Xu Hướng 10/2023 # Món Ngon Từ Cá Dìa Không Thể Bỏ Qua # Top 13 Xem Nhiều | Jbth.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Món Ngon Từ Cá Dìa Không Thể Bỏ Qua # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Món Ngon Từ Cá Dìa Không Thể Bỏ Qua được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Cá dìa, thực phẩm thơm ngon và vô cùng bổ dưỡng. Tại nước ta có rất nhiều loại cá dìa, mỗi loại cá mang hương vị đặc trưng riêng. Để biết thêm những điều thú vị về cá dìa, các bạn đừng nên bỏ lỡ bài viết này của chúng tôi.

1. Cá dìa là cá gì

Cá dìa có môi trường sống khá phong phú, có loài sinh sống ở biển nhưng cũng có loài sống ở nước lợ hoặc nước ngọt.

2. Nguồn gốc của cá dìa

Cá dìa là dòng cá có kích thước nhỏ thuộc chi cá dìa (Siganus). Cá dìa có tên khoa học tiếng anh Siganidae, thuộc bộ cá Vược.

Chi cá dìa được tìm thấy vào năm 1775. Tính đến nay, chi cá dìa có khoảng 25 loài và phân bổ ở khắp nơi trên thế giới.

3. Đặc điểm của cá dìa

Cá dìa có kích thước khá nhỏ, con trưởng thành cũng chỉ to gần bằng lòng bàn tay của người lớn. Một chú cá dìa khi trưởng thành có thể dài từ 8 – 42cm.

Thân hình của cá dìa có hình con thoi và dẹt về 2 bên. Phần đầu của cá dìa hơi nhọn, miệng tù nhỏ có răng kết hợp cùng với đôi mắt to và lồi.

Chất độc trong vây của cá dìa không làm tử vong, khi bị đâm sẽ có cảm giác hơi tê tay. Phần đuôi hình quạt, hơi chia ở giữa và khá cứng.

Cá dìa là loài cá vảy, tuy nhiên phần vảy của chúng khá nhỏ và ít.

Cá dìa có rất nhiều loại và có màu sắc khác nhau. Thông thường, cá dìa có màu xanh xám ở phần lưng và phần bụng có màu trắng.

Ở một số dòng cá dìa còn có những đốm trắng.

4. Cá dìa ăn gì?

Cá dìa là dòng cá ăn thực vật và chuyên kiếm ăn vào ban đêm. Thức ăn chính của cá dìa sống tự nhiên là các loại thực vật thủy sinh và các loại mùn bã hữu cơ.

5. Đặc tính sinh sản ở cá dìa?

Cá dìa là loài sinh sản theo hình thức đẻ trứng. Đối với cá dìa biển chúng sẽ sinh sản ngay tại vùng chúng sống.

Riêng đối với cá dìa nước ngọt chúng sẽ có cuộc di cư ra vùng nước lợ hoặc biển đế sinh sản.

Mùa sinh sản hàng năm của cá dìa là từ tháng 4 – 8. Đẻ nhiều nhất là khoảng cuối tháng 6 đến đầu tháng 8.

Trung bình một lần sinh sản, cá dìa có thể đẻ được 200 – 250 nghìn trứng.

6. Cá dìa sống ở đâu?

Cá dìa là loài sống thành từng bầy lớn. Có những loài cá dìa sinh sống tại biển, cũng có những loài cá dìa sinh sống ở sông (môi trường nước ngọt và nước lợ).

Cá dìa phân bổ chủ yếu ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và biển Địa Trung Hải. Một vài quốc gia có nhiều cá dìa sinh sống nhất: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Singapore….

Cá dìa nước ngọt thường được tìm thấy ở Huế, khu vực sông Thu Bồn và khu vực rừng dừa Bảy Mẫu.

7. Phân loại cá dìa

Cá dìa rất phong phú và đa dạng về chủng loại. Tuy nhiên, bài viết này của chúng tôi sẽ chỉ nêu ra một vài loại cá dìa thường gặp.

Giúp các bạn có thể dễ dàng phân biệt các loại cá dìa.

Cá dìa bông (cá dìa công)

Cá dìa bông là loài cá dìa có kích thước lớn nhất và có tên gọi khác là cá dìa chấm. Cá dìa bông có tên tiếng anh là Orange – spotted spinefoot.

Tên khoa học của chúng Siganus guttatus, được tìm thấy vào năm 1787.

Cá dìa bông có thân hình giống với hình con thoi và dẹt ở 2 bên. Cá dìa bông là dòng cá có kích thước lớn, một con trưởng thành có chiều dài lên đến 25cm, có những trường hợp lên tới 50cm.

Cá dìa bông có phần miệng bé và hơi nhọn. Cá dìa bông có màu xanh thâm ở phần lưng, phía dưới bụng có màu bạc.

Trên cơ thể có rất nhiều chấm đen ánh vàng, phần gần đuôi có 1 chấm màu vàng sáng. Đây là nguyên nhân dòng cá dìa này được gọi là cá dìa bông hay cá dìa chấm.

Tại nước ta, cá dìa bông phân bổ ở các bờ vịnh thuộc vịnh Bắc Bộ cho đến bờ vịnh Thái Lan.

Cá dìa đen

Cá dìa đen là một loại cá biển nổi tiếng của biển Phú Quốc của nước ta. Cá dìa đen có kích thước tương đối lớn, một con cá dìa đen khi trưởng thành có thể nặng đến 0.5kg.

Cá dìa đen có thân hình giống với hình con thoi, dày mình và phần đầu khá tù. Mọi đặc điểm của cá dìa đen giống với cá dìa bông.

Tuy nhiên màu sắc của chúng lại có chút khác biệt. Toàn bộ thân hình của dòng cá dìa này có màu xám đen, trên thân không có các chấm màu.

Loài cá dìa này xuất hiện nhiều nhất ở các vùng biển thuộc Hải Phòng và Quảng Ninh nước ta. Chúng là một trong những loại cá được những người dân miền biển nơi đây vô cùng yêu thích.

Cá dìa biển có kích thước nhỏ hơn 2 dòng cá dìa kể trên. Loài cá dìa trơn khi trưởng thành chỉ to bằng lòng bàn tay của người lớn hoặc 2/3.

Phần đầu của cá khá nhọn và thân hình hơi thuôn.

