Xu Hướng 10/2023 # Món Cá Nhảy Tây Bắc Là Gì? Có Thật Sự Đáng Sợ Không? # Top 10 Xem Nhiều | Jbth.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Món Cá Nhảy Tây Bắc Là Gì? Có Thật Sự Đáng Sợ Không? # Top 10 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Món Cá Nhảy Tây Bắc Là Gì? Có Thật Sự Đáng Sợ Không? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Miền Tây Bắc là vùng đất nức tiếng trứ danh với các món đặc sản như: Thịt trâu gác bếp, cá nướng than hồng, lạp sườn gác bếp…Nhưng bên cạnh đó, sẽ có 1 món ăn khiến bạn phải dè chừng đó là món Cá nhảy Tây Bắc

Cá nhảy tây bắc là gì là một món ăn từ các con cá nhỏ sống, đã được lọc sạch nội tạng phần bụng cá và ngâm muối để đảm bảo sát khuẩn sạch sẽ.

Đó là khái niệm chính xác cho món cá nhảy mà hiện tại đã bị nhiều người hiểu lầm. Để chế biến được món này thì người làm phải thật kì công từ chọn cá, làm sạch và thái nhỏ. Ý tôi không phải đang ví với món sashimi cá hồi của Nhật Bản mà nó chỉ là món cá sống và đã được làm sạch và tên chính xác theo tiếng thái là “Cỏi Câng” tiếng phổ thông là “Gỏi Cá Tươi”

Cụm từ “cá nhảy” được biết đến kể từ khi trên mạng xã hội phát tán những clip mang tính câu view. Điều này làm nổi lên món cá nhảy Tây Bắc đang được nhiêu người quan tâm.

Tôi đã xem những clip như vậy của các anh thanh niên hay các chú lớn tuổi, cá đã không được chế biến kĩ thậm chí vẫn đang bơi trong chậu nước và thậm chí là cá to bằng cổ tay vậy. Đó là món ăn mà tôi cho rằng không hợp vệ sinh và làm mất đi món truyền thống của dân tộc Thái là “Cỏi Câng”

Sự thật đằng sau món Cá nhảy Tây Bắc

Cá nhảy Tây Bắc thật sự là một món ăn đã bị biến tấu từ món Gỏi Cá Tươi, làm mất đi tính mĩ quan và món ẩm thực của Dân Tộc Thái Tây Bắc. Để được thưởng thức món Cỏi Câng thật sự thì không hề khó, rất đơn giản nhưng vô cùng nhiều việc.

Để chế biến được món cỏi câng đúng vị và hợp vệ sinh, bạn phải làm những bước sau

Chẳng phải những con cá to mà cũng chẳng phải là những con cá đnag nhảy tanh tách. Bạn cần chọn những con cá nhỏ to bằng ngón tay út, đây là tầm lứa cá ít xương và giòn, sẽ không gây sát thương trong quá trình ăn

Cá nhỏ thường sẽ đảm bảo vệ sinh hơn cá lớn và dễ loại bỏ chất bẩn hơn

Sau khi chọn được cá, bạn cần làm sạch cá bằng cách mổ sạch và lấy hết nội tạng của cá ra, làm sạch vảy cá, cắt bỏ phần mang cá, thái thành miếng nếu cá to, ngâm qua muối khoảng 15 phút. Sau đó vớt cá để khô

Bước 3: Chế biến món nước dùng.

Nước dùng thường được chọn các loại nước cất của mang có vị chua, để khử bớt mùi tanh của cá, một ít các loại rau thơm, muối, ớt…

Sau khi đã làm sạch cá và chế biến xong nước dùng, bạn chỉ cần đổ nước dùng ra bát và bỏ các miếng cá đã được thái vào bát trộn đều và có thể thưởng thức ngay món Gỏi Câng nổi tiếng nơi đây

Khuyến cáo: Món này không dành cho trẻ em và người có tiền sử về ngộc độc thực phẩm

Gà Ác Tiềm Thuốc Bắc Có Thật Sự Bổ? (Phần 1)

GÀ ÁC TIỀM THUỐC BẮC

Món canh gà ác tiềm thuốc bắc là một món ăn quen thuộc với chúng ta. Ai cũng được nghe nói ăn món này bổ lắm nhưng nếu hỏi kĩ là bổ cái gì, bổ như thế nào thì hầu như chỉ nhận được câu trả lời chung chung là bổ máu, tăng sức khỏe.

Nhân đây Duy tôi xin mạn phép phân tích dược tính từng vị thuốc trong món canh bổ dưỡng này để mọi người hiểu rõ và áp dụng tẩm bổ cho người bệnh chứ không thôi cứ thấy người mệt mệt lại đi nấu, mua canh gà ác tiềm thuốc bắc thì có lúc lại nguy hại. Phần kiêng kỵ này tôi sẽ trình bày sau để mọi người nắm rõ.

