Xu Hướng 9/2023 # Món Ăn “Khổ Nhục” Chờ Gần 5 Tiếng Mới “Ra Lò” Vẫn Khiến Thực Khách Mê Tít # Top 16 Xem Nhiều | Jbth.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Món Ăn “Khổ Nhục” Chờ Gần 5 Tiếng Mới “Ra Lò” Vẫn Khiến Thực Khách Mê Tít # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Món Ăn “Khổ Nhục” Chờ Gần 5 Tiếng Mới “Ra Lò” Vẫn Khiến Thực Khách Mê Tít được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những miếng thịt ba chỉ màu vàng óng sau khi tẩm ướp gia vị thơm phức được xếp gọn vào một chiếc bát rồi đem hấp cách thủy trong vài giờ đồng hồ.

Khâu nhục (hay còn gọi là khau nhục, nằm khâu) là món ăn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Trung Quốc, được du nhập vào Việt Nam từ lâu. Qua thời gian, khâu nhục đã trở thành món ăn nổi tiếng của một số vùng thuộc các tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Bắc Giang.

Đặc biệt, tại huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, món khâu nhục cũng trở thành đặc sản nức tiếng của người dân địa phương.

Tên của món ăn này xuất phát từ phiên âm tiếng Hoa, trong đó “khâu” có nghĩa là “hấp đến mềm rục” còn “nhục” có nghĩa là “thịt”. Do vậy, khâu nhục được hiểu là món thịt hấp cách thủy đến chín nhừ.

Nhiều thực khách hài hước rằng thưởng thức món này “vừa khổ vừa nhục” cũng phần vì tên gọi độc đáo của nó. Ảnh: Trang Phạm

Chị Lê Thị Hòa – chủ cửa hàng khâu nhục gia truyền K.H có tiếng tại phố Đông Tiến 2, thị trấn Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh với gần 30 năm làm nghề cho biết, yếu tố quyết định quan trọng tới chất lượng của món ăn này chính là thịt ba chỉ. Cần chọn loại thịt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thịt ba chỉ được chọn là loại không nạc quá cũng không mỡ quá và có 3 tầng nạc là ngon nhất.

Thịt ba chỉ mua về được cạo lông, làm sạch rồi để nguyên tảng cho vào luộc qua nước sôi, vừa loại bỏ chất bẩn, vừa giúp thịt se chắc.

Thịt được vớt ra và tiến hành công đoạn “châm thịt” với dụng cụ đặc dụng có đầu đinh nhọn. Châm đều khắp phần bì để miếng thịt giữ được độ giòn và dễ ngấm gia vị.

Sau đó, bôi một lớp mật ong lên bề mặt thịt rồi thả miếng thịt vào chảo ngập dầu, chờ 4-5 phút khi thấy phần bì có màu vàng đẹp mắt là có thể vớt ra.

Thoạt nhìn khâu nhục khá giống món thịt kho tàu nhưng đây lại là món ăn được chế biến rất kỳ công. Ảnh: Hoa Kiều

Để làm ra món khâu nhục thơm ngon thì không thể thiếu những loại gia vị đặc trưng quan trọng gồm thàu xôi, hành tỏi, địa liền, thảo quả, phùi nhủi (đậu phụ), chăm chắm (chanh muối). Tất cả được thái nhỏ, băm nhuyễn rồi trộn đều với nhau.

Những miếng thịt ba chỉ đượm màu nâu cánh gián được thái thành từng miếng , tẩm ướp với xì dầu và hỗn hợp gia vị băm nhuyễn trên. Chờ thịt ngấm gia vị trong khoảng 30 phút rồi xếp thịt ra bát. Phần gia vị được phủ kín bề mặt thịt.

Để làm ra món khâu nhục thì những bát thịt đầy đặn sau khi tẩm ướp gia vị được hấp cách thủy ở 100 độ C trong vòng hơn 4 tiếng.

Khi ăn, đặt chiếc đĩa lên miệng bát rồi úp ngược lại, tạo hình tròn đẹp mắt. Ảnh: Bếp Nam Béo

Cách bài trí độc đáo của món khâu nhục cũng mang ý nghĩa đặc biệt. Miếng thịt được xếp lên đĩa theo hình dạng một quả đồi nhỏ đang nhô cao thể hiện ý chí và sự lớn mạnh trong tương lai.

Khâu nhục đạt chuẩn có vị thơm nức mũi từ gần 10 loại gia vị kèm theo. Những miếng thịt màu nâu cánh gián chín nhừ, núng nính. Đưa lên miệng cảm giác miếng thịt tan chảy trong khoang miệng mà không hề tạo cảm giác ngấy.

Món ăn này thường xuất hiện trong những dịp đặc biệt như dịp lễ Tết, cưới hỏi của người dân địa phương.

Anh Phạm Tuấn – con trai chị Hòa chia sẻ, mỗi ngày gia đình bán được khoảng 300-400 bát khâu nhục. Thời kì cao điểm, cả nhà làm luôn tay để kịp hoàn thiện 800 suất giao cho khách.

Không chỉ có ở tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn hay Bắc Giang mà món khâu nhục còn được gửi tới nhiều tỉnh thành khác trong cả nước để phục vụ nhu cầu thưởng thức đặc sản nức tiếng của thực khách. Nhiều người Hoa hiện sinh sống tại các tỉnh như TP. Hồ Chí Minh vẫn thường làm món ăn này trong các dịp đặc biệt.

