Xu Hướng 6/2023 # Tê Lưỡi Với Lòng Cá Bò Gù, Ẩm Thực Nổi Danh Của Phú Yên # Top 10 View | Jbth.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Tê Lưỡi Với Lòng Cá Bò Gù, Ẩm Thực Nổi Danh Của Phú Yên # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Tê Lưỡi Với Lòng Cá Bò Gù, Ẩm Thực Nổi Danh Của Phú Yên được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phú Yên vốn nổi tiếng là thủ đô cá ngừ (cá bò gù) của Việt Nam, những món ăn được chế biến từ cá ngừ luôn rất được lòng du khách. Cùng với mắt cá, thịt cá thì nội tạng của cá cũng có làm nên những món ăn tuyệt ngon.

Có lẽ bởi tính chịu thương chịu khó của người dân xứ nẫu và cũng bởi kích cỡ lớn của cá ngừ đại dương, nên những món phụ tùng của nó cũng được dân xứ nẫu tận dụng làm nên những món độc đáo cực ngon. Có thưởng thức hết những món ngon từ phụ phẩm cá ngừ đại dương mới biết không ai sành ăn những món ngon từ lòng cá ngừ bằng người dân xứ này.

Tất cả các bộ phận từ đầu đến đồ lòng đều được tận dụng để chế biến các món ăn rất ngon. Phần thịt philê dùng ăn gỏi sống, phần xương có thể tận dụng nấu làm nước dùng, mắt thì chế biến thành món đặc sản “đèn pha đại dương”. Các đầu bếp còn chế biến cá ngừ thành nhiều món ngon khác như: Gỏi bao tử cá ngừ đại dương; cà ri dạ, cùi vi cá ngừ đại dương; lườn cá ngừ nướng với muối ớt xanh. Lát cá được ướp với ớt xanh rồi nướng trên bếp than hồng cho đến khi vàng ươm, thơm nức. Lá chanh thái chỉ và vài cọng rau húng quế, húng lủi, chấm cùng muối ớt xanh giã với lá chanh xay nhuyễn, thế là đủ sướng tê mê cho từng miếng cá ngừ nướng dai giòn…

Gỏi bao tử cá ngừ không phổ biến như các món ăn khác của Phú Yên vì khi các ngư dân bắt được cá, họ sẽ chế biến và thưởng thức luôn món ăn trên thuyền. Thế nên, không phải nhà hàng nào ở thành phố Tuy Hòa cũng có món này trong thực đơn. Tuy nhiên, khách du lịch vẫn có thể tìm thấy món này trong các nhà hàng đường Lê Duẩn, Lê Lợi, Trần Hương Đạo…

Bao tử cá ngừ sau khi rửa sạch sẽ được luộc chín, thái miếng nhỏ như bao tử lợn. Cùng kích cỡ và khá giống về màu sắc nhưng bao tử cá ngừ ngon hơn vì hương vị ngọt, mềm, đặc trưng và không dai như bao tử lợn. Sau khi xử lý xong các nguyên liệu chính, người đầu bếp sẽ chế biến các thành phần đi kèm như xoài xanh, bắp chuối, khế…

Người làm sẽ thêm vào một ít đường, ớt, và tiêu để trộn đều với bao tử. Ngoài ra, món ăn cần có các loại rau sống như tía tô, quế, húng cho thêm phần thanh mát, hài hòa với vị ngậy của bao tử. Cuối cùng, một ít hành khô và lạc rang sẽ được rắc lên trên đĩa. Gỏi bao tử cá ngừ phải ăn kèm với bánh tráng gạo miền Trung và nhắm cùng rượu gạo nổi tiếng của làng Quy Hậu mới đúng điệu. Nếu thiếu một thứ trong số đó, món đặc sản đã bớt đi phần đặc trưng.

