Bạn đang xem bài viết Thịt Gà Nấu Măng Chua Vị Hat Dổi được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với nguyên liệu là măng tre, măng bương người Mường đã sáng tạo ra nhiều món ăn ngon phục vụ cuộc sống hàng ngày và những món ăn này đã trở thành đặc sản riêng, chỉ có ở vùng người Mường Hòa Bình. Món thịt gà nấu măng chua vị hạt Dổi được người Mường sử dụng hàng ngày, trong các bữa ăn chính.
Để làm món gà nấu măng chua, trước tiên cần phải sử dụng măng tươi để làm măng chua. Lấy phần non của măng rửa sạch, thái hoặc băm bào thật mỏng (hoặc băm vừa), chú ý không rửa măng sau khi đã thái. Sau đó, sử dụng hũ, hoặc vại sành bỏ măng tươi đã thái vào, dùng nước lã đổ ngập, chỉ cần dùng nước lã bởi lẽ sau này khi măng đã chua, ta khôngsử dụng ngay, mà vẫn phải nấu chín. Đậy kín nắp, để khoảng 2 tuần, khi nào thấy nước đã chuyển sang màu đục như nước gạo, có vị chua là có thể sử dụng được. Măng chua làm đúng kỹ thuật, miếng măng phải giữ nguyên được màu trắng của măng tươi. Nước không được có váng màu vàng.Người Mường còn có kỹ thuật ngâm măng chua không thái mỏng mà để cả cây măng hoặc bổ đôi, ngâm như trên khi cần nấu ăn mới thái nhỏ.
Sau khi đã có măng chua thì cho vào nồi đảo qua với mỡ lợn khoảng 15 phút, sau đó cho gà chặt miếng đã ướp đầy đủ gia vị vào đảo cùng trong 10 phút rồi cho nước vào đun 30 phút cho thịt gà chín mềm là được. Cũng có thể chế biến bằng cách sau: thịt gà sau khi đã làm sạch, chặt nhỏ miếng vừa ăn rồi cho vào lẫn với măng chua và trộn nhào thật kỹ, có thể dùng tay để trộn sao cho thịt và tiết gà tươi quyện đều với măng, sau đó cho nước lã vừa đủ rồi đun trên bếp cho sôi kỹ. Trước khi múc ra bát thì rắc hạt Dổi lên trên, đảo đều là được. Cách nấu này sẽ cho món canh gà nấu măng chua rất đậm đà mà ít ngấy hơn, miếng măng chua sẽ chín mền và ngon hơn.
Canh Cá Tầm Nấu Măng Chua
Cá tầm là loại cá có xương sụn và thịt cá màu trắng mịn, vừa dai, vừa thơm. Cá có vân màu vàng, khi chín có vị béo ngậy. Cá tầm luôn được mọi người nhắc đến như một loại món ăn ngon có giá trị dinh dưỡng cao, món ngon dễ hấp thụ và tiêu hóa. Bạn có thể chế biến cá tầm ra nhiều món ăn ngon khác nhau theo phong cách “Tây” như gỏi cá tầm, Salad cá tầm, Soup cá tầm… hay đơn giản là các món ăn đậm chất dân giã Việt Nam như: cá tầm kho nước mắm, canh chua đầu cá tầm, cháo cá tầm… Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn một món ăn rất đặc biệt từ cá tầm đó là món canh cá tầm nấu măng chua, món ăn mang đặc trưng của người dân vùng cao.
Nguyên liệu nấu canh cá tầm nấu măng chua
– Cá tầm. – Măng củ. – Cà chua – Dứa xanh – Gia vị: củ tỏi, quả ớt tươi, củ hành khô, rau mùi tàu, rau hành hoa, rau thì là…
Cách nấu canh cá tầm nấu măng chua
1. Cá tầm rửa sạch, để ráo nước. 2. Măng chua rửa sạch, để ráo nước sau đó luộc kỹ, cho ra rổ để nguội. 3. Phi thơm hành, tỏi cho cà chua, dứa xanh, măng vào xào kỹ, nêm gia vị vừa ăn sau đó cho nước ngập măng đun sôi. 4. Khi nước sôi cho cá tầm vào, đun nhỏ lửa để cá chín mềm, măng và cá có màu trắng, nước canh trong. 5. Cuối cùng cho mùi tàu, hành hoa, thì là vào. 6. Món canh cá tầm nấu măng chua có thể ăn cùng bún hoặc cơm đều rất ngon và lạ miệng.