Đây là công thức nguyên bản của món canh gà ác tiềm thuốc bắc:

Sâm hoa kỳ 8g

Bắc hoàng kỳ 20g

Đương quy 12g

Xuyên khung 6g

Bạch chỉ 8g

Đỗ trọng 12g

Thục địa 16g

Hoài sơn bắc 12g

Ngọc trúc 12g

Kỉ tử 6g

Nhãn nhục 6g

Táo tàu 5 trái

Gừng tươi 3 lát

Phân tích dược tính:

1. SÂM HOA KÌ

Sâm hoa kì cũng là nhân sâm thuộc nhóm bổ khí nhưng khác với Sâm Hàn quốc ở chỗ không mãnnh liệt và nóng táo mà bình hòa ôn bổ, chính vì tính bình nên được chọn làm món canh ăn mỗi tuần để không bị nóng như khi dùng Sâm Hàn quốc.

Là vị thuốc vi quân chủ dược (vị thuốc chính yếu) trong bài thuốc, có tác dụng bổ nguyên khí, kiện tỳ (mạnh tiêu hóa), ích vị ( bổ dạ dày), nâng cao khí lực cho cơ thể, thúc đẩy quá trình hấp thu dinh dưỡng trong đường tiêu hóa, tăng quá trình trao đổi chất cho cơ thể, từ đó có tác dụng bổ tổng trạng.

Tuy nhiên vị thuốc này tương đối mắc, nên ngoài thị trường thường thay thế Đảng Sâm với lượng gấp đôi, nhưng chắc chắn xét về công dụng bổ tổng trạng thì không bằng. Xin nói thêm là ngoài họ Nhân Sâm ra thì các loại dược liệu khác có tên sâm như Đảng Sâm, Lộ Sâm, Đan Sâm, Sa Sâm, Sâm Đất, Sâm Cuốn Chiếu, Sâm Cau… đều không có tác dụng bổ “Nguyên khí”. Đây chính là điểm mấu chốt tại sao Nhân Sâm lại đứng đầu trong các vị thuốc bổ.

2. BẮC HOÀNG KỲ:

Công dụng:

Là vị thuốc bổ khí đứng đầu trong nhóm thuốc bổ trong Đông y, vị ngọt hơi ôn ( hơi nóng),có tác dụng bổ khí thăng dương(trị sa nội tạng), ích vệ cố biểu (tăng khả năng chống chọi với ngoại cảm tà khí), tác dụng chính là tăng cường khả năng miễn dịch, thúc đẩy quá trình chuyển hóa trong cơ thể, làm mạnh các nhóm cơ nâng nên trị sa tử cung, sa dạ dày, trĩ rất tốt, ngoài ra còn có tác dụng hạ áp, trị lở loét.

Ngoài thị trường thường dùng vị Hoàng kỳ (không có chữ Bắc) nhỏ hơn, nhưng chất lượng không bằng.Nếu đã mua nguyên liệu nấu gà ác tiềm nên chọn Bắc Hoàng Kỳ để có tác dụng bồi bổ tốt nhất.

3.ĐƯƠNG QUY

Đương quy là vị thuốc được dùng để bổ máu nhiều nhất trong Đông y, là vị thuốc bổ tốt nhất cho phụ nữ, vị đắng cay, mùi hăng, mùi của Đương quy làm nhiều người không dùng được canh gà ác tiềm thuốc bắc, nên nếu muốn nấu canh gà tiềm cho dễ ăn thì dùng lượng ít.

Tác dụng của Đương qui là bổ huyết, hoạt huyết (giúp máu lưu thông tốt hơn), chỉ huyết (cầm máu), là vị thuốc chủ dược để bổ huyết điều kinh cho phụ nữ, trị ứ huyết bầm dập, giảm đau sau phẫu thuật, cải thiện tuần hoàn não, tăng hồng cầu, giảm loét dạ dày…

Trong phạm vi bài canh bổ này thì Đương quy đóng vai trò bổ máu, tăng nhanh phục hồi hồng cầu sau phẫu thuật hay các bệnh làm giảm hồng cầu khác như ung thư, nhiễm sán, suy dinh dưỡng…. Lưu ý là phải xài Đương quy loại tốt, thường thì nguyên củ rồi cắt ra, tránh trường hợp mua dạng lát ép mỏng sẵn, nhìn to, đẹp nhưng thực chất tác dụng không bằng và thậm chí đã bị chiết xuất.

4. THỤC ĐỊA

Thục địa là vị thuốc dùng để bổ thận rất được các vị Lương y tin dùng, nó có vị ngọt đắng, có tác dụng bổ thận âm, dưỡng tinh, ích tủy, có tác dụng ức chế miễn dịch kiểu corticoid nhưng không làm teo vỏ thượng thận ( kiểu kháng viêm giảm đau không gây tác dụng phụ như thuốc tây). Trên lâm sàng thường được dùng trị bệnh huyết hư (thiếu máu), kinh nguyệt không đều, trị các chứng thận âm hư như đau lưng, mỏi gối, ù tai, nóng trong xương, tóc bạc, da khô nhợt nhạt.

