Bạn đang xem bài viết Ngẩu Pín Là Gì? Tác Dụng Của Món Ngẩu Pín Ngựa Với Các Quý Ông được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngẩu pín là gì? Tác dụng của ngẩu pín với sức khỏe. Ngẩu pín ngâm rượu có tốt không? Tham khảo các món ăn chế biến từ ngẩu pín. Cách làm món ngẩu pín ngựa, bò, lợn nướng, hầm thuốc bắc, chua ngọt, luộc, hấp…
trực tiếp nấu và cung cấp cao ngựa bạch, cao xương ngựa màu, cao mèo… Với phương châm ” Kinh doanh bằng chữ TÂM và chữ TÍN”,
Ngẩu pín hay còn gọi là ngầu pín, pín… xuất phát là tiếng Quảng Đông, Trung Quốc là thuật ngữ dùng để chỉ về bộ phận sinh dục của con bò đực.
Đây thực chất là dương vật của một số động vật như trâu, bò, ngựa, dê, chó… Và cũng là những món ăn được chế biến từ dương vật (dái) và tinh hoàn của một số động vật như hươu, cừu, gà, dê và hổ…
Trong các loại ngẩu pín thì thông dụng và có giá trị là dương vật và tinh hoàn của các loài dê (ngọc dương), bò (pín bò hay dái bò), hổ (pín hổ), chó (cà chó), ngọc kê (tinh hoàn gà) và hươu (lộc pín), ngựa…
Dân gian Việt Nam còn cho rằng ngầu pín của chó vàng (hoàng cẩu) rất quý. Chúng được chế biến thành nhiều món ăn cho nam giới với mục đích tăng cường dương sự.
Tinh hoàn bò hoặc trâu có tác dụng bổ thận tráng dương, trị liệt dương. Mỗi lần dùng thường hấp với câu kỷ tử.
Theo Đông y thì dương vật và tinh hoàn của các loài động vật đều thuộc về tạng thận và được gọi là ngoại thận. Để phân biệt với nội thận tức là quả thận thực sự có chức năng bài tiết nước tiểu.
Tạng thận trong Đông y có chức năng rất quan trọng và phong phú, ngoài việc chính là bài tiết nước tiểu, nó còn sinh tủy, sinh xương, sinh dục và một số chức năng nội tiết khác.
Món ăn chế biến từ ngẩu pínNgẩu pín vốn là một món ăn được khá nhiều nam giới ưa chuộng vì vừa ngon vừa bổ, thường được quan niệm là món ăn tẩm bổ, gắn với việc bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực nam giới, cải thiện chức năng, trị yếu sinh lý, liệt dương…
Món ngẩu pín được nam giới cho rằng chức năng giúp tăng cường sinh lý.
Món ăn giòn, sần sật nên ngầu pín không chỉ được phái mạnh ưa chuộng mà còn lôi cuốn cả phụ nữ. Ngầu pín được chế biến chủ yếu là hầm với thuốc Bắc, và còn được ngâm chua thành món gỏi, luộc, hấp, nướng…
Theo dược học cổ truyền, ngẩu pín vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận ích tinh, cường dương mạnh cốt. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như liệt dương, di tinh, suy giảm ham muốn tình dục, đau lưng, mỏi gối, muộn con… dưới dạng rượu thuốc hay dược thiện.
Những loại pín phổ biến mà dân nhậu lựa chọn là các loại pín dê, ngựa, bò, trâu, hươu, hải cẩu, đặc biệt pín hổ được xem là quý nhất. Ngẩu pín vừa được ngâm rượu, vừa được chế biến làm món ăn.
Ngẩu pín nướng là món ăn được dân nhậu ưa dùng, rượu ngâm pín được liệt vào loại thần dược phòng the.
Ngẩu pín có nhiều cách dùng: sấy khô tán thành bột, nấu thành cao hoặc ngâm rượu để uống. Cũng có thể chế biến cùng các loại thực phẩm khác thành các món ăn hấp dẫn.
Người ta còn bồi bổ bằng món canh ngầu pín để cải thiện tình trạng khó thụ thai do tử cung lạnh.
