bạn có thể thưởng thức saba sushi với nhiều hương vị khác nhau như “Shime Saba Sushi” (vị giấm) hay “Yaki Saba Sushi” (sushi saba nướng).
19. Hoto (Yamanashi)
Đây là món lẩu, có vị miso nấu cùng với các loại rau như nấm shitake, hành, bí đỏ, và loại mì làm từ lúa mạch có bản rộng và dẹt. Người ta kể rằng, tướng quân Takeda Shingen thời Chiến quốc (1467 – 1600) thường ăn món này trên chiến trường, sau đó nó trở thành món ăn chính của tầng lớp nông dân thời đó, thay thế cho cơm khi gạo bắt đầu trở nên khan hiếm sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Ngày nay nó được xem là món ăn truyền thống địa phương của tỉnh Yamanashi.
20. Shinshu Soba (Nagano)
Tỉnh Nagano từ ngày xưa đã là vùng đất nổi tiếng trồng kiều mạch, một loại cây ngũ cốc thích hợp trồng ở miền cao nguyên lạnh. Các thầy tu thường mang theo những hạt cây kiều mạch làm lương thực đi đường, họ nhào bột được làm từ hạt cây kiều mạch và sau đó luộc lên, đây được gọi là món “sobagaki”. Về sau, họ cắt chúng ra thành sợi dài và nó trở thành món mì quen thuộc như ngày nay. Người Nhật thường có thói quen ăn món mì này vào những dịp đặc biệt như khi tụ họp gia đình. Tuỳ vào việc điều chỉnh lượng bột và những nguyên liệu ăn kèm mà bạn có thể thưởng thức món mì này theo nhiều cách khác nhau.
21. Bò bít tết Hida (Gifu)
Tỉnh Gifu là vùng đất được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho những điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi bò như thảo nguyên rộng lớn, nguồn nước sạch, sự khác nhau giữa các mùa và sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Nơi đây nổi tiếng với thịt bò Hida, một trong số ít những loại thịt bò đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe về thịt bò thượng hạng ở Nhật Bản. Cách đơn giản nhất để có thể thưởng thức được hương vị mềm mại và mùi thơm của miếng thịt là bạn hãy thử món “Bò bít tết Hida”. Bạn có thể thưởng thức món ăn này ở các quán ăn quanh vùng Takayama và nhiều địa điểm khác ở tỉnh Gifu.
22. Sakura ebi Kakiage (Shizuoka)
Tôm sakura (sakura ebi) là loại tôm quý hiếm chỉ có thể đánh bắt tại vịnh Suruga tỉnh Shizuoka, trong số đó cảng Yui là nơi có sản lượng đánh bắt lớn nhất. Sakura ebi Kakiage được chế biến bằng cách trộn tôm sakura với bột tempura sau đó chiên ngập dầu đến khi nó chuyển sang màu vàng giòn và dậy mùi hương của tôm sakura. Có rất nhiều du khách từ các tỉnh khác đến đây chỉ để thưởng thức món ăn vô cùng được yêu thích này. Tuy nhiên, lưu ý nếu bạn đến đây vào mùa đánh bắt từ giữa tháng 3 đến đầu tháng 6 và từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 12, bạn sẽ phải xếp hàng chờ rất lâu để có thể thưởng thức món ăn này đó.
23. Hitsumabushi (Aichi)
Lươn được nướng với nước sốt theo phương pháp kabayaki, sau đó được cắt thành nhiều miếng nhỏ, và xếp lên trên cơm trắng được đựng trong một chiếc hộp gỗ nhỏ. Đây là món ăn nổi tiếng ở tỉnh Nagoya. Món ăn này được chia thành 3 phần và bạn có thể thưởng thức chúng theo 3 cách khác nhau. Khay đầu tiên là cơm lươn bình thường, khay thứ 2 có thêm các gia vị như wasabi, rong biển, lá mitsuba (một loại rau mùi tây) và khay thứ 3 bạn có thể ăn cùng với nước trà xanh, hoặc nước dùng dashi.