Vị Thục địa dùng trong món canh bổ gà ác tiềm thuốc bắc nhằm phối hợp với các vị thuốc bổ khí huyết khác giúp cơ thể bệnh nhân mau chóng phục hồi, bổ máu và tăng sức. Tuy nhiên theo phương pháp bào chế của Đông y, củ Sinh địa phải được tẩm rượu, thêm Sa nhân, Trần bì, Gừng “cửu chưng, chửu sái” (chưng và phơi 9 lần) thì mới cho ra Thục địa. Ngoài thị trường, để tăng lợi nhuận, người bán thường chỉ chưng có 1 lần đem phơi rồi bán luôn dẫn đến tình trạng có cái hình mà không có công dụng bồi bổ và còn làm tiêu chảy nữa.

5. HOÀI SƠN BẮC:

Hoài sơn bắc có vị ngọt, tính bình, có công dụng ích khí dưỡng âm, bổ tỳ phế thận. Là vị thuốc bổ cho tiêu hóa rất tốt vì có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, có tác dụng kích thích tiêu hóa nên dùng cho người bệnh, kém ăn, trẻ em suy dinh dưỡng, bệnh nhân tiểu đường rất tốt. Vị thuốc này thường được chọn nấu gà ác tiềm thuốc bắc vì ăn luôn xác được và ăn rất ngon.

Tuy nhiên Hoài sơn bắc lại là vị thuốc bị làm giả nhiều nhất trên thị trường, thường người ta lấy khoai mì làm giả lấy tên là Hoài sơn nam, Hoài nam. Hoặc có thuốc thật đi chăng nữa cũng là thuốc loại 2, loại 3 vì có vị chua và không có tác dụng kích thích tiêu hóa giúp ăn ngon. Khi mua nên chọn loại tốt, phiến nhỏ, màu trắng sáng và cạo vào thấy ít bột (nhiều bột là khoai mì).

Tới đây ta có thể kết luận món canh bổ gà ác tiềm thuốc bắc sẽ không bổ nếu các vị thuốc bổ như Sâm hoa kỳ, Bắc hoàng kỳ, Đương quy, Thục địa, Hoài sơn không phải là những dược liệu thật và loại tốt. Phần phân tích dược tính các vị thuốc còn lại và công dụng chính của món canh bổ này cũng như việc kiêng kị khi sử dụng Duy tôi xin phép được giới thiệu trong phần 2.

Mọi thắc mắc và tư vấn xin liên hệ

Lương y Phạm Anh Duy – phòng khám Tâm Y Đường

Published by

Thiên Môn Bổ Phổi Có Thật Sự Tốt Không

Nguồn gốc của sản phẩm

Thiên Môn Bổ Phổi – sản phẩm chính hãng của Dược Bình Đông được bào chế từ công thức gia truyền, lấy cây Thiên Môn Đông làm vị thuốc chủ đạo. Kết hợp với công nghệ hiện đại, dược tính tốt được lưu giữ trọn vẹn, đảm bảo độ tinh khiết, hiệu quả cho người dùng.

Quy trình sản xuất khép kín, được kiểm tra nghiêm ngặt. Nhờ vậy, sản phẩm bảo quản được lâu mà không cần dùng bất cứ hóa chất nào. Người dùng có thể an tâm và sử dụng sản phẩm tại nhà.

Bên cạnh đó, với phương châm “Bằng tất cả sự tận tụy và tâm huyết của chúng tôi, Dược Bình Đông còn cam kết luôn tạo ra các sản phẩm thiên nhiên tinh khiết nhất nhằm phục vụ sức khỏe cộng đồng”.

Dược Bình Đông với kinh nghiệm truyền thống lâu đời hơn 60 năm hoạt động trong thị trường Đông y Việt Nam, chúng tôi vẫn giữ vững lập trường truyền thống vì sức khỏe và môi trường của mình để tiếp tục cho ra đời nhiều sản phẩm Đông y từ thảo dược thiên nhiên. Nhờ những đóng góp cho sức khỏe cộng đồng, ngày 28/4/2014 Thiên Môn Bổ Phổi vinh dự đạt giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam tổ chức.

Công dụng của Thiên Môn Bổ Phổi

Sản phẩm này được nhiều chuyên gia và người dùng đánh giá cao sở dĩ vì nó mang đến nhiều công hiệu tuyệt vời. Chúng là:

Bổ phổi, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho phổi

Giảm nhanh các triệu chứng ho (ho khan, ho gió, ho đờm, hen suyễn,..)

Giảm đau rát hầu họng, miệng khô, khản tiếng

Dùng trị cảm có ho do nhiệt, viêm phế quản nhẹ…

Hỗ trợ phòng ngừa viêm hô hấp cấp, viêm phổi cấp

Chống táo bón, nhuận trường.