Món canh ngẩu pín rất hữu ích với những nam giới bị suy giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, di tinh, liệt dương, muộn con. Cũng có thể bồi bổ cho phụ nữ do ngầu pín vị ngọt, tính ấm, có công dụng bổ thận ích tinh, cường dương mạnh cốt.
Cách làm ngẩu pín nướngNgẩu pín là một trong những món bán chạy nhất trong những món nướng của cửa hàng. Sau khi tẩm ướp theo công thức riêng của nhà hàng, ngẩu pín được nướng trên than hoa.
Ngầu pín được thái nhỏ như những viên thịt xiên ta thường thấy, được tẩm ướp ngũ vị và nướng chín vàng. Khi nướng đầu bếp sẽ phết lên thêm một chút mật ong làm cho ngẩu pín khi chín vàng bóng mà lại thơm.
Ngầu pín nướng thực sự là một món ăn hấp dẫn với các quý ông bởi vị giòn lạ, sần sật ngon ngọt của sụn và mùi thơm của mật ong.
Một món nữa cũng được nhiều người ưa thích chính là món dây pín nướng. Đây là dây gân nằm trong ngầu pín. Món này cũng được tẩm ướp gần giống với món ngẩu pín nhưng điểm đặc biệt là phải ăn lúc nóng, đến khi nguội thì hơi dai và mất đi mùi thơm đặc trưng.
Đi kèm với ngẩu pín và dây pín nướng không thể không nhắc đến món bóng nướng. Cảm nhận đầu tiên của thực khách sẽ thấy món này hơi dai dai nhưng nhai kỹ sẽ thấy vị đậm đà, thơm ngon.
Tuy vậy món này cũng phải ăn ngay khi nóng mới có thể thưởng thức được hương vị của nó.
Dạ dày nướng và dồi lòng tràng cũng không kém phần hấp dẫn. Từng miếng vàng ruộm, phồng rộp và giòn như bánh đa.
Dồi lòng tràng thì không nhồi tiết hay lạc như dồi truyền thống mà lại nhồi thịt xay với hành rồi mới nướng vàng. Món này đặc biệt rất mềm, thơm mùi nướng và ngậy mùi thịt chín thơm với hành.
Sườn nướng là đoạn sườn cuối được chặt ngang dầy bằng miếng thịt rang và ít xương. Sườn cũng được ướp ngũ vị, nướng phết mật ong ngọt lịm và vàng xém cạnh rất thơm và ngon.
Ngẩu Pín Là Gì? Công Dụng Và Các Cách Dùng Chính
Đối với cánh mày râu hay ăn nhậu, Ngẩu pín không phải là thứ xa lạ. Nhưng với nhiều người khác, đây là một loại đồ ăn còn rất mới, thậm chí có người chưa từng được thấy chứ chưa nói gì đến cách chế, cách dùng và công dụng khá đặc biệt, thú vị của nó? Phương thức dùng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ?
Ngẩu pín là gì? Công dụng của Ngẩu pínVề cơ bản, Ngẩu pín là thứ ấm nóng, có công dụng bổ thận tráng dương, thường được dùng cho những người có chứng thận dương hư với các dấu hiệu sợ lạnh, tay chân lạnh, lưng gối đau mỏi, liệt dương, lãnh tinh, di tinh, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục, tiểu tiện nhiều lần về đêm, đi tiểu không cầm được hoặc hay bị sót lại…
Tráng dương nghĩa là làm mạnh dương khí, theo nghĩa rộng là bồi bổ toàn bộ dương khí của cơ thể như tâm dương, tỳ dương, can dương, phế dương, thận dương… theo nghĩa hẹp là bổ thận dương và làm mạnh dương sự, phục hồi và tăng cường khả năng sinh dục.
Cách dùng Ngẩu pínNgẩu pín có nhiều cách dùng, có thể sấy khô tán thành bột, nấu thành cao hoặc ngâm rượu để uống. Cũng có thể chế biến cùng các loại thực phẩm khác thành các món ăn hấp dẫn. Cụ thể có mấy cách thường dùng như sau:
Tán bột:Ngẩu pín làm sạch, sấy khô hoặc rang trong chảo cát nóng cho thật khô rồi tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 2g với nước muối nhạt.
