Bạn đang xem bài viết Món Ăn Bài Thuốc Từ Cá Ngựa được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Theo các kinh nghiệm được truyền miệng từ dân gian thì các món ăn bài thuốc từ cá ngựa là được xem là bài thuốc dùng để chữa trị bệnh hiệu quả.
Theo đông y, cá ngựa có vị ngọt, mặn tính ấm, đi vào can thận nhưng trước đây cá ngựa được dùng theo những kinh nghiệm người khác sử dụng trước đó chứ chưa có bất kì một tài liệu nghiên cứu cụ thể nào về thành phần trong cá ngựa. Đến ngày nay, khi khoa học dần dần phát triển, người ta nghiên cứu thấy, trong cá ngựa có các thành phần có chứa nhiều enzym tổng hợp như Prostaglandin và tiền chất ( Prostaglandin và tiền chất của nó có khả năng kích thích sự tiết hormone oxytocin và sự cường dương bằng cách tác động đến vùng điều khiển tình dục của tuyến yên trong não người) có khả năng hoạt động hiệu quả đối với nam giới.
Món ăn bổ dưỡng cá ngựa
Theo Lương y Quốc Trung ( thầy thuốc của Hội Đông y Việt Nam), có khả năng tăng cường tinh trùng và tăng cường chức năng sinh lý của nam giới, tuy nhiên, những người có âm hư hỏa vượng, cảm cúm và sốt thì không nên dùng cá ngựa. Ngoài ra, cá ngựa còn được dùng để kích thích sinh sản chi phụ nữ mắc chứng vô sinh, còn đối với phụ nữ có thai thì không nên dùng cá ngựa.
Cá ngựa hấp thủy
– Nguyên liệu: 1 con cá ngựa, 1 quả bầu dục lợn – Cách làm: rửa sạch cá ngựa, sau đó rang chín vàng và tán thành bột. Lấy quả bầu dục lợn bổ đôi, rửa sạch và cho bột cá ngựa vào, sau đó mang đi hấp thủy.
Dùng liên tục trong 15-20 ngày, món ăn này sẽ giúp trị viêm thận mãn tĩnh cho người bệnh.
– Nguyên liệu : 2 con cá ngựa, gà tơ 1 con còn sống, 10 g nấm hương
– Cách làm: làm sạch cá ngựa, luộc chín gà, sau đó lấy thịt. Sau đó hầm nhừ với cá ngựa, nấm hương, hành hoa hoặc hành củ thái lát, gừng tươi thái lát lên trên và xung quanh, thêm muối, rượu, gia vị trong khoảng 30 phút, gắp bỏ hành, gừng, thêm tiêu, ớt, gia vị.
Loại món ăn dùng liên tục có khả năng chữa liệt dương, di tinh, khí hư, tảo tiết ở cả phụ nữ và nam giới.
Nấu cháo cá ngựa với gạo tẻ
– Nguyên liệu: 2 con cá ngựa, 50g gạo tẻ
– Cách làm: rửa sạch cá ngựa, chặt nhỏ, nấu chín, cho gạo tẻ vào nấu thành cháo, thêm gia vị thích hợp.
Cháo cá ngựa gạo tẻ có tác dụng trị bệnh viêm sưng hạch, u bướu vùng bụng, sưng tấy do chấn thương và liệt dương của nam giới hiệu quả.
Ngoài việc dùng để chế biến thành món ăn, cá ngựa còn được dùng để ngâm rượu. Rượu cá ngựa có tác dụng tăng cường sinh lực cho nam giới rất tốt, bạn có thể tham khảo bài viết “Cách ngâm rượu cá ngựa sống” trong phần trước của trungthaosamnhung.com.
Quý khách có nhu cầu mua cá ngựa hãy nhấp vào đường dẫn sau: http://trungthaosamnhung.com/san-pham/ca-ngua-kho
Để biết thêm chi tiết, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp đến hotline: 0965.69.63.64 – (04) 66 849 833 ( HN) hoặc 0903 235 457 ( TP HCM)
Nguồn :Tổng hợp
Món Ăn Bài Thuốc Từ Cá Chép
Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
Bài 1: An thai: Cá chép 1 con khoảng 500g, để cả vảy, mổ bỏ ruột; gạo nếp 50g, vo sạch; một ít vỏ quýt, gừng tươi. Cho tất cả vào nồi ninh nhừ thành cháo, cho thêm ít muối, ăn nóng.
