Bạn đang xem bài viết Thịt Chua Phú Thọ Món Ăn Độc Đáo Của Vùng Đất Thanh Sơn được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thịt chua Phú Thọ là một trong những đặc sản trứ danh của vùng đất Thanh Sơn, Phú Thọ. Đặc trưng của món thịt chua này là sử dụng thịt lợn lửng tươi sống, ướp trong thính gạo để chín tự nhiên nên có hương vị chua dịu thơm ngon.Giới thiệu về món thịt chua Phú Thọ
Điều đặc biệt là Người Mường ở Thanh Sơn không mổ lợn như cách thông thường mà họ dùng rơm lúa nếp nương thui cho lợn vàng đều, quay cho thịt lợn gần chín tới, những vùng thịt ngon nhất của con lợn như: thịt ba chỉ, thịt mông sấn, thịt nạc vai, nạc thăn sẽ được đem thái lát mỏng, ướp một chút muối gia vị, trộn đều với thính ngô, đỗ sao cho bột thính bám thật đều trên bề mặt các miếng thịt.
Công đoạn tiếp theo là chuẩn bị những ống nứa to rửa sạch, để khô, lót lá ổi, lá sung xuống dưới rồi cho thịt đã được ướp thính vào, đậy lớp lá ổi lên trên bề mặt và nút chặt miệng ống lại. Rồi treo lên ở những nơi cao ráo, thoáng đãng. Sau 5 – 7 ngày là có thể dùng được.
Khi ăn thịt chua người ta ăn kèm với các loại lá như lá sung, lá ổi, lá lộc vừng, lá đinh lăng…và chấm tương ớt. Với những ai thích ăn nhậu thì món ăn này quá hấp dẫn.
Cách làm thịt chua Phú Thọ
Sau khi thịt đã được chọn cẩn thận, làm sạch thì tiến hành lọc hết gân và đem nướng trên chảo gang. Đây là khâu đặc biệt quan trọng vì nó quyết định hương vị, chất lượng của món thịt chua. Bà Lợi cho biết thêm, ngày xưa các cụ làm hoàn toàn bằng thịt sống nhưng ngày nay thịt được nướng chín, nhất là phần bì và phần mỡ giòn thì phải được nướng chín hoàn toàn.
Để miếng thịt nướng đáp ứng được yêu cầu thì đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm của người đứng bếp, nếu không thịt sẽ chín không đều và ảnh hưởng đến chất lượng.
Phần thịt nạc thì được pha ra từng khổ và chỉ nướng chín bề mặt ngoài vì phần thịt sống còn lại sau khi tẩm ướp gia vị sẽ tự nên men và tự chín. Chính nó tạo ra hương vị đặc trưng của thịt chua.
Khi thịt được nướng xong thì tiếp tục pha ra thành từng khổ nhỏ hơn. Căn cứ vào miếng thịt để thái bằng tay hoặc bằng máy nhưng phải đảm bảo miếng thịt thái ra có độ mỏng đều nhau. Đặc biệt, với các miếng thịt có cả bì, mỡ và thịt nạc thì đòi hỏi người thái phải có kinh nghiệm lâu năm mới đảm bảo sản phẩm đầu ra đẹp mắt.
Sau khi chuẩn bị xong phần nguyên liệu chính là thịt thì tiếp theo là phần rang thính. Đối với thịt chua thì thính là nguyên liệu không thể thiếu được. Sau khi chọn được gạo, ngô loại ngon, sạch thì đem rang đều tay. Nếu rang non quá thì thính không thơm, còn già lửa thì thính lại bị khét.
Gạo, ngô sau khi rang thì được nghiền thành bột và trộn đều với các loại gia vị khác vào thịt đã thái. Trộn phải đều tay và đảm bảo toàn bộ diện tích mặt bề ngoài của miếng thịt đều bám thính.