Toàn bộ thân hình của cá dìa trơn có màu vàng đậm ở lưng, xuống đến bụng có màu vàng trắng. Các vây lưng, vây bụng và vây tia đều có màu vàng.

8. Cá dìa làm món gì ngon?

Câu hỏi “cá dìa nấu gì ngon?” chắc hẳn là câu hỏi được rất nhiều và nội trợ quan tâm. Cá dìa là loài cá có tính mát, thịt săn chắc và rất ngọt.

Cá dìa nướng muối ớt

Cá dìa nướng muối ớt, đây có vẻ là cách chế biến được nhiều người yêu thích nhất. Để chế biến món ăn này, các bạn nên lựa chọn cá dìa bông hoặc cá dìa đen.

Bởi chúng có kích cỡ lớn, khi nướng thịt cá không bị cháy và khô.

Chắc chắn rồi, nguyên liệu cần chuẩn bị cho món ăn không thể thiếu là cá dìa nguyên con, muối ớt và dầu ăn. Cá dìa làm sạch vảy, ruột và mang.

Để ráo và khía thịt để khi ướp cùng với muối ớt sẽ ngấm gia vị hơn. Khi cá đã ngấm muối các bạn xiên vào que hoặc cho vào vỉ để nướng trên bếp than.

Ngoài nướng trên bếp than, có thể cuộn giấy bạc để nướng (tuy nhiên, phương pháp này thịt cá sẽ không dai như khi nướng bằng bếp than).

Cá dìa hấp xì dầu

Ngoài nướng, nấu canh chua lá giang, cá dìa còn được sử dụng để chế biến món cá dìa hấp xì dầu vô cùng thơm ngon hấp dẫn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: cá dìa nguyên con (nên sử dụng cá dìa đen), xì dầu, tỏi, ớt.

Cá dìa sau khi được làm sạch để ráo nước thì đem ướp cùng với các loại gia vị.

Khi cá đã ngấm gia vị thì đem cá đi hấp cách thủy (phương pháp này sẽ giúp giữ nguyên vị ngọt đậm đà của cá).

Cá dìa hấp xì dầu nên hấp khoảng 25 – 30 để cho cá chín kĩ.

Cá dìa hấp xì dầu có thể ăn kèm cùng với cơm nóng hoặc cuộn cùng bánh tráng – rau sống – chấm mắm tỏi ớt cũng vô cùng ngon.

Cá dìa nấu lá giang

Lá giang là một loại lá có hương vị chua thanh, chính vì thế thường được người dân miền Nam sử dụng để nấu canh chua.

Món cá dìa nấu lá giang là một món ăn đặc sản với hương vị vô cùng hấp dẫn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: cá dìa (nên chọn cá dìa trơn), lá giang, cà chua, ớt, hạt nêm, nước mắm.

Cá dìa làm sạch và ướp cùng với một chút hạt nêm.

Cà chua đun ở trong nước đến khi sôi thì thả cá vào nồi.

Khi cá gần chín thì cho thêm lá giang và ớt vào trong canh.

Khi gần tắt bếp thì nêm thêm nước mắm cho vừa ăn.

Lưu ý là nên ăn khi còn nóng để không bị tanh.

Ngoài những món ăn hấp dẫn kể trên, cá dìa còn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn khác như: cá dìa kho nước, chiên giòn, kho dưa, sốt dứa….

Cá dìa chiên

Thơm ngon, giòn, chắc thịt là những gì bạn có thể cảm nhận được với món cá dìa chiên, nhất là khi được rán cùng với ớt xanh.

Chắc chắn, đây sẽ là món ăn vô cùng cuốn cơm, ngay cả những ngày hè oi ả hay mùa đông giá rét.

Vậy để có một đĩa cá dìa chiên hấp dẫn, bạn cần chế biến theo quy trình như thế nào?

Quy trình thực hiện món cá dìa chiên:

Trước tiên, bạn cạo vẩy, rửa sạch cá rồi ướp với muối ớt xanh khoảng 25 đến 30 phút để cá thấm hẳn.

Sau đó, bạn làm nóng chảo, đổ dầu ăn và chiên đều cả 2 mặt của cá.

Cuối cùng, bạn để cá ra đĩa và thưởng thức cùng với rau sống và nước mắm tỏi ớt.

Cá dìa kho tiêu

Cá dìa kho tiêu được coi là món ăn vô cùng phù hợp trong những ngày thu mát mẻ.

Với món ăn này, mâm cơm trưa của bạn sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn, khiến tất cả các thành viên trong gia đình có cơ hội được quây quần, gần sát lại bên nhau nhiều hơn.

Để có một nồi cá dìa kho tiêu thơm ngon đúng điệu, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu bao gồm: Cá dìa, tỏi, ớt, hành lá, tiêu, gia vị cần thiết.

+ Trước tiên, bạn vẫn cần cạo vẩy, làm sạch cá như với món cá dìa chiên. Sau đó ướp với các loại gia vị cần thiết như tiêu, muối, đường khoảng 25 đến 30 phút cho ngấm.

+ Khi toàn bộ các gia vị đã thấm vào cá, bạn đưa cá lên nồi, bật nhỏ lửa.

Khi nước bắt đầu lăn tăn sôi, bạn đổ thêm khoảng 2 thìa canh nước lạnh để tránh việc cá bị cháy.

+ Khi cá đã chín đều, bạn đổ thêm một ít nước mắm và bật to lửa 1 chút và kho cho sôi hẳn.

Khi toàn bộ sốt từ cá đã sánh lại, bạn tắt bếp rồi thêm một chút hành lá, hạt tiêu để món ăn trở nên thơm ngon hơn.

+ Cuối cùng bạn thưởng thức món ăn này cùng với cơm nóng, chắc chắn, hương vị của cá dìa sẽ khiến bạn không thể nào quên.

9. Mua, Bán Cá dìa mua ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm

Cá dìa là loại cá thương phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong thịt của cá dìa chứa nhiều omega 3 và các loại vitamin – khoáng chất.

Chính vì điều này chúng được rất nhiều người lựa chọn để chế biến thành các món ăn hấp dẫn cho gia đình.

Nhưng đối với những tỉnh thành như Hà Nội, việc mua cá dìa tươi sống là rất khó khăn.

Hầu như chỉ có dòng cá dìa tươi để đông lạnh, bán tại các chợ cá – siêu thị. Ngoài ra có thể đặt hàng ở trên các trang mạng chuyên buôn bán hải sản.