Nhiều thực khách có dịp được thưởng thức món khâu nhục Tiên Yên đều cảm thấy thích thú và nhớ mãi hương vị béo ngậy của miếng thịt cùng với mùi thơm nức mũi của các loại gia vị đi kèm.

Món Ăn Cho Bà Đẻ

Medonthan – Những món ăn cho bà đẻ đặc biệt là những ngày đầu sau khi sinh, tốt nhất sản phụ nên ăn các loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu như: cháo, mì, trứng gà là chính.

Ngày nay, các bà mẹ trẻ sau khi sinh con vừa mong nhanh chóng khôi phục tuổi xuân đã qua, giữ được cơ thể khoẻ mạnh, lại sợ ăn nhiều quá sẽ bị béo. Vậy ăn thế nào? Và ăn cái gì mới được coi là khoa học và đầy đủ dinh dưỡng?

Để đảm bảo người mẹ nạp đủ dinh dưỡng gồm protein, chất béo, đường, chất khoáng, vitamin, nước, trong ăn uống cần chú ý là thức ăn phải đa dạng, phối hợp thức ăn tinh và thô một cách hợp lý. Mỗi ngày có thể ăn 5 – 6 bữa, người mẹ không nên kiêng cữ quá nhưng tránh đồ ăn sống, nhiều mỡ, cay, có tính kích thích. Trong thời gian cho con bú, rượu, hút thuốc phải kiêng tuyệt đối. Một số bà mẹ có di chứng cao huyết áp trong thời kỳ mang thai cần phải ăn hạn chế muối.

Những bà mẹ bị rách tầng sinh môn và phải khâu, nên ăn thức ăn ít chất bã, chia nhỏ bữa ăn, 5 – 6 lần/ngày, ăn trong 3 ngày. Những bà mẹ phải mổ đẻ, sau khi mổ, công năng đường ruột đã hồi phục (khoảng 24 tiếng sau mổ) có thể áp dụng chế độ ăn từng lỏng đến đặc dần. Sau khi người mẹ có thể tự đi đại tiện được, có thể ăn chế độ bình thường.

Người già thường hay khuyên sản phụ nên ăn nhiều cá chép trong thời gian “nằm chỗ”. Vậy ăn các chép có lợi gì? Thịt cá chép có thể trục máu dư, máu dư ở đây chủ yếu là máu đẻ. Do thịt cá chứa nhiều protid, có thể thúc đẩy tử cung co bóp, nâng cao sức co bóp của cơ tử cung. Khi tử cung co bóp, các sợi cơ sẽ co ngắn lại, ép lên mạch máu giúp cho máu đẻ và dịch dính trong âm đạo ra ngoài cơ thể.

Theo Đông y, cá chép tính bình vị ngọt, có lợi cho tiểu tiện, có tác dụng giải độc, có thể điều trị các bệnh xơ gan, bụng trướng, phụ nữ băng huyết, sau khi sinh không có sữa. Dùng một con cá chép tươi khoảng 500g, nấu chín với rượu vang, hoặc mổ cá bỏ nội tạng, sấy khô và ngiền thành bột, dùng hàng ngày với rượu vang để điều trị chứng ứ máu tử cung. Cá chép còn có tác dụng thúc đẩy sự tiết sữa, do vậy sau khi sinh con, người mẹ ăn cá chép là rất hợp lý.

– Thịt: thịt lợn, chân giò, tim gan lợn, con hàu, thịt ba ba, thịt rùa, lươn, các chép, hải sâm.

– Đường: đường trắng, đường phèn, các loại đường hoa quả.

– Rau: đậu côve, đậu đũa, đậu tằm, đậu phụ, giá đỗ, mọc nhĩ, ngó sen, mướp, rau chân vịt, mộc nhĩ trắng, củ cải, cà rốt, nấm hương, khoai tây, khoai sọ, khoai lang, đậu xanh, đậu đen.

– Hoa quả: nho, táo, cam, đào, dứa, chuối tiêu, hồng.

– Thịt: thịt thỏ, gan thỏ, bồ câu, thịt lợn, thịt vịt.

– Rau: rau dền, rau cần, rau kim châm, bí đao, mướp, dưa chuột, cà chua, mướp đắng, tâm sen, lá sen.

– Hoa quả: lê, dưa hấu, chà là, hồng.

– Thịt: thịt dê, móng dê, sữa dê, thịt hươu, thịt chó, ba ba, rùa, tôm tươi, gan lợn, lươn.

– Đường: đường mía, mật ong, đường cát.

– Rau: hành, hẹ, tỏi, hành tây, đậu vàng, mộc nhĩ, đậu đen, vừng, củ cải, bí đỏ, hồi hương.

– Hoa quả: hạch đào, long nhãn, táo ta, vải, mía, quýt, anh đào.

Medonthan tổng hợp

Các Món Ăn Từ Gan Ăn Sao Cho An Toàn?

Gan là thực phẩm giàu vitamin A và các nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên, nhiều người lo gan heo chứa nhiều độc tố. Vậy chế biến và sử dụng như thế nào để bảo đảm an toàn?

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, trong 100 g gan heo có chứa 21,3 g protein, 25 mg sắt, 8.700 mcg vitamin A. Trong 100 g gan gà có 6.960 mcg vitamin A, gan bò có 5.000 mcg… Trong đó, protein là thành phần quan trọng cấu thành cơ thể người và các hoạt động sống, nhất là sự phát triển tầm vóc của trẻ. Sự phát triển chức năng của các cơ quan đều lấy sự hợp thành và tích lũy protein trong tổ chức cơ thể.