Thịt được trộn đều với gia vị xong thì cho vào ống nứa (theo cách truyền thống) hoặc hộp nhựa. Ống nứa sau khi được mài nhẵn hai đầu thì đem rửa sạch, phơi khô. Theo kinh nghiệm, nên chọn ống nứa là loại bánh tẻ, không già quá cũng không non quá.
Đặc biệt, quá trình nhồi thịt vào ống nứa cũng được nhồi chặt, đảm bảo không còn không khí ở trong ống vì đây là quá trình nên men yếm khí hay còn gọi là kỵ khí. Còn lớp đáy và lớp ngoài cùng của ống nứa được lót lá ổi nhằm chống ẩm, mốc và giúp cho quá trình lên men tốt hơn. Sau khi nhồi xong thịt vào ống nứa thì đem ủ khoảng 3 – 4 ngày thì ăn được.
Thịt chua Phú Thọ thường ăn kèm với bánh tráng, lá sung, lá ổi, lá đinh lăng… và chấm cùng tương ớt hạt tiêu. Ngoài ra có thể kèm rau húng, bạc hà, rau mùi tùy thích. Thịt chua không ăn cùng với nước chấm pha loãng mà phải chấm với tương ớt mới đúng điệu. Ăn đến đâu tưởng như quên trời quên đất đến đó.
Có thể các bạn quan tâm tới: Tìm hiểu về Ẩm thực miền bắc, những món ăn ngon đặc trưng ẩm thực miền bắc Tìm hiểu về Ẩm thực miền nam, những món ăn ngon đặc trưng ẩm thực miền nam Tìm hiểu về Ẩm thực miền Trung, những món ăn ngon đặc trưng ẩm thực miền Trung
Thịt Chua Thanh Sơn Đặc Sản Của Người Mường
Bạn có biết Thịt chua Thanh Sơn?
Nhắc tới món thịt chua Thanh Sơn bạn sẽ nghĩ ngay đến món ăn rất mát, dễ ăn và dễ kết hợp các món. Có thể ăn trong các bữa cơm kèm với lá sung giúp thay đổi khẩu vị, có thể dùng làm mồi trong các bữa nhậu rất đặc sắc và thơm ngon.
– 50.000 VNĐ/ hộp tỏi ớt Loại Ngon – Mua 10 hộp tặng một hộp.
Gọi ngay Hotline: 0901 733 882 để đặt hàng. Khuyến mãi mua 10 tặng 1 chỉ trong tháng 4.
Nghĩ tới thịt chua không thể bỏ qua món thịt chua Thanh Sơn vùng Xuân Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ. Món ăn đặc sắc mang đậm hương vị của người Thanh Sơn, là đặc sản thịt chua ngon nhất Vịnh Bắc Bộ.
Không chỉ vậy, nhắc đến huyện vùng cao Thanh Sơn, người ta còn nhắc đến văn hóa ẩm thực đa dạng, phong phú mà chỉ mới nghe tên các món ăn mà ai nấy cũng đã xốn xang: “Lạ lùng rêu đá, đậm đà thịt chua”.
Cách làm thịt chua Thanh Sơn thơm ngon chất lượng:
Sau khi chọn được nguyên liệu đạt chất lượng, làm sạch thì tiến hành lọc hết gân và đem nướng trên chảo gang. Đây là khâu đặc biệt quan trọng vì nó quyết định hương vị, chất lượng của món thịt chua.
Phần thịt nạc thì được pha ra từng khổ và chỉ nướng chín bề mặt ngoài vì phần thịt sống còn lại sau khi tẩm ướp gia vị sẽ tự nên men và tự chín. Chính nó tạo ra hương vị đặc trưng của thịt chua.
Sau khi chuẩn bị xong phần nguyên liệu chính là thịt thì tiếp theo là phần rang thính. Đối với thịt chua thì thính là nguyên liệu không thể thiếu được. Sau khi chọn được gạo, ngô loại ngon, sạch thì đem rang đều tay. Nếu rang non quá thì thính không thơm, còn già lửa thì thính lại bị khét.