10. Cá dìa giá bao nhiêu tiền 1KG?

Giá cá dìa đông lạnh: 100 nghìn đồng/kg.

Giá cá dìa tươi sống: 180 nghìn đồng/kg.

(Mức giá này có thể thay đổi theo mùa vụ và theo vùng).

Thêm vào đó là những món ăn ngon được chế biến từ cá dìa, giúp cho thực đơn món ăn của gia đình bạn thêm phong phú.

Các Món Ăn Ngon Từ Cá Nheo Không Thể Bỏ Qua

Món cá nheo om riềng mẻ là một trong những món ăn ngon từ cá nheo rất dễ chế biến mà lại ngon miệng

Cá nheo om riềng mẻ

Nguyên liệu nấu cá nheo om riềng mẻ – Cá nheo khoảng 600g – 1 bát con cơm mẻ – 1 củ riềng nhỏ khoảng 30g – 1 củ nghệ nhỏ khoảng 20g – Hành củ tươi – Rau răm khoảng 30g – Gia vị: Dầu ăn hoặc mỡ, nước mắm, muối, ớt, tỏi, mỗi thứ một ít.

Cách nấu cá nheo om riềng mẻ Bước 1: Cá nheo làm sạch, cạo sạch nhớt rồi rửa qua nước muối. Sau đó cắt miếng vừa ăn và đem ướp với chút muối. Bước 2: Cơm mẻ nghiền kỹ và lọc lấy nước mịn Bước 3: Riềng gọt vỏ, rửa sạch và giã nhỏ. Nghệ cạo vỏ, rửa sạch, giã nhỏ và vắt lấy nước. Bước 4: Hành tươi nhặt và rửa sạch, lá thải nhỏ, củ đập giập. Tỏi bóc vỏ và đập giập. Ớt bỏ hạt rồi băm nhỏ. Rau răm nhặt, rửa sạch và thái nhỏ. Bước 5: Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào đun sôi. Tiếp đó cho cá nheo đã ướp ngấm muối vào chảo rán vàng đều 2 mặt. Bước 6: Khi cá đã chín vàng thì gắp cá vào nồi, cho hành củ, tỏi, ớt, mắm, muối, riềng đã giã nhỏ vào. Tiếp đó cho nước nghệ, nước mẻ vào đảo đều cho cá ngấm gia vị, thêm ít nước sôi bằng xăm xắp mặt cá. Sau đó đậy nắp và đun nhỏ lửa cho cá chín mềm. Bước 7: Sau khi cá chín mềm thì bắc ra cho hành, rau răm thái nhỏ vào và múc ra đĩa sâu và ăn nóng.

Thịt cá nheo thơm ngọt hòa với vị chua chua, thơm thơm của các nguyên liệu làm món ăn ngon từ cá nheo thêm hấp dẫn

Cá nheo nấu măng chua

Nguyên liệu làm món cá nheo nấu măng chua – Cá nheo khoảng 500g – 300g măng chua – 1 quả cà chua – 1 thìa mẻ – Rau thì là, hành hoa – Gia vị gồm: mắm, muối, hạt tiêu, bột ngọt

Cách làm món cá nheo nấu măng chua Bước 1: Cà chua rửa sạch thái múi cau. Rau thì là, hành hoa bỏ gốc, rửa sạch và thái thành khúc khoảng 1cm. Hòa thìa mẻ với một chút nước, sau đó lọc lấy phần nước, bỏ phần cái. Bước 2: Cá nheo làm sạch, cắt khúc vừa ăn, để ráo nước rồi ướp với một chút mắm, muối. Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho một chút dầu ăn vào đun sôi và cho cà chua vào chưng nhừ. Khi thấy cà chua đã nhừ thì đổ măng chua vào vào qua. Tiếp đó cho nước mẻ đã lọc vào. Đun sôi trở lại thì cho một lượng nước vừa đủ để nấu canh. Bước 4: Khi thấy nước trong nồi đã sôi kỹ thì bỏ cá đã ướp vào, thêm gia vị vừa ăn rồi đậy nắp đun sôi trở lại. Sau khi canh cá sôi trở lại thì vặn nhỏ lửa, đun liu riu khoảng 5 phút là được. Bước 5: Nêm nếm gia vị vừa miệng và vị chua vừa phải, thêm hành, thì là vào và múc canh ra bát để thưởng thức.

Cá nheo om chuối đậu là một trong những món ăn ngon từ cá nheo được nhiều người yêu thích

Cá nheo om chuối đậu

Nguyên liệu nấu cá nheo om chuối đậu -Cá nheo khoảng 600g -Chuối xanh 2 quả -Đậu phụ 2 miếng -Hành là, rau tía tô, rau thì là, mỗi loại 1 ít – Hành tím, tỏi, 1 nhánh nghệ, 1 nhánh riềng, mắm tôm, cơm mẻ, mỗi thứ một ít – Gia vị các loại mỗi thứ một ít

Cách nấu món cá nheo om chuối đậu Bước 1: Cá nheo làm sạch, cạo hết nhớt và rửa qua nước muối cho sạch. Sau đó cắt thành khoanh vừa ăn. Bước 2: Nghệ và riềng cạo vỏ, rửa sạch rồi giã nát, hành tím bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ. Sau đó trộn hỗn hợp riềng nghệ với ½ chén cơm mẻ và 1 muỗng cà phê mắm tôm và lọc lấy nước cốt. Bước 3: Ướp cá nheo đã cắt khúc với nước cốt hỗn hợp riềng nghệ, mẻ, mắm tôm. Thêm ½ muỗng cà phê tiêu và 2 muỗng canh hành tím băm nhỏ. Bước 4: Đậu phụ cắt khối vuông nhỏ rồi bỏ vào chảo rán vàng. Bước 5: Chuối xanh tướt vỏ, cắt khúc vừa ăn rồi bổ làm tư. Sai đó ngâm chuối trong nước pha giấm loãng để không bị thâm đen và ra bớt nhựa chát. Bước 6: Cho ít dầu vào nồi phi tỏi cho vàng rồi cho cá đã ướp vào xào cho thịt cá thơm. Tiếp theo cho chuối vào đảo sơ. Cho thêm một lít nước vào om đến khi cá chín và chuối mềm vừa ăn. Bước 7: Nêm thêm muối, nước mắm cho vừa ăn rồi cho phần đậu đã rán vàng vào om thêm 5 phút. Bước 8: Khi món ăn hoàn thành thì múc vào bát, cho thêm hành lá, thì là vào là có thể thưởng thức. Có thể trang trí cho món ăn bằng các loại rau thơm, ớt, cà rốt tỉa hoa để thêm bắt mắt. Vị ngọt bùi của cá nheo hòa quyện với vị chan chát của chuối, béo ngậy của đậu phụ và nước om vàng ươm, đặc quánh làm món ăn thêm hấp dẫn. Các món ăn ngon từ cá nheo được ăn nóng kèm với cơm trắng hoặc bún đều rất ngon.