Nấu cao:Ngẩu pín làm sạch, băm nhỏ rồi cho rượu và đường phèn vào nấu nhừ thành cao. Mỗi ngày uống 1-2 lần, mỗi lần 1 thìa canh với nước ấm.
Ngâm rượu: Ngẩu pín làm sạch thái miếng, sấy khô rồi ngâm với rượu tốt. Thường một bộ Ngẩu pín ngâm với 1500ml rượu là vừa, sau 15 ngày có thể dùng được, uống mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ.
Nấu canh: Ngẩu pín làm sạch, thái miếng rồi nấu cùng các thực phẩm khác hoặc một số vị thuốc như Hoàng kỳ, Đẳng sâm…thành các món canh.
Một số công thức thường dùng* Ngẩu pín Bò và Chó lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3g với nước muối loãng.
Công dụng: Trị liệt dương, tinh dịch lạnh và loãng.
* Ngẩu pín Chó hoặc Bò một bộ, thịt dê 500g. Tất cả làm sạch, thái miếng, hầm kỹ, chế thêm gia vị rồi ăn.
Công dụng: Trị liệt dương, tay chân lạnh giá do dương hư.
* Ngẩu pín Chó 100g, ngẩu pín Bò 100g, thịt Dê 100g, Thỏ ty tử 10g, Nhục dung 10g, rượu vang, hạt tiêu, gừng tươi, hành, mỡ và gia vị vừa đủ. Ngẩu pín và thịt Dê rửa sạch rồi chần qua nước sôi để loại bỏ nước huyết. Tiếp đó, cho tất cả vào nồi cùng gia vị hầm chín bằng lửa nhỏ. Thỏ ty tử, Nhục dung và Kỷ tử, cho vào túi vải. Khi Ngẩu pín và thịt Dê chín, dùng vải sạch loại bỏ các gia vị rồi cho vào túi thuốc đun tiếp cho thật nhừ. Lấy Ngẩu pín và thịt Dê ra, thái miếng, cho vào bát rồi đổ nước hầm vào, chế thêm gia vị cho đủ là có thể ăn được.
Công dụng: Trị đàn ông liệt dương, đàn bà khó thụ thai do tử cung lạnh.
* Ngẩu pín dê 1 bộ, Bạch tật lê 120g, Long nhãn 120g, Dâm dương hoắc 120g, Tiên mao 120g, ý dĩ 120g. Tất cả đem ngâm rượu, uống mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 15-20ml.
Công dụng: Bổ thận tráng dương, khu phong trừ thấp dùng để chữa các chứng liệt dương, lưng đau gối mỏi, tinh lạnh do thận dương hư.
* Ngẩu pín hươu một bộ, Nhục thung dung 60g, gạo tẻ vừa đủ.
Ngẩu pín làm sạch, thái miếng rồi hầm cùng nhục thung dung, gạo tẻ thành cháo, chế thêm gia vị rồi ăn.
Công dụng: Trị liệt dương, xuất tinh sớm, lưng đau gối mỏi, tay chân lạnh giá do thận dương hư.
Tác Dụng Của Rau Bò Khai
Rau bò khai
Rau bò khai còn có rất nhiều tên gọi như dây dương, hồng trục, rau ngót leo, rau nghiến, dã hiến, khau hương, hạ hòa, long châu sói…
Rau bò khai là một loại cây tiểu mộc dạng dây leo dài 5-10 m, có ngọn mảnh dẻ, xanh non giống với ngọn su su. Thân cây nhỏ bằng đầu đũa, giòn, dễ gãy, được chia thành nhiều nhánh đốt, bò và bám theo cây gỗ vươn cao đón ánh nắng mặt trời giống như cây tầm gửi. Ở các phần đầu của đốt có các tua nách cùng cuống lá đua ra. Cuống lá có chiều dài từ 3-10 cm còn lá hình trứng hay hình trái tim, dài, nhọn ở đỉnh, gốc lá tù. Loài này có nhiều hoa mọc thành cụm dạng xim dài 6-18 cm, cuống cụm hoa dài 4 – 10 cm, cuống mỗi chiếc hoa dạng chỉ dài 2-5 mm. Đài hoa dạng quả đầu, răng cưa bộ 5, khoảng 1 mm. Nhị hoa với các túm lông ở hai bên. Cánh hoa màu trắng dài 1,5-2 mm. Quả hạch hình elipxoit hay trứng ngược, kích thước 1,5-2,5 x 0,8-1,2 cm, với đài hoa bền ở đỉnh quả, cuối cùng nứt thành các múi để lộ bề mặt bên trong màu đỏ. Hạt màu xanh chàm, hình elipxoit rộng.
