Xu Hướng 10/2023 # Khám Phá: Những Món Cà Phê Việt Nam Độc Đáo Bạn Phải Thử # Top 19 Xem Nhiều | Jbth.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Khám Phá: Những Món Cà Phê Việt Nam Độc Đáo Bạn Phải Thử # Top 19 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Khám Phá: Những Món Cà Phê Việt Nam Độc Đáo Bạn Phải Thử được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nếu như châu Âu có Ý được coi là “thánh địa cà phê” thì mệnh danh này tại châu Á chắc hẳn thuộc về Việt Nam. Điều này không chỉ bởi cà phê Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu, mà còn bởi những thức uống độc lạ, hấp dẫn được chế biến từ nguyên liệu có sức gây nghiện mạnh mẽ này.

Đầu tiên, nói về cà phê Việt Nam, chắc chắn phải nhắc tới món cà phê trứng – thức uống luôn nằm trong danh sách phải thử của bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam. Ra đời từ những năm 1950 tại Hà Nội, cà phê trứng giờ đây đã trở thành thức uống hấp dẫn làm nên đặc trưng của cà phê Việt Nam.

Thức uống này chinh phục toàn diện ở tất cả các giác quan, từ thị giác cho đến khứu và vị giác của thực khách. Lớp trứng đánh kem sánh mịn vàng óng phủ bên trên như mời gọi bạn phải nếm thử ngay lập tức. Khi vừa nhấp môi, vị giác của bạn sẽ chạm tới lớp kem trứng beo béo ngọt ngào trước khi tìm tới vị cà phê đắng . Hương cà phê nồng nàn quyến rũ xóa tan đi vị tanh của trứng gà tươi. Một sự kết hợp bù trừ hoàn hảo. Thức uống này đặc biệt còn mang nhiều năng lượng cho bạn sẵn sàng tinh thần tỉnh táo làm việc đấy!

Nếu như cà phê trứng ngon nhất khi được thưởng thức giữa cái lạnh mùa đông, thì cà phê cốt dừa chính là hương vị cà phê nhiệt đới. Cà phê cốt dừa Việt Nam thường được làm theo hai kiểu. Ở hầu hết các quán cà phê, cà phê cốt dừa được pha chế bằng cách kết hợp cà phê sữa với sinh tố cốt dừa đá xay. Riêng đặc biệt tại Hải Phòng, nổi tiếng có cà phê cốt dừa cô Hằng hay cô Hạnh, được làm bằng cách đánh đều cốt dừa quyện cà phê tạo thành một hỗn hợp đặc sệt. Mỗi cách làm lại mang lại một trải nghiệm vị giác khác nhau, nhưng cái chung vẫn là vị cốt dừa ngậy ngậy, thơm thanh kết hợp với cà phê đăng đắng, nồng nàn chinh phục những tín đồ yêu cà phê.

Sữa chua đánh đá vốn đã là một thức uống quen thuộc trong những quán cà phê. Thức uống này được ưa chuộng bởi tính giải khát tức thì, lại đẹp da và tốt cho hệ tiêu hóa. Nhưng sẽ càng hấp dẫn hơn khi nó được phủ lên trên một lớp cà phê với màu nâu tương phản, hương thơm nồng nàn. Sự kết hợp của cà phê sẽ khiến ly sữa chua trở nên “cá tính” hơn, mạnh mẽ hơn và trở thành lựa chọn được ưu ái trong ngày hè.