Trong gan cũng như các loại phủ tạng động vật khác như tim, bầu dục… đều có chứa nhiều đạm, cholesterol cao, do đó không tốt cho những người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, bị tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường…

Trẻ em, phụ nữ đang nuôi con nhỏ và những người thiếu máu, thiếu sắt có thể ăn được gan và một số loại phủ tạng như tim, bầu dục nhưng chỉ nên dùng 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần 50 – 70 g đối với người lớn, 30 – 50 g/bữa với trẻ em. Khi mua, lưu ý chọn gan màu đỏ sẫm tươi, không có những nốt sần trên bề mặt. Ấn tay vào thấy có đàn hồi tốt, dẻo là gan có chất lượng. Còn nếu trên bề mặt có những nốt sần cục, màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi là loại gan nhiễm bệnh, không nên mua.

Trước khi chế biến, nên cắt lát mỏng từng miếng gan, rửa sạch bằng nước lạnh, bóp hết máu đọng, lấy vải xô sạch thấm khô hết máu để loại bỏ chất độc, chỉ giữ lại các tế bào gan giàu chất dinh dưỡng. Không nên ăn gan còn tái mà phải nấu thật chín để diệt các vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng.

Theo Người Lao Động

Cùng Chuyên Mục Bình Luận Facebook

Món Ăn Từ Phi Lê Gà

Chăm sóc chế độ ăn uống đúng và lành mạnh không có nghĩa là từ bỏ những thú vui và thú vui. Nó chỉ là quan trọng để lựa chọn đúng sản phẩm. philê gà Thực phẩm có thể ngạc mềm và ngon và được sử dụng trong chế độ dinh dưỡng khác nhau. Nó là một nguồn cung cấp đạm dễ tiêu hóa, và với phương pháp nhẹ nhàng nấu ăn thịt có chứa hầu như không có chất béo. Nó có thể được cung cấp ở dạng lạnh (đồ ăn nhẹ) và nóng – món ăn thứ hai nóng.

Món ăn của philê gà ở đó, có lẽ, trong tất cả các món ăn trên thế giới. Với một hương vị tinh tế, gia cầm, nấu theo những cách khác nhau, nó có thể được kết hợp với nhiều loại thảo mộc và bổ sung.

món phi lê gà rán

Nấu ăn họ sẽ mất hơn một tiếng đồng hồ. Fillet không thể đánh bại, bởi vì nó là rất đẹp và mềm mại. thịt nướng nên cả hai bên cho đến khi vàng nâu nhẹ (khoảng 10 phút) trong dầu. Bạn có thể sử dụng làm sẵn mua bột, nhưng bạn có thể làm điều đó cho mình. Để món ăn philê gà mua rõ nét, bạn cần phải nhúng thịt trong một nới lỏng của trứng và sau đó lăn trong bột hoặc vụn bánh mì. Bạn có thể thêm gia vị – rau oregano, húng tây, hạt tiêu đen hoặc đỏ.

gà ngon thu được nếu như một trang trí để thêm đậu xanh, đậu xanh và khoai tây nghiền. Bạn có thể đổ nước sốt cay phương Đông. Vâng phù hợp cũng đậu nành.

Một cách khác để chuẩn bị các món ăn từ phi lê gà – nhồi. Thịt cắt thành tấm dày khoảng 1 cm. Các phi lê quấn stuffing – phô mai, một miếng bơ, nấm và mận khô – cuộn bột hoặc vụn bánh mì và chiên cho đến khi vàng nâu. rau luộc – súp lơ, bông cải xanh, cà rốt hoặc măng tây – sẽ là một trang trí tuyệt vời.

Hầm của phi lê gà

Nếu bạn không thích để chiên hoặc muốn dính vào một chế độ ăn uống, bạn có thể sử dụng một cách nhẹ nhàng hơn về nấu ăn. Thịt cắt thành dạng que hoặc hình khối có độ dày từ 2-3 cm. Fry trong 1-2 phút trên một nhiệt nhanh chóng, và sau đó thêm nước hoặc nước dùng và đun nhỏ lửa cho đến khi mềm. Sau một phần tư của một giờ với muối, thêm gia vị (tỏi, hành tây, gừng). công thức nấu ăn ngon từ món ăn phi lê gà cúng dường thịt hầm trong kem, nhưng bạn cũng có thể sử dụng kem chua (tốt nhất là ít chất béo) hoặc sữa chua. Trong trường hợp này, phi lê là một đặc biệt nhẹ nhàng và mềm mại. Các vị có thể được sử dụng như húng quế và hạt tiêu.

món ăn từ phi lê gà

Trong một nỗ lực để duy trì con số mảnh mai của cô, cố gắng ăn luộc thịt. Gà phi lê và tốt đến nỗi người ta có thể nấu ăn (khoảng 25-30 phút) và sau đó để nguội và dùng trong món salad. Nó cũng đi với gia cầm như thảo mộc – tỏi tây, rau mùi tây, rau diếp, – và với các loại rau khác. Lovers kết hợp hương vị khác thường có thể được chọn là thành phần của dứa, táo tươi, mận, lê hoặc bơ. Với gà kết hợp như các loại hạt và nho khô. thịt luộc là thành phần nuôi dưỡng trong bất kỳ salad, lựa chọn sản phẩm mà sẽ chỉ phụ thuộc vào trí tưởng tượng của bạn.