Đặc biệt, quá trình nhồi thịt vào ống nứa cũng được nhồi chặt, đảm bảo không còn không khí ở trong ống vì đây là quá trình nên men yếm khí hay còn gọi là kỵ khí. Còn lớp đáy và lớp ngoài cùng của ống nứa được lót lá ổi nhằm chống ẩm, mốc và giúp cho quá trình lên men tốt hơn.
Sau khi nhồi xong thịt vào ống nứa thì đem ủ khoảng 3 – 4 ngày thì ăn được. Thịt chua thường được ăn kèm với lá sung, lá đinh lăng, lá nhội, lá ổi. Khi ăn có vị bùi bùi của thịt, sần sật của bì nướng hòa quện với vị chua chua của vị thính đã lên men, vị chát ngọt của lá cây rừng hòa vào vị cay của tương ớt.
– Chúng tôi chuyên cung cấp thịt chua Thanh Sơn đảm bảo được sản xuất an toàn vệ sinh thực phẩm, không sử dụng chất bảo quản với năng lực sản xuất lớn.
– Thịt chua được chuyển từ các cơ sở sản xuất Uy tín có thương hiệu lâu năm về Hà Nội để phục vụ thượng khách.
– chúng tôi hiện nay cung cấp thịt chua với giá tốt nhất thị trường. Giá chỉ 45.000 Đ/hộp trọng lượng 300gram. Số lượng lớn vui lòng liên hệ trực tiếp để có giá tốt nhất.
– Chúng tôi nhận ship hàng nội thành Hà Nội. Chi tiết liên hệ 0901 733 882– Địa chỉ: Số 61 Ngõ 455 Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Thịt Lợn Hun Khói Treo Gác Bếp Món Ngon Độc Đáo Vùng Cao Hà Giang
Thịt lợn gác bếp cũng có những đặc điểm chung giống như thịt trâu, thịt bò khô gác bếp, nguyên liệu phải là từ những chú lợn được chăn thả tự nhiên trên vùng núi cao nguyên bạt ngàn và được chế biến theo cách riêng mang nét đặc trưng của núi rừng.
Cho đến tận ngày nay thì món thịt lợn gác bếp đã có nhiều cách chế biến khác nhau, tùy thuộc vào mỗi địa phương. Có nơi người ta ngả thịt ra cho nguội rồi cho một lượng muối vừa đủ vào thịt và đưa vào cối giã để muối ngấm vào thịt chứ không giã nát. Sau đó họ dùng một loại men làm từ các cây rừng trộn lẫn vào với thịt và cho đem ủ kín 2 – 3 ngày trong gùi và treo lên gác bếp.
Một số nơi khác để giữ nguyên được hương vị của thịt người ta lại chế biến theo cách khác. Trước tiên họ sẽ mổ phanh con lợn ra rồi dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ, dọc theo sườn, bỏ thịt lên nia xát muối. Sau khi đã xát đều muối cho thịt ngấm thì cho rượu vào bóp và bỏ vào hũ ủ ba đến bốn ngày. Sau đó lấy thịt trong hũ ra rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước rồi treo lên gác bếp.
Một trong những công đoạn quan trọng nhất chính là quá trình hun khói để làm chín thịt, nó cũng đòi hỏi công phu và sự khéo léo. Do đặc trưng của người dân miền núi, họ sử dụng củi để đun bếp, chính vì thế bếp gần như lúc nào cũng đỏ lửa, hơi nóng của lửa bốc lên sẽ làm cho miếng thịt săn lại, mỡ chảy ra một phần, phần còn lại nhìn rất trong, thịt nạc và da có màu vàng – đỏ thẫm. Để thịt thơm hơn, một số đồng bào nơi đây còn lấy cây ngải cứu rừng và bã mía để về hun thịt.