Chúng có mặt tại các khu rừng bãi bồi và khu rừng ven sông, ở độ cao từ 100-1500 m. Có tại Trung Quốc (các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, nam Quý Châu, Hải Nam, Vân Nam, đông nam Tây Tạng) và các quốc gia ở Đông Nam Á, Nam Á như: Bangladesh, Brunei, Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Thái Lan, Việt Nam. Ở Việt Nam, dây hương có ở hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc, nhiều nhất là Bắc Kạn và Thái Nguyên và được coi là một trong những loại rau đặc sản.
Thành phần dinh dưỡngLà loại rau được coi như hòa quyện giữa hương tiết trời và rừng núi. Giá trị dinh dưỡng trong rau bò khai có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người. Theo kết quả nghiên cứu mới nhất, cứ trong 100gr rau bò khai sẽ chứa 78.8gr nước, 7.7gr chất xơ, 6gr protein, 138mgr calci, 40.7mg photpho, 60mgr vitamin C…
Rau bò khai, loại rau đặc sản vùng núi phía bắc. Làm tan sỏi thận
Tác dụng của rau bò khaiTheo kinh nghiệm dân gian người dân vùng múi thường lấy thân, cành lá cây bò khai còn tươi hoặc phơi khô để sắc nước uống chữa bệnh viêm gan do siêu vi thường gặp ở trẻ em và phụ nữ. Sử dụng nước sắc loại rau này đều đặn có thể tán sỏi ở những người bị sỏi thận.
Chữa tê thấp và sốt
Theo Y học cổ truyền, ở miền núi người ta sử dụng toàn thân cây từ cành, lá, ngọn còn tươi hoặc khô để nấu nước uống. Theo cách này để chữa viêm gan do siêu vi ở phụ nữ và trẻ em. Hoặc có thể dùng nước sắc từ rau bò khai để làm tan sỏi ở bệnh nhân bị sỏi thận.
Thân cành tươi rau bò khia sau khi hát lá và ngọn làm rau ăn, phần cành còn lại bạn có thể băm nhỏ thành từng đoạn dài khoảng 2-3 cm và phơi khô để dùng dần. Có tác dụng chữa tê thấp và sốt.
Chữa đái vàng, đái dắt, phù thận…
Nếu người dùng là phụ nữ và trẻ nhỏ thì có thể đem cây bò khai đun sôi với nước để uống có tác dụng hạ sốt trong mùa hè hoặc điều trị chứng bệnh tê thấp trong mùa lạnh. Đối với người sử dụng là nam giới thì có thể ngâm rượu và dùng khi cần thiết. Nếu có điều kiện thu hái phần lá non và ngọn sẽ chế biến ngon hơn.
Tốt cho người chán ăn, mệt mỏi
Ngoài các tác dụng bên trên, rau bò khai còn chữa các chứng như: đái vàng, đái dắt, phù thận…
Những người chán ăn, mệt mỏi do làm việc quá sức, ăn không ngon miệng thì dùng canh rau bò khai rất tốt. Hoặc dùng thân cây rồi phơi khô sắc nước uống thường xuyên nếu không có điều kiện dùng rau tươi.
Theo kinh nhiệm dân gian, rau bò khai dùng tốt nhất là khi còn mùi đặc trưng của nó, tức là còn tươi. Tuy nhiên đôi khi mùi của nó quá nồng sẽ khiến nhiều người không ăn được. Để làm giảm bớt mùi thì nên vò kĩ với chút muối hạt rồi rửa sạch với nước.
Bà bầu có ăn được rau bò khai không?Chắc hẳn có nhiều chị em băn khoăn khi mang thai có ăn được rau bò khai hay không. Hiện nay chưa có một báo cáo nào khuyên không nên ăn rau bò khai trong khi mang bầu. Vì vậy các chị em bầu bí có thể yên tâm dùng rau bò khai cho bữa cơm hàng ngày mà không phải lo lắng.