Hướng dẫn pha cafe dầm sữa chua mát lạnh tỉnh táo ngày hè

Nếu cà phê Ý có latte là thức uống đại diện cho một phiên bản “dịu dàng” hơn của những ly cà phê mạnh mẽ, thì cà phê Việt Nam có bạc xỉu với những nét tương tự. Xuất hiện ở miền Nam Việt Nam từ những năm 50 – 60 của thế kỷ trước, bạc xỉu ra đời từ sự khốn khó của nước ta lúc bấy giờ. Ngày đó, sữa tươi còn khá đắt đỏ, chính vì vậy tầng lớp ở những quán đồ uống dành cho tầng lớp lao động bình dân thường phục vụ sữa đặc pha nóng như một sự lựa chọn thay thế. Tuy nhiên, sữa đặc pha nóng lại tạo ra một hương vị hơi khó uống với một số người. Từ đó, người ta đã nghĩ ra việc cho thêm chút cà phê vào đồ uống này để gia tăng hương vị thơm ngon.

Đến bây giờ, bạc xỉu vẫn thường là sự lựa chọn của những người ưa thích hương vị cà phê nhưng lại không uống được cà phê quá đậm đà. Và cũng vì nguồn gốc của nó, bạc xỉu còn được đặt cho một cái tên thân thương: “di sản của Sài Gòn”

Cuối cùng, không thể không nhắc đến “linh hồn” của cà phê Việt. Ngọt ngào, nhưng vẫn mạnh mẽ và nếu lựa chọn đúng loại cà phê nguyên chất được phối trộn tỉ lệ thích hợp, ly cà phê sữa sẽ mang lại cho người thưởng thức một dư vị sâu lắng mê say.

Cà phê sữa đá nổi tiếng đến mức không chỉ du khách thế giới đến Việt Nam đều tìm kiếm các địa chỉ có cách pha cà phê sữa ngon, ngay cả các đoàn đại sứ, các nguyên thủ quốc gia đều phải mê mệt thức uống bình dân này. Một lần khi đến thăm Sài Gòn, người ta kể lại rằng thủ tướng Canada nhất định muốn thử cà phê nâu Việt Nam. Trong khi đó, trong một chuyến công du Hà Nội, cựu tổng thống Mỹ Obama đã không quên nhắc đến món cà phê sữa đá Việt Nam. Đây cũng không phải điều đáng ngạc nhiên bởi cách pha cà phê nâu đá của Việt Nam đã được trang Bloomberg bình chọn là 1 trong 10 món cà phê độc đáo nhất thế giới. Bên cạnh đó, Tạp chí CN Traveler cũng bình chọn đây là thức uống đầu tiên không thể bỏ qua nếu du khách có dịp đặt chân đến Việt Nam.

 Các Món Gỏi Cá Độc Đáo Bạn Không Thể Bỏ Qua Của Việt Nam

1.Gỏi cá đục – Bình Thuận

Vùng biển Tam Bình (Bình Thuận) được thiên nhiên ưu đãi với nguồn hải sản đa dạng, phong phú. Nhắc đến nơi đây thì không thể không nhắc món gỏi cá đục trứ danh ngon tuyệt. Gỏi cá đục được làm từ những con cá đục tươi ngon, có kích thước nhỉnh hơn ngón tay út một chút. Cá được lóc thịt hai bên, rửa sơ với chanh rồi trộn chung với hành tây ngâm chua ngọt, ngò tàu, đậu phộng đập dập. Ăn kèm món gỏi này là các loại rau có mùi thơm mạnh như húng, quế, ngò tàu, ngổ…

2.Gỏi cá mai – Ninh Thuận

Theo nhiều người sành ẩm thực thì nói đặc sản biển Ninh Thuận phải nhắc tới gỏi cá mai, loại cá nhỏ trông hơi giống cá cơm, thịt trong veo và không có máu nên không tanh. Có hai loại gỏi cá mai: gỏi khô và gỏi ướt. Chọn cá mai còn tươi, đánh vẩy, cắt bỏ đầu đuôi và phần bụng lườn, rút xương sống xong làm tái qua giấm và vắt thật ráo. Nếu thích ăn béo có thể cho thêm vào ít thịt ba rọi xắt nhỏ. Ngoài cá mai, thành phần quan trọng không kém khiến món ăn mê hoặc tất cả thực khách là chén nước chấm sền sệt, ngọt ngọt chua chua được gia giảm từ tỏi, ớt, me chín, đậu phộng, chuối sứ.

