Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Làm Thịt Trâu Nướng Tảng Ngon Mà Chuẩn Bài Nhất được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thịt trâu là một trong những loại thực phẩm không mấy xa lạ đối với các bà nội trợ. Vốn đã nổi tiếng là món ăn giàu dinh dưỡng, có tác dụng nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Không những thế, rất dễ cho bạn chế biến thành rất nhiều món ăn ngon từ thịt trâu, có thể nói là đặc sản. Đối với các vùng Tây Bắc có thịt trâu gác bếp, thịt râu lá lồm, thịt trâu nướng, nộm da trâu hay thịt trâu nhúng mẻ… Còn người dân các tỉnh miền trung thì thích ăn thịt trâu nướng ông tre rất thơm ngon, dậy hương vị và đặc biệt vô cùng hấp dẫn. Điểm qua cũng thấy có quá nhiều món ngon độc đáo được làm từ loại thịt này.
Và món thịt trâu nướng tảng cũng vậy, cũng rất nhiều người lựa chọn. Nếu bạn đang băn khoăn cho mình một công thức từ tẩm ướp cho đến nướng thì hãy tham khảo cách làm thịt trâu nướng tảng sau đây.
Cũng cấp thêm chút thông tin nữa về thành phần dinh dưỡng của thịt trâu: Thịt trâu có tính hàn, thịt ngọt, thơm, tăng cường gân cốt và có tác dụng bổ tỳ vị, tăng cường khí huyết và nhuận táo. Trong giá trị dinh dưỡng của thịt trâu gồm có nước chiếm trên 70%, lipit khoảng 3% và Protit, Canxi, Photpho… Thịt trâu hay thịt bò đều có vị ngai ngái đặc trưng nhưng thịt trâu đỏ hơn, chứa nhiều sắt hơn và ít mỡ hẳn hơn thịt bò.
Cũng tương tự như những món ăn khác, để có món thịt trâu nướng ngon các bạn cũng phải ưu tiên dạng thịt trâu dạng nào thì ngon, không dai, không nhiều mỡ. Thông thường để làm món thịt trâu nướng tảng ngon người ta thường chọn phần thịt mông hoặc phần thịt có lượng mỡ vừa đủ, không chọn các phần gân hoặc bắp vì có thể sẽ khiến món ăn bị dai. Khi chọn thịt câu cần chú ý đến cả màu sắc của miếng thịt nữa để chắc chắn rằng đấy là thịt trâu tươi.
Lưu ý: Chọn thịt trâu tươi, thịt ở phần bắp đùi, khoảng 1 kg vừa đẹp cho 5-7 người ăn.
Nguyên liệu dùng để ướp
Công đoạn làm thịt trâu nướng tảng
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Đối với thịt trâu các bạn mua về rửa sạch, để cho thật ráo nước. Nếu bạn muốn nhanh có thể sử dụng khăn khô để thấm, vì thịt câu khô mới thấm được gia vị khi ướp. Mà ngấm gia vị thì món ăn mới ngon hơn đúng không các bạn. Sau khi thịt trâu đã khô, các bạn thái đôi miếng thịt trâu thành 2 mảng vừa phải gắn liền với nhau, để khi ướp thì gia vị dễ dàng ngấm, và thịt nhanh chín hơn.
Tiếp theo, bóc sạch vỏ hành, tỏi, củ sả bóc bỏ lớp vỏ già, ớt tươi rửa sạch, băm nhỏ. Mắc khén rang lên hoặc nướng bằng than hồng cho thơm khi nào hạt vàng thì đem giã nhỏ cùng thảo quả.
Bước 2: Cách ướp thịt trâu nướng tảng
Trộn tất cả những gia vị trên với nhau (ở phần chuẩn bị nguyên liệu) thêm chút nước mắm, xì dầu cho đều. Sau đó, các bạn ướp thịt trâu với hỗn hợp nguyên liệu trên, xoa đều các mặt, cố gắng ướp trong khoảng 30 phút hoặc lâu hơn nếu thời gian của bạn cho phép để hương vị món ăn được trọn vẹn.
Bước 3: Tiến hành nướng thịt
Để món thịt trâu nướng tảng hay thịt trâu nướng khác các bạn nên sử dụng vỉ nướng than hoa là tốt nhất. Bên cạnh đó các bạn có thể sử dụng lò nướng, hoặc sử dụng chảo chống dính không dầu cũng được.