Mặc dù chỉ với những công cụ rất thô sơ, không máy móc hiện đại nhưng đồng bào nơi đây lại có thể giữ được mùi vị của thịt lợn gác bếp trong một thời gian dài. Lạ kỳ hơn nữa, theo lời đồng bào Tây Bắc lợn càng treo gác bếp lâu thì thịt càng thơm ngon. Đây chính là nét khó hiểu nhưng rất độc đáo trong văn hóa ẩm thực vùng cao mà không phải dân tộc nào cũng có.
Đối với người miền xuôi, thịt lợn gác bếp từ lâu cũng đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Thịt lợn gác bếp có thể dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn khác nhau như xào gừng, xào rau cải đắng và đặc biệt nhất là xào với lá chanh. Hương vị thơm ngon có độ giòn đặc trưng của bì lợn, vị ngọt đậm của thịt nạc và vị đậm đà của gia vị khiến ai cũng muốn thưởng thức.
Hiện nay thịt lợn gác bếp cũng đã có mặt ở nhiều nơi trên cả nước, tuy nhiên một trong những cơ sở uy tín hàng đầu chuyên cung cấp thịt lợn gác bếp cũng như nhiều đặc sản Tây Bắc khác cho những thực khách miền xuôi chính là cửa hàng Giò Chả Thy Vân – Cửa hàng hàng đầu trong việc phân phối sản phẩm núi rừng đến tay người tiêu dùng. Tại đây khách hàng sẽ được thưởng thức món thịt lợn gác bếp đúng điệu vùng cao mà không sợ bị mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Giò Chả Thy Vân đảm bảo là địa điểm dừng chân uy tín của thực khách.
Bắc An: Món Ăn Độc Đáo Của Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số
Những món ăn độc đáo, hấp dẫn của đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Bắc An (TP Chí Linh) được đời tiếp đời gìn giữ, mang bản sắc riêng.
Thiếu khau nhục là cỗ không to
Tháng 4 vừa qua, về dự Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh tổ chức ở xã Bắc An, chúng tôi được người dân thết đãi một bữa cơm thịnh soạn. Mâm cỗ có khá nhiều món ngon được chế biến từ thịt, cá, rau xanh, nhưng độc đáo và ấn tượng hơn cả vẫn là món khau nhục.
Khau nhục (có nơi gọi khổ nhục) là món ăn đặc trưng của đồng bào dân tộc Hoa ở xã Bắc An. Món này được chế biến từ thịt lợn ba chỉ. Khi ăn, mọi người cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của các loại gia vị hòa quyện với vị béo ngậy của thịt lợn… “Món này thường được đồng bào người Hoa chế biến vào dịp Tết, khi có đám cưới hoặc làm cỗ đãi khách. Thiếu khau nhục là cỗ không to”, ông Nguyễn Trọng Ánh, cán bộ văn hóa – xã hội xã Bắc An nói.
Ông Diệp Văn Xường, 63 tuổi ở thôn Bãi Thảo 1 rất giỏi nấu món khau nhục. Ông Xường không biết món ăn này có từ bao giờ, chỉ biết do ông cha truyền lại. Nguyên liệu làm món khau nhục có sẵn ở địa phương nhưng chế biến rất tỉ mỉ, mất nhiều thời gian. “Ở một số nơi như Lạng Sơn cũng có món khau nhục nhưng ăn ngấy và không thơm ngon như chúng tôi chế biến”, ông Xường chia sẻ.
Để làm ra món khau nhục tròn vị, ngon đúng điệu theo kiểu đồng bào người Hoa ở Bắc An, việc đầu tiên là phải chọn mua được miếng thịt lợn ba chỉ ngon. Thịt sau khi rửa sạch sẽ được luộc chín. Vớt thịt ra để nguội, dùng vật nhọn châm vào bì để nước thoát ra ngoài.
Sau đó, thoa nước cốt dừa thật đều lên bề mặt bì lợn rồi đưa vào vạc dầu quay cho tới khi bì lợn chuyển màu vàng và phồng rộp lên. Thịt được vớt ra, rồi ngâm vào nước ấm cho miếng thịt mềm, sau đó thái miếng dày 2 cm, dài khoảng 8-10 cm.
