Xu Hướng 6/2023 # Thịt Chua Thanh Sơn Đặc Sản Của Người Mường # Top 6 View | Jbth.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Thịt Chua Thanh Sơn Đặc Sản Của Người Mường # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Thịt Chua Thanh Sơn Đặc Sản Của Người Mường được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bạn có biết Thịt chua Thanh Sơn?

Nhắc tới món thịt chua Thanh Sơn bạn sẽ nghĩ ngay đến món ăn rất mát, dễ ăn và dễ kết hợp các món. Có thể ăn trong các bữa cơm kèm với lá sung giúp thay đổi khẩu vị, có thể dùng làm mồi trong các bữa nhậu rất đặc sắc và thơm ngon.

– 50.000 VNĐ/ hộp tỏi ớt Loại Ngon – Mua 10 hộp tặng một hộp.

Gọi ngay Hotline: 0901 733 882 để đặt hàng. Khuyến mãi mua 10 tặng 1 chỉ trong tháng 4.

Nghĩ tới thịt chua không thể bỏ qua món thịt chua Thanh Sơn vùng Xuân Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ. Món ăn đặc sắc mang đậm hương vị của người Thanh Sơn, là đặc sản thịt chua ngon nhất Vịnh Bắc Bộ.

Không chỉ vậy, nhắc đến huyện vùng cao Thanh Sơn, người ta còn nhắc đến văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú mà chỉ mới nghe tên các món ăn mà ai nấy cũng đã xốn xang: “Lạ lùng rêu đá, đậm đà thịt chua”.

Cách làm thịt chua Thanh Sơn thơm ngon chất lượng:

Sau khi chọn được nguyên liệu đạt chất lượng, làm sạch thì tiến hành lọc hết gân và đem nướng trên chảo gang. Đây là khâu đặc biệt quan trọng vì nó quyết định hương vị, chất lượng của món thịt chua.

Phần thịt nạc thì được pha ra từng khổ và chỉ nướng chín bề mặt ngoài vì phần thịt sống còn lại sau khi tẩm ướp gia vị sẽ tự nên men và tự chín. Chính nó tạo ra hương vị đặc trưng của thịt chua.

Sau khi chuẩn bị xong phần nguyên liệu chính là thịt thì tiếp theo là phần rang thính. Đối với thịt chua thì thính là nguyên liệu không thể thiếu được. Sau khi chọn được gạo, ngô loại ngon, sạch thì đem rang đều tay. Nếu rang non quá thì thính không thơm, còn già lửa thì thính lại bị khét.

Đặc biệt, quá trình nhồi thịt vào ống nứa cũng được nhồi chặt, đảm bảo không còn không khí ở trong ống vì đây là quá trình nên men yếm khí hay còn gọi là kỵ khí. Còn lớp đáy và lớp ngoài cùng của ống nứa được lót lá ổi nhằm chống ẩm, mốc và giúp cho quá trình lên men tốt hơn.

Sau khi nhồi xong thịt vào ống nứa thì đem ủ khoảng 3 – 4 ngày thì ăn được. Thịt chua thường được ăn kèm với lá sung, lá đinh lăng, lá nhội, lá ổi. Khi ăn có vị bùi bùi của thịt, sần sật của bì nướng hòa quện với vị chua chua của vị thính đã lên men, vị chát ngọt của lá cây rừng hòa vào vị cay của tương ớt.

– Chúng tôi chuyên cung cấp thịt chua Thanh Sơn đảm bảo được sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng chất bảo quản với năng lực sản xuất lớn.

– Thịt chua được chuyển từ các cơ sở sản xuất Uy tín có thương hiệu lâu năm về Hà Nội để phục vụ thượng khách.

– chúng tôi hiện nay cung cấp thịt chua với giá tốt nhất thị trường. Giá chỉ 45.000 Đ/hộp trọng lượng 300gram. Số lượng lớn vui lòng liên hệ trực tiếp để có giá tốt nhất.

– Chúng tôi nhận ship hàng nội thành Hà Nội. Chi tiết liên hệ 0901 733 882– Địa chỉ: Số 61 Ngõ 455 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.

Thịt Chua Phú Thọ Món Ăn Độc Đáo Của Vùng Đất Thanh Sơn

Thịt chua Phú Thọ là một trong những đặc sản trứ danh của vùng đất Thanh Sơn, Phú Thọ. Đặc trưng của món thịt chua này là sử dụng thịt lợn lửng tươi sống, ướp trong thính gạo để chín tự nhiên nên có hương vị chua dịu thơm ngon.