Than hoa sau khi đã cháy già, các bạn để vỉ nướng, và đặt tảng thịt trâu lên, chú ý luôn giữ mức độ lửa than vừa phải, để không bị cháy thịt. Chúng ta lật liên tục các mặt thịt, để không bị xém và còn để thịt chín, mỗi lần lật thịt, đừng quên quết thêm 1 lớp gia vị ướp lúc đầu lên để thịt thêm đậm đà hơn mà thịt lại không bị khô. Cứ lật như thế khoảng 5 lần là thịt chín. Rất đơn giản đúng không?
Khi sử dụng lò nướng, các bạn chỉ cần chú ý là cũng phải lật mặt thịt liên tục để không bị cháy và rưới thêm gia vị mỗi lần lật thịt, khoảng 30 phút là chín thịt. Mà những lò nướng hiện đại có cài đặt thời gian, tự động xoay khi nướng nên các bạn cũng không quá lo lắng.
Đối với sử dụng chảo chống dính: Nếu cũng không có lò nướng, các bạn hoàn toàn có thể sử dụng chảo chống dính để nướng thịt, nhưng nhớ là không cho dầu ăn, và nên để tảng thịt trâu vừa phải (mỏng thôi, dày quá mà không có mỡ là rất khó chín) để thịt có thể chín mà không bị cháy, tất nhiên đây chỉ là trường hợp bất đắc dĩ thôi.
Bước 4: Cách pha nước chấm thịt trâu nướng tảng
Cách 1: Muối ăn, ớt tươi, nước chanh, mắc khén nướng thơm giã nhỏ
Cách 2: Mắm ngon đặc, ớt tươi, đường, mì chính, tỏi băm nhuyễn, trộn thật đều rồi vắt ít chanh.
Cách 3: Đây là cách mình hay sử dụng khi làm món thịt trâu nướng lá lốt, nướng xiên hay thịt trâu nướng tảng đó là sử dụng tương bần để pha. Chuẩn bị tương bần, mì chính, tỏi băm, dầu ăn, ớt tươi băm. Các bạn đun sôi tương bần, cho mì chính. Đổ vào bát con chứa sẵn tỏi tươi, ớt tươi là bạn đã có một bát nước chấm thịt trâu nướng tảng ngon miễn chê.
Ngoài ra mình cũng thấy một số bạn có hướng dẫn pha nước chấm mẻ, mình cũng chưa thử nhưng mình đã có một bài hướng dẫn pha nước chấm bằng cơm mẻ rất đầy đủ chi tiết rồi.
Bước 5: Thành phẩm
Nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy thịt trâu có màu sẫm đen, mỡ thịt trâu trắng trong khi mỡ thịt bò có màu hồng hoặc đỏ, mỡ vàng.
Dựa vào thớ thịt
Cách nhận biết thịt trâu và thịt bò cũng trở nên dễ dàng hơn đối với các bà nội trợ khi quan sát thớ thịt. Bạn hãy nhìn vào bề mặt cắt ngang của miếng thịt. Thịt trâu có thớ thịt to, thô. Còn thịt bò thớ thịt nhỏ hơn và mịn màng hơn thịt trâu.
Dựa vào chỗ quen biết
Đây là cách đơn giản, khi mua quen tại những nơi có uy tín, bạn sẽ không bị lừa. Họ dễ dàng chỉ cho bạn thịt trâu và thịt bò. Giá cả của hai loại thịt này cũng sêm sêm nhau.
Ai không nên ăn thịt trâu nướng
Đối với những người bị bỡ máu, huyết áp cao, gout và các bệnh chuyển khóa không nên ăn thịt trâu vì bản thân thịt trâu nhiều đạm. Còn đối với những người bị sỏi hay u xơ tử cung cũng nên hạn chế ăn thịt trâu bởi nó sẽ khiến các chất như oxalate, estrogen kích thích hình thành sỏi và ảnh hưởng trực tiếp đến khối u.
Hướng Dẫn Cách Làm Chân Gà Hầm Thuốc Bắc Chuẩn Nhất
Trong hướng dẫn trước, mình có hướng dẫn các bạn món chân gà hầm lạc rồi. Để tiếp nối những món chân gà hầm thì hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm chân gà hầm thuốc bắc quá bổ dưỡng luôn. Nói đến thuốc bắc thì không còn mấy lạ lẫm đối với các bạn nội trợ. Khi kết hợp với chân gà, mình sẽ bận mí hai cách chế biến chân gà với thuốc bắc vô cùng độc đáo. Món chân gà hầm thuốc là món giàu dinh dưỡng, dễ ăn với vị ngọt đắng dịu của nước dùng, thơm hương hạt sen và của thuốc Bắc. Cam kết rằng đây sẽ là món ăn khiến bạn muốn ăn mãi và không thể quên được mùi vị.