Rau bò khai xào tỏi
Cách chế biến rau bò khai
Rau bò khai rửa sạch, để ráo nước
Đổ dầu vào chảo đun nóng
Tỏi được dập, băm nhỏ cho vào chảo và đảo đều
Cho rau bò khai vào chảo và thêm gia vị vừa ăn
Rau được lựa chọn kĩ các ngọn tươi ngon, đem vò kĩ, rửa sạch để khử mùi khai rồi nấu canh. Rau bò khai có thể chế biến thành nhiều món hấp dẫn khác nhau như rau bò khai xào tỏi:
Khi xào nhanh và đều tay cho rau chín đều.
Ngoài ra còn có có thể dùng rau bò khai ăn cùng mỳ tôm, luộc chấm mắm. Hoặc rau bò khai có thể kết hợp cùng rau bò khai thành một món canh thập cẩm như tôm, cá thành món canh tập tàng ngọt mát, thanh tao, bổ dưỡng giúp cơ thể nhanh chóng lấy lại sức lực sau một ngày lao động mệt mỏi. Điều đặc biệt của loại rau rừng này là dù có giá trị dinh dưỡng cao và ngon miệng nhưng sau khi ăn thường có mùi khai.
Rau bò khai xào mì tôm
Bò khai xào mì tôm là món ăn từ rau bò khai được người dân nơi Tây Bắc khá tâm đắc với món bò khai xào mì tôm. Chế biến món ăn này cũng không phải cầu kì gì. Mì tôm chỉ cần chần qua nước sôi cho mềm. Thêm chút hành tím phi thơm, cho rau vào xào và nêm gia vị vừa ăn. Đến khi xào rau chín tái thì đổ mì tôm vào trộn đều là được. Bạn có thể thêm vài con tôm sú, vài miếng thịt bò cho đậm đà, hoặc không cần cho nó cũng thơm ngon rồi.
Rau bò khai nấu canh
Canh rau bò khai sẽ mang lại cho mọi người một cảm giác lạ miệng, khó quên. Trước tiên, dùng tay vò rau như vò rau bí rồi đem rửa sạch với nước. Sau đó bắc lên bếp nấu canh như bình thường. Bạn cũng có thể đem kết hợp với ít tôm, cá, thịt băm…để tạo nên một món canh bổ mát.
Rau bò khai xào trứng
Nếu không muốn xào với mì tôm hay tôm thịt gì, bò khai xào trứng cũng là một sự lựa chọn lí tưởng. Cách chế biến rau bò khai xào trứng cũng rất đơn giản. Trứng đập ra bát, cho chút muối, tiêu rồi đánh tan. Rau thì xào như bình thường, đến khi gần chín thì đổ trứng vào. Từng ngọn rau quyện với lớp trứng bám bên ngoài ăn rất lạ miệng và đưa cơm.
‘Tả Pín Lù’ Là Món Ăn Ra Sao?
Trong dân gian, ta thường nghe tới ba chữ “Tả pín lù ” (tạp pí lù, tả pí lù) khi người ta muốn nói về những thứ hổ lốn, lai tạp… Người ta cũng biết Tả pín lù là một món ăn, nhưng hầu như chỉ thấy trong phim…kiếm hiệp. Còn thì không phải ai cũng dễ dàng nhìn thấy món ăn này thực sự, mà nếu có thấy, thì lần trước…khác hẳn lần sau, khó mà định hình được. Để hiểu thêm về món ăn độc đáo này, mời các bạn đọc qua bài viết của tác giả Thượng Hồng.
Có một món ăn vốn của người Hoa, nhưng đã thành món địa phương ở vùng Nam Bộ – món tả pín lù. Tả pín lù là đọc trại ra của ba âm da bin lo của người Trung Quốc, Nó có xuất xứ từ một món thịt của người Mông Cổ và các bộ tộc người Hoa sống ở vùng biên thùy Trung – Mông. Những bộ tộc này có thói quen ăn uống ngoài trời. Vào mùa hè ấm áp thì họ lóc từng miếng thịt nhỏ ở các con vật như dê, cừu hay bê, rồi nướng trên lửa để ăn ngay, không cần chế biến hay thêm thắt gia vị. Vào mùa đông thì việc ăn uống kiểu đốt lửa đã tỏ ra rất bất tiện và thiếu sự đậm đà. Do đó, họ đã nghĩ ra một cách ăn món thịt vừa giữ được chất ngọt vừa tiện lợi. Món da bin lo đã ra đời từ đó.