24. Lẩu Sukiyaki với thịt bò Matsuzaka (Mie)
Thịt bò Matsuzaka là một trong 3 loại thịt bò thượng hạng ở Nhật. Nếu bạn muốn thưởng thức được hương vị thơm ngon và đậm đà của loại thịt bò này thì không nên bỏ qua món lẩu Sukiyaki. Từng miếng thịt bò được nướng trong chảo gang ở nhiệt độ thích hợp, sau đó tiếp tục được hầm trong trong hỗn hợp nước dùng gồm có nước tương, dashi, và đường để phát huy hơn nữa vị ngon của thịt. Sau khi thưởng thức những miếng thịt mềm ngọt như tan trong miệng, tiếp đến bạn hãy thử món rau nhúng trong nướng lẩu đã ngấm đều mỡ bò thơm ngon.
25. Bò Omi (Shiga)
26. Yu-dofu (Kyoto)
Đây là món lẩu với thành phần chính là đậu phụ được nấu trong nước dùng dashi làm từ konbu cùng nhiều loại gia vị khác như shoyu, ponzu (nước chấm từ trái cây),… Món ăn này bắt nguồn từ món ăn chay của chùa Nazenji và hiện nay quanh ngôi chùa này có rất nhiều quán ăn bán món này. Dù là một món cực kỳ đơn giản, nhưng với thành phần là những miếng đậu phụ chất lượng cao, đây đã trở thành món ăn truyền thống địa phương nổi tiếng của Kyoto.
27. Takoyaki (Osaka)
Bánh bạch tuộc Takoyaki là món ăn nhanh có nguồn gốc ở Osaka, Nhật Bản. Bánh có hình cầu đường kính từ 3-5 cm, bên trong là nhân bạch thuốc, phần bột gồm bột mì trộn với nước dùng dashi. Bên trên bánh được rưới thêm sốt Worcester, cá bào katsuobushi và đôi khi có cả rong biển khô xắt nhỏ. Có rất nhiều tiệm ăn và quán ăn vỉa hè bán món tokoyaki. Trong lúc đứng chờ bánh chín bạn có thể quan sát quy trình làm bánh, nhìn các đầu bếp xoay những chiếc bánh takoyaki trên vỉ nướng là một trải nghiệm thú vị bạn nên thử nếu có dịp đến Nhật.
28. Bò Kobe (Hyogo)
29. Kaki no Ha Sushi (Nara)
30. Wakayama Ramen (Wakayama)
31. Cua Matsuba (Tottori)
32. Izumo Soba (Shimane)
So với các loại Soba bình thường khác, đặc trưng của Izumo Soba là có màu sẫm hơn. Mì được làm bằng loại bột tinh chế từ hạt kiều mạch được xay nhuyễn không cần xát vỏ, nên có giá trị dinh dưỡng cao, hương thơm hấp dẫn, mang lại hương vị và cảm giác vô cùng đặc biệt khi ăn. Có 2 loại mì soba là “Warigo Soba” (ăn lạnh) và Kama-age Soba (ăn nóng) đều ăn kem với nước chấm tsuyu (được làm từ đậu nành). Có rất nhiều cửa hàng xung quanh đền Izumo và trong thành phố Izumo bạn có thể thưởng thức món ăn này.
33. Tsuyama Horumon Udon (Okayama)
34. Hàu (Hiroshima)
Hiroshima là tỉnh sản xuất hàu lớn nhất Nhật Bản. Sóng gió và thủy triều ôn hoà, lượng muối biển vừa phải thêm vào đó là thảm động vật phù du phong phú nên vịnh Hiroshima sở hữu môi trường tuyệt vời để nuôi trồng hàu. Mùa đánh bắt hàu thường rơi vào khoảng tháng 1, 2, nhưng những năm gần đây, mọi người có thể thưởng thức hàu vào bất cứ mùa nào trong năm. Ở Nhật có rất nhiều nhà hàng chế biến những món ăn từ hàu, nhưng để thưởng thức trọn vẹn hương vị của nó bạn nên ăn sống hoặc nướng lên, như vậy sẽ ngon hơn.