Hoặc: Cá chép 1 con khoảng 500g, đánh vẩy, bỏ ruột, rửa sạch, cho vào nước luộc thành canh; củ gai 30g sắc lấy nước; gạo nếp 60g, vo sạch, đổ vào nồi, đổ nước canh cá, nước sắc củ gai vào rồi ninh thành cháo. Ăn nóng. Dùng 5 – 7 ngày.
Bài 2: Buồn nôn, nôn ở thời kỳ đầu mang thai: Cá chép 1 con khoảng 300g, đánh vảy, mổ bỏ ruột, rửa sạch; sa sâm 6g đập nhỏ; gừng tươi 10 thái mỏng. Cho sa sâm và gừng tươi vào bụng cá, hầm chín, thêm gia vị ăn trong ngày. Công dụng: Kiện tỳ hòa vị, tiêu trừ nôn mửa.
Bài 3: Chữa phù thũng khi mang thai: Cá chép 1 con khoảng 500g, rửa sạch, bỏ vảy và ruột, cho vào chảo rán vàng cả hai mặt, đổ vừa nước hầm nhỏ lửa, cho thêm 500ml sữa bò, gừng, hành, không cho muối. Hầm cho đến khi nước đặc lại, cá chín nhừ là được. Ăn cá uống nước. Dùng 5 – 7 lần.
Bài 4: Thông sữa, tăng tiết sữa sau sinh: Cá chép 1 con khoảng 300g, một chân giò lợn (loại bé), thông thảo 3g. Tất cả cho vào hồi hầm nhừ. Ăn trong ngày.
Hoặc: Cá chép 1 con, đẳng sâm 15g, hoàng kỳ 50g. Tất cả hầm nhừ, ăn ngày 1 lần. Ăn vài lần.
Bài 5: Hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da, phù chân, tiểu dắt: Cá chép 1 con (khoảng 1kg), đậu đỏ 50g, hành, gừng, tỏi, gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá chép làm sạch, ướp gia vị, sau đó rán vàng hai mặt. Phi thơm hành, tỏi, gừng sau đó cho thêm nước và đậu đỏ vào nấu sôi, thả cá chép vào hầm đến khi đậu mềm nhừ là được. Có thể dùng thường xuyên.
Bài 6: Hỗ trợ điều trị ho gà, hen phế quản: Cá chép 1 con khoảng 250g, xuyên bối mẫu tán mịn 6g, nấu canh ăn trong ngày. Ăn liên tục 1 – 2 tuần hoặc ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh ho gà, hen phế quản mạn tính.
Theo suckhoedoisong
Cùng Chuyên Mục Bình Luận Facebook
Món Ăn, Bài Thuốc Từ Cá Diếc
Cá diếc còn gọi là tức ngư, là một loài cá nước ngọt, có thịt dày, vị thơm, là món ăn ngon và lành. Theo Đông y, cá diếc có tính vị bình hòa, không độc, tác dụng bổ tỳ, vị, hành thủy, tiêu thũng, chỉ khát, làm se, sát khuẩn, nên được sử dụng trong điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau.
Thịt cá diếc chứa nhiều dinh dưỡng: protein chiếm 17,7%, lipit 1,8%, và nhiều khoáng chất như canxi 70mg%, phốt pho 152mg%, sắt 0,8mg%, nhiều vitamin các loại như: B1, axit nicotinic… Chính vì vậy, cá diếc được dùng cho những người bệnh lâu ngày, cơ thể suy nhược, gầy còm ốm yếu, khí huyết bất túc khiến ăn uống kém, ợ chua, hoặc tỳ hư phù nề, tiểu tiện khó…
Đặc biệt, cháo cá diếc rất thích hợp cho phụ nữ có thai ba tháng đầu bị ốm nghén với các triệu chứng như mệt mỏi, gầy sút, chán ăn, da xanh, lợm giọng, buồn nôn, ứa nước dãi hoặc nôn oẹ thực sự, thậm chí ăn uống thứ gì là nôn vọt ra thứ ấy, có khi đã nôn hết thức ăn rồi mà vẫn tiếp tục nôn ra nước dãi, dịch mật hoặc nôn khan.
Cháo cá diếc, bạch truật: Cá diếc 50g, bạch truật 10g, gạo tẻ 30g. Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ nội tạng; sắc kỹ bạch truật bỏ bã lấy nước, cho gạo và cá vào nấu thành cháo, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Dùng cho thai phụ tỳ vị hư yếu, mệt mỏi, nôn mửa, đại tiện lỏng nát.