Các Món Ăn Từ Mề Gà

Món mề gà rất được ưa chuộng hiện nay, vì ngoài làm được nhiều món ngon mề gà còn chữa được nhiều bệnh. Đại Dương Xanh Xin giới thiệu đến các bạn một số món ngon, dễ làm từ mề gà

1. Mề gà xào mướp hương: Mề gà giòn, được xào cùng với mướp hương ngọt mát, điểm thêm những sợi miến dai.

Nguyên liệu: 1 quả mướp hương vừa ăn, 3 – 4 bộ mề gà, 1 lọn miến nhỏ (bún tàu), Vài nhánh hành lá, muối, hạt tiêu, hạt nêm, xì dầu và nước mắm, Dầu điều, hành khô.

Bước 1: Mề gà rửa sạch với nước muối pha loãng, cắt làm đôi.

Bước 2: Miến ngâm nước lạnh cho nở, cắt ngắn, để lên rổ cho ráo nước.

Bước 3: Mướp hương gọt vỏ, cắt thành từng lát vừa ăn.

Bước 4: Tiếp theo đun nóng hai thìa nhỏ dầu điều, phi hành khô thơm, đổ mề gà vào xào chín.

Bước 5: Sau đó cho mướp vào xào cùng, thêm vào hai thìa nhỏ nước mắm, một thìa nhỏ xì dầu, nửa thìa nhỏ hạt nêm, nửa thìa nhỏ muối, đảo đều đến khi mướp chín.

Bước 6: Cuối cùng cho miến vào đảo khoảng 2 phút, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn, tắt bếp rắc hành lá đã thái nhỏ vào, múc ra đĩa làm món xào ăn với cơm.

2. Mề gà sốt gừng: Mề gà luộc chín vừa ăn sần sật được rưới thêm một lớp nước sốt gừng cay cay thơm nồng ăn lạ lạ hay hay.

Nguyên liệu: 5 – 6 bộ mề gà, 1 nhánh gừng to, 1 – 2 tai hồi, Muối, đường, ớt màu hay ớt bột, 1 thìa canh xì dầu (nước tương), Hành lá, tỏi.

Bước 1: Gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái sợi.

Bước 2: Mề gà rửa sạch với nước muối pha loãng. Cho mề gà vào nồi, thêm nước lọc, dùng một nửa phần gừng cho vào, tai hồi và nửa thìa nhỏ muối, luộc chín mề gà.

Bước 3: Mề gà sau khi chín, để nguội rồi mới thái lát mỏng vừa ăn, xếp vào đĩa.

Bước 4: Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, cho nửa phần gừng còn lại vào đảo đều khoảng 2 phút, thêm vào một thìa canh xì dầu, nửa thìa nhỏ đường, một ít nước lọc, hành lá thái nhỏ và ớt màu hay ớt bột, đảo đều, nêm lại gia vị hơi mặn, đun đến khi sôi thì tắt bếp, rưới phần nước sốt lên đĩa mề gà, có thể dùng với cơm hay làm món nhắm.

3. Mề gà xào lạc. Mề gà giòn có vị hơi cay, xào lẫn với lạc và hành tây, có thể dùng làm món mặn ăn chơi hoặc món nhắm đều ngon

Nguyên liệu: 5 – 6 bộ mề gà, Nửa củ hành tây, Lạc(đậu phụng), Hành lá, muối, ớt bột, nước mắm, đường, Dầu điều và tỏi.

Cách làm: Lạc rang chín, xát vỏ, bọc vào túi để giữ độ giòn.

– Xát bỏ vỏ lụa bên ngoài, để lạc vào cối.

– Mề gà cắt làm đôi nếu mề gà lớn, khứa vài đường lên miếng mề gà.

– Hành tây bổ múi cau. Hành lá thái nhỏ.

– Đun nồi nước sôi, đổ mề gà vào luộc khoảng 3 -4 phút, vớt mề gà ra đĩa.

– Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thơm, đổ mề gà vào xào nhanh tay lửa lớn, thêm hành tây vào xào cùng. Nêm vào nồi một thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ đường, ít ớt bột, nửa thìa nhỏ muối, đảo đều.

– Nêm nếm lại tùy theo khẩu vị của bạn, đổ lạc đã rang chín vào, đảo đều, tắt bếp. Thêm hành lá vào nồi.

– Múc ra đĩa làm món mặn ăn với cơm hoặc món nhắm đều ngon.

4. Mề gà xiên nướng nghệ. Mề gà giòn, quyện với vị the nhẹ của nghệ và thơm nồng của sa tế, dùng làm món nhắm cùng bạn bè vào dịp cuối năm thật vui. Ngoài ra nghệ còn có tác dụng phòng ho rất tốt.

Nguyên liệu: 5-6 bộ mề gà, 3-4 củ nghệ tươi nhỏ, 1 thìa canh sa tế, Muối, hành lá, hạt nêm.

Bước 1: Mề gà rửa sạch, cắt làm đôi hoặc giữ nguyên nếu mề gà nhỏ, để lên rổ cho ráo nước. Cho vào mề gà một thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ hạt nêm, trộn đều ướp khoảng 15 phút.

Bước 2: Nghệ gọt vỏ, rửa sạch, dùng cối giã nhuyễn. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ, trộn hành là với một thìa nhỏ dầu ăn.