3.Gỏi cá nhệch – Ninh Bình

Nhệch không phải cá, có mình dài, bụng trắng và sống được cả ở trong môi trường nước mặn lẫn nước ngọt. Thịt cá nhệch tươi được cắt thành lát có màu hồng giống màu thịt cá lóc đem trộn với thính cho thơm thịt. Thính được làm bằng gạo nếp rang, giã nhỏ mới có mùi thơm và bùi. Lấy da cá chiên giòn để cuộn với gỏi. Xương cá băm nhuyễn để nấu dấm (có người gọi là nấu chẻo). Tùy theo sở thích và khẩu vị mà chấm gỏi cá nhệch cùng nước mắm tỏi, ớt hay mắm tôm. Gỏi cá nhệch ăn kèm với bánh tráng nướng cùng các loại rau như diếp cá, mùi tàu, sung, đinh lăng, mơ lông.

Gỏi cá Nam Ô được làm từ cá trích và gồm hai loại là gỏi cá khô và gỏi cá ướt. Cách chế biến món gỏi này như sau. Chọn những con cá trích còn sống có kích thước khoảng 2 – 3 ngón tay, làm sạch, lọc lấy thịt. Thịt cá rửa sạch, ép nhẹ lấy nước nhĩ pha nước chấm với nước mắm Nam Ô, bột năng, mè rang, hành phi, ớt, tỏi thành nước chấm. Riêng với thịt cá, tùy gỏi khô hay gỏi ướt, người ta sẽ thêm hay bớt một công đoạn. Như trong gỏi ướt, cá sẽ được ướp với tỏi băm nhuyễn, gừng đập dập, riềng cắt sợi. Với gỏi khô, sau khi tẩm ướp gia vị, cá được áo thêm một lớp thính. Gỏi cá Nam Ô mê hoặc thực khách với những miếng cá tươi sống, thơm ngọt, chén nước dùng thơm, cay, rau xanh tươi ngọt.

Bích Ngọc (tổng hợp)/Men&Life

Khám Phá Món Ăn Độc Đáo: Xôi Cá Rô Đồng Hải Phòng

Xôi cá rô đồng – món ăn dân dã của nhiều gia đình Hải Phòng

Nếu bạn đã đến với thành phố Hải Phòng xinh đẹp chắc hẳn đã không ít lần nghe qua món ăn xôi cá rô đồng này. Người Hải Phòng rất yêu thích món cá rô đồng bởi chúng ngọt thịt, thịt chắc và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như bún cá rô, cá rô chiên giòn, bánh đa cá rô,…và điển hình là món xôi cá rô đồng. Xôi dẻo thơm, ăn cùng với thịt cá rô thơm phức chắc chắn sẽ khiến bạn mê đắm ngay từ lần đầu thưởng thức.

Cá rô đồng khá dễ chế biến, công đoạn làm sạch và nấu ăn không mất quá nhiều thời gian. Cá rô đồng là một thực phẩm dân dã, không hề đắt đỏ nhưng lại nhận được rất nhiều sự yêu thích của người dân Hải Phòng vì chúng rất “lành”. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì cũng có thể ăn món ăn này và không cần kiêng kỵ điều gì. Thịt cá rô đồng thường chắc thịt và ngọt hơn so với những loài cá rô phi to. Tuy có hình dáng nhỏ nhưng chất lượng của loại thực phẩm này thì rất tốt.