Những Món Ăn Đặc Trưng Của Ẩm Thực Đức

Nước Đức nằm ở trung tâm của châu Âu nên ẩm thực Đức phong phú, hài hòa và chủ yếu vẫn mang đậm nét của phương Tây. Các món ăn đa phần là đồ ăn nhanh dễ nấu, dễ mang đi và được chế biến từ các nguyên liệu quen thuộc từ khắp nơi trên nước Đức. Phong cách ăn uống và phục vụ ở đây cũng khá đa dạng từ các món ăn bình dân được phục vụ ngoài trời cho đến các món ăn cực phẩm ở trong các nhà hàng, quán cafe sang trọng. Tuy vậy, những du khách đã từng đặt chân đến Đức đều cho rằng ẩm thực Đức thực sự rất tuyệt vời, giá cả cũng rất hợp lí không đắt đỏ như một số nơi khác. Sau khi đã tổng hợp kinh nghiệm từ các du khách, chúng tôi xin nêu ra một số món ăn được xem là đặc sản của ẩm thực Đức

1. Xúc xích Đức

Khi đặt chân đến Đức, món đầu tiên du khách không thể bỏ qua là món xúc xích Đức. Vẫn theo cách làm xúc xích truyền thống là nhồi thịt vào ruột non của heo, tuy nhiên điểm đặc biệt là xúc xích Đức được làm từ nhiều loại thịt khác nhau: thịt lợn, thịt bê, thịt gà, thịt cừu, óc heo … Nổi bật là loại xúc xích trắng (Weisswurst) được làm từ thịt heo sữa, thịt bê và một ít gia vị được xem là loại xúc xích ngon nhất. Người Đức thường chế biến xúc xích theo phương pháp hun khói, nướng trên than hồng hoặc chiên sơ. Sau đó, thực khách có thể ăn kèm xúc xích Đức với các loại nước sốt hoặc ăn kèm với bánh mì rất ngon miệng.

2. Xúc xích cà ri (currywursr)

Đây cũng là một món ăn với xúc xích nhưng currywursr đưa đến cho thực khách cảm giác đậm đà hương vị với nước sốt là hỗn hợp của bột cà ri, nước sốt thịt, ớt bột, sốt cà chua. Đây là món ăn quen thuộc của người Đức không chỉ trong các bữa ăn hằng ngày mà còn trong các cuộc vui như khi xem các trận đấu thể thao người dân thường ăn kèm với khoai tây chiên, nhâm nhi với bia và thưởng thức trận đấu hấp dẫn.

3. Giò heo kèm bắp cải muối dưa

Giò heo kèm bắp cải muối dưa là một trong những món ăn truyền thống lâu đời nhất của ẩm thực Đức . Đúng như tên gọi, món ăn này gồm giò heo được cắt lát ăn kèm với cải thảo đã được xắt ra thành sợi và ngâm muối để lên men. Cải thảo muối đạt yêu cầu phải đảm bảo các tiêu chí sau: màu của cải thảo phải vàng, vị hơi chua và có mùi thơm nhẹ. Vị béo ngậy của giò heo kết hợp với vị chua của cải muối sẽ tạo nên hương vị hấp dẫn cho món ăn.

4. Bánh mì Đức

Đây là món ăn thường xuất hiện trên bàn ăn của người dân Đức. Bánh mì Đức cũng khá đa dạng với đủ loại hình thù cho đến tên gọi và được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau. Phổ biến nhất là loại bánh mì Brezel với hình nút tròn tượng trưng cho hành động hai tay chắp trước ngực cầu nguyện. Bánh có độ xốp và mềm vừa phải, người dân Đức thường kết hợp bánh mì với salad, bơ, xúc xích, mứt, … trong các bữa ăn

6. Berliner Weisse

Berliner Weisse cũng là một loại bia nhưng lại được pha với trộn với siro và hương vị các loại trái cây khác nên bia uống khá nhẹ nhàng, thích hợp cho phái nữ hoặc những người có tửu lượng thấp.