Bước 3: Múc một thìa canh sa tế ra bát, nếu không mua sa tế sẵn bạn có thể tự làm ở nhà theo cách sau: phi thơm tỏi, thêm sả băm nhuyễn vào, đảo đều và thêm ớt bột, nêm vào một ít nước mắm, đường, đảo đến khi ráo thì tắt bếp, cất vào lọ dùng dần.

Bước 4: Dùng tay trộn nghệ, sa tế vào âu mề gà, để thấm khoảng 10 phút.

Bước 5: Ghim mề gà vào que xiên để nướng.

Bước 6: Cho khay mề gà vào lò nướng, nướng ở nhiệt độ 180 độ C, từ 20 đến 25 phút, thỉnh thoảng phết đều ít hành lá đã thái nhỏ lên bề mặt mề gà để khi nướng không bị khô, hoặc bạn có thể nướng ở than hoa.

Bước 7: Mề gà chín, lấy ra dùng nóng.

5. Mề gà xào dứa. Chỉ cần 4 bước đơn giản bạn đã có món mề gà xào dứa, với vị chua ngọt của dứa và mề gà giòn, rất ngon miệng khi thời tiết vào đông.

Nguyên liệu: 4 – 5 bộ mề gà, Nửa quả dứa, Hành lá, muối, hạt nêm, hạt tiêu, tỏi.

Bước 1: Mề gà rửa sạch, cắt làm đôi, thái thành từng lát mỏng vừa ăn, cho vào bát mề gà một thìa nhỏ muối, một ít hạt nêm trộn đều, ướp khoảng 15 – 30 phút.

Bước 2: Dứa cắt bỏ mắt, rửa sạch, thái lát mỏng. Đun nóng nồi, cho chút dầu ăn vào nồi, phi tỏi thơm, cho dứa vào xào khoảng 3 phút.

Bước 3: Cho tiếp mề gà vào xào cùng, đảo đều tay, xào đến khi mề gà chín, nêm gia vị vừa ăn.

Bước 4: Tắt bếp, thêm hành lá đã thái nhỏ vào, rắc một ít hạt tiêu lên bề mặt, múc ra đĩa dùng làm món mặn ăn với cơm.

6. Mề gà trộn hành tây Thỉnh thoảng bạn có t hể đổi món nhậu cho chồng với món mề gà ăn giòn giòn sần sật, được trộn thêm hành tây, ớt, rau răm, ăn cay cay.

Nguyên liệu: Vài bộ mề gà, Nửa củ hành tây, Rau răm, muối, hanh, hạt nêm, ớt bột, Bánh phồng tôm.

– Mề gà làm sạch, cắt đôi, để lên rổ cho ráo nước.

– Hành tây bóc vỏ, thái sợi, ngâm hành vào thố nước có ít viên đá lạnh để hành bớt hăng. Ngâm khoảng 15 phút, vớt ra rổ để ráo.

– Luộc mề gà chín, thái từng lát vừa ăn.

– Trộn mề gà đã thái nhỏ, hành tây, rau răm, ớt bột, một thìa nhỏ muối, nửa thìa hạt nêm, vài giọt chanh, trộn đều.

– Đổ ra đĩa dùng với bánh phồng tôm.

7. Mề gà trộn chua cay Nhấp nháp mề gà trộn chua cay mặn ngọt rất hợp với bữa cơm của vợ chồng trẻ

Nguyên liệu: 6-7 bộ mề gà, 1 quả dưa leo vừa ăn, 1 củ cà rốt, Một ít củ kiệu, nước mắm, ớt quả, đường, tỏi, ớt, giấm, chanh, Lạc rang, húng lìu.

Bước 1: Mề gà rửa sạch với nước muối pha loãng, cho mề gà vào nồi, đổ nước lọc vào, đun sôi luộc mề gà chín. Mề gà sau khi chín, bạn để nguội và thái lát mỏng vừa ăn.

Bước 2: Dưa deo rửa sạch, bỏ ruột, thái lát mỏng. Trộn vào bát dưa leo nửa thìa nhỏ muối, để khoảng 5-10 phút sau đó dùng tay vắt ráo nước.

Bước 3:Cà rốt cạo vỏ, rửa sạch, thái sợi, trộn vào bát dưa leo một ít muối, đường, giấm, để khoảng 10p hút sau đó dùng tay sạch vắt ráo.

Bước 4: Tỏi, ớt quả giã nhuyễn, hòa tan một thìa canh đường, một thìa canh nước mắm, thêm tỏi, ớt và vắt vào vài giọt chanh.

Bước 5: Cho dưa leo, cà rốt, củ kiệu chua ngọt, mề gà vào âu sạch.

Bước 6: Tay đeo bao tay nilon sạch, trộn đều và thêm bát nước mắm vào âu mề gà, nêm nếm lại gia vị tùy theo sở thích của bạn.

Bước 7: Múc mề gà ra đĩa, bên trên rắc một ít lạc rang và húng hìu thái nhỏ lên bề mặt, có thể dùng với cơm hay kèm với bánh phồng tôm.

Nguyên liệu: 3 – 4 bộ mề gà, 1 – 2 cái nấm, Hành lá, muối, tiêu, nước mắm, hạt nêm, Tỏi, ớt bột.

– Mề gà thái thành từng khúc nhỏ hoặc thái làm tư.

– Nấm cắt bỏ chân thái thành từng lát vừa ăn.

– Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

– Đun nóng hai thìa nhỏ dầu ăn, phi tỏi thơm, đổ mề gà vào xào chín.