Bởi vậy mà người dân Hải Phòng đã chế biến ra món xôi cá rô đồng cực kỳ độc đáo, không hề trùng với bất kỳ địa phương nào. Nguyên liệu để làm món ăn này gồm có gạo nếp, cá rô đồng, mỡ gà, hành tím, rau dăm, mùi tàu, gừng, ớt khô cùng các loại gia vị khác. Để xôi được mềm và ngon thì gạo nếp phải được ngâm từ 6-8 tiếng, sau đó vo sạch, để ráo rồi mới đem nấu chín. Gừng rửa sạch, cạo vỏ rồi giã lấy nước cốt. Hành tím nóc bỏ, rửa sạch, cắt lát mỏng hoặc băm nhỏ. Cho mỡ gà lên chảo đun nóng, khi mỡ gà tan thì cho hành tím vào phi thơm.

Cá rô đồng được chọn để làm món xôi này phải là cá tươi sống để không bị tanh, thịt chắc, mình tròn, cắt bỏ mang, vây, đánh sạch vảy rồi rửa với nước muối cho hết nhớt. Sau khi xơ chế thì luộc chín cá, cá chín thì vớt ra để nguội, lúc gỡ thịt cá không bị nát. Ướp cá cùng với các gia vị sao cho đậm đà, vừa ăn cùng với nước gừng, ngâm trong khoảng 15 phút cho ngấm gia vị là được. Cuối cùng cho cá rô vào chảo dầu, đảo nhanh tay cho thịt săn mà k bị khô.

Khi thưởng thức người Hải Phòng lấy xôi ra bát riêng, thêm cá rô, rưới ít mỡ gà cùng hành tím phi thơm, rau mùi và rau dăm len trên. Xôi cá rô đồng khi ăn còn nóng là ngon nhất. Bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt mềm của xôi, vị dậm đà của cá rô cùng với lớp mỡ gà béo ngậy mà quyến rũ vô cùng. Món xôi này rất thích hợp cho cả mùa hè và mùa đông, và cũng là món ăn sáng tuyệt vời cho mỗi gia đình.

Món ăn này cũng không quá cầu kỳ và khó chế biến. Các bà nội trợ hãy thử làm món ăn này vào cuối tuần xem cả nhà có mê tít không nha!

Khám Phá Ẩm Thực Nam Phi Qua Những Món Ăn Đặc Trưng

Ra đời trong khoảng năm 1800, nguyên liệu chính để làm món thịt rừng khô Biltong là những loại thịt của các loại động vật thường thấy ở Nam Phi như đà điểu châu Phi, linh dương châu Phi, linh dương kudu… được phơi khô. Hiện nay, món ăn này này được đã được đóng gói nhỏ và bày bán rộng rãi trong các quầy hàng ở chợ Cape Town, các nhà ga ven đường và siêu thị. Sở dĩ loại thịt này có vị mặn và dai là bởi được ngâm trong rượu táo hoặc giấm mạch nha, sau đó ướp gia vị (thường là tiêu đen, rau mùi, đường nâu và tỏi).

2. Món đặc sản Boerewors

Boerewors được làm từ khô thịt bò băm nhỏ (đôi khi kết hợp với thịt lợn băm nhỏ, thịt cừu hoặc cả hai) và các loại gia vị (thường là bánh nướng hạt giống rau mùi, hạt tiêu đen, hạt nhục đậu khấu, đinh hương). Giống như nhiều hình thức khác là xúc xích, boerewors chứa một tỷ lệ chất béo cao, và được bảo quản với muối và dấm, và đóng gói trong vỏ xúc xích.

Boerewors truyền thống thường có hình dáng là một vòng xoáy liên tục, món ăn Nam Phi này thường được phục vụ bữa ăn ngoài trời hay buffer. Boerewors rất phổ biến trên khắp Nam Phi cũng như với cộng đồng người nước ngoài ở các nước như Úc, Hà Lan, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, và Ireland.