Mách nhỏ: Nếu bạn không có thời gian để thực hiện món ăn ngay tại nhà hay bạn cần một không gian sang trọng và ấm cũng Bạn có thể đến Nhà hàng Thác Bạc Sa Pa. Tại đây bạn sẽ được thưởng thức những món ăn ngon từ cá tầm, cá hồi và các loại hải sản tươi ngon. Phong cách phục vụ chu đáo, tận tình của nhân viên sẽ làm bạn hài lòng.
Thẻ: Dạy nấu ăn, Học nấu ăn, Món ăn ngon, Món ngon dễ làm, Món ngon đơn giản, Nấu ăn ngon
Hướng Dẫn Cách Nấu Lẩu Cá Chẽm Nấu Măng Chua
Chuẩn bị nguyên liệu
Cá chẽm (1 kg)
Đậu hũ (2 miếng)
Ớt hiểm
Hành lá
Măng chua
Húng quế
Hành tím
Gừng
Mùi tàu
Rau ăn cùng: rau cần, rau muống, rau cải…
Gia vị: Ớt tương bắc, hạt nêm, bột ngọt, đường, muối, nước mắm, giấm và dầu ăn.
Các bước thực hiện
Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu
Để làm món lẩu cá chẽm được ngon, bạn nên mua cá chẽm còn sống thay vì cá chẽm đã chết hoặc để đông lạnh. Bởi cá chẽm được bảo quản đông lạnh sẽ không được tươi ngon như cá còn sống. Khi dùng cá chẽm tươi, cá sẽ rất nhanh chín và nước lẩu được nhúng cá chẽm sẽ được ngon, ngọt, béo hơn.
Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu
Thái đậu hũ thành từng miếng vừa ăn rồi khoảng 2cm. Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng dầu rồi cho đậu vào rồi chiên qua đậu đến khi đậu chín vàng thì vớt đậu ra đĩa.
Ớt hiểm rửa sạch rồi đập dập. Măng chua rửa sạch, rồi thái thành từng khúc nhỏ. Hành lá và mùi tàu bỏ rễ rồi rửa sạch. Lá húng quế rửa sạch rồi thái nhỏ ra. Hành tím lột vỏ rồi đập dập. Gừng cạo vỏ rồi thái chỉ.
Bước 3: Sơ chế cá chẽm
Chặt cá làm đôi rồi rửa sạch cá lại một lần nữa. Dùng dao sắc, lọc phần thịt cá rồi thái miếng thịt cá thành các lát miếng vừa phải. Ướp cá với chút gừng và hạt nêm rồi cho cá vào trong tủ lạnh. Đầu và xương cá bạn có thể cho vào nồi nước dùng nấu cùng để nước được ngon ngọt hơn.
Lưu ý: Bạn nên rửa sạch máu có trong gân cá khi chế biến vì nếu không nước lẩu sẽ bị vị tanh của cá chẽm bên trong đấy.
Bước 4: Nấu nước lẩu
Cho nồi nấu nước lẩu lên bếp, đun nóng rồi cho dầu vào. Khi dầu sôi thì cho ớt hiểm cùng với hành tím vào, dùng đũa đảo đều đến khi thấy hành tím có màu vàng thì cho măng chua vào xào đến khi măng chín thì tiếp tục cho cá chém vào nồi xào cùng. Dùng đũa đảo thật nhanh tay để cá không bị nát trong khoảng 2 – 3 phút thì cho nước sôi vào nồi.
Đun khoảng 10 – 15 phút thì cho 1 thìa mì chính, 1 thìa đường, 1 thìa muối, 2 thìa nước mắm cùng với chút tương ớt Bắc vào. Đun thêm khoảng 5 phút nữa thì cho đậu hũ đã chiên vào cùng với 4 thìa giấm gạo. Cắt gừng và húng quế vào nồi, đun thêm 5 phút thì tắt bếp.
Bước 5: Trình bày và thưởng thức
Cho nồi nước lẩu ra bếp ăn lẩu, cho các loại rau ăn kèm, mì tôm,.. ra là có hể thể thưởng thức. Một nồi lẩu cá chẽm với hương vi chua chua nhè nhẹ của giấm, cay nồng của ớt và gừng hòa quyện với mì thơm của lá húng quế và các nguyên liệu khác là đã hoàn thành rồi đó. Cùng thưởng thức đi nào.
Các bài thuốc quý với cá chẽm
Chữa phụ nữ có thai phù chân
Dùng bài thuốc Canh cá chẽm nấu ngót: cá chẽm, cà chua, cần tây, hành lá, thì là, rau ngổ, ớt, gia vị vừa đủ nấu ăn.