– Thêm vào một thìa nhỏ nước mắm, nửa thìa nhỏ muối, ít hạt tiêu, nửa thìa nhỏ hạt nêm. Dùng đũa đảo đều. Nêm nếm cho vừa miệng.

– Thêm nấm và ớt bột, đảo đều để nấm chín. Tắt bếp, rắc hành lá vào đảo đều. Múc ra đĩa dùng nóng với cơm.

9. Mề gà trộn xì dầu. Hương vị nổi bật nhất là miếng mề gà giòn, sần sật thấm đẫm vị mặn, ngọt và hương thơm đặc trưng của tỏi và xì dầu.

Nguyên liệu: 2 chiếc mề gà, 1 củ tỏi, 4 thìa xì dầu, 2 thìa đường, 15g vừng rang, một ít hành lá, gừng.

Sơ chế sạch mề gà rồi cho vào luộc chin tới với mấy cây hành và vài lát gừng.

Thái mề gà thành từng miếng vừa ăn.

Trộn đều tỏi băm, vừng rang với xì dầu, đường rồi cho vào trộn đều với mề gà.

10. Mề gà trộn chua ngọt. cách làm này cho miếng mề có vị chua – mặn – ngọt hài hòa và mùi hương nhẹ hơn.

Nguyên liệu: 2 chiếc mề gà, 3 cây hành lá, một ít gừng, hạt tiêu, hoa hồi, 2 thìa nước mắm, 1 thìa giấm, 2 thìa đường.

Sơ chế sạch rồi cho mề gà vào luộc chin tới với một ít gừng, hạt tiêu, hoa hồi. Sau đó, ngâm ngay mề vào nước lạnh cho nguội.

Thái mề gà thành từng miếng vừa ăn rồi trộn đều với nước mắm, giấm, đường và hành lá.

11. Mề gà chiên giòn.

Nguyên liệu: Mề gà :300gr, Bột chiên, ngũ vị hương, muối, hạt tiêu, chanh, dầu ăn.

Bước 1: Rửa sạch mề gà rồi thái miếng dày (mỗi chiếc mề nên thái làm 3 miếng), sau đó ướp với ngũ vị hương, chút muối.

Bước 2: Lăn mề gà qua bột chiên, chiên to lửa ngập dầu.

Bước 3: Vớt mề ra đĩa có giấy thấm dầu, đợi khoảng 10 phút hoặc trước khi ăn thì chiên lại lần 2 đến khi vàng giòn.

Trình bày mề gà chiên giòn ra đĩa, ăn kèm với muối tiêu chanh.

12. Mề gà nướng Món mề gà nướng thường được bày bán rất nhiều ngoài các quán nhậu, quán ăn đêm, nhất là thời tiết lạnh như thế này. Vì được tẩm ướp nhiều loại gia vị mà món ăn này rất hút khách.

Nguyên liệu: 400g mề gà, 100g tỏi tây, 1 thìa bột năng, 3 thìa rượu trắng, 1 thìa dầu mè, 5 thìa nước tương, 2 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa đường, Hành tím bằm, tỏi bằm, đồ chua, dưa leo ăn kèm

– Tỏi tây lột sạch, cắt khúc vừa ăn.

– Mề gà rửa sạch, cắt làm đôi. Ướp mề gà với tỏi tây, hành, tỏi băm, hạt nêm, dầu mè, bột năng, 2 thìa nước tương và 1 thìa rượu trắng, để thấm 10 phút.

– Dùng xiên tre xiên mề gà xen kẽ với tỏi tây, nướng trên than hoa cho đến khi vàng giòn.

Nước chấm: Khuấy đều 3 thìa nước tương với đường, tiêu xay và 1 thìa súp rượu trắng, bắc lên bếp đun sôi cho tan đường.

– Mề gà chín lấy ra đĩa, dọn ăn kèm đồ chua, dưa leo, chấm với hỗn hợp nước tương đã nấu.

13. Mề gà xào sả ớt. Chẳng cứ gì thịt bò, thịt vịt, thịt lợn… xào chung với sả ớt mới ngon mà mề gà cũng thế. Vẫn sự dai giòn ấy, nhưng được hòa quyện vào trong hương thơm của sả, vị cay của ớt khiến lúc thưởng thức mà thấy cứ tê tê nơi đầu lưỡi, thật thú vị.

Nguyên liệu: Mề gà, Sả, Ớt, Rau mùi.

– Mề gà rửa sạch, bóc bỏ hết lớp màng bên ngoài, bóc chút muối và giấm cho bớt mùi. Rửa sạch. Thái mề thành 1 đến 2 miếng (để dọc miếng mề rồi thái).

– Đun sôi một ít nước, nước sôi, thả mề gà vào chần sơ qua rồi đổ ra rá xả nước lạnh để mề gà giòn.

– Băm nhỏ hành khô, sả, ớt (ớt cho số lượng tùy theo ăn cay nhiều hay ít).

– Bắc chảo, cho một chút dầu vào và phi thơm hành khô.

– Để lửa to, bỏ mề gà vào xào săn, thêm nước mắm, tiêu, đường cho mặn ngọt vừa đủ.

– Bỏ sả và ớt vào xào cùng trong khoảng 3-5 phút.