3. Món cà ri bánh mì Bunny chow

Món cà ri bánh mì Bunny chow là một loại cà ri được đựng trong một chiếc “chén” đặc biệt, thực chất là một ổ bánh mì khoét bỏ ruột, phần ruột được khoét ra sẽ được đặt lên trên chiếc “chén bánh mì”. Bunny chow có nguồn gốc là một món chay, nhưng ngày nay, người ta đã biến hóa và làm cho nó trở nên đa dạng hơn với những nguyên liệu như đậu, thịt gà, thịt cừu, thịt bò,… tuy nhiên người ta không dùng thịt heo để chế biến Bunny chow. Món này thường được ăn kèm với salad gồm cà rốt, ớt và hành tây.

Một đặc trưng đã làm cho Bunny chow trở nên đặc biệt hơn so với các loại cà ri khác đó là hương vị mà nó tạo ra khi nước sốt trong cà ri thấm sâu vào vỏ bánh mì. Do có xuất xứ từ Ấn Độ nên hương vị chính của Bunny chow vẫn là cái vị cay nóng đặc trưng và hương thơm hấp dẫn không thể chối từ của món cà ri truyền thống.

4. Món Bobotie

Một món ăn bạn không thể bỏ qua khi du lịch Nam Phi là Bobotie. Món Bobotie có hình dạng như một ổ bánh mì, trong đó chứa thịt, nho khô, các loại trái cây khô, kết hợp với trứng nướng. Người Nam Phi thường thưởng thức món ăn này với cơm vàng và trang trí chuối, óc chó, tương ớt quanh món ăn.

5. Món bánh Koeksisters

Không chỉ ở Nam Phi, bánh Koeksisters còn là một món ăn rất được ưa chuộng và phổ biến trên khắp thế giới. Bánh Koeksisters giống như món bánh rán nhưng được tạo hình xoắn hoặc bệt, giống như một bông lúa mạch chín vàng. Và đặc biệt, món bánh này được phủ kín bởi một lớp xirô bóng ngọt ngào, tạo nên một vị ngon rất hấp dẫn, lạ miệng.

Đầu cừu được bỏ hết phần não đi, sau đó hầm hoặc quay với gia vị cà ri. Nhiều người cho rằng phần tai và mắt là ngon nhất, nhưng đúng là món ăn này không dễ nhìn chút nào. Bạn có thể mua món ăn này ở bất cứ đâu: tại siêu thị, cửa hàng thức ăn, quầy thực phẩm ven đường.

7. Món Melktert

Là một món tráng miệng kiểu Nam Phi. Melktert gồm lớp vỏ bánh làm bằng bột, nhân bánh gồm các thành phần như sữa, trứng, đường. Để chế biến người ta dùng phương pháp nướng, sau đó phủ một chút quế lên bề mặt bánh trước khi thưởng thức.

Migola Travel Sưu tầm & Tổng hợp

Tham khảo tour Nam Phi từ Migola Travel

Hotline tư vấn: 0366 55 66 77

Trụ sở chính Migola Travel: 1A Công Trường Mê Linh, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

Độc Đáo Các Món Nướng Cà Mau

Trong ẩm thực hằng ngày, người Cà Mau quan niệm “nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc”. Câu cửa miệng này được lưu truyền không chỉ vì vần điệu dễ nghe, dễ thuộc, mà trong thực tế món nướng được nhiều người ưa chuộng nhất, vì cách chế biến đơn giản mà vẫn giữ được hương vị nguyên sơ của thức ăn.

Cà Mau là vùng đất rộng, người thưa, được khai phá muộn nhất ở phương Nam. Đây là điểm dừng chân cuối cùng của người Việt trên bước đường Nam tiến.

Ở nhiều nơi trên vùng đất này vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ của thời khai hoang, mở cõi. Điều này được phản ánh đa dạng trong đời sống văn hóa của cư dân Cà Mau. Dấu ấn thiên nhiên thể hiện rõ nét từ ăn, mặc, ở, đi lại đến các lĩnh vực đời sống tinh thần. Đặc biệt, đối với văn hóa ẩm thực, các món nướng trong bữa ăn của người Cà Mau thể hiện rất rõ nét đặc điểm này.