35. Cá nóc (Yamaguchi)
Từ xa xưa thành phố Shimonoseki đã là địa điểm tập kết cá nóc nổi tiếng và đây cũng là nơi đầu tiên ở Nhật huỷ bỏ luật cấm ăn cá nóc. Vào năm 1888, sau khi bãi bỏ lệnh cấm, Shimonoseki đã phát triển kỹ thuật thái lát siêu mỏng, loại bỏ chất độc của cá và đưa loại cá này vào danh sách thực đơn ở các nhà hàng. Nơi đây đã trở thành thánh địa cá nóc được nhiều người biết đến. Tại đây cũng có nhiều món hấp dẫn khác như lẩu, sashimi cá nóc được làm từ nguyên liệu cao cấp tươi ngon, rất được yêu thích.
36. Tokushima Ramen (Tokushima)
Mì ramen của tỉnh Tokushima được chia thành 3 màu dựa theo màu nước dùng của nó: nâu, vàng và trắng. Người dân địa phương gọi đây là món “Chuka Soba” (mì Trung Hoa) hoặc đơn giản là “soba”. Sợi mì nhỏ thẳng, ăn cùng với nhiều nguyên liệu đa dạng như thịt lợn, rau giá, trứng sống, cũng có nhiều người ăn món này cùng với cơm. Một suất ăn khá nhỏ nên bạn vừa có thể ăn mì, vừa có thể thưởng thức những món ăn khác nữa.
37. Sanuki Udon (Kagawa)
Kagawa tự hào là tỉnh có lượng tiêu thụ mì udon lớn nhất Nhật bản. Tại đây có rất nhiều cửa hàng udon với giá cả phải chăng cho khách hàng thưởng thức. Điểm đặc biệt của Sanuki Udon là bột được nhào bằng bằng chân để tạo độ dai cho sợ mì. Nước dùng được làm từ niboshi (cá mòi khô) tạo nên vị ngọt đậm đà rất riêng. Có nhiều kiểu ăn udon như “Kake Udon” (với nước dùng nóng), “Bukkake Udon” (nước dùng nóng với nhiều loại gia vị khác nhau ), “Zaru Udon” (nước dùng lạnh), và “Kama-age Udon” (lẩu udon).
38. Taimeshi (Ehime)
Tỉnh Ehime là nơi nổi tiếng nuôi trồng cá tráp (cá tai). Trong rất nhiều món ăn chế biến từ cá tráp thì món Taimeshi – cơm cá tráp là món ăn tiêu biểu nhất. Người ta nấu cơm với nguyên một con cá bằng nồi đất hoặc nồi kim loại. Thành phố Imabari và thành phố Matsuya được biết đến là quê hương của món ăn này. Cùng là cơm cá tráp nhưng ở mỗi nơi lại có cách chế biến khác nhau. Ví dụ như thành phố Uwajima ở phía nam tỉnh Ehime thường ngâm cá tráp sống trong một loại nước sốt đặc biệt sau đó ăn cùng cơm và nhiều gia vị khác.
39. Katsuo no Tataki (Kochi)
Đây là một loại sashimi làm từ cá Katsuo (cá ngừ vằn). Sau khi cạo sạch vảy cá, người ta xắt cá làm 5 miếng rồi áp chảo phần mặt trước của miếng cá. Sau đó thái mỏng ra, thêm tỏi, gừng, hành làm gia vị ăn kèm bày lên đĩa. Sau khi được áp chảo cá dậy mùi thơm, bên trong mềm cảm giác như tan ngay khi vừa đưa vào trong miệng. Thành phố Tosa của tỉnh Kochi là cái nôi sáng tạo nên món ăn này nên nó cũng có một cái tên gọi khác đó là “Tosazukuri”.