Công dụng: bổ tỳ thận, hóa thấp, tiêu thũng… Trị hư nhược, phù thũng, gân xương yếu, phụ nữ có thai hay nôn ói, khí huyết hư.
Chữa sinh lý yếu, ăn ngủ kém
Dùng bài thuốc Canh cá chẽm hoa lý: cá chẽm, hoa lý, mắm muối gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
Công dụng: bổ tỳ, dưỡng tâm, ích thận… Chữa chứng huyết hư đau đầu chóng mặt, đau lưng mỏi gối.
Chữa lưng gối yếu mỏi
Dùng bài thuốc Canh cá chẽm rau nhút: cá chẽm, rau nhút, cà chua, đậu bắp, dứa, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.
Công dụng: bổ khí dưỡng huyết khử hàn… Chữa chứng bí tiểu phù thũng, phong thấp nhức mỏi, đi tiểu gắt, phù thũng, khí huyết đều hư, mệt mỏi.
Chữa phù do suy dinh dưỡng
Dùng bài thuốc Cháo cá chẽm: cá chẽm, gạo mới, đậu xanh, giá đậu, tiêu hành ngò, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn.
Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, bổ khí huyết… Chữa chứng tỳ hư ăn kém, phụ nữ có thai mệt mỏi.
Lời kết
Đậm Đà Món Thịt Gà Xào Măng Chua Của Người Thái Tây Bắc
Trong vốn ẩm thực phong phú và đậm đà bản sắc của đồng bào Thái vùng Tây Bắc, thịt gà xào măng chua là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày và cả trong những ngày lễ, tết. Lên những bản Thái Tây Bắc vào mùa nào, bạn cũng có cơ hội được thưởng thức món ăn này.
Để có món ăn này, người Thái phải lặn lội lên núi cao tìm măng rừng. Mùa nào măng ấy, bốn mùa núi rừng đều cho người Thái các món măng mà họ có thể tìm hái quanh năm như măng giang, măng bì, măng tre, măng mai, măng vầu, măng đắng… Mỗi loại măng có một vị ngon riêng. Măng khi hái về được bóc vỏ, dùng dao thái lát mỏng hoặc từng sợi nhỏ rồi cho vào chum vại ngâm chua. Công thức ngâm măng chua khá đơn giản, chỉ cần rửa sạch măng, cho vào chum ướp với muối hạt cho măng khỏi bị thâm rồi đổ nước lã sạch vào là được. Chỉ độ một tuần là măng chua và có thể nấu được. Nếu ăn không hết, măng có thể để ngâm đến nửa năm vẫn không hỏng.
Gà dùng xào măng chua thường là loại gà ri – gà đen tuy bé nhưng nhiều thịt, thịt săn chắc và bổ dưỡng. Gà sau khi mổ sạch được băm thành từng miếng nhỏ cỡ bằng miếng gà để rang. Băm xong, gà được ướp với chút nước mắm, gừng củ, hạt dổi chừng 15 phút cho ngấm gia vị. Sau đó, cho măng chua đã vắt khô nước vào cùng thịt gà rồi cho lên bếp xào.
Trong quá trình xào cần đun đều lửa để thịt, măng chín đều, đảo đều đũa để thịt gà và măng hòa quyện. Trong khi xào, nếu bị khô có thể chế thêm nước măng chua hoặc nước lã cho món ăn chín đều và không bị cháy. Xào chừng 30 – 45 phút là chín. Trước khi bắc chảo xuống, người Thái thường nêm thêm hạt dổi nướng, có nơi rắc hạt mắc khén giã nhỏ và cho thêm các loại lá thơm trong vườn nhà như lá hẹ, lá gừng, mùi tàu…
Món thịt gà xào măng chua của đồng bào Thái có dư vị khá đậm đà nhờ công thức chế biến độc đáo, nguyên liệu ngon và sạch, gia vị có sự kết hợp của vị rừng và lá thơm trong vườn nhà. Món ăn này có màu sắc khá bắt mắt, chủ yếu là màu trắng của măng chua, màu trắng của thịt gà hòa vào màu xanh tươi của rau thơm, màu lấm tấm đen của hạt dổi, hạt mắc khén. Khi ăn, sẽ cảm nhận vị ngọt, thơm của thịt gà, vị chua nhè nhẹ của măng, vị thơm đặc trưng của hạt dổi, hạt mắc khén và các loại lá thơm. Thịt gà ri của bản Thái ăn giòn và bổ dưỡng, măng chua cũng giòn sần sật nên rất ngon miệng. Món ăn này ăn vào mùa nào cũng rất hợp.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thịt Gà Nấu Măng Chua Vị Hat Dổi trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!