5 Món Ngon Từ Thịt Gà Mẹ Không Thể Bỏ Qua

1. Bột khoai tây bí đỏ thịt gà

Thịt gà: 20g

Bí đỏ: 15g

Khoai tây: 15g

Bột gạo/ bột ăn dặm Mabu: 10g

Bí đỏ và khoai tây, mẹ làm sạch, gọt bỏ vỏ, xắt nhỏ rồi đem luộc chín, vớt ra tán nhuyễn.

Thịt gà làm sạch, lọc kỹ, rồi xay nhuyễn và hòa với một chút nước khuấy tan đều.

Cho nước vào xong, cho bột vào khuấy tan đều và bắc bếp nấu, khi bột sôi, từ từ cho thịt gà vào khuấy đều tay đến khi bột chín thì tiếp tục cho hỗn hợp khoai tây và bí đỏ vào khuấy đều nấu chín.

Đổ bột ra bát, nêm thêm chút dầu ăn, trộn đều là có thể cho bé thưởng thức món bột từ thịt gà thơm ngon này.

2. Bột cà rốt và thịt gà nấu sữa mẹ

Nguyên liệu

Thịt gà: 30g

Cà rốt: 20g

Sữa mẹ: 300ml

Bột gạo/bột Mabu: 20g

Thịt ức hoặc đùi gà mẹ lọc bỏ gân, xương, thái nhỏ.

Cà rốt gọt vỏ, thái nhỏ.

Đun sôi sữa mẹ, cho gà vào luộc đến khi chín mềm thì vớt ra, tiếp tục cho cà rốt vào luộc đến khi chín mềm và sữa gần cạn.

Cho tất cả vào máy xay xay nhỏ mịn.

Bột mẹ nấu chín thì trộn đều với cà rốt và thịt gà xay nhuyễn.

3. Cháo thịt gà giá đỗ, mùi tàu

Nguyên liệu

Thịt gà: 30g

Giá đỗ: 30g

Mùi tàu: 2 lá

Gạo/ cháo ăn dặm Mabu: 40g

Thịt gà rửa sạch, thái mỏng.

Giá đỗ nhặt bỏ rễ, rửa sạch, thái nhỏ.

Mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ.

Láng dầu, cho mùi tàu vào phi thơm, cho thịt gà, giá đỗ vào xào. Rồi cho tất cả vào máy xay xay nhỏ.

Gạo cho vào nồi ninh cháo, khi cháo chín nhừ thì cho hỗn hợp thịt gà, giá đỗ vào trộn đều, đun sôi lăn tăn thì tắt bếp. Đổ cháo ra bát, cho bé thưởng thức món ăn từ thịt gà này khi còn nóng ấm.

4. Nui nấu với thịt gà băm

Nguyên liệu

Thịt gà: 40g

Cà rốt: 30g

Đậu que: 30g

Khoai tây: 1/2 củ

Rau mùi: 1 vài nhánh nhỏ

Dầu ăn

Nui: 1 nắm bé vừa ăn

Cách làm

Nui rửa sạch

Thịt gà, mẹ rửa sạch và băm nhỏ.

Khoai tây gọt vỏ, thái hạt lựu.

Cà rốt, gọt vỏ thái hạt lựu.

Đậu que rửa sạch cắt nhỏ.

Cho khoảng một nửa tô nước to vào nồi nấu sôi lên thì cho nui, khoai tây, cà rốt, đậu que vào, đun cho tới khi tất cả chín mềm thì cho thịt gà băm nhỏ vào nấu chín lên.

Tắt bếp, cho thêm chút dầu ăn vào trộn đều lên, cho bé ăn khi còn nóng ấm.

5. Ức gà chiên xù giòn

Nguyên liệu

Ức gà: 200g

Lòng đỏ trứng gà: 1 quả

Bột mì/bột chiên giòn: 70g

Bột chiên xù: 1 tô

Nước đá lạnh: 100ml

Lòng đỏ trứng gà mẹ cho vào bát cùng một ít nước và bột mì đánh tan đến khi hỗn hợp sánh lại.

Thịt gà rửa sạch, lau khô, thái miếng hơi dài, vừa bé ăn. Ướp thịt với hạt tiêu và nước mắm nếu bé đã hơn 1 tuổi.

Nhúng thịt vào tô bột trứng, sau đó lăn qua bột chiên xù.

Bắc chảo dầu lên bếp, chờ dầu nóng (đừng để quá nóng) thì cho từng miếng thịt vào chiên với lửa vừa. Khi thấy miếng thịt nổi lên, vàng giòn thì gắp thịt ra đĩa có lót giấy thấm dầu.

Các Món Ngon Mộc Châu Không Thể Bỏ Qua

Nhắc đến Du lịch Mộc Châu là người ta nghĩ đến một vùng cao nguyên với khí hậu mát mẻ về mùa hè và khô ráo về mùa đông, đến những đồng cỏ xanh mướt, những đồi chè bạt ngàn, những rừng mơ, mận, đào trải dài tít tắp trên các sườn núi. Đến du lịch Mộc Châu bạn cũng sẽ có cơ hội tham quan nhiều danh lam thắng cảnh hữu tình như: thác Dải Yếm, rừng thông bản Áng, ngũ động bản Ôn, động Sơn Mộc Hương, khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Xuân Nha, đỉnh núi Pha Luông… và đặc biệt bạn sẽ được khám phá những món ẩm thực vô cùng đặc sắc mà không nơi nào có được. Dưới đây là một số món ngon mà nhất định khi đến Du lịch Mộc Châu Sơn La bạn không được bỏ qua.