Đặc biệt: Thiên Môn Bổ Phổi có tính hàn, dạng nước, vị the mát dễ uống, dễ được hấp thụ vào cơ thể, phù hợp với cơ thể có sức đề kháng kém.

Thành phần của Thiên Môn Bổ Phổi

Sản phẩm gồm nhiều thảo dược từ thiên nhiên, an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ. Chúng đều là những dược liệu quý, vô cùng có lợi cho người bị các bệnh về phổi, về đường hô hấp. Chúng gồm có:

Thiên Môn Đông: vị ngọt, đắng, tính hàn có thể giúp làm mát phổi, tăng cường lưu thông khí cũng như hỗ trợ điều trị các chứng như ho khan, ho có đờm, miệng khô, họng sưng đau, viêm phổi…

Cát Cánh, Tỳ Bà Diệp, Sa Sâm, Tang Bạch Bì, Bối Mẫu không những giúp hỗ trợ cho hoạt tính bổ phổi của Thiên Môn Đông, mà còn trực tiếp tác động giúp giảm ho, làm mạnh hệ hô hấp, giảm viêm.

Trần Bì có công dụng giảm ho, chống nôn, tăng thông khí

Sài Hồ và Phục Linh giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ cân bằng toàn diện tác động của bài thuốc.

Bạc Hà ngoài vai trò dẫn thuốc đến ổ bệnh thì nó còn có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp.

Ngũ Vị Tử có công dụng làm ấm phổi cùng các cơ quan hệ hô hấp.

Có thể nói, chính công dụng tuyệt vời, thành phần lành tính là những yếu tố tạo nên sự vượt trội của sản phẩm này. Người dùng nhờ vậy mà có thể kiên trì sử dụng sản phẩm mà không cảm thấy bị áp lực về kinh tế.

Vậy những ai nên sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi

Sản phẩm đông y được các thầy thuốc chuyên gia dành riêng cho những người gặp các vấn đề về phổi, hệ hô hấp. Cụ thể:

Trẻ em từ 3-13 tuổi

Người trên 13 tuổi

Những ai ai bị viêm họng, viêm phế quản

Người dễ bị nhiễm lạnh, viêm phổi

Những ai ho lâu ngày không khỏi, thở khò khè

Người sức đề kháng yếu, da xanh xao

Cách sử dụng Thiên Môn Bổ PhổiCác chuyên gia khuyên bạn nên làm theo đúng hướng dẫn có ghi kèm theo sản phẩm để đảm bảo an toàn và nhanh chóng thấy sức khỏe được cải thiện:

Uống trước hoặc sau bữa ăn trong vòng 30 phút

Lắc nhẹ trước khi dùng.

Ngày uống 3 lần, mỗi lần 30ml

Có thể dùng hằng ngày

Lưu ý: Không dùng cho:

Trẻ dưới 3 tuổi,

Người đang bị tiêu chảy

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Thiên môn bổ phổi giá bao nhiêu? Có đắt không?

Nguyễn Vĩnh (Đồng Nai): “Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông giúp tôi giảm ho, đau ngực nhất là lúc chuyển mùa. Dù bỏ thuốc hơn 2 năm rồi, nhưng vì phổi đã bị tổn thương nên từ giờ tôi sẽ thường xuyên uống Thiên môn bổ phổi để khỏe hơn”.

Đánh giá của anh Nguyễn An (39 tuổi, Bình Dương): “Dù không hút thuốc nhưng hay ho và khó thở trong thời gian ngắn. Trường hợp ấy cứ lặp lại nhiều lần khiến tôi e ngại nên thúc giục bản thân phải mua dùng ngay sản phẩm này vì trước đó đã có quan tâm tìm hiểu. Sau khi uống vài hộp thấy người khỏe hơn, đờm giảm dần và khỏi triệt để đến nay đã nhiều tháng. Thấy OK quá nên mua thêm cho gia đình và giới thiệu cho nhiều bạn bè dùng thử.”

Ăn Tim Lợn Có Thật Sự Tốt Cho Sức Khỏe Không ?

Nhắc đến tim lợn hẳn ai cũng cho rằng loại thực phẩm ăn ngon, bổ dưỡng cho người suy nhược, mới ốm dậy. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách chế biến và công dụng thật sự của tim heo. Qua bài viết sau đây TỔNG KHO THỊT HEO xin được gửi đến bạn thông tin bổ ích về tim heo.

Chống cơ thể bị co giật, giảm mồ hôi tay và giúp con người dưỡng tâm rất tốt.

Hỗ trợ điều trị suy nhược thần kinh

Giúp an thần, tăng khả năng nhớ

Từ trước đến nay người Việt Nam có quan niệm là ăn gì bổ đó. Vì vậy ăn tim lợn sẽ giúp cho con người có một trái tim mạnh khỏe. Nhưng đây hoàn toàn chưa chính xác, ăn nhiều tim lợn cũng không tốt cho sức khỏe mà còn đem lại nhiều căn bệnh khác. Tim lợn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt là có hàm lượng cholesterol cao hơn cả thịt cá, tôm. Vì vậy ăn nhiều tim lợn sẽ làm cho cơ thể béo phì, mắc các bệnh về huyết áp và mỡ máu.