14. Mề gà xóc tỏi.

Nguyên liệu: 300gram mề gà, 1/2 thìa canh dầu hào, 1/2 thìa cafe bột gia vị, 1/2 thìa cafe bột ngũ vị hương, 1/8 thìa cafe bột hành (hoặc thay bằng 1/3 thìa canh hành khô băm nhuyễn), 1/8 thìa cafe bột tỏi (hoặc thay bằng 1/3 thìa canh tỏi băm nhuyễn), 1/2 thìa cafe tiêu xay, Bột chiên giòn, Dầu ăn, 1 củ tỏi (tỏi của nước ngoài thì 1/2 củ): bóc vỏ, băm nhuyễn ( để xóc với mề gà)

Mình dùng bột chiên giòn pha sẵn, loại chỉ cần lăn qua bột và chiên, không cần pha thêm trứng hay nước. Nếu không mua được bột chiên giòn, các bạn có thể pha bột chiên theo tỉ lệ 1 bột gạo : 1 bột năng.

1. Mề gà làm sạch, thấm khô, thái miếng vừa ăn (đừng thái nhỏ quá, khi ăn sẽ chẳng có gì để “nhai” ). Ướp mề gà với các loại gia vị trong phần nguyên liệu, trừ bột chiên giòn và phần tỏi băm để xóc với mề sau khi chiên xong. Để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.

2. Bắc chảo lên bếp, cho 2-3 thìa canh dầu ăn, đun nóng. Chuẩn bị bột. Lăn mề gà qua bột, rán vàng. Gắp mề ra đĩa lót giấy thấm dầu (thường là mình dùng giấy ăn làm bếp – kitchen towel – để thấm bớt dầu).

3. Sau khi đã rán xong mề gà thì chắt gần hết dầu trong chảo, chỉ để lại khoảng 1/2 thìa canh ( vừa đủ để phi tỏi). Đun dầu nóng già, cho tỏi băm vào phi thơm, khi tỏi vừa chuyển màu vàng nâu nhạt thì bắc khỏi bếp. Cho mề gà vào xóc hoặc đảo đều. Dùng nóng.

Khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm.

Món Ăn Ngon Từ Bò Viên

Quy cách thùng: 10kg/thùng Quy cách túi: 250, 500, 1000g/túi Thương hiệu: Bò viên AB Nguồn gốc xuất xứ: Việt Nam

Bạn mua khối lượng trên 100kg. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn theo giá bán buôn.

Thành phần thịt bò viên: Thịt bò (90%), thịt heo (5%), nước mắm, muối, mì chính, hạt tiêu, tỏi, bột khoai tây.Hướng dẫn sử dụng: Rã đông tự nhiên hoặc lò vi sóng. Dùng để chiên, nướng, rán, ăn lẩu, nấu ăn sáng cùng các loại mỳ, phở, miến, hủ tiếu, súp, canh, sốt cà chua, hoặc chế biến tùy ý.Bảo quản: 01 năm nếu bảo quản ở nhiệt độ -18 C hoặc trong ngăn đá tủ lạnh. 10 ngày nếu bảo quản ở nhiệt độ từ 0 C đến 5 C hoặc trong ngăn mát tủ lạnh.

Ingredients: Beef (90%), pork (5%), fish sauce, salt, mains, pepper, garlic, potato flour Direction for use: Natural defrost or microwave. Used to fry, grill, fry, eat hot pot, cook breakfast with noodles, pho, vermicelli, noodles, soup, tomato sauce, or prepare as you like. Storage: 01 year if stored at -18 C or in the fridge freezer. 10 days if stored at 0 C to 5 C or in refrigerator cooler.

Sản phẩm của: CÔNG TY TNHH Xuất nhập khẩu đầu tư hoa việt Cụm công nghiệp Khánh Nhạc – thị trấn Yên Ninh – huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình Telephone: (84-243) 2929 888 Fax: (84-243) 2929 888 Email: cskh.anbinhgroup@gmail.com Website: www. Anbinhgroup.com.vn Nhà máy sản xuất tại Cụm công nghiệp Khánh Nhạc – thị trấn Yên Ninh Huyện Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình

Công ty CP Xuất nhập khẩu Đầu tư và Phát triển Thương Mại An Bình

Địa chỉ: Lô số 7, Đền Lừ, III, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.Điện thoại: (84-243) 2929 888 Fax: (84-243) 2929 888Email: web.abhgroup@gmail.com

Vui lòng xem trong phần chính sách khách hàng của chúng tôi ở thanh Menu phía trên.

Thông tin chi tiết mời các bạn liên hệ: Công Ty CP Xuất Nhập Khẩu An Bình Địa chỉ: Lô số 7, Đền Lừ, III, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.Điện thoại: (84-243) 2929 888 Fax: (84-243) 2929 888Email: web.abhgroup@gmail.com

An Bình Group Trụ sở chính

Lô 24, Đền Lừ III, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

© 2010 AN BINH GROUP

Văn phòng

Lô 24, Đền Lừ III, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội

Xem trên bản đồ

Các Món Ăn Từ Bơ Bổ Dưỡng Cho Bé Ăn Dặm

Có đến ¾ khối lượng chất béo nằm trong quả bơ, đây là loại trái cây trong top 10 loại quả tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Bơ là nguồn cung cấp kali, axit folic, vitamin C, E, K, B, giàu chất xơ và gluxit. Đặc biệt loại quả này rất dễ tiêu hóa, giúp bé đi ngoài phân ổn định.

Cho bé ăn bơ hàng ngày có tốt không?