Các món ngon Mai Châu

1. Bê chao Mộc Châu – Món ăn nổi tiếng nhất Mộc Châu

Đây có lẽ là món ăn ngon và đặc sắc nhất tại Mộc Châu mà bạn bắt buộc phải thử. Nguyên liệu để làm món Bê chao Mộc Châu ngon nhất là bê đực khoảng một tuần tuổi. Để làm món bê chao ngon người đầu bếp phải chọn con bê chưa từng ăn cỏ, bởi bê non chỉ bú sữa mẹ sẽ có vị thơm, mềm và ngọt nếu bê già tuổi hơn thì thịt sẽ không được ngon như bên non. Thịt bê có thể được chế biến thành nhiều món như: Xào lăn, hấp sả, tái chanh… nhưng món bê chao có lẽ là món ăn ngon nhất, hương vị khó quên nhất mặc dù được chế biến đơn giản nhất.

Để chế biến món bê chao người đầu bếp chọn thịt bê loại ngon, xắt thịt thành từng miếng con chì, đem nhúng qua nước sôi để thịt bê bớt hôi và săn lại. Thịt bê được đem ướp gia vị gồm sả, gừng, dầu hạt điều, sa tế… trong khoảng 5 đến 10 phút cho ngấm đều rồi chao qua dầu sôi. Khâu chao bê là rất quan trọng. Người đầu bếp phải căn độ nóng của dầu và thời gian chao thật hợp lý để có được món bê chao hoàn hảo nhất. Nguyên tắc là chỉ thả thịt bê vào khi dầu đang sôi và nóng, nhúng nhanh vào rồi vớt ra ngay bởi nếu chao lâu quá thịt bê sẽ bị dai, mất đi vị ngọt của thịt, còn nếu non lửa bê sẽ bị sống.

Khi vừa nhắc bê chao ra khỏi bếp, mỡ vẫn còn sôi xèo xèo tí tách trên những miếng thịt, người ta bày lên đĩa, rắc lên chút vừng rang và lá chanh thái sợi vô trông cùng hấp dẫn. Nhâm nhi miếng thịt thơm ngọt, miếng rau chấm cùng nước tương bùi bùi, miếng da dai dai, nhấp thêm ngụm rượu táo mèo lại càng làm dậy lên cái vị đậm đà của đặc sản phố núi, khi đã thưởng thức món ăn này một lần bạn sẽ chẳng thể nào quên. Đi dọc theo quốc lộ 6, đoạn từ Mai Châu sang Mộc Châu và cả bên trong thị trấn, có rất nhiều hàng quán treo biển bán bê chao Mộc Châu. Tuy nhiên, không phải quán nào chế biến món bê chao cũng ngon. Dưới đây là một số nhà hàng và quán ăn đã rất nổi tiếng với món bê chao Mộc Châu để bạn tham khảo: Nhà hàng 64 Mộc Châu, nhà hàng Xuân Bắc 181 Mộc Châu, nhà hàng 70 Mộc Châu, Quán Trâu 75…

Giá cho một đĩa bê chao nhỏ khoảng 70.000 đến 100.000 đồng, đĩa to 150.000 đến 200.000 đồng.

2. Cá suối Mộc Châu

Cá suối nướng Mộc Châu là món ăn khoái khẩu của nhiều du khách khi đến tham quan du lịch Mộc Châu. Cá suối Mộc Châu khi bắt về sẽ được rửa sạch, mổ vứt bỏ mật và ruột, sau đó ướp cùng với mắc khén, rau thơm rừng, sả, ớt… dùng thanh tre kẹp chặt, nướng trên than củi hồng chừng 15 phút cho chuyển sang vàng ruộm là có thể dùng được. Món cá suối Mộc Châu mặc dù bé nhưng thịt cá không bị tanh, sau khi nướng giòn có thể ăn cả thịt lẫn xương. Món cá suối nướng Mộc Châu có vị ngọt, mùi gia vị thì thơm nồng hấp dẫn và đây chắc chắn là món ăn bạn không thể bỏ qua khi đến du lịch Mộc Châu.

3. Thịt trâu gác bếp Mộc Châu

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người dân tộc vùng cao nói chung và người dân tộc Thái đen ở Mộc Châu – Sơn La nói riêng. Món thịt trâu gác bếp thường được làm từ bắp của những chú trâu nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Để chế biến món thịt trâu gác bếp người ta lọc các thớ thịt của con trâu ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, ướp muối rồi treo lên gác bếp để hun khói trong nhiều ngày cho thịt trâu se lại. Khi ăn người ta đem thịt traauu ra nướng lại rồi xé ra thành sợi nhỏ. Món thịt trâu gác bếp có thể ăn chơi hoặc nhấm nháp cùng bia hoặc rượu ngô cay. Món thịt trâu gác bếp thường có vị mặn và mùi khói nên rất lạ miệng, nếu ăn thử một lần chắc chắn bạn không bao giờ quên.

4. Nậm pịa Mộc Châu

Nậm pịa là một món ăn đặc sản của Mộc Châu – Sơn La, nậm pịa là món ăn rất đặc biệt bởi mùi vị và màu sắc. Trong tiếng Thái, “nậm” có nghĩa là canh, “pịa” là chất sền sệt ở trong ruột non con bò hay phân non. Món ăn truyền thống có từ lâu đời và rất được bà con dân tộc Thái yêu thích này chỉ có từ Mộc Châu đến Sơn La.

Nguyên liệu để tạo nên món nậm pịa gồm tiết đông, sụn, đuôi, thịt, bạc nhạc, lục phủ ngũ tạng như lòng, dạ dày, gan và phần ruột non. Người ta chọn kỹ đoạn ruột non lấy pịa, đến khi nước ninh xương và lục phủ ngũ tạng sôi già mới đổ pịa vào, có nơi cho thêm mật bò vào pịa. Phần ruột non sau khi lấy ra phải được buộc chặt hai đầu, sau đó cắt khúc ngắn, trộn cùng lá rau thơm, bột mắc khén, rau mùi tàu, tỏi ớt… Tất cả được băm nhỏ, đun sôi khoảng một tiếng đồng hồ thành chất sệt sệt thì ra món nậm pịa.