Quà tặng từ thiên nhiên

Trong ẩm thực hằng ngày, người Cà Mau quan niệm “nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc”. Câu cửa miệng này được lưu truyền không chỉ vì vần điệu dễ nghe, dễ thuộc, mà trong thực tế món nướng được nhiều người ưa chuộng nhất, vì cách chế biến đơn giản mà vẫn giữ được hương vị nguyên sơ của thức ăn.

Trong các phương pháp làm chín thức ăn bằng nhiệt thì món nướng không cần sử dụng nhiều công cụ, phương tiện bếp núc. Đặc điểm này phù hợp với hoàn cảnh sống của cư dân Cà Mau chủ yếu sinh sống ở nông thôn, ít phương tiện sinh hoạt trong gia đình, thức ăn nhiều khi được chế biến ngay bên bờ sông, bờ ruộng.

Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên vùng đất Cà Mau có rất nhiều chủng loại động thực vật trên rừng, dưới biển, trong sông ngòi, kinh rạch; hầu như loài nào cũng có thể đem ra… nướng được.

Vùng đất U Minh ở Cà Mau từ lâu nổi tiếng với món “cá lóc nướng trui” đậm nét hương đồng cỏ nội. Ở rừng U Minh Hạ, vào mùa khô, người ta tát đìa, thu hoạch đủ loại cá đồng. Chọn những con cá lóc hoặc cá dầy to cỡ bắp tay người lớn, người ta dùng một nhánh tre, trúc, bình bát hoặc cây sậy già xỏ lụi dọc theo thân từ miệng đến đuôi cá, cắm xuống chỗ đất trống chất rơm rạ lên đốt đến lúc toàn thân cá vừa cháy đen hết vảy ngoài, sau đó dùng cọng rơm cạo sạch da để lại phần thịt cá lóc trắng tươi, thơm phức.

Cá lóc nướng chấm với muối ớt hoặc nước mắm me là món “đưa cay” hấp dẫn và quen thuộc của nhiều người.

Để nướng con cá được vừa chín, thơm ngon cũng cần có một số kinh nghiệm nhất định. Một “lão nông tri điền” ở xã Khánh An, huyện U Minh, tiết lộ: đầu tiên là chọn chỗ đất khô ráo, nếu đất ướt hoặc có cỏ thì cá nướng sẽ bị hôi khói và tùy theo cỡ cá lớn hay nhỏ mà có cách nướng khác nhau.

Cá nhỏ khi xỏ lụi có thể cắm phía đuôi xuống đất, đối với cá lớn (trên 1/2 kg) thì nên cắm quay đầu xuống đất và đốt rơm liu riu để giữ than cho cá chín. Có khi gặp con cá lớn quá, đến một vài kí-lô-gam, đốt kiểu nào cũng không chín tới ruột thì phải dùng biện pháp đặc biệt: cắt vài bẹ chuối tươi ốp chặt xung quanh con cá, dùng rơm đốt cho cháy hết lớp bẹ chuối thì ruột bên trong cá cũng vừa chín, khi lửa cháy đến lớp vảy thì thành công.

< Cạo bỏ lớp da bên ngoài là cá trắng lốp.

Món cá nướng trui từ lâu đã đi vào ca dao: “Bắt con cá lóc nướng trui Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa” Hoặc: “Đốt than nướng cá cho vàng Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi”.

Độc đáo món nướng

Quá trình khai phá, định cư trên vùng đất mới, người Cà Mau đã tiếp thu, giao lưu và sáng tạo rất nhiều trong chế biến ẩm thực hằng ngày. Từ phương pháp nướng thức ăn truyền thống xa xưa là cách làm chín thức ăn bằng lửa, nhiều cách nướng mới đã hình thành: nướng vĩ, nướng lu, nướng ngói, nướng khói, nướng lào, nướng đất sét, nướng trong lá cây, nướng trong giấy bạc, nướng trên bếp từ…

< Bắt cá trước khi nước rút.