Hấp thụ vào cơ thể một lượng tim lợn vừa phải: người lớn chỉ được 100g một lần, trẻ em là 50g một lần. Ăn với lượng vừa phải giúp cho lượng cholesterol không bị thừa quá nhiều mà còn hấp thụ được toàn bộ chất dinh dưỡng.

Một tuần không nên ăn quá 3 lần: không chỉ tim lợn mà các loại nội tạng động vật một tuần bạn nên chỉ ăn từ 1 đến 2 lần thôi. Ăn quá nhiều thì có lẽ bạn sẽ biết được hậu quả rồi đó.

Quá trình chế biến sạch sẽ, cẩn thận: vì là phần nội tạng nên người làm sạch cũng cần phải cẩn thận. Từ khâu lựa chọn cho đến khâu sơ chế đều phải vệ sinh. Lúc chế biến phải nấu chín đúng cách vừa để món ăn ngon, vừa đảm bảo cho mọi người trong gia đình.

Quả tim heo ngon có màu đỏ tươi như máu, màu đỏ chỉ cần hơi sẫm, bề ngoài tim sờ nhẵn nhụi, căng tay, ấn vào mềm không bị xẹp xuống. Các kích cỡ tim vừa là những loại nên mua và sử dụng. Các mạch máu cần được dính liền vào thân tim, chúng tỏ tim còn tươi, cuống tim trắng ngà sờ còn dai giòn dễ chịu. Nếu dùng tay ấn nhẹ thấy có máu tươi, không có mùi hôi thì chắc chắn là tim còn tươi.

Còn đối với các con lợn bị bệnh, tim sẽ có màu hoặc mạch máu có màu vàng xanh bất thường, quả tim nhũn sờ không chắc tay, kích cỡ quá to hay quá nhỏ, sờ vào bề mặt không được căng bóng. Nếu dùng tay ấn nhẹ thấy có nước dịch bất thường chảy ra, máu đông tẫm lại hay có mùi hôi, mùi kháng sinh của thuốc tiêm thì tuyệt đối không mua về sử dụng vì đây là tim của lợn bệnh hay đã bị để quá lâu.

1. Tim lợn chưng bá tử nhân: tim lợn 1 quả (200g), bá tử nhân 10-15g. Nhồi bá tử nhân vào trong lợn, khâu lại, cho nước vào chưng cách thủy cho chín, thêm gia vị là được, bỏ bã thuốc, thái mỏng tim lợn, ăn tim uống nước. Công dụng: dưỡng tâm an thần, nhuận táo, thông tiện, chữa mất ngủ hay quên, suy nhược, đổ mồ hôi.

3. Tim lợn nấu táo đỏ: tim lợn 1 quả (200g), bách hợp 40g, vừng đen 80g, gừng sống 1 lát, gia vị. Tim lợn cắt đôi rửa sạch máu, bỏ màng, để ráo rồi xắt miếng. Táo bỏ hột thái, gừng bỏ vỏ, vừng đen đãi sạch. Đổ 1/2 lít nước vào nồi đun sôi, cho tất cả vào, giảm lửa, đậy kín, nấu chín, ăn nóng. Công dụng: bổ huyết dưỡng âm, an thần, nhuận trường, thanh nhiệt. Dùng tốt cho người làm việc trí óc căng thẳng tổn tâm huyết, tóc rụng, người bị tim đập nhanh, mất ngủ, trí nhớ giảm, ăn kém, da không tươi nhuận, mồ hôi trộm.

4. Tim lợn chưng cách thủy: tim lợn 1 quả 100g, hạt tiêu 30 hạt, thần sa 4g, rượu tốt nếp 100ml, gia vị. Rửa tim lợn bằng nước ấm cho sạch để ráo, hạt tiêu nghiền bột. Thần sa tán nghiền bằng cối đồng. Bổ tim lợn ra cho bột thần sa, bột tiêu, bột gia vị vào, dùng chỉ trắng buộc chặt lại, đặt vào tiềm với rượu, đậy nắp kín. Đặt tiềm vào 1 cái song lớn, đổ nước lượng vừa đủ, không nhiều quá sẽ dâng ngập tiềm, không ít quá bị cạn, chưng khoảng 2-3 giờ, để nguội, mở lấy tim lợn thái mỏng. Ăn cả cái lẫn nước trước bữa cơm 2 giờ. Có thể ăn tuần 2-3 lần, ăn trong 1 tháng.

5. Tim lợn hầm hạt sen: tim lợn 100g, hạt sen (bỏ tâm) 20g, bách hợp 25g. Tim lợn thái lát, cho nước vào nấu 30 phút, sau đó bỏ hạt sen và bách hợp, nấu nhừ. Ăn hạt sen và tim lợn, uống canh. Công dụng: tư âm thanh phế, dưỡng tâm an thần, thích hợp với người mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp.