7. Các món từ khoai tây

Dường như đã từ lâu, khoai tây là một nguyên liệu không thể thiếu trong ẩm thực Đức. Hầu hết, các món ăn làm từ khoai tây đều được chế biến rất đơn giản. Với món Salad khoai tây, khoai tây sẽ được cắt thành những viên vừa ăn và được xào nấu với gia vị như tiêu, đường, rau thơm và có thể kèm với thịt lợn muối. Đây là món ăn luôn được ưa thích trong các bữa tiệc ngoài trời hoặc các buổi cắm trại

Tiếp đến là món Bratkartoffeln . Tên gọi của món này nghe có vẻ phức tạp nhưng thực chất đây là một phiên bản mới của món khoai tây chiên được nấu kèm với thịt xông khói và đi kèm với các loại gia vị như hành, tiêu,.. tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn

8. Thịt viên (Frikadellen)

Thịt viên là một món ăn quá đỗi quen thuộc không chỉ với ẩm thực Đức mà còn trong các nền ẩm thực khác trên thế giới. Thịt viên chiên ở Đức cũng được làm theo công thức chung là thịt bò hoặc thịt heo được xay nhuyễn, tuy nhiên người Đức sẽ xay thịt cùng với hành tây để tạo điểm nhấn trong hương vị. Sau đó thịt sẽ được vo thành viên lớn và chiên vàng. Thịt viên sẽ được kết hợp với bánh mì hoặc thực khách có thể ăn riêng với các loại nước sốt. Người dân Đức đặc biệt là dân văn phòng rất ưa chuộng món ăn này trong bữa trưa vì chúng bổ dưỡng và dễ dàng nấu, đóng gói mang đi.

Qua những món ăn trên ta có thể thấy rằng ẩm thực Đức rất đa dạng nhưng lại rất giản dị, không hề cầu kì và dễ nấu. Các nguyên vật liệu cũng thường là những thứ có sẵn và dễ tìm tuy nhiên với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các loại nguyên liệu và gia vị đã khiến những món ăn nơi đây thực sự ngon miệng,hấp dẫn và tạo được nét riêng biệt với tất cả các nước trên thế giới

Các Món Ngon Từ Cá Cơm Khô Của Người Phú Yên

Ngày Đăng : Wednesday, December 25, 2019

Về Phú Yên chắc chắn không nên bỏ qua bóp gỏi xoài, cá cơm chiên tỏi chiên giòn ăn với bánh tráng và nước mắm gành đỏ pha thêm tỏi ớt chính là điểm nhấn làm nên thương hiệu cá cơm nơi đây.

Gỏi xoài cá cơm

Nếu là người dân miền biển Trung và Nam Bộ món gỏi xoài cá cơm khô chắc hẳn đã rất quen thuộc. Tuy nhiên, người dân xứ hoa vàng cỏ xanh lại có cách chế biến đặc biệt thơm ngon và gây dấu ấn khó quên cho bất cứ ai đã từng thưởng thức món gỏi này

– Chuẩn bị gỏi xoài cá cơm

Xoài bằm hoặc nạo sợi nhỏ

Rau thơm, ớt sừng, đậu phộng rang, hành phi, nước mắm và đường.

– Cách làm:

Cho khô cá cơm vào ngâm với nước ấm chừng nửa giờ rồi rửa sạch, sau đó rang sơ với chút dầu và tỏi phi cho thơm, rồi bẻ vụn cá ra nếu cá nhỏ thì để nguyên.

Xoài bằm nhỏ cho vào tô, rau thơm cắt nhỏ, đậu phộng rang giã nhỏ, ớt cắt thành sợi.

Tỏi ớt giã nhuyễn, cho đường nước mắm vào khuấy đều đến khi tan hết đường.

Sau đó cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn cá khô, xoài, rau, đậu phộng, ớt và nước mắm rồi trộn lên cho đều là có thể dùng được.