Giới thiệu về món thịt chua Phú Thọ

Điều đặc biệt là Người Mường ở Thanh Sơn không mổ lợn như cách thông thường mà họ dùng rơm lúa nếp nương thui cho lợn vàng đều, quay cho thịt lợn gần chín tới, những vùng thịt ngon nhất của con lợn như: thịt ba chỉ, thịt mông sấn, thịt nạc vai, nạc thăn sẽ được đem thái lát mỏng, ướp một chút muối gia vị, trộn đều với thính ngô, đỗ sao cho bột thính bám thật đều trên bề mặt các miếng thịt.

Công đoạn tiếp theo là chuẩn bị những ống nứa to rửa sạch, để khô, lót lá ổi, lá sung xuống dưới rồi cho thịt đã được ướp thính vào, đậy lớp lá ổi lên trên bề mặt và nút chặt miệng ống lại. Rồi treo lên ở những nơi cao ráo, thoáng đãng. Sau 5 – 7 ngày là có thể dùng được.

Khi ăn thịt chua người ta ăn kèm với các loại lá như lá sung, lá ổi, lá lộc vừng, lá đinh lăng…và chấm tương ớt. Với những ai thích ăn nhậu thì món ăn này quá hấp dẫn.

Cách làm thịt chua Phú Thọ

Sau khi thịt đã được chọn cẩn thận, làm sạch thì tiến hành lọc hết gân và đem nướng trên chảo gang. Đây là khâu đặc biệt quan trọng vì nó quyết định hương vị, chất lượng của món thịt chua. Bà Lợi cho biết thêm, ngày xưa các cụ làm hoàn toàn bằng thịt sống nhưng ngày nay thịt được nướng chín, nhất là phần bì và phần mỡ giòn thì phải được nướng chín hoàn toàn.

Để miếng thịt nướng đáp ứng được yêu cầu thì đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người đứng bếp, nếu không thịt sẽ chín không đều và ảnh hưởng đến chất lượng.

Phần thịt nạc thì được pha ra từng khổ và chỉ nướng chín bề mặt ngoài vì phần thịt sống còn lại sau khi tẩm ướp gia vị sẽ tự nên men và tự chín. Chính nó tạo ra hương vị đặc trưng của thịt chua.

Khi thịt được nướng xong thì tiếp tục pha ra thành từng khổ nhỏ hơn. Căn cứ vào miếng thịt để thái bằng tay hoặc bằng máy nhưng phải đảm bảo miếng thịt thái ra có độ mỏng đều nhau. Đặc biệt, với các miếng thịt có cả bì, mỡ và thịt nạc thì đòi hỏi người thái phải có kinh nghiệm lâu năm mới đảm bảo sản phẩm đầu ra đẹp mắt.

Sau khi chuẩn bị xong phần nguyên liệu chính là thịt thì tiếp theo là phần rang thính. Đối với thịt chua thì thính là nguyên liệu không thể thiếu được. Sau khi chọn được gạo, ngô loại ngon, sạch thì đem rang đều tay. Nếu rang non quá thì thính không thơm, còn già lửa thì thính lại bị khét.

Gạo, ngô sau khi rang thì được nghiền thành bột và trộn đều với các loại gia vị khác vào thịt đã thái. Trộn phải đều tay và đảm bảo toàn bộ diện tích mặt bề ngoài của miếng thịt đều bám thính.

Thịt được trộn đều với gia vị xong thì cho vào ống nứa (theo cách truyền thống) hoặc hộp nhựa. Ống nứa sau khi được mài nhẵn hai đầu thì đem rửa sạch, phơi khô. Theo kinh nghiệm, nên chọn ống nứa là loại bánh tẻ, không già quá cũng không non quá.

Đặc biệt, quá trình nhồi thịt vào ống nứa cũng được nhồi chặt, đảm bảo không còn không khí ở trong ống vì đây là quá trình nên men yếm khí hay còn gọi là kỵ khí. Còn lớp đáy và lớp ngoài cùng của ống nứa được lót lá ổi nhằm chống ẩm, mốc và giúp cho quá trình lên men tốt hơn. Sau khi nhồi xong thịt vào ống nứa thì đem ủ khoảng 3 – 4 ngày thì ăn được.