Trong số những tinh hoa về ẩm thực của người Thái ở Sơn La, món nậm pịa độc đáo và khó ăn nhất nhưng có hương vị ấn tượng nhất. Nếu lên du lịch Mộc Châu bạn nhớ thưởng thức hương vị của món nậm pịa để có thể cảm nhận vị ngọt ngào sau những vị đắng của món ăn lạ mà quen này. Không phải vị khách nào khi du lịch đến Mộc Châu cũng đủ dũng cảm để thưởng thức món ăn này, tuy nhiên đây lại là món ăn yêu thích của người dân vùng cao. Nậm pịa là mồi nhậu thứ thiệt cho phái mày râu ở bản cao trong các phiên chợ ngày lạnh.

5. Khoai sọ mán

Khoai sọ mán là một loại khoai dẻo thơm được người dân tộc Dao vùng cao nguyên Mộc Châu trồng từ rất lâu đời và được coi là một loại đặc sản rất lạ ở đây. Khoai sọ mán chỉ trồng được ở Mộc Châu (Sơn La) và một số huyện ở Hòa Bình (gần Mộc Châu). Củ khoai sọ̣ mán có́ hình thù dị dạng, các mầm củ đẻ ra lộn xộn thành những u, những mấu và to dần lên. Bổ củ khoai ra bên trong có màu vàng như nghệ, càng già màu vàng càng rõ hơn. Những củ khoai ngon phải là những củ có “tuổi” từ 2-3 năm, khi đó củ khoai có khi dài hàng mét, khoai sẽ ngọt, ngậy và có màu vàng. Khoai sọ mán thường được bà con dỡ bán vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch. Giống khoai này không cất lâu để dành như khoai sọ bình thường được, để dưới gầm chạn, gầm tủ cũng vẫn thối từ gốc trở lên như khoai hà. Muốn để lâu, khi mua nên tìm củ khoai già, gọt vỏ ngoài đi, lau khô (không được rửa bằng nước), sau đó dùng giấy quấn chặt lại cho vào ngăn mát tủ lạnh.

Khoai sọ mám có thể chế biến làm nhiều món: Củ khoai sau khi gọt vỏ rửa sạch có thể thái miếng bằng bao diêm bỏ hấp trong nồi cơm vừa cạn nước. Cơm chín khoai cũng chín,bỏ miếng khoai nóng hổi ra chấm lạc vừng, vừa ăn vừa xuýt xoa bởi vị bùi của miếng khoai vàng ruộm. Ai thích ăn chiên cũng có thể làm như chiên khoai tây cũng ngon. Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là xào qua khoai với mắm, muối, mì chính cho ngấm gia vị rồi cho vào hầm xương. Khoai chín rắc thêm chút: thì là, mùi tàu, hành vào. Màu vàng của bát khoai lác đác mấy cọng rau xanh thừa đủ để thực khách ngây ngất. Trong không khí se se lạnh, ngồi khoanh chân bên mâm cơm, đưa miếng khoai vào miệng, thấy vị ngọt của nước hầm xương hòa lẫn cùng vị ngọt bùi của khoai. Giống khoai này có đặc điểm là cực kỳ bở, nếu chọn được củ khoai ngon (không già, không non quá) không cần phải nhai, đưa vào miệng là đã tan hết rồi.

Nếu như mua món khoai này về làm quà khi gọt khoai, bạn nên gọt khô hoặc đi bao tay vào để tránh ngứa. Sau khi bổ củ khoai ra, bạn cũng nên rửa qua với nước muối loãng thì khoai bớt nhựa và khi nấu ăn sẽ không bị cảm giác bị ngứa trong cổ họng.

6. Cải mèo Mộc Châu

Ở vùng núi cao Tây Bắc, rau Cải mèo là thức ăn bổ dưỡng, và có hương vị đặc biệt. Cải Mèo Mộc Châu là một loại rau đặc sản sạch hiếm có, ăn ngon và rất giòn. Cải Mèo có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh rất tốt. Cải mèo trồng được trên nhiều chất đất, nhất là những đất đồi thấp, thậm chí đất xấu cũng mọc được, với sức sống mãnh liệt, sinh trưởng tốt, vì vậy trở thành loại đặc sản phổ biến của vùng cao nguyên Mộc Châu.

Cải mèo được người Mông gieo hạt dọc theo các luống đi của ruộng bậc thang hay bất cứ khoảng đất trống nào xung quanh nhà. Cải cao chừng 4-5 tấc là có thể ăn được. Trong ẩm thực của người Hà Nhì hay người Mông, người Dáy, cải mèo được xem là món ăn nhiều dinh dưỡng, thay thế hòan toàn rau xanh. Cải mèo có mùi hăng hăng, nhân nhẫn, được luộc hoặc nấu canh, nhúng lẩu,nấu với thịt băm, món cải mèo luộc chấm với trứng vịt luộc dầm nước mắm là món ăn ngon nhất. Vị ngọt của cải mèo hòa quyện vào vị mằn mặn của nước mắm biển dưới xuôi mang lên và vị béo ngầy ngậy của trứng là một cảm giác mà bất cứ thực khách nào cũng muốn thử khi đến đây.

7. Cá hồi Mộc Châu

Cá Hồi là loại đặc sản mới chỉ xuất hiện ở Mộc Châu trong vài năm trở lại đây. Cá Hồi là một món ăn có nhiều dinh dưỡng và ngon, thịt cá hồi có thể được chế biến làm nhiều món như: Món gỏi, món xông khói, hay chả… Đến Mộc Châu được ăn món gỏi cá Hồi chấm với bát nước chấm cay nồng mù tạt vị cay xộc lên mũi hẳn sẽ là một trải nghiệm thú vị.

Sau khi tham quan khám phá Mộc Châu, du khách nên đến với trang trại cá hồi Tú Phượng thuộc tiểu khu Vườn Đào, thị trấn Nông Trường, huyện Mộc Châu để thưởng thức món cá hồi tươi. Đây là trang trại nuôi và chế biến cá hồi duy nhất không chỉ của Mộc Châu mà còn của cả tỉnh Sơn La. Trung bình với mỗi suất ăn khoảng 200.000 đồng/người, du khách sẽ được thoải mái thưởng thức cá hồi tươi ngon với thực đơn gồm 6 món đặc sắc: gỏi cá hồi, da cá hồi chiên, thịt cá hồi chiên (tẩm bột), cá hồi hun khói, lẩu cá hồi và cháo cá hồi. Mỗi món ăn lại có một hương vị đặc trưng riêng, vừa phong phú lạ miệng vừa gần gũi với những món cá truyền thống. Da cá hồi chiên giòn là một món ăn lạ miệng. Gỏi cá hồi ăn kèm với rau cải, gừng, tỏi, xoài, dứa, tía tô, lá mơ, lá ổi… là sự kết hợp thông minh giữa bếp Việt với bếp Nhật, phù hợp với khẩu vị người Việt Nam. Cháo cá hồi tươi ngon, nước sánh quyện với thịt cá hồi, gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh cho vị cá thật đậm. Cá hồi xông khói là một món rất đặc trưng, khơi dậy vị giác của con người.