Để làm cho ra món gỏi xoài cá cơm chuẩn vị Phú Yên, xoài làm phải là xoài ương có cả vị ngọt vị chua và độ giòn. Quan trọng nhất là nước mắm nguyên chất Phú Yên sẽ làm cho món ăn đậm vị và đậm đà hơn rất nhiều.

Cá cơm chiên tỏi ăn cùng bánh tráng

Phú Yên rất nổi tiếng về món bánh tráng Hòa Đa, để cải biến món cá cơm khô rang tỏi thông thường bạn có thể ăn cá cơm khô cùng bánh tráng và rau sống. Món ăn sẽ kết hợp và tạo vị cực kỳ thơm ngon và đáng thử khi ghé Phú Yên du lịch

– Cách làm:

Cá cơm khô ngâm nước, rửa sạch chờ ráo nước, cho lên chảo dầu đảo cho vàng đều cùng với tỏi ớt. Nêm nhạt vừa ăn bởi còn cuộn rau sống và chấm cùng nước mắm.

Rau sống bao gồm xà lách, ngò gai, rau húng, lá hẹ, xoài xanh, trái thơm, dưa chuột, chuối xanh,…Cuốn cùng với cá cơm chấm với nước mắm gành đỏ sẽ tạo ra món ngon bá cháy.

Cá cơm rang trỏng chấm mắm me

– Chuẩn bị: cá cơm khô bỏ đầu, me, tỏi mắm đường bột ngọt ớt

– Cách làm:

Bắc chảo lên bếp, cho cá vào đảo rang đều trong 5 phút tới khi cá vàng. Ngâm 1 thìa me vào 3 thìa nước nóng, chắt lấy cốt me. Giã 5 tép tỏi, 2 quả ớt, 1/2 thìa cafe bột ngọt, 1 thìa cafe đường nhuyễn, cho vào 1 thìa canh nước mắm, cho nước cốt me vào đảo đều. Nêm nếm cho chua ngọt là được.

Với cách làm này cũng có thể bỏ bánh tráng và rau sống cuộn lại chấm mắm me giống như món cá cơm chiên tỏi ăn cùng bánh tráng

Cá cơm nờm khô rim sa tế tôm

– Chuẩn bị: cá cơm mờm khô, sa tế tôm, hành khô, đường, tiêu bột

– Cách làm: Sa tế lọc bỏ gần hết dầu ăn. Hành khô thái rối, phi thơm, cho cá cơm, sa tế, đường vào đảo đều. Cho nước rim đến cạn nước là được.

Cá cơm bún đảo vừng lạc

Đây là món ăn khá phổ biến với người dân miền biển Phú Yên những ngày biển động. Trước đây món ăn chỉ dành cho người dân nghèo, tuy nhiên, ngày nay khá nhiều người chọn món cá cơm đảo vừng lạc thơm bùi này.

– Chuẩn bị: Cá cơm bún khô, lạc, vừng, tỏi, ớt, đường nước mắm

– Cách làm:

Cá cơm bún cho vào rửa sạch, bóp sạch để tránh sạn. Để ráo nước sau đó cho vào chảo dầu đảo nhanh tay cho vàng cá. Khi cá vàng cho lạc vừng đã rang thơm vào đảo cùng, tùy theo sở thích mà cho nhiều vừng hay lạc.

Hòa nước mắm với đường, ớt, tiêu sau đó đổ vào chảo cá và vừng lạc đang rang và đảo nhanh cho quánh rồi tắt bếp. Tùy theo khẩu vị mà có cho thêm tiêu hoặc hành lá. Món này ăn với cơm khá ngon và lạ, được rất nhiều người ưa thích.

Nếu đã ngán ăn các món chế biến từ cá cơm khô bạn cũng có thể học cách chế biến món ăn từ con cá cơm tươi như canh chua cá cơm, cá cơm tươi kho giềng hay cá cơm kho quẹt vốn cũng rất nổi tiếng.