Thịt chua Phú Thọ thường ăn kèm với bánh tráng, lá sung, lá ổi, lá đinh lăng… và chấm cùng tương ớt hạt tiêu. Ngoài ra có thể kèm rau húng, bạc hà, rau mùi tùy thích. Thịt chua không ăn cùng với nước chấm pha loãng mà phải chấm với tương ớt mới đúng điệu. Ăn đến đâu tưởng như quên trời quên đất đến đó.

Có thể các bạn quan tâm tới: Tìm hiểu về Ẩm thực miền bắc, những món ăn ngon đặc trưng ẩm thực miền bắc Tìm hiểu về Ẩm thực miền nam, những món ăn ngon đặc trưng ẩm thực miền nam Tìm hiểu về Ẩm thực miền Trung, những món ăn ngon đặc trưng ẩm thực miền Trung

Cách Làm Thịt Lợn Muối Chua Ngon Chuẩn Đơn Giản Của Người Mường

Nguyên liệu làm thịt lợn muối chua:

Mách nhỏ về cách chọn thịt lợn ngon:

Thịt lợn thường chọn loại lợn lửng; một loại lợn địa phương được nuôi thả một năm và chỉ đạt 15-17kg, có thịt chắc, thơm và ít nước. Nếu không mua được loại thịt này; bạn nên chọn mua thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng trên thị trường. Ngoài ba chỉ có thể dùng các loại thịt khác như: thịt mông, thịt nạc vai hoặc thịt thăn. Tuy nhiên, ngon nhất là phần thịt kết hợp cả nạc và mỡ.

Cách làm thịt lợn muối chua:

Nếu các bạn không muốn mua thính gạo mà muốn tự làm để đảm bảo thì có thể làm theo công thức: rang gạo; đậu xanh và ngô thật vàng sau đó nghiền nhỏ, mịn.

Lưu ý: Để món thịt lợn muối chua thành công thì thính gạo phải đảm bảo chín kĩ, thơm, vàng và không bị cháy.

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu làm thịt chua

Các loại rau thơm, lá ổi đem ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch bằng nước lạnh và để ráo.

Thịt lợn rửa thật sạch, đem nướng tái vừa phải sau đó thái mỏng; to hay nhỏ tùy vào sở thích nhưng để dễ ăn và đẹp mắt thì bạn nên thái sợi mỏng.

Bước 3: Tẩm ướp gia vị và trộn thính, đóng hộp

Tẩm ướp thịt với một chút muối (Tùy vào khẩu vị); rắc thính gạo lên trên rồi trộn thật đều sao cho thính bám đều, phủ kín bề mặt miếng thịt.

Chọn dụng cụ để đựng và ủ thịt, tránh sử dụng túi nilon vì thịt có thể bị mốc khi lên men. Nếu bạn có ống tre, ống nữa để đựng thịt là tốt nhất; nếu không có thể sử dụng một cái lọ nhựa sạch.

Đặt lá ổi xuống dưới dụng cụ chứa đựng thành hai lớp; cho thịt vào trong, ấn thật chặt và phủ tiếp một lớp lá ổi lên trên.

Sau khi hoàn thành để sản phẩm ở nơi khô ráo. Nếu vào mùa hè, thời tiết oi bức chỉ cần để 3 đến 4 ngày là đảm bảo thịt đã lên men và sử dụng được. Bạn không nên để quá lâu vì khi đó thịt sẽ chua và mất đi vị thơm ngon, đậm đà. Với thời tiết se lạnh mùa đông; thời gian ủ thịt sẽ là từ 5 đến 7 ngày để đảm bảo cho thịt đủ độ chín.

Lưu ý: Trong suốt quá trình ủ, thịt luôn cần được nén chặt để đảo bảo sự thành công cho món thịt lợn muối chua.

Mỗi vùng miền có một cách riêng để muối thịt; nhưng thịt chua Thanh Sơn lại có hương vị đặc biệt rất riêng. Bên trong lớp lá bọc là mùi thịt chua lẫn mùi thính quyện cùng lá ổi thơm nồng. Vị chua của thịt lên men; vị giòn của bì và hương thơm bùi bùi của thính hòa quyện tạo nên món ăn đậm đà hương vị. Các bạn có thể dùng thịt lợn muối chua quấn cùng bánh tráng hoặc lá sung; lá đinh lăng, lá lốt, chấm cùng nước mắm chua ngọt thêm một cốc bia lạnh ngon khó cưỡng.