Canh cá diếc củ cải: Cá diếc 200g, củ cải 200 – 400g. Cách làm: Cá diếc mổ bỏ ruột, rửa sạch; củ cải rửa sạch, cắt khúc; cho cá và củ cải vào nồi, thêm nước và gia vị, hầm nhừ (có thể cho thêm khế cùng hầm). Khi ăn thêm dấm hoặc vắt chanh. Ăn khi đói. Dùng cho các trường hợp đầy bụng, lạnh bụng không tiêu, ăn kém, suy nhược cơ thể. 5 ngày là một liệu trình.
Canh cá diếc, sa nhân: Cá diếc 1 con, sa nhân 3g, hành và gia vị vừa đủ. Cách làm: Cá diếc đánh vảy, bỏ ruột và mang, rửa sạch, cho sa nhân vào trong bụng rồi kho nhừ, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: Lý khí ôn vị, tiêu thũng cầm nôn. Dùng cho thai phụ nôn mửa, tinh thần mỏi mệt, tay chân rã rời, có thể có phù nhẹ hai chi dưới.
Canh cá diếc, sa nhân, gừng tươi: Cá diếc 2 con, lá tía tô 15g, sa nhân 6g, gừng tươi 6 lát. Cách làm: Lá tía tô, sa nhân và gừng tươi rửa sạch. Cá diếc đánh vảy, mổ bụng, bỏ hết nội tạng, rửa sạch. Tất cả cho vào nồi, cho đủ nước, dùng lửa nhỏ hầm thật kỹ khoảng 2 – 3 giờ là được, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Kiện tỳ hành khí, hòa vị chỉ ẩu. Dùng thích hợp cho thai phụ tỳ hư khí trệ mà nôn và buồn nôn nhiều, ăn kém, chậm tiêu, ngực bụng đầy trướng, mệt mỏi, đại tiện lỏng nát, tiểu tiện trong dài, chất lưỡi nhợt…
Lưu ý: Người có urê máu cao không nên ăn cá diếc.
Theo Suckhoedoisong
Cùng Chuyên Mục Bình Luận Facebook
Món Ăn Bài Thuốc Từ Bì Heo
Xưa nay, chúng ta thường chỉ nghĩ bì heo là để làm bóng nấu cỗ bàn. Đó là một trong những thứ các bà nội trợ lo chuẩn bị cho tết (bóng, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, hạt tiêu…). thế nhưng, bì heo còn là một vị thuốc.
Phân tích ta biết trong 100g bì heo có 26,4g chất protein, 22,7g lipid 4g glucid; các chất khoáng canxi, photpho, sắt… Trong bì heo, protein dạng keo chiếm 85% nhiều gấp 2 lần thịt lợn, glucid gấp 4 lần; còn chất béo thì kém hơn 1/2. Chất protein ở bì chủ yếu là keratin, elastin… và chất collagen hợp thành. Chất collagen có vai trò quan trọng đối với nhiều bộ phận của cơ thể: da, gân, sụn, xương và tổ chức liên kết. Nó cũng có vai trò quan trọng làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể và thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể trẻ. Có người gọi nó là thực phẩm của sự tươi trẻ.
1. Chữa thiếu máu do mất máu: bì lợn 20g, rượu gạo 1 ít đun nhỏ lửa ninh nhừ thì cho ít đường hoa mai.
2. Chè bì heo hồng táo: bì heo 500g lấy chỗ lông mềm cạo sạch lông. Rửa sạch cho vào nồi đổ nước lượng vừa đủ, ninh kỹ thành keo đặc, cho hồng táo 250g (bỏ hạt) vào đun nhỏ lửa, cho đường phèn vào quấy đều. Chè sánh keo, nước trong vị ngọt. Có tác dụng bổ khí sinh huyết. Dùng cho người hay bị chảy máu cam, máu lợi.
Đu đủ xanh: 300g; da heo: 200g; gia vị vừa đủ.
Đu đủ xanh thêm sữa cho con bú nhuận tràng xổ nước độc và chất độc ở trường vị.
Sách Y học thực loại nói: da heo tính lạnh mát, trị bệnh thương hàn nóng sốt, đau trong, bụng đầy tức, người cảm thấy bứt rứt khó chịu.