6. Canh tim lợn đông trùng hạ thảo: tim lợn 1 quả (khoảng 200g), nhân sâm 3g, đông trùng hạ thảo 5g. Đun nước sôi, cho tim lợn vào đun sôi 30 phút, sau đó cho cả 2 vị thuốc vào nấu tiếp khoảng 15 phút cho chín. Ăn cả nước lẫn cái. Công dụng: bổ tâm, ích chí, an thần, chỉ ho. Thích hợp với người già, tim yếu, mệt mỏi, thấp khớp.

Trải qua thời gian hình thành và phát triển, thương hiệu TỔNG KHO THỊT HEO đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty sản xuất thực phẩm thịt heo đông lạnh uy tín – an toàn trên thị trường Việt với những tiêu chí: chuyên cung cấp các sản phẩm thịt heo đông lạnh chất lượng và có giá trị dinh dưỡng cao, các loại thịt heo đều có giấy kiểm dịch, giấy xuất kho. Ngoài sản phẩm tốt nhất, cửa hàng chúng tôi luôn có các ưu đãi lớn kèm theo cho khách hàng của mình.

Món Pịa Tây Bắc Là Món Gì? Đặc Sản Tây Bắc Còn Những Món Gì Hấp Dẫn

Chỉ nghe tên nậm pịa thôi, nhiều người hẳn rất tò mò về món đặc sản Tây Bắc này. Món ăn vùng núi phía Bắc nước ta phải nói là cực kỳ độc đáo. Bạn đã bao giờ được ăn nậm pịa và các món đặc sản đặc biệt sau chưa?

Nậm Pịa là món ăn của đồng bào người Thái ở Sơn La, cũng là một trong những món ngon Tây Bắc nổi tiếng. Phải nói trước là không phải ai cũng ăn được và dám ăn món này. Nậm pịa là tên theo tiếng dân tộc nên nghe lạ, khiến người xuôi khó hình dung ra được. Món ăn này được làm từ chất dịch ruột ngon các loài động vật như trâu, bò, dê,… Chất dịch được đem ninh nhừ với nội tạng, sụn, thịt, tiết,… của động vật trong hàng tiếng đồng hồ. Gia vị của món ăn gồm các loại rau thơm, mùi tàu, mắc khén, tỏi, ớt và quan trọng nhất là mật cùng lá đắng. Tổng thể món ăn đủ các vị cay, mặn, ngọt và hơi đắng.

2.1. Thịt trâu gác bếp

Thịt trâu gác bếp thì đã rất quen thuộc. Thịt được tẩm ướp hàng chục loại gia vị đậm đà rồi nướng dưới than củi, sau đó hong khô trên gác bếp hàng tháng trời. Thịt gác bếp ăn khá giống thịt bò khô bình thường nhưng mềm hơn, dai hơn hẳn.

2.2. Thắng cố ngựa Bắc Hà

Thắng cố cũng “ghê rợn” chẳng kém canh pịa Tây Bắc vì cũng được làm từ nội tạng, nhưng là nội tạng ngựa cùng các loại gia vị đặc trưng vùng núi như hồi, thảo quả,… Món này ở Hà Giang, Sapa, Yên Bái,… đều có và mỗi nơi lại biến tấu khác nhau một chút.

2.3. Rượu táo mèo – Rượu ngon Tây Bắc

Cùng với rượu cần, rượu táo mèo là loại rượu nổi tiếng nhất vùng Tây Bắc. Rượu được ngâm từ táo mèo rừng chính hiệu trong thời gian dài, rất thơm, chua cay dễ uống. Rượu táo mèo ngon nhất là phải uống ở Lào Cai và Yên Bái.

2.4. Pa pỉnh tộp

Pa pỉnh tộp nghe thì lạ nhưng đó là tên tiếng dân tộc của cá suối gập nướng. Loại cá này chỉ tìm được ở vùng Tây Bắc và là món truyền thống của người Thái. Cá sẽ được ướp gừng, sả, mầm măng, mắc khén rồi nướng trên củi lửa. Thịt cá khô và thơm ngọt rất dễ ăn.

2.5. Lợn cắp nách

Đặc sản Tây Bắc lợn cắp nách cũng đã được nhiều người biết đến, được nhập về miền xuôi nhiều. Thực chất, món này cũng là thịt lợn, được chế biến đa dạng từ hấp, nướng đến làm gỏi như bình thường. Điều quan trọng là lợn là lợn bản, được nuôi thả trong núi rừng nên ăn rất chắc thịt, ít mỡ và ngọt tự nhiên.

2.6. Cá bống vùi tro

Cá bống vùi tro là món ăn của riêng bà con trong bản Vàng Pheo, Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Sau khi được tẩm ướp đủ loại gia vị, cá được gói vào lá rong, vùi vào tro nóng rất lâu mới chín. Vì cách nấu được biệt nên thịt cá mềm vô cùng, không chảy mỡ béo.