Công đoạn quan trọng nhất trong chế biến món khau nhục là nêm gia vị. Thịt sau khi thái miếng sẽ cho vào bát to, ướp lẫn với tỏi khô băm nhỏ, củ địa liền, nước mắm, đường, mì chính, hạt tiêu, gừng… và cho lên bếp hấp cách thủy trong 2-3 giờ. “Nói thì thấy đơn giản vậy nhưng khi pha chế món này mà không khéo léo thì ăn không ngon. Ngày trước, chúng tôi cũng phải học từ ông bà, bố mẹ rất nhiều lần mới làm được”, ông Xường nói.
Ngậy thơm bánh phổi bò
Ông Diệp Văn Xường giới thiệu về củ địa liền – thứ củ làm nên hương vị chủ lực cho món khau nhục
Ở xã Bắc An, ngoài đồng bào dân tộc người Hoa còn có 11 dân tộc thiểu số khác như Sán Dìu, Khơ Me, Tày, Nùng, Cao Lan, Thổ… Trong số này, người dân tộc Sán Dìu đông hơn cả với hơn 600 hộ. Người Sán Dìu ở xã Bắc An cũng biết làm khau nhục nhưng món ăn truyền thống của họ là bánh phổi bò (còn gọi là bánh mào gà, bánh rợm).
Người Sán Dìu cũng không biết bánh phổi bò có từ bao giờ và vì sao nó lại được đặt tên như thế. Nhưng có một điều chắc chắn họ biết đó là vào dịp Thanh minh, rằm tháng bảy, Tết đông chí thì trong mâm cỗ nhất thiết phải làm món này để cúng ông bà, tổ tiên.
Chị Dịp Hồng Vui ở thôn Chín Thượng làm bánh phổi bò rất khéo. Nguyên liệu làm bánh gần gũi và có sẵn ở địa phương như gạo nếp cái hoa vàng, đỗ xanh, thịt lợn, đường…
So với món khau nhục của người Hoa, cách làm bánh phổi bò của người Sán Dìu đơn giản hơn. Gạo sau khi vo sạch được ngâm với nước ấm 60 độ C trong khoảng 1 giờ. Sau đó, vớt gạo ra để ráo nước, nghiền thành bột nhưng vẫn phải giữ được độ ẩm để bảo đảm dẻo khi nặn bánh.
Đỗ xanh rửa sạch, nấu chín, đánh nhuyễn trộn với đường để làm bánh chay hoặc trộn với thịt lợn xào hành khô và hành hoa để làm bánh mặn. Công đoạn tiếp theo là nhào bột nặn thành hình tròn, đường kính khoảng 10 cm, đưa vào nồi luộc đến khi nổi lên trên mặt nước. Bánh được vớt ra đánh nhuyễn trộn với nhân đường hoặc thịt lợn xào sẵn, lấy lá chuối gói lại và hấp cách thủy trong khoảng nửa giờ.
Bánh phổi bò khi ăn có vị đậm, béo, ngậy của thịt lợn hòa quyện phảng phất với mùi thơm của hành hoa, lá chuối. Nếu là nhân chay, khi ăn bánh có vị thanh mát.
Ông Nguyễn Trọng Ánh, một người dân trong xã cho biết khau nhục và bánh phổi bò là 2 món ăn rất đặc trưng của đồng bào dân tộc Hoa và Sán Dìu. So với bánh phổi bò, món khau nhục được nhiều người ưa thích. Qua thời gian, 2 món này cũng nhiều gia đình người Kinh và đồng bào một số dân tộc thiểu số khác học cách làm. Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc hằng năm, các thôn trong xã đều tổ chức bữa cơm đại đoàn kết và trên mâm cơm không thể thiếu món khau nhục.
BÌNH MINH (BÁO HẢI DƯƠNG)
Cập nhật thông tin chi tiết về Thịt Chua Phú Thọ Món Ăn Độc Đáo Của Vùng Đất Thanh Sơn trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!