Khi người Hoa sang Việt Nam, họ đã mang theo món da bin lo. Và đọc theo âm Việt, nó trở thành tả pín lù. Món tả pín lù của người Hoa vẫn còn cầu kì hơn so với khi nó đã “Việt hóa”. Trong cách chế biến của người Hoa thì món ăn này phải gồm các nguyên liệu và theo từng công đoạn như sau: thịt sống thái mỏng gồm hai hoặc ba loại như bò, dê, cừu và thêm vào các loại rau cải sống. Nước lèo (nước dùng) được nấu sôi trong một cái nồi bằng đất nung, có vị chua, cay, ngọt. Nước chấm phải có sa tế và tàu vị yểu.
Tôi đã được ăn qua khá nhiều lần món tả pín lù của nhiều loại thịt. Tuy nhiên, chỉ có một lần, khi ăn món tả pín lù độc đáo của một chủ quán người Hoa tại Chợ Lớn là gây ấn tượng khó quên nhất. Điều đặc biệt trước tiên là ở cái nồi. Thường người ta dùng loại nồi đất theo kiểu nồi “tay cầm”, hoặc nồi nhôm dễ nóng, mau sôi. Còn ở đây là một chiếc nồi được chế tạo đặc biệt, mà theo vị chủ quán, đã phải đặt làm riêng: thoạt trông như một nồi nấu cơm thông thường, nhưng khác hơn ở chỗ một bên gần đáy nồi có khoét một cái miệng, rộng vừa đủ để đưa than vào.
Có nghĩa là chiếc nồi có hai đáy, phía trên để nấu, phía dưới là cái lò chứa than hồng. Khi bắt đầu ăn người ta đốt than cho đỏ lên, cho vào bên phần dưới nồi, còn ở trên đổ nước lèo. Đặc biệt hơn, phía trên nồi lại chia thành hai ngăn, một bên chứa thứ nước lèo trong, còn bên kia thì nước lèo đục, màu vàng như nghệ. Vị chủ quán giải thích: “món tả pín lù không phải loại thịt nào cũng nhúng với nước giấm. Có loại cần nhúng chua, có loại cần nước lèo ngọt, béo. Như món cá chẻm, ăn với nước chấm pha nước cốt dừa sẽ có một hương vị khó quên”.
Hôm đó, tôi đã được ăn tả pín lù gồm thịt bò, cá, tôm, mực tươi, cá viên, sò… nồi nước lèo lúc nào cũng sôi. Vị chủ quán hướng dẫn cách ăn:
– Thịt bò, mực tươi, sò, nhúng vào bên trong nước lèo nó sẽ cho vị chua ngọt. Còn đậu hủ tươi, cá, tôm, cá viên, nên nhúng vào nước lèo có nước dừa béo.
Tôi đã làm theo đúng sự chỉ dẫn. Thú thật là hương vị có khác hẳn. Cá, tôm khi được nhúng trong nước lèo béo ngậy cho hương vị đậm đà. Đổi sang món ăn nhúng nước lèo chua ngọt lại được đổi “gu” đúng lúc, giúp cho bữa ăn không ngán.
Vị chủ quán nói rõ thêm:
– Theo phong tục của người dân vùng biên thùy Trung Quốc, họ thường đãi nhau những bữa tiệc da bin lo như thế này với rất đông người tham gia. Mỗi thực khách có quyền chọn khẩu vị của mình trên cùng một loại thực phẩm. Ai thích chua ngọt thì ăn theo chua ngọt, còn ai thích béo thì ăn theo béo. Những buổi tiệc đó kéo dài thâu đêm suốt sáng. Những chiếc nồi thiết kế theo kiểu này sẽ giúp tránh được gió lạnh mùa đông, lại giữ được nhiệt rất lâu. Đặc biệt là thịt dê và cừu, tuy cả hai gần giống nhau, nhưng khi ăn thì hai tính chất khác biệt. Thịt cừu thích hợp với chất chua ngọt, còn thịt dê thì chỉ ngon khi có nước lèo béo. Tiệc tả pín lù bằng hai loại thịt dê, cừu mà có cái nồi hai ngăn, hai loại nước lèo thì thú vị không gì bằng!