2.7. Rêu đá nướng

Người miền cao có đủ các loại món ăn đặc biệt, đến rêu cũng có thể chế biến lên ăn và còn ăn rất ngon. Nhưng chỉ có rêu đá trên vùng núi cao Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên mới ăn được chứ không thể chế biến từ rêu thường. Người dân tộc lấy rêu này nấu canh, rán lên hoặc làm gỏi. Không chỉ ăn thanh mát, sần sật mà món này còn giúp giải độc cơ thể.

2.8. Cháo ấu tẩu

Cháo ấu tẩu là món mà du khách không được bỏ qua khi đến Hà Giang. Cháo được nấu với củ ấu tẩu chỉ có ở vùng này cùng thịt chân giò. Khi ăn lúc đầu thấy vị hơi đắng. Nhưng ăn vài miếng thì lại cảm nhận được vị ngọt thanh rất hài hòa giữa các nguyên liệu.

2.9. Cơm lam Bắc Mê

Cơm lam thì nhiều nơi cũng có, nhưng cơm lam Bắc Mê được coi là ngọt, dẻo nhất. Vì được gói cẩn thận trong cả lá chuối lẫn lá rong, cơm nướng lên thơm lừng mùi ống nứa đặc biệt, ăn không cũng thấy ngon.

2.10. Cá nướng sông Đà

Cá nướng sông Đà có thể làm từ nhiều loài cá khác nhau như cá lăng, cá trắm,… Cá sinh trưởng ở vùng nước trong nên ăn rất ngon, ngọt và sạch. Người bản địa thường nướng cá trong lá chuối để giữ được hương vị lẫn dinh dưỡng bên trong.

2.11. Xôi nếp nương Mai Châu

Xôi nếp nương Mai Châu hấp dẫn ngay từ vẻ ngoài với đủ các màu sắc rực rỡ xanh đỏ tím vàng. Mỗi một màu xôi được lấy từ trái cây hoặc rau củ rừng tự nhiên chứ không phải phẩm màu. Món này không chỉ ăn ngon mà còn hợp để cúng giỗ, dùng trong lễ hội.

2.12. Phở chua

Phở chua của người Tây Bắc ăn không hề giống phở bình thường của người xuôi. Món này thực chất được du nhập từ biên giới Trung Quốc và được biến tấu theo năm tháng. Phở ăn có vị chua nhẹ, ăn cùng với thịt xá xíu, lạc rang, các loại măng chua núi rừng.

2.13. Khâu nhục

Đặc sản Tây Bắc khâu nhục hay nằm khâu là của người Nùng. Món ăn này được coi là món trang trọng chỉ làm trong dịp đặc biệt. Thịt lợn rừng ba chỉ được ướp với rượu, mật ong, ngũ vị hương, địa liền,… rồi hấp cách thủy kỳ công. Món ăn vừa đậm đà vừa đầy vị núi rừng, nhắm rượu cực hợp.

2.14. Bánh dày của người Mông

Bánh dày của người Mông Điện Biên ăn khác hẳn bánh dày bình thường chúng ta đã quen thuộc. Bánh được gói trong lá rong rừng, ăn kèm với chả giò. Nhiều người còn nướng bánh dày lên ăn thơm hơn và lạ hơn nữa.

2.15. Bắp cải cuốn nhót

Bắp cải cuốn nhót cũng đến từ Điện Biên. Rau bắp cải được cuối nhót, rau mùi, lá tỏi rồi hấp lên. Điểm đặc sắc là món rau này phải chấm với nước chấm chẳm chéo độc đáo. Bắp cải cuốn nhót ăn chua cay và rất nồng.

2.16. Nhộng ong rừng

Nhộng ong rừng rất lớn nên ăn có vị béo và ngậy hơn hẳn nhộng thường. Muốn ăn nhộng ong rừng không dễ vì bạn phải đến Yên Bái vào đúng tháng 4 đến tháng 8 hằng năm mới có.

2.17. Cốm Tú Lệ 2.18. Bánh chưng đen Mường Lò

Cũng là bánh chưng với nhân đỗ xanh thịt mỡ, nhưng bánh chưng Mường Lò có máy đen nhánh đặc biệt nhờ gạo được ngâm với vừng đen và thân cây núc nác. Người Mường Lò cũng dùng loại gạo nếp Tú Lệ tuyển chọn để làm món ăn ngày Tết này.

2.18. Bê chao Mộc Châu

Món bê chao này thì phải ăn ở Mộc Châu – Sơn La mới đúng điệu. Bê sữa được nuôi thả trên đồng cỏ bao la Mộc Châu nên rất chắc thịt và giàu dinh dưỡng. Thịt bê được chao trên nồi dầu sôi già, tạo nên màu vàng ươm vô cùng hấp dẫn.