Ngoài ra để chế biến các món từ cá cơm khô của người Phú Yên chuẩn vị nhất đừng quên mua cá cơm khô đảm bảo chất lượng, Hải Châu là đơn vị chuyên cung cấp sỉ và lẻ cá cơm khô thơm ngon trên khắp cả nước, được đóng gói theo tiêu chuẩn quốc tế, loại cá xuất khẩu đi các quốc gia châu Á chất lượng nhất.

Đặt mua ngay tại:

Hotline đặt hàng hay Zalo: 0889 750 750

Trực tiếp qua Page: https://www.facebook.com/khocacomhaichau/

Các tin khác

Ẩm Thực Cà Mau Với Các Món Nướng

Cà Mau là vùng đất rộng, người thưa, được khai phá muộn nhất ở phương Nam. Đây là điểm dừng chân cuối cùng của người Việt trên bước đường Nam tiến.Ở nhiều nơi trên vùng đất này vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ của thời khai hoang, mở cõi. Điều này được phản ánh đa dạng trong đời sống văn hóa của cư dân Cà Mau. Dấu ấn thiên nhiên thể hiện rõ nét từ ăn, mặc, ở, đi lại đến các lĩnh vực đời sống tinh thần. Đặc biệt, đối với văn hóa ẩm thực, các món nướng trong bữa ăn của người Cà Mau thể hiện rất rõ nét đặc điểm này.

Cá lóc nướng trui.

Quà tặng từ thiên nhiên

Trong ẩm thực hằng ngày, người Cà Mau quan niệm “nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc”. Câu cửa miệng này được lưu truyền không chỉ vì vần điệu dễ nghe, dễ thuộc, mà trong thực tế món nướng được nhiều người ưa chuộng nhất, vì cách chế biến đơn giản mà vẫn giữ được hương vị nguyên sơ của thức ăn.

Trong các phương pháp làm chín thức ăn bằng nhiệt thì món nướng không cần sử dụng nhiều công cụ, phương tiện bếp núc. Đặc điểm này phù hợp với hoàn cảnh sống của cư dân Cà Mau chủ yếu sinh sống ở nông thôn, ít phương tiện sinh hoạt trong gia đình, thức ăn nhiều khi được chế biến ngay bên bờ sông, bờ ruộng.

Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên vùng đất Cà Mau có rất nhiều chủng loại động thực vật trên rừng, dưới biển, trong sông ngòi, kinh rạch; hầu như loài nào cũng có thể đem ra… nướng được.

Vùng đất U Minh ở Cà Mau từ lâu nổi tiếng với món “cá lóc nướng trui” đậm nét hương đồng cỏ nội. Ở rừng U Minh Hạ, vào mùa khô, người ta tát đìa, thu hoạch đủ loại cá đồng. Chọn những con cá lóc hoặc cá dầy to cỡ bắp tay người lớn, người ta dùng một nhánh tre, trúc, bình bát hoặc cây sậy già xỏ lụi dọc theo thân từ miệng đến đuôi cá, cắm xuống chỗ đất trống chất rơm rạ lên đốt đến lúc toàn thân cá vừa cháy đen hết vảy ngoài, sau đó dùng cọng rơm cạo sạch da để lại phần thịt cá lóc trắng tươi, thơm phức.

Cá lóc nướng chấm với muối ớt hoặc nước mắm me là món “đưa cay” hấp dẫn và quen thuộc của nhiều người.

Để nướng con cá được vừa chín, thơm ngon cũng cần có một số kinh nghiệm nhất định. Một “lão nông tri điền” ở xã Khánh An, huyện U Minh, tiết lộ: đầu tiên là chọn chỗ đất khô ráo, nếu đất ướt hoặc có cỏ thì cá nướng sẽ bị hôi khói và tùy theo cỡ cá lớn hay nhỏ mà có cách nướng khác nhau.