Đồng thời, dân gian cũng chế biến từ cách nướng thô sơ đến hình thức nướng có tẩm ướp gia vị, thực phẩm kết hợp: nướng chao, nướng mỡ hành, nướng muối ớt, nướng sa tế, nướng lá lốt…

Món nướng xuất hiện từ lâu đời và trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người Cà Mau. Tuy nhiên, do có nguồn gốc “dân dã” nên rất ít thấy xuất hiện trong các mâm cúng ở gia đình. Người ta cúng bái tổ tiên, cúng vào ngày tư, ngày Tết, đám giỗ, thôi nôi, đầy tháng… thường chọn những món cầu kỳ, sang trọng, thể hiện sự tôn kính các đấng “bề trên”. Ít ai nghĩ tới việc cúng bằng… món nướng.

Có lẽ đây cũng là hình thức kiêng kỵ dân gian. Trong thực tế cũng có chuyện kiêng kỵ món nướng: ở một số địa phương thuộc huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân… người dân làm nghề nuôi tôm (vuông tôm) có hiện tượng kiêng kỵ nướng tôm, cua, vì quan niệm rằng như thế sẽ dẫn đến thất mùa. Tôm, cua cũng là tài sản và sẽ bị… đốt sạch theo ngọn lửa.

< Nướng con nào “giải quyết” ngay con nấy cho nóng hổi vừa thổi vừa ăn.

Những năm gần đây, theo nhu cầu của thị trường, món nướng từ miền đồng quê, thôn dã đã du nhập ra phố thị. Đi dọc theo các “làng nướng” ở Cà Mau có thể bắt gặp nhiều thực đơn hấp dẫn như: dê nướng, bánh chè nướng, bò nướng ngói, chuột nướng lu, cá lóc nướng trui, cá thòi lòi nướng muối ớt, tôm nướng lụi, cá đồng nướng vĩ, rắn nướng lào, heo nướng mọi, vịt nướng chao, mực nướng sa tế, vọp nướng mỡ hành… Điều này cho thấy, việc chế biến thức ăn bằng cách nướng ở Cà Mau cực kỳ phong phú và đa dạng.

Văn hóa ẩm thực trong cuộc sống hằng ngày của người Cà Mau phản ánh rất sinh động môi trường thiên nhiên của vùng đất mới. Qua những món nướng vừa khảo sát cho thấy, tri thức dân gian được vận dụng trong ẩm thực vô cùng phong phú. Quá trình cộng cư, giao lưu, tiếp biến văn hóa từ nhiều luồng di dân qua nhiều thế hệ đã hình thành nên sắc thái văn hóa rất riêng, trong đó có văn hóa ẩm thực Cà Mau.

Du lịch, GO! – Theo Cà Mau Online, internet

Những Món Ăn Độc Đáo Từ Thịt Lợn

Những lợi ích hàng đầu của thịt lợn

Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thịt lớn có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như các loại axit amin, chất khoáng, vitamin ( B1, B2, B5, B12)… là thành phần chính trong việc tái tạo năng lượng. Đặc biệt đối với những người mắc các chứng bệnh về tim mạch thì thịt lợn là lựa chọn hàng đầu và có tác dụng rất lớn trong việc giảm lượng cholesterol.

Đối với trẻ em đang độ tuổi phát triển, thịt lợn đóng vai trò trong việc bảo vệ kết cấu xương, giúp phát triển chiều cao, cải thiện sức đề kháng để chống lại các loại bệnh.

Thịt kho tàu

Món thịt kho tàu được mệnh danh là món ăn ” quốc hồn” của Việt Nam từ ngàn đời nay. Đối với mỗi miền sẽ có những cách kho thịt độc đáo và khác lạ riêng, thế nhưng món thịt kho tàu vẫn giữ được sự hấp dẫn, béo ngậy và mềm mịn.