(Theo Thượng Hồng, Món ngon từ dân dã đến thời trân – NXB Tổng Hợp Đồng Nai)
Tác Dụng Của Cá Leo Đối Với Cơ Thể
Tác dụng của cá leo đối với cơ thể
Thịt cá leo thơm ngọt, ít xương dăm lại giàu dinh dưỡng nên được chế biến thành nhiều món ăn ngon để bồi bổ sức khỏe như cá leo xào lá lốt tốt cho sức khỏe người già, cá leo làm chả viên chiên giúp bé hay ăn, khỏe mạnh…
Cá Leo là loài cá da trơn thuộc họ Cá nheo. Môi trường sinh sống: tầng đáy các sông, hồ nước ngọt hay nước lợ trong khu vực nhiệt đới với nhiệt độ thích hợp.
Đây là loài cá ăn thịt lớn có thể dài 2,4 m khi trưởng thành. Chúng chậm chạp và kiếm ăn tại tầng bùn đáy. Thịt cá leo thơm ngon, bổ dưỡng.
Ở Việt Nam, cá leo tự nhiên còn rất ít trong lưu vực sông Mê Kông, được xếp vào loài cá quý hiếm.
Thịt cá leo săn chắc, thơm ngon, ngọt và béo lại không xương thịt cá lại hiền, bổ dưỡng và ăn ít ngán nên mọi người đều ưa thích, dễ dàng chế biến thành nhiều món ngon độc đáo như cá leo chiên tươi, ướp muối chiên, kho lạt, nướng, nấu canh chua… món nào cũng có đẳng cấp.
Thịt cá leo thơm ngọt, ít xương dăm lại giàu dinh dưỡng nên được chế biến thành nhiều món ăn ngon để bồi bổ sức khỏe như cá leo xào lá lốt tốt cho sức khỏe người già, cá leo làm chả viên chiên giúp bé hay ăn, khỏe mạnh… Hơn nữa, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong cá leo có chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin A, E, D và các khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt, trong thịt cá leo có chứa nhiều acid béo omega – 3, DHA, EPA… Những acid amin này rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ nhỏ, phòng chống lão hóa ở người già, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, cơ xương khớp ở người lớn tuổi.
Một số món ăn – bài thuốc chữa bệnh từ cá leo
Cá leo nấu canh đậu: Cá leo khoảng 600g, đậu rồng, cà chua, rau om, mùi tàu, giá đỗ, hoa chuối, dứa, me, hành, ớt gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Làm sạch tất cả các nguyên liệu này và cho vào nấu thành canh ăn nóng. Kiên trì ăn món canh này trong một thời gian dài có tác dụng kiện tỳ vị, bổ khí huyết. Từ đó giúp giảm đau đầu chóng mặt, người mệt mỏi, nóng trong, gầy yếu khó lên cân.
Canh cá leo nấu măng chua: Cá leo khoảng 600g, măng chua 300g, chuối xanh, khế, cà chua, đậu bắp, hành, mùi tây, tiêu, mắm, muối, dầu ăn, ớt, gia vị vừa đủ. Làm sạch các nguyên liệu và nấu thành món canh chua ăn trong bữa cơm. Dùng món này liên tục trong thời gian dài có tác dụng bổ tỳ, thận, thanh nhiệt. Đặc biệt dùng để chữa bí tiểu do thấp nhiệt, chữa chứng phì tiền liệt tuyến, chữa tiểu buốt, tiểu dắt, viêm tiết niệu.
Cá leo nấu dưa chua: Cá leo khoảng 600g, dưa cải muối chua khoảng 300g, cà chua, hành tươi, tiêu, ớt gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng của món canh cá leo nấu dưa chua là bổ khí dưỡng huyết, thanh thấp nhiệt. Có tác dụng rất tốt đối với những người mắc chứng nội nhiệt táo bón, tỳ vị hư ăn không ngon.