Đến với Mộc Châu, du khách không chỉ được hòa mình vào thiên nhiên xanh mát mà còn được thưởng thức những món ăn độc đáo, trong đó cá hồi thực sự là một món ăn hấp dẫn không thể bỏ qua.

8. Ốc đá Suối Bàng

Ốc đá suối Bàng là loài Ốc đá ở xã Suối Bàng, huyện Vân Hồ, Sơn La. Ốc đá suối Bàng chỉ xuất hiện vào mùa mưa từ tháng 4 đến cuối tháng 8 hàng năm khi thời tiết ẩm ướt. Do có hình dáng và nơi sinh sống rất đặc biệt cho nên món cố đá suối bàng có vị ngon riêng mà ốc ở sông, suối, ao hồ không có được.

Những con ốc đá ở suối Bàng có hình dáng khá đặc biệt, cái vỏ của chúng không phát triển theo chiều dọc như ốc nhồi, ốc bươu vàng mà theo chiều ngang, mình dẹp, to trung bình bằng hai đốt ngón tay, miệng loe ra có màu trắng sữa.Ốc thường chỉ có ở những khu rừng rậm, nhiều cây cối, ẩm thấp khi trời mưa chúng ra nhiều để ăn lá cây.

Ốc đá Suối Bàng được coi là đặc sản có một không hai của đồng bào nơi đây. Giá của nó dao động 25.000 – 40.000 đồng một kg. Ốc có thể chế biến thành nhiều món như luộc cùng gừng, hay sả chấm với muối ớt hoặc dùng ốc để chế biến món canh.Để làm món canh này, người dân thường đun nước đến khi sôi, đổ ốc vào, cho thêm chút muối cho ốc giòn và khỏi tanh. Khi đã luộc chín ốc, người ta đổ ra khêu, thịt ốc đem nấu với lá nồm, lá chua hoặc măng chua… đều rất ngon. Cầu kỳ hơn, người ta có thể nạo xoài chua đem trộn với ốc và gia vị: mùi tàu, lá gừng, tía tô, chanh, ớt làm gỏi.

Có lẽ ốc đá có nhiều ở Suối Bàng vì nơi đây khí hậu trong lành, lại có diện tích rừng tương đối lớn với độ che phủ lên đến 70%. Nếu biết gữ gìn, bảo vệ, một ngày không xa khi du lịch Mộc Châu phát triển, có thể khách thăm quan đến Suối Bàng thăm hang Ma, thăm làng văn hóa của người Mường sẽ được thỏa sức thưởng thức món ăn đặc sản hiếm có này.

9. Xôi ngũ sắc Mộc Châu

Xôi ngũ sắc là món ăn có từ lâu đời và ngày nay đã trở thành biểu tượng cho văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc. Vị ngon, ngọt, béo ngậy cùng với những màu sắc hấp dẫn trong đĩa xôi thể hiện tấm lòng hiếu khách của gia chủ, chứa đựng mong ước cho mùa màng bội thu trong năm mới và ước mơ về một cuộc sống no đủ. Có dịp đặt chân đến Mộc Châu thưởng thức thứ quà ngon này trong phiên chợ bạn sẽ cảm nhận được nhiều điều thú vị trong văn hóa của các dân tộc nơi đây. Ở Mộc Châu, món xôi ngũ sắc của người Dao thực sự là cả một nghệ thuật. Để làm ra xôi ngũ sắc cần sự chuẩn bị khá công phu, sự khéo léo, tinh tế và tỉ mẩn của bàn tay người phụ nữ. Để làm xôi ngũ sắc người ta chọn gạo nếp nương loại ngon, chia thành 5 phần và trộn với loại lá rừng khách nhau để nhuộm màu.

Người Dao dùng chõ đồ xôi có thiết kế riêng, trong chõ có năm vách ngăn tạo thành năm ô riêng biệt. Gạo đã ngâm nở, nhuộm màu được đổ vào chõ, mỗi vách một màu và đồ trên bếp lửa cho chín. Xôi chín, việc lấy xôi trong nồi để xếp ra đĩa người Dao cũng tuân theo quy tắc nhất định. Màu trắng được họ đặt ở giữa tượng trưng cho sự hội tụ tinh túy của đất trời, bốn màu còn lại xếp xung quanh tượng trưng cho bốn phương (đông, tây, nam, bắc) của trời đất hay bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) của tự nhiên.

Người ta thường làm xôi ngũ sắc khi vụ mùa vừa kết thúc để cúng cơm mới, báo cáo trời đất về tình hình mùa màng năm cũ, mời các cụ về xơi bát cơm thưởng thức hạt gạo đầu mùa đồng thời cầu cho trời đất thái bình, mưa thuận gió hòa để năm tới đón một mùa màng bội thu. Món xôi ngũ sắc hoàn toàn được chế biến từ nhiên nhiên không một chút phẩm màu, mà màu sắc lại vô cùng tươi tắn và bắt mắt. Với mùi nếp nương thơm nồng ngây ngất, màu sắc vô cùng bắt mắt đây chắc hẳn là món ăn mà bạn không muốn bỏ qua khi đến tham quan du lịch Mộc Châu.

10. Sữa bò non Mộc Châu

Nhắc đến Mộc Châu không thể không nhắc tới một món ăn vô cùng đặc biệt đó là món sữa bò non Mộc Châu. Sữa bò non là thứ sữa chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, béo, ngậy và rất thơm. Sữa bò non chỉ có, khi bò mẹ đẻ và khi bò đẻ thì sữa đầu cũng chỉ có trong vài ba ngày nên nếu được thưởng thức món này thì sẽ thật là tuyệt diệu. Với lượng sữa vắt ngay sau khi bò đẻ, người ta không đun như bình thường mà đem hấp cách thủy, sữa sẽ đông chặt lại, xắt miếng ra, chấm muối ớt. Nếu ăn thử một lần, bạn sẽ thấy trên đời này chắc không có món gì làm từ sữa giản đơn mà ngon đến thế.