Để món thịt kho tàu đạt chuẩn, bạn cần lưu ý lựa chọn những miếng thịt ở phần chân giò hoặc ba chỉ, có cả nạc và mỡ, màu trắng hòng, bì mỏng. Thịt lợn sau khi sơ chế sẽ thái từng miếng vừa ăn, cho vào ướp cùng một chút hành tỏi, đường, mắm, dầu ăn và hạt tiêu để món ăn thêm dậy mùi hấp dẫn. Thời gian ướp thịt tối thiểu là 1 giờ đồng hồ.

Trong thời gian đợi thịt ngấm gia vị thì bạn tiến hành làm nước hàng bằng cách thắng đường trắng hoặc đường nâu. Khi đường chuyển sang màu cánh gián thì bạn lập tức cho thêm 1 bát nước, khuấy đều và cho hỗn hợp thịt vào đảo đều. Sử dụng nước dừa để kho thịt sẽ tạo nên hương thơm hấp dẫn và khiến thịt chín mềm nhanh hơn.

Thịt chiên sốt chua ngọt

Thịt chiên sốt chua ngọt có nguồn gốc từ Hàn Quốc, thế những khi về đến Việt Nam thì nó đã được biến tấu sao cho phù hợp với khẩu vị của người sử dụng. Những miếng thịt giòn rụm được ăn cùng phần nước sốt chua chua ngọt ngọt sẽ tạo dấu ấn khó phai trong lòng mỗi thực khách.

Khác với món thịt kho tàu, ở món thịt chiên, bạn cần lựa chọn thịt nạc vai có lớp mỡ mỏng và thái thành những miếng dài và mỏng. Sau đó, thịt sẽ được tẩm cùng 1 lớp bột mì, 1 lớp trứng và chiên trong chảo dầu nóng. Lưu ý nên cho thêm một chút muối vào để thịt thêm đậm đà.

Về phần nước sốt chua ngọt, bạn đảo đều hành tây + cà rốt, sau khi phần rau đã chín thì cho thêm 2 bát nước con, đường, mắm, muối, khoảng 3 thìa giấm trắng và một ít bột năng để phần nước sốt được sánh lại. Cho thịt đã chiên giòn vào đảo cùng là bạn đã có ngay một món thịt thơm ngon và lạ miệng.

Thịt lợn khô cháy tỏi

Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngồi nhâm nhi thịt lợn khô cháy tỏi cùng một chút bia vào ngày mưa lạnh. Những tưởng sẽ rất khó để chế biến, thế những chỉ cần một chút khéo léo là bạn đã có thể cho ra đời một món ăn vô cùng hấp dẫn.

Phần thịt nạc vai sau khi mua về sẽ cần chế biến để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi bằng cách xát muối và trần qua bằng nước sôi với vài nhánh sả. Sau đó, ướp thịt cùng hỗn hợp sả + tỏi băm nhỏ, ngũ vị hương, đường, dầu hào, ớt bột, mắm và dầu ăn. Ướp thịt tầm 30-40 phút và cho vào nồi đun cho đến khi cạn nước.

Bước tiếp theo sau khi đã đun khô thịt chính là xé thịt thành những sợi nhỏ, vừa ăn và cho lên một chiếc chảo chống dính, rang cho đến khi khô như mong muốn. Ở phần tỏi cháy, bạn bóc tỏi và thái thành những lát mỏng, cho vào chảo dầu sao cho phần tỏi được khô và có màu vàng nhạt.

Phần thịt sau khi đã rang xong sẽ cho vào trộn cùng tỏi và thưởng thức.

Hy vọng rằng với những gợi ý trên, các bạn sẽ có cho gia đình mình những món ăn hấp dẫn và lạ miệng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Khám Phá: Những Món Cà Phê Việt Nam Độc Đáo Bạn Phải Thử trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!