Đu đủ xanh còn non hạt bên trong còn trắng, gọt vỏ bỏ ruột, chẻ làm tư, rửa sạch để ráo. Da heo cạo lông rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Ninh da heo khoảng 1 tiếng đồng hồ cho nhừ rồi bỏ đu đủ vào nấu tiếp, khi nào thấy hai thứ chín mềm, nêm gia vị vừa ăn. Ăn riêng hoặc ăn với cơm. Nếu thấy khó ăn thiếu chất ngọt thì có thể thêm một ít xương sống heo hầm chung. Tuần ăn 3 lần, ăn 3 tuần, khi nào thấy bệnh đỡ thì ngừng ăn.
4. Mọc đông: bì heo chọn chỗ lông mềm cạo sạch luộc chín, thái chỉ, băm nhỏ, nhào trộn với giò sống hạt tiêu xay. Viên thành viên tròn, thả vào soong nước đang sôi luộc chín, vớt ra thả vào nước đun sôi để nguội cho rắn lại.
Cho các viên thịt vào bát, chan nước vừa ninh vào, để cho đông lại. Ăn nguội cùng với cơm. Món này có phối hợp thịt với bì heo để bổ khuyết cho nhau làm tăng tác dụng dinh dưỡng phòng chữa bệnh của cả hai.
5. Canh bóng bì: trong cỗ bàn có món canh bóng bì heo phối hợp thêm thịt, tôm và những thức ăn thực vật như: su hào, cà rốt, đậu Hà Lan, nấm hương… Đó là món ăn tổng hợp đầy đủ chất dinh dưỡng hơn nữa, nên tính bổ dưỡng rất cao. Có điều kiện thỉnh thoảng nên ăn món này không chờ đến lúc có cỗ bàn lễ tết nhất là đối với người già, trẻ em, sản phụ cho con bú.
Công dụng khác của bì heo:
Bề dày, cấu trúc và chức năng của da heo tương đối giống da người. Các ngành da liễu và mỹ phẩm đã khai thác ưu điểm này của da heo để nghiên cứu tìm hiểu tác dụng của tia cực tím trên da và quá trình lên sẹo của vết thương, đắp lên vết bỏng phòng chống nhiễm trùng trong khi chờ cấy ghép.
BS. PHÓ THUẦN HƯƠNG
Món Ăn Bài Thuốc Từ Móng Chân Lợn
Chúng ta vẫn thường nghe về món chân lợn hầm sẽ giúp phụ nữ sau sinh có nhiều sữa. Hôm nay, chúng tôi xin mách bạn các món ăn bài thuốc từ móng chân lợn.
Móng chân lợn rất giàu protid, lipid, Ca, Fe… vitamin B1, B2, B3… và acid amin đều là dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Từ lâu, móng chân lợn và các bộ phận khác như thịt, xương, nội tạng của lợn đều được người dân dùng làm thuốc…
Theo Đông y, móng chân lợn vị cam, tính bình, không độc, tác dụng thanh thấp nhiệt, thông ứ, tiêu viêm, bổ khí huyết… trị chứng trường ung (viêm đại tràng), viêm nhiễm lâu ngày, nóng trong ruột, da khô nhăn, vết sẹo lâu lành, hư nhược gân cơ yếu, khí huyết hư…
Móng lợn hầm rau củ: móng chân lợn, cà rốt, khoai tây, hành, ngò, gia vị vừa đủ, hầm ăn. Công dụng: thanh thấp nhiệt, dưỡng khí huyết, tiêu viêm… Trị viêm dạ dày và ruột, sản phụ ít sữa.
Móng lợn hầm ý dĩ: móng chân lợn, ý dĩ, hạt sen, nấm hương, hành ngò, gia vị vừa đủ, hầm ăn. Công dụng: bổ khí huyết kiện tỳ trừ thấp nhiệt… Dùng tốt cho người khí huyết hư ứ trệ, tay chân tê nhức mỏi, viêm phổi, viêm ruột phù thũng, trĩ, polyp đại tràng.
Móng lợn hầm đu đủ: móng chân lợn, đu đủ, hành ngò, gia vị vừa đủ, hầm ăn. Công dụng: thanh nhiệt, thông ứ, tiêu viêm… dùng tốt cho sản phụ huyết hư ít sữa, tắt sữa, táo bón, viêm đại tràng, viêm khớp, viêm da, sỏi gan mật, da khô nám.