Cá nhỏ khi xỏ lụi có thể cắm phía đuôi xuống đất, đối với cá lớn (trên 1/2 kg) thì nên cắm quay đầu xuống đất và đốt rơm liu riu để giữ than cho cá chín. Có khi gặp con cá lớn quá, đến một vài kí-lô-gam, đốt kiểu nào cũng không chín tới ruột thì phải dùng biện pháp đặc biệt: cắt vài bẹ chuối tươi ốp chặt xung quanh con cá, dùng rơm đốt cho cháy hết lớp bẹ chuối thì ruột bên trong cá cũng vừa chín, khi lửa cháy đến lớp vảy thì thành công.

Món cá nướng trui từ lâu đã đi vào ca dao:

“Bắt con cá lóc nướng trui Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”

Hoặc:

“Đốt than nướng cá cho vàng Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi”.

Độc đáo món nướng

Quá trình khai phá, định cư trên vùng đất mới, người Cà Mau đã tiếp thu, giao lưu và sáng tạo rất nhiều trong chế biến ẩm thực hằng ngày. Từ phương pháp nướng thức ăn truyền thống xa xưa là cách làm chín thức ăn bằng lửa, nhiều cách nướng mới đã hình thành: nướng vĩ, nướng lu, nướng ngói, nướng khói, nướng lào, nướng đất sét, nướng trong lá cây, nướng trong giấy bạc, nướng trên bếp từ…

Đồng thời, dân gian cũng chế biến từ cách nướng thô sơ đến hình thức nướng có tẩm ướp gia vị, thực phẩm kết hợp: nướng chao, nướng mỡ hành, nướng muối ớt, nướng sa tế, nướng lá lốt…

Món nướng xuất hiện từ lâu đời và trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người Cà Mau. Tuy nhiên, do có nguồn gốc “dân dã” nên rất ít thấy xuất hiện trong các mâm cúng ở gia đình. Người ta cúng bái tổ tiên, cúng vào ngày tư, ngày Tết, đám giỗ, thôi nôi, đầy tháng… thường chọn những món cầu kỳ, sang trọng, thể hiện sự tôn kính các đấng “bề trên”. Ít ai nghĩ tới việc cúng bằng… món nướng.

Có lẽ đây cũng là hình thức kiêng kỵ dân gian. Trong thực tế cũng có chuyện kiêng kỵ món nướng: ở một số địa phương thuộc huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân… người dân làm nghề nuôi tôm (vuông tôm) có hiện tượng kiêng kỵ nướng tôm, cua, vì quan niệm rằng như thế sẽ dẫn đến thất mùa. Tôm, cua cũng là tài sản và sẽ bị… đốt sạch theo ngọn lửa.

Những năm gần đây, theo nhu cầu của thị trường, món nướng từ miền đồng quê, thôn dã đã du nhập ra phố thị. Đi dọc theo các “làng nướng” ở Cà Mau có thể bắt gặp nhiều thực đơn hấp dẫn như: dê nướng, bánh chè nướng, bò nướng ngói, chuột nướng lu, cá lóc nướng trui, cá thòi lòi nướng muối ớt, tôm nướng lụi, cá đồng nướng vĩ, rắn nướng lào, heo nướng mọi, vịt nướng chao, mực nướng sa tế, vọp nướng mỡ hành… Điều này cho thấy, việc chế biến thức ăn bằng cách nướng ở Cà Mau cực kỳ phong phú và đa dạng.

Văn hóa ẩm thực trong cuộc sống hằng ngày của người Cà Mau phản ánh rất sinh động môi trường thiên nhiên của vùng đất mới. Qua những món nướng vừa khảo sát cho thấy, tri thức dân gian được vận dụng trong ẩm thực vô cùng phong phú. Quá trình cộng cư, giao lưu, tiếp biến văn hóa từ nhiều luồng di dân qua nhiều thế hệ đã hình thành nên sắc thái văn hóa rất riêng, trong đó có văn hóa ẩm thực Cà Mau./.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tê Lưỡi Với Lòng Cá Bò Gù, Ẩm Thực Nổi Danh Của Phú Yên trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!