Tuy cách làm thịt lợn muối chua không hề cầu kỳ nhưng lại đòi hỏi phải có thời gian mới có thể thưởng thức được món ăn ngày ngon đúng chuẩn. Vậy nếu không có thời gian, ở Hà Nội, các bạn có thể cùng gia đình, bạn bè thưởng thức món ăn đặc sản lạ miệng này tại cửa văn phòng chính thức của Trường Foods. Địa chỉ: Số 11 Nguyễn văn giáp, cầu diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Khi làm thịt chua xong muốn món thịt trở nên ngon nhất thì bạn nên chọn thịt lợn lửng. Bởi đây là lợn nuôi tự nhiên, quanh năm ăn củ, măng và trái cây rừng. Chính vì nguyên liệu làm món thịt chua là những thực phẩm sạch. Vậy nên thời gian bảo quản thịt chua chỉ trong vòng một tháng.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý về cách bảo quản thịt chua để dùng được dài lâu. Nên bảo quản thịt trong ngăn mát để hãm độ chua. Đồng thời chú ý úp ngược phần nắp hộp xuống dưới, phần đáy có lá ổi lên trên mặt để bảo quản lâu hơn. Điều này nhằm mục đích giúp tránh nước đọng ngấm vào thịt.

Nếu như bạn đã mở hộp thịt chua ra để sử dụng thì nên sử dụng hết trong một lần. Nếu không thì chỉ có thể bảo quản ở trong ngăn mát của tủ lạnh thêm ba ngày nữa. Để quá lâu không dùng đến thịt sẽ bị chảy nước hay mất đi hương vị thơm ngon ban đầu. Bạn nên cố gắng ăn hết trong thời gian ngắn để được thưởng thức thịt chất lượng.

VPHN: Số 11 Nguyễn Văn Giáp (Đường K2), Phường Cầu Diễn, chúng tôi Từ Liêm, Tp.Hà Nội.

Xưởng tại Phú Thọ: Khu Ba Mỏ, TT. Thanh Sơn, H. Thanh Sơn, Phú Thọ.

Email: thitchuatruongfoods@gmail.com

Hotline: 1900 633 312 – 0210 222 5 666

Món Đặc Sản Từ Thịt Lợn Sống Của Người Dao Tưởng Kinh Dị Mà Ngon Không Tả

Thịt chua là món ăn dân dã, mang đậm màu sắc ẩm thực dân tộc nơi đây, vì thế, những nguyên liệu chế biến cũng sẵn có trong nhà. Đó là thịt lợn, muối tinh và cơm nguội.

Món thịt muối chua có nhiều công thức chế biến khác nhau tùy khẩu vị của từng người. Nhưng ngon và nổi tiếng nhất phải kể đến món thịt lợn chua của người Dao Tiền ở huyện Chiêm Hóa.

Mỗi dân tộc có một cách chế biến thịt chua khác nhau tùy thuộc vào khẩu vị của từng người. Tuy nhiên, với cách làm độc đáo của mình, những miếng thịt chua của người Dao Tiền khiến ai một lần ăn vào cũng phải nhớ mãi. Làm thịt chua không khó nhưng đòi hỏi phải có nhiều thời gian.

Để có được món thịt chua hấp dẫn người Dao Tiền dùng thịt ba chỉ, phần thịt có cả nạc lẫn mỡ từ loại lợn lửng để chế biến. (Giống lợn này nuôi một năm chỉ đạt tới 15 – 17 kg, thịt rất thơm ngon).

Thịt chua như một sản vật quý, như một món quà quý mà bà con của dân tộc Dao đặc biệt dành để thiết đãi du khách

Thịt đã chọn được cắt thành từng miếng. Mỗi miếng khoảng 0,5 kg. Trên mỗi miếng dùng dao sắc khía thành từng phần dày 2 – 3 cm, tránh làm đứt phần bì.

Sau đó, đem thịt đã cắt ướp với thật nhiều muối, dùng tay chà xát thật mạnh cho muối ngấm sâu vào từng thớ thịt. Thính chính là yếu tố quyết định sự khác biệt và tạo nên vị chua – hương vị đặc trưng của thịt chua. Chính vì thế, việc cho cơm cần đến đôi bàn tay khéo léo và kinh nghiệm của người chế biến.