40. Motsu Nabe (Fukuoka)
41. Yobuko no Ika (Saga)
42. Nagasaki Champon (Nagasaki)
Champon là một loại mì ăn kèm với rau, hải sản, thịt lợn. Cuối thế kỷ thứ 19, xuất phát từ ý tưởng tạo ra một món ăn đầy đủ dinh dưỡng với mức giá rẻ để phục vụ cho những người đồng hương cùng sống trong vùng, một người gốc Hoa kinh doanh nhà hàng tại Nagasaki đã sáng tạo ra món ăn này dựa trên một món ăn ở quê hương tỉnh Phúc Kiến của mình. Nước súp được hầm từ xương lợn hoặc xương gà, hương vị được biến hoá với các loại gia vị như giấm và nước sốt Worcester.
43. Basashi (Kumamoto)
Thịt ngựa được cắt mỏng từng miếng và ăn sống mà không cần qua chế biến. Đây là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Kumamoto. Thói quen ăn thịt ngựa sống bắt đầu khoảng hơn 400 năm trước, trên đường xuất quân sang Triều Tiên, các binh sĩ đã ăn thịt ngựa để không bị chết đói. Hiện nay, sản lượng sản xuất và tiêu thụ thịt ngựa ở Kumamoto đứng đầu cả nước. So với các loại thịt khác, thịt ngựa có thành phần chất béo thấp và tốt cho sức khỏe, nên món ăn này dần được người dân khắp nước Nhật đón nhận và yêu thích.
44. Toriten (Oita)
Đây là món ăn cực kỳ được yêu thích ở tỉnh Oita, nơi có lượng tiêu thụ thịt gà cao nhất trên cả nước. Thịt gà được lọc lấy xương và được thái thành miếng có độ lớn vừa phải, sau đó tẩm với hỗn hợp bột đã hoà tan cùng trứng và nước, rồi đem chiên ngập dầu. Đây là một biến thể khác của món tempura. Khi ăn thường ăn kèm với rau như bắp cải thái nhỏ, dầu giấm, nước chấm ponzu thêm mù tạt hoặc nước chấm tempura (tentsuyu).
45. Miyazaki Jitokko (Miyazaki)
Vào năm 1943, gà Jitokko, một giống gà được nuôi lâu đời tại tỉnh Miyazaki và một phần ở tỉnh Kagoshima đã được công nhận là di sản thiên nhiên quốc gia. Sau đó, người ta đã nhân giống chọn lọc giống gà này và tạo ra một giống gà địa phương gọi là “Miyazaki Jitokko”. Vì gà được nuôi thả trên vùng đất rộng lớn, nên thịt gà khá chắc và dai, bạn càng nhai thì vị ngon đặc biệt càng lan tỏa. Thịt gà Jitokko được nướng trên lửa than hồng là cách chế biến đơn giản nhất để bạn có thể thưởng thức vị ngon trên từng thớ thịt.
46. Kurobuta (Kagoshima)
Thịt lợn Kurobuta (một loại thịt lợn cao cấp) lần đầu xuất hiện ở Nhật Bản khoảng 400 năm trước, khi giống lợn này được mang từ vùng Kyuryu (tức Okinawa ngày nay) vào Nhật Bản. Sau này nó được phối giống với giống lợn Berkshire của nước Anh, chính nhờ vậy mà vị ngon của nó được chắt lọc và tăng lên gấp nhiều lần. Để có thể thưởng thức được hương vị tinh tế và vị ngon tuyệt đối của loại thịt lợn này bạn hãy ăn thử món lẩu shabu-shabu.
47. Soki Soba (Okinawa)
Soki Soba là một loại mì của Okinawa, với sợi mì được làm từ bột mì thông thường thay vì bột mì kiều mạch như những loại mì khác. Nước súp được nấu từ cốt xương lợn được cho thêm shoyu. Soki trong ngôn ngữ Okinawa có nghĩa là sườn lợn. Soki Soba tức là mì okinawa ăn kèm với sườn lợn. Ban đầu mì và thịt lợn được bán riêng, nhưng sau đó có nơi đã cho sườn lợn lên trên bát mì để phục vụ khách. Điều bất ngờ là thực khách cảm thấy vô cùng hứng thú với món ăn này, sau đó nó dần dần trở nên phổ biến hơn và trở thành món Soki Soba như ngày nay.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thịt Kho Hột Vịt Món Ăn Đặc Trưng Của Người Việt trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!