15 món ngon ngày Tết miền Bắc đậm đà hương vị cổ truyền Thịt ba chỉ bò Mỹ làm món gì ngon? Hướng dẫn vài món ngon từ thịt ba chỉ bò Mỹ

Danh sách đặc sản Tây Bắc có siêu nhiều món đặc sắc, mới lạ, kích thích trí tò mò của mọi người. Bạn đã được thử bao nhiêu món trong số kể trên rồi?

Sự Thật Gà Mạnh Hoạch Là Gì? Được Chăm Sóc Và Chế Biến Ra Sao?

Gà Mạnh Hoạch là gì? Nguồn gốc xuất xứ ra sao, so với gà ta thì nó như thế nào… là 3 trong vô số các câu hỏi mà thực khách quan tâm.

Bạn có thể đã gặp rất nhiều nhà hàng mang thương hiệu Gà Mạnh Hoạch nhưng không phải nhà hàng nào cũng giống nhau. Mỗi nhà hàng sẽ có một công thức riêng của họ để đảm bảo hương vị,trải nghiệm của khách hàng luôn khác biệt.

Gà Mạnh Hoạch là gì

Gà Mạnh Hoạch là một loại gà ta nuôi thả tự do, không sử dụng cám công nghiệp nhằm đảm bảo thịt dai, chắc và thơm. Từ Mạnh Hoạch được lấy cảm hứng từ câu chuyện của Gia Cát Lượng năm xưa khi 7 lần thả rồi lại bắt Mạnh Hoạch.

Thất cầm Mạnh Hoạch

Theo wikipedia ở Chiến dịch Nam Trung thời xuân thu chiến quốc.

Mạnh Hoạch lúc đấy là thủ lĩnh quân nổi dậy bị quân Thục bắt sống, Gia Cát Lượng không giết, không làm nhục mà còn bày tiệc khoản đãi, nhằm làm cho Mạnh Hoạch chịu hàng phục.

Gia Cát Lượng tha cho Mạnh Hoạch trở về, Mạnh Hoạch tập hợp lại lực lượng giao tranh lần nữa nhưng vẫn bị thua và bị quân Thục bắt sống. Lần này Mạnh Hoạch vẫn chưa chịu phục. Gia Cát Lượng lại thả ông ta ra, cứ như vậy lặp đi lặp lại đến 7 lần.

Đến lần thứ 7, khi Gia Cát Lượng định thả Mạnh Hoạch thì Mạnh Hoạch không chịu về vì ông ta nhận thấy Gia Cát Lượng quả thật là con người phi thường và trong thâm tâm không có ý thù địch với mình. Cuối cùng Mạnh Hoạch quy phục Gia Cát Lượng.

Gà Mạnh Hoạch được nuôi như thế nào

Gà Mạnh Hoạch được nuôi trong các khu đất rộng, nhất là khu vườn cây hoặc đồi núi, trong không gian rộng như vậy, gà được thả tự do ăn những sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên nên hầu như không có mỡ thừa. Cũng do gà thường xuyên vận động đi lại hàng ngày nên thịt gà sẽ chắc và dai.

Trọng lượng gà Mạnh Hoạch theo tiêu chí chuẩn nhất ở khoảng 1.3 đến 1.4kg. Đây Sau khi chế biến, 1 con gà Mạnh Hoạch hoàn toàn đủ cho 2 người dùng với các món như rán, rang muối, hấp…

Các món ngon từ gà Mạnh Hoạch

Nổi tiếng nhất phải nói đến gà rán! Nếu một lần bạn đến với nhà hàng gà mạnh Hoạch Hà Nội, thì đây là món đầu tiên bạn nên thử. Gà rán da vàng óng, dòn, thịt thơm chắc. Bên cạnh đó hãy tự tay xé từng miếng thịt thay vì phải chặt nhỏ như khi bạn ăn ở nhà để cảm nhận được từng miếng thịt gà theo thớ săn chắc như thế nào.

Món thứ 2 bạn nên thử chính là gà rang muối. điểm quan trọng nhất làm nên thương hiệu của món ăn này chính là bột rang muối. Công thức bột rang muối của nhà hàng được xây dựng từ cách đây hơn 10 năm. Trải qua thời gian sửa đổi và phát triển, hiện nay nhà hàng đã có trong tay một sản phẩm đặc biệt không lẫn bất kỳ nhà hàng nào khác. Để thưởng thức trọn vị quý khác hàng vui lòng đến thưởng thức tại nhà hàng khi món ăn nóng hổi vừa mới được sếp ra đĩa.

Nhà hàng chúng tôi hiện có 3 cơ sở chính. Các món gà của chúng tôi được chế biến theo công thức đặc biệt không lẫn với bất kỳ nhà hàng nào để mang đến cho thực khác những hương vị khó quên.

Hotline: 0869 893 932 – 0972 593 917

Hân hạnh được chào đón quý khách hàng!

Cập nhật thông tin chi tiết về Món Cá Nhảy Tây Bắc Là Gì? Có Thật Sự Đáng Sợ Không? trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!