Cá leo om chuối đậu: Nguyên liệu gồm cá leo, chuối xanh, đậu phụ, thịt ba chỉ, lá lốt, tía tô, nghệ, tiêu, ớt, mắm muối gia vị vừa đủ. Làm sạch tất cả cá nguyên liệu và bỏ om nhừ ăn. Công dụng của món cá leo om chuối đậu là bổ khí dưỡng huyết sinh tân, thông trệ… Do đó, món này rất tốt cho người bị đái tháo đường, người gầy sút.
Cá leo kho riềng: Nguyên liệu nấu món này gồm cá leo, riềng, mía, tiêu, gia vị vừa đủ kho ăn, kèm với rau muống hoặc rau cải luộc. Công dụng của món này là ôn bổ tỳ, trừ hàn thấp… Do đó, có tác dụng chữa chứng tỳ hư ăn kém, phù thũng.
Trước khi chế biến các món ăn ngon từ cá leo, nên nhớ rửa cá bằng nước ấm pha với giấm hoặc chanh cho cá bớt tanh. Ngoài ra cần lưu ý, cá leo là loại thực phẩm giàu đạm và chất béo, vậy nên, với những người thừa cân, béo phì và bị bệnh gout thì nên hạn chế ăn các món ăn chế biến từ cá leo.
Tác Dụng Của Rau Bò Khai Đối Với Sức Khỏe Con Người
Nếu ai đó chưa từng biết đến rau bò khai thì rất dễ nhầm lẫn với ngồng su su, bởi ngoại hình của chúng khá tương đồng, rau bò khai thì có hình dạng mảnh mai hơn và khi nấu nên thì sẽ thơm hơn ngồng su su. Rau bò khau dùng để chế biến rất nhiều món ăn ngon mà cách chế biến lại vô cùng đơn giản. Lưu ý trước khi chế biến rau bò khai, bạn cần đen rửa sạch và vò nát giống như cách sơ chế rau bí. Rau bò khai thường dùng để chế biến các món ăn như: Rau bò khai xào với tỏi , xào với hải sản, sào với thịt bò,….
Thành phần dinh dưỡng có trong rau bò khai ?Rau bò khai chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng. Giá trị dinh dưỡng trong rau bò khai mang đế cho chúng ta những công dụng cực kì tốt cho sức khỏe. Theo các nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, trong 100 gr rau bò khai chứa các chất dinh dưỡng như: Nước (78.8 gr), protein (6gr), chất xơ (7.7 gr), photpho(40.7 mgr), calci ( 138 mgr), vitamin C (60mgr)
Rau bò khai có tác dụng gì ?
Từ xa xưa, người ta đã sử dụng rau bò khai phơi khô rồi nấu lấy nước uống, nước rau bò khai có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là tốt cho gan. Được biết rau bò khai có tác dụng chữa viêm gan cực kì hiệu quả.
Bên cạnh đó, nước uống rau bò khai còn có thể chữa bệnh sỏi thận, các hoạt chất có trong rau bò khai có tác dụng đánh tan sỏi trong thận.
Rau bò khai còn có tác dụng chữa tê thấp và hạ sốt. Cách sử dụng : Đối với phụ nữ và trẻ em thì đun cây bò khai lấy nước uống, còn đối với đàn ông thì có thể đem cây bò khai phơi khô và ngâm với rượu.
Nếu có điều kiện thu hái phần lá non và ngọn sẽ chế biến ngon hơn. Ngoài ra còn chữa các chứng như: đái vàng, đái dắt, phù thận…
Những món ăn được chế biến từ rau bò khai còn giúp mọi người ăn ngon miệng hơn. Nước sắc rau bò khai còn có tác dụng tốt cho tiêu hóa, kích thích ăn ngon miệng.
Rau bò khai rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên mùi của rau bò khai thì hơi khó ăn đối với những người lần đầu tiên được thưởng thức món rau bò khai. Để làm cho mó rau trở nên dễ ăn hơn thì trong công đoạn sơ chế, bạn cần rửa sạch và vo rau bò khai thật kĩ.
Địa chỉ mua rau bò khai chất lượng tại Hà Nội?Cập nhật thông tin chi tiết về Ngẩu Pín Là Gì? Tác Dụng Của Món Ngẩu Pín Ngựa Với Các Quý Ông trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!