Top 5 Món Ngon Từ Cá Chỉ Vàng Không Thể Bỏ Qua

Hôm nay Chính Gốc sẽ giới thiệu đến bạn Top 5 món ngon từ cá chỉ vàng không thể bỏ qua hy vọng sẽ góp phần phong phú cho thực đơn hàng ngày của bạn và gia đình

Top 5 món ngon từ cá chỉ vàng không thể bỏ qua

Cá chỉ vàng có tên khoa học Selaroides leptolepis là loài cá nước mặn và là loài cá nổi ven bờ thuộc họ Cá khế (Carangidae), phần trên nắp mang có chấm đen, vây đuôi vàng, đầu của cá hơi nhọn, miệng chếch, hàm dưới nhô ra, thân hình thoi, dẹp hai bên, lưng có màu xanh lá cây (xanh xám) và hồng, bụng trắng bạc,dọc thân có một sọc vàng óng ánh chạy thẳng từ sau mắt đến gần vây đuôi nên được gọi là cá chỉ vàng.

Thịt cá chỉ vàng trắng, thơm ngon nên được yêu thích, đặc biệt phải kể đến Top 5 món ngon từ cá chỉ vàng không thể bỏ qua như sau:

2. Cá chỉ vàng kho gừng:

Món ăn khá đơn giản và quen thuộc của tầng lớp bình dân, đậm đà, cay nồng, thơm ngon, cá chỉ vàng kho gừng luôn là lựa chọn số 1 trong những ngày mưa lạnh

3. Cá chỉ vàng khô chiên:

Cá chỉ vàng khô đem ngâm nước ấm rồi để ráo, chiên vàng giòn, mùi thơm cửa cá đảm bảo không ai có thể cưỡng lại được, cá chỉ vàng khô chiên còn là một món mồi nhậu rất tuyệt vời của cánh đàn ông

4. Cá chỉ vàng nướng:

Có 2 cách để thưởng thức món cá chỉ vàng nướng là dùng cá tươi hoặc cá khô để nướng, những dù là cách nào thì món này vẫn luôn là món “siêu kinh điển” – dễ làm – dễ ăn và đặc biệt lài rất ngon

5. Cá chỉ vàng làm gỏi:

Như chuyên mục trước chúng tôi đã hướng dẫn Cách làm gỏi sung khô cá chỉ vàng ngon như nhà hàng đảm bảo bạn không thể nào quên, lọt top 5 những món từ cá chỉ vàng khiến thực khách nhớ nhất quả không sai chút nào

3 Món Ăn Ngon Từ Thịt Bò Không Thể Bỏ Qua

– Củ cải trắng: 250g

– Gia vị: muối, bột nêm, đường, nước màu, gừng, tiêu, dầu ăn

– Thịt bỏ rửa sạch bằng nước muối loãng, để ráo, thái miếng vừa ăn. Gừng cạo vỏ, rửa sạch, một phần đập dập băm nhỏ, một phần thái chỉ.

– Ướp thịt với bột nêm, đường, nước màu, gừng băm nhỏ sao cho vừa ăn và một ít dầu ăn, để trong 15-20 phút cho ngấm.

– Bắc nổi lên bếp, đổ vào một lượng dầu ăn phù hợp, đợi khi dầu nóng, cho thịt bò vào đảo kỹ. Khi thịt săn lại, thêm nước cho ngập mặt thịt, nêm chút gia vị và để nhỏ lửa.

– Củ cải gọt vỏ, bỏ hai đầu, rửa sạch, thái miếng vuông vừa ăn.

– Chờ khi thịt gần chín, bỏ củ cải vào kho cùng.

– Khi thịt và củ cải chín mềm, nêm nếm vừa ăn, rắc chút gừng thái sợi lên trên. Bắc xuống và thưởng thức.

2. Thịt bò trộn mướp Nguyên liệu cần chuẩn bị

– 300g thịt thăn bò

– 1 quả mướp

– 5g hành lá

– 5g tỏi băm

– 45g nước hòa bột năng

– 15g nước tương

– 5g muối

Cách làm thịt bò trộn mướp cực ngon

– Bước 1: Mướp gọt vỏ, rửa sạch rồi thái khối.

– Bước 2: Thịt rửa sạch thái lát mỏng, cho 3 thìa canh nước bột năng vào trộn đều.

– Bước 3: Đun sôi lượng nước thích hợp trong nồi, cho muối vào nước sôi rồi cho mướp vào luộc chín tới sau đó vớt mướp ra đĩa.

– Bước 4: Thêm thịt bò đã ướp vào nồi nước luộc mướp, khi thịt bò chuyển màu thì vớt ngay ra đĩa.

– Bước 5: Cho thịt bò lên trên đĩa mướp. Thêm hành lá thái nhỏ và tỏi băm lên trên, đổ một ít 1 thìa canh dầu ăn đun nóng vào. Cuối cùng thêm nước tương là xong.

3. Gân bò xào sả ớt Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bò xào sả ớt

– 300g gân bò

– Nửa quả ớt chuông xanh, nửa quả ớt chuông đỏ

– 4 cây sả

– 1 củ hành khô

– 1 củ gừng

– Các loại gia vị: muối, hạt nêm, dầu mè, dầu ăn…

Cách làm gân bò xào sả ớt ngon

– Ớt rửa sạch, bỏ hạt, thái nhỏ

– Sả bóc lớp vỏ già, rửa sạch, thái thành lát mỏng.

– Ớt chuông bạn đem rửa sạch với nước muối loãng rồi cũng cắt nhỏ vừa ăn.

– Hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ

– Gân bò rửa sạch , thái lát mỏng. Ướp với: gừng băm và 1 thìa cà phê dầu ăn trong vòng 15 phút cho ngấm đều gia vị.

– Cách làm mềm gân bò nhanh nhất

Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa canh dầu ăn vào đun sôi thì cho hành và sả vào phi thơm vàng. Sau đó, ban trút toàn bộ gân bò đã ướp vào, đảo nhanh tay cho đều rồi cho ớt và 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê muối vào cùng. Tiếp tục xào cho tới khi gân bò đổi màu thì tắt bếp và trút ra dĩa là hoàn thành.

Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ngon Từ Cá Dìa Không Thể Bỏ Qua trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!