Cho bé ăn bơ với lượng nhất định khoảng 1 vài thìa mỗi ngày thì không sao nhưng lời khuyên từ các chuyên gia, mẹ nên cho bé ăn cách bữa để con không thấy nhàm chán. Đặc biệt trong quả bơ có hoạt chất gây bão hòa các chất trong thuốc bổ, nếu mẹ đang cho bé dùng thực phẩm chức năng bổ sung chất dinh dưỡng thì không nên cho con ăn bơ. Đối với trẻ dị ứng quả bơ có thể gặp tình trạng dị ứng, mẩn đỏ, phát ban, ngứa, … Vậy nên để con tiêu hóa tốt và không bị chán món, 1 tuần mẹ chỉ nên cho con ăn bơ từ 2 – 3 lần.

Trẻ 6 tháng tuổi ăn bao nhiêu bơ là đủ?

Từ 6 tháng tuổi trở đi, bé đã có thể ăn được các món ăn từ quả bơ rồi. Giai đoạn đầu tập ăn, mẹ chỉ nên cho con ăn 1 – 2 lần/tuần và đến giai đoạn sau thì có thể tăng lên 2 – 3 lần/tuần. Bé 6 tháng tuổi mẹ chỉ nên cho con ăn 1 vài thìa nhỏ, cho đến khi con dừng thì nên dừng lại.

Lưu ý: không nên cho trẻ ăn bơ vào buổi tối vì bơ chữa rất nhiều calo và chất dinh dưỡng nên ăn vào buổi tối sẽ khó tiêu, con sẽ có cảm giác đầy bụng, khó ngủ.

2. Chế biến bơ cho bé ăn dặm Bơ nghiền – Phù hợp với bé từ 6 – 7 tháng tuổi

Nguyên liệu

– 1 miếng bơ chín vừa, không quá chín cũng không bị xanh

– Nước đun sôi để nguội: 2 thìa

Cách chế biến

– Dùng thìa xúc phần thịt bơ ra bát nhỏ

– Nghiền nhỏ bơ

– Dùng rây mắt nhỏ lọc bơ với 1 chút nước lọc để loại bỏ các phần còn gợn

– Cho bơ nghiền ra bát và cho con dùng

Bơ trộn sữa chua cho bé ăn dặm – Phù hợp với bé từ 8 tháng tuổi trở lên

Nguyên liệu

– 1 miếng bơ chín vừa, không quá chín cũng không bị xanh

– 1 thìa canh sữa chua cho bé hoặc sữa chua không đường

Cách chế biến

– Nghiền nhuyễn bơ hoặc cắt bơ thành các miếng nhỏ để bé có thể nhai được

– Cho sữa chua trộn đều với bơ nghiền hoặc bơ thái đều được, bé có thể ăn trực tiếp

Bơ trộn táo – Phù hợp với bé từ 6 – 7 tháng tuổi

Nguyên liệu:

– ½ trái táo

– 1 miếng bơ chín vừa

Cách thực hiện

– Táo gọt vỏ, cắt miếng nhỏ rồi đun sôi với 180ml cho táo chín mềm. Vớt táo ra bát cho ráo nước rồi đem nghiền nhuyễn.

– Bơ chín đem nghiền nhuyễn rồi trộn chung với phần táo đã nghiền là được món bơ trộn táo cho bé thưởng thức.

Bơ nghiền trộn chuối, kiwi – Phù hợp với bé từ 7 – 8 tháng tuổi

Nguyên liệu

– Kiwi: ½ trái

– Chuối chín: ½ trái

– Bơ chín vừa: ¼ trái

Cách chế biến

– Chuối chín mẹ dằm nhuyễn

– Kiwi cũng mang nghiền nhuyễn trong rây rồi cho ra bát

– Bơ có thể nghiền hoặc cắt miếng nhỏ cho con tập nhai đều được. Sau đó đem trộn chung với kiwi nghiền và chuối dầm là được món bơ nghiền trộn chuối, kiwi cho con ăn.

Bơ, cà rốt, khoai tây – Phù hợp với bé từ 8 tháng tuổi

Nguyên liệu

– Khoai tây: 1 củ cỡ trung

– Cà rốt: 1 củ nhỏ

– Bơ chín: ½ trái

– Sữa chua cho trẻ em hoặc sữa chua không đường: 1 hộp

Cách chế biến

– Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, cắt khúc nhỏ rồi cho vào nồi nước luộc chín

– Cà rốt gọt vỏ, cắt khúc nhỏ rồi cho vào luộc chín

– Cho cà rốt, khoai tây đã luộc chín vào nghiền nhuyễn

– Bơ chín lấy phần thịt bơ, nghiền nhuyễn trong rây rồi cho ra bát trộn hỗn hợp cà rốt, khoai tây nghiền.

– Đổ sữa chua lên trên và trộn đều là con có thể thưởng thức món bơ trộn rồi

Nguyên liệu

– Ức gà

– Bơ chín: ½ trái

– Dầu oliu: 3ml

Cách chế biến

– Ức gà rửa sạch rồi cho vào nồi hấp chín

– Lấy phần thịt bơ bỏ vào bát sạch

– Cho ức gà vào máy xay, xay lần 1 cho ức gà xé cơ bản sau đó thêm bơ và dầu oliu vào tiếp tục xay đến nhuyễn. Như vậy là hoàn thành món gà nghiền bơ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ăn “Khổ Nhục” Chờ Gần 5 Tiếng Mới “Ra Lò” Vẫn Khiến Thực Khách Mê Tít trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!