Có một điều không thể chối cãi rằng những món ăn làm từ chân gà đều hấp dẫn người ăn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy chỉ được bao bọc bởi lớp da mỏng thôi nhưng món gì được làm từ nó cũng hết sạch chỉ trong chốc lát. Tại sao món hầm, món ninh lại ngon hơn món luộc thông thường. Món chân gà hầm thuốc bắc này được làm chín chân gà trong một thời gian dài, chân gà mềm, nhừ cả xương nước dùng sẽ vô cùng ngọt, kết hợp với thuốc bắc tốt cho sức khỏe.
Chân gà hầm thuốc Bắc có tác dụng gì?
Trong những loại chân gà thì chân gà rừng, gà chọi, gà chân đen là quý nhất, sau đó đến các loại gà nuôi thả tự kiếm mồi, vì nó được tôi luyện, tích trữ năng lượng thường xuyên ở gân. Tác dụng chân gà hầm thuốc bắc đó là bổ dịch khớp, đả thông kinh mạch, trao dồi khí huyết, đẹp da, tăng cường tuổi thọ…
Thuốc Bắc là cách gọi từ xa xưa của người dân Việt Nam đối với những loại thuốc sử dụng trong đông y của Trung Quốc. Gọi là thuốc Bắc để phân biệt những loại thuốc (thuốc Nam) theo Y học cổ truyền Việt Nam.
Cách 1: Chân gà luộc thuốc bắc
Khác với món chân gà hấp hành, chân gà luộc thuốc bắc sẽ hấp dẫn hơn nhiều. Với hướng dẫn luộc này, món chân gà mềm và thơm phức nhờ được luộc với gia vị thuốc Bắc.
Nguyên liệu chuẩn bị
Chân gà: 10 chiếc
Thuốc bắc: 1 gói
Muối trắng: 1/2 thìa cà phê
Muối tôm: 1 thìa cà phê
Dầu hào: 1 thìa cà phê
Nước lọc
Lưu ý: Gói thuốc Bắc thường dùng để hầm gà, hầm chân giò có bán sẵn ở hàng khô hoặc các tiệm thuốc Bắc hoặc cửa hàng tạp hóa gồm: hoài sơn, kì tử, ý dĩ, táo tàu, rễ sâm…)
Công đoạn thực hiện
Bước 1: Chọn lựa chân gà chẩn thận rồi đem về sửa sạch với nước muối, dùng kéo cắt bỏ phần móng chân. Tất cả đem thả vào nồi nước luộc đã chuẩn bị.
Cách 2: Chân gà hầm thuốc bắc
Đối với chân gà hầm thuốc bắc, các bạn có thể sử dụng chân gà ta, chân gà công nghiệp hoặc sử dụng chân gà Đông tảo. Cách làm chân gà hầm thuốc Bắc cũng khá giống nhau cho các loại chân gà.
Nguyên liệu chuẩn bị
Chân gà: 500gr (tùy bạn lựa chọn)
Thuốc bắc: 1 gói (Mua ở các tiệm bán thuốc bắc hoặc cửa hàng tạp hóa)
Hạt tiêu : 1 thìa cà phê.
Chanh tươi: 2 quả
Gia vị: Hạt nêm 2; Bột canh: 1, Bột ngọt: 1, Muối hạt: 1 (số lượng thìa cà phê)
Dầu hào, xì dầu.
Công đoạn thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đối với chân gà khi mua về làm sạch, chặt bỏ phần móng chân, lột bỏ phần màng da (nếu chưa lột ở chỗ bán), dùng muối trắng ngâm kỹ rồi rửa lại bằng nước lọc. Vớt chân gà ra, để cho thật ráo nước.
Bước 2: Chế biến chân gà
Chặt chân gà thành từng khúc vừa phải. Cho chân gà vào nồi đất, đổ hết hỗn hợp thuốc Bắc cùng luôn. Tẩm ướp chân gà cùng với: 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột canh, 2 thìa dầu hào, 2 thìa xì dầu, 1 thìa hạt tiêu, 1/2 thìa bọt ngọt. Đảo đều chân gà cho ngấm gia vị được trộn lẫn. Thời gian ướp