Người ta đem gạo tẻ hay gạo nếp nấu chín thành cơm, sau đó xới ra để nguội và bóp đều vào thịt. Mỗi miếng thịt sau khi xát muối được trộn tiếp với một ít cơm nguội (để cơm thấm muối khi tan cho thịt bớt mặn) rồi đem xếp ngay ngắn vào chum, trên cùng chét thêm một lớp cơm nguội dày và dùng tay lèn thật chặt.

Ngoài cơm nguội, người ta còn lấy các loại lá như lá cơm đỏ, trầu không, riềng. Tất cả đem rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ và trộn lẫn với thịt lợn. Sau khi thịt lợn được bóp đều với các loại gia vị, người ta tiến hành ủ chua thịt.

Công đoạn này có thể mất từ 5 ngày đến nửa tháng hoặc có thể lâu hơn nữa, tùy thuộc vào thời tiết từng mùa và mục đích của người dùng. Mỗi chum thịt sau khi đã bịt chặt được úp ngược lên một chiếc bế đựng đầy tro bếp. Làm như vậy để trong quá trình thịt lên chua, mỡ và nước từ thịt sẽ chảy ngược xuống ngấm vào tro, như thế thịt sẽ không bị hỏng. Khi chủ nhà biết đến ngày thịt đủ độ ngấu thì mang ra thưởng thức.

Thịt chua được sử dụng trong đám cưới của người Dao

Thịt chua được sử dụng trong đám cưới của người Dao. Trong đám cưới nhà trai phải mang sang nhà gái một lượng thịt khá lớn để làm sính lễ. Chỗ thịt ấy đã được tính trước để phân phát cho anh em, họ hàng của cô dâu, nhiều hay ít tùy thuộc vào mối quan hệ và vai vế đối với cô dâu, còn bố mẹ cô dâu sẽ nhận hai phần lớn nhất. Vậy nên, sau đám cưới, gia đình cô dâu phải đem ướp chua chỗ thịt ấy để bảo quản. Sau 2 – 3 năm, khi cô dâu chú rể đã thành vợ chồng, có đủ điều kiện tổ chức lễ cám ơn những người trước đây đã giúp gia đình nhà trai gánh lễ vật sang nhà gái thì bố mẹ cô dâu mới mở chỗ thịt chua ấy để tiếp đãi mọi người.

Sau mỗi đám cưới, nhà bố mẹ cô dâu sẽ có được ít nhất hai chum thịt chua như vậy. Mỗi chum thịt sau khi đã bịt chặt được úp ngược lên một chiếc bế đựng đầy tro bếp. Làm như vậy để trong quá trình thịt lên chua, mỡ và nước từ thịt sẽ chảy ngược xuống ngấm vào tro, như thế thịt sẽ không bị hỏng.

Thịt được ướp lâu năm thường săn lại, màu nhạt hơn, khi ăn có độ giòn của thịt mỡ, độ dai sần sật của bì và thịt nạc. Ăn một miếng thôi cũng đủ cảm nhận được hương vị lạ và đặc biệt của món thịt này. Với những người có kinh nghiệm làm thịt chua, khi ăn họ có thể biết được thịt này đã được ướp bao nhiêu lâu.

Thịt chua được ướp lâu năm thường săn lại, màu nhạt hơn, khi ăn có độ giòn của thịt mỡ, độ dai sần sật của bì và thịt nạc

Thịt chua còn được dùng làm một món ăn cho mâm cỗ trong những ngày rằm, ngày Tết trong năm. Người Dao còn dùng thịt chua để tiếp đón khách quý bởi họ coi đó là món ăn đặc biệt trong ẩm thực truyền thống của dân tộc mình.

Thịt lợn muối chua có đặc trưng là có vị chua, mềm mà không dai, không béo ngấy của thịt mỡ. Thay vào đó là vị đậm đà của thịt hòa cùng vị cay cay của riềng, vị thơm của lá cơm đỏ, trầu không, cơm nếp, đặc biệt là vị chua hòa lẫn vị mặn của muối đã tạo cho món ăn có hương vị thật độc đáo, khó quên. Thịt muối chua thường được ăn cùng rau sống. Ăn một lần thôi cũng khiến người ta nhớ mãi.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thịt Chua Thanh Sơn Đặc Sản Của Người Mường trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!