Móng lợn hầm bí đao: móng chân lợn, bí đao, hành, ngò, gia vị vừa đủ, hầm ăn. Công dụng: thanh nhiệt, mát can, ích vị sinh tân… Trị chứng huyết hư phong ngứa, vẩy nến tổ đỉa, da khô nhăn, vết sẹo, ngoài da viêm nhiễm lâu lành.
Móng lợn hầm rau ngót: móng chân lợn hầm nhừ, rau ngót, hành, ngò, gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Công dụng: thanh thấp nhiệt dưỡng âm bổ huyết, lợi tiểu… Trị chứng trẻ em còi, nhiều mồ hôi, người lớn gầy nhức mỏi.
Móng lợn nấu cháo: móng chân lợn, gạo mới, đậu xanh, hành, ngò, gia vị vừa đủ nấu cháo ăn. Công dụng: kiện tỳ hóa thấp, thanh nhiệt… Dùng tốt cho người tỳ hư, mệt mỏi, phù ăn kém, suy nhược.
Móng lợn khoai môn: móng chân lợn, khoai môn, rau nhút, hành ngò, gia vị vừa đủ, hầm ăn. Công dụng: bổ khí huyết, thông ứ, trừ thấp nhiệt… Trị chứng đau mỏi cơ khớp do loãng xương, trẻ em còi chậm lớn, ngoài da khô sần.
Món Ăn Ngon, Bài Thuốc Hay Từ Cá Trích
Sườn nấu cá trích: cá trích, sườn heo, cà chua, cà rốt, khoai tây, hành tây, dầu ăn, gia vị vừa đủ hầm nhừ ăn. Tác dụng chữa tỳ vị khí hư. Thích hợp với người ăn kém, trẻ em còi, người già suy giảm trí tuệ.
Món cá trích sốt cà: cá trích hộp, cà chua, hành tây, rau xà lách, dầu ăn, đường, mắm gia vị vừa đủ nấu sốt ăn. Tác dụng bổ hư kiên tỳ khai vị. Dùng tốt cho người suy nhược ăn kém chóng mặt, huyết áp thấp, ngăn ngừa tim mạch huyết áp, trí nhớ giảm.
Gà nấu cá trích: cá trích hộp, thịt gà, hành tây, cà rốt mắm muối gia vị vừa đủ nấu ăn. Tác dụng bổ khí huyết. Trị chứng tỳ khí hư ăn kém, trẻ em còi, sản phụ trước sau sinh gầy yếu, người già sa sút trí nhớ, gân xương yếu.
Cá trích chiên vàng: cá trích đánh vảy chiên vàng, đường, ớt tiêu ăn kèm rau kinh giới, tía tô, rau mùi và rau thơm. Tác dụng chữa chứng ngoại cảm nội thương, mệt mỏi, ăn kém, tay chân lạnh, người gầy gò, mệt mỏi.
Cá trích nướng: cá trích tươi, tẩm gia vị gừng, tiêu nướng lên rồi rán vàng thơm ăn kèm với rau ngò tàu, húng quế, rau mùi, giá đậu, rau thơm. Tác dụng bổ tỳ khai vị, trị chứng tỳ thận hư ăn kém, người mệt mỏi hay bị cảm lạnh, đau đầu, tay chân lạnh, lưng gáy đau.
Cá trích kho dưa: cá trích, dưa cải muối chua, gia vị mắm muối kho nhừ ăn. Trị chứng tỳ khí hư hay rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, gầy sút, người có tuổi ăn kém, sa sút trí tuệ, huyết áp thấp, gân xương nhức mỏi, thiếu máu dùng đều tốt
Cá trích kho mía riềng: cá trích, mía cây, riềng, dầu ăn, gia vị mắm muối vừa đủ kho thật nhừ ăn. Tác dụng bổ hư chữa tỳ khí, ngoại cảm lạnh bụng, đau bụng, nôn ói, tiêu lỏng dùng đều tốt.
Lưu ý: cá trích tính ấm, giàu đạm vì vậy nên người nóng nhiệt không nên dùng nhiều. Người đau lưng đi tiểu vàng bút gắt, ho khan đàm vàng, đau khớp (do gút) nên kiêng.
Theo Suckhoedoisong
Cùng Chuyên Mục Bình Luận Facebook
Cập nhật thông tin chi tiết về Món Ăn Bài Thuốc Từ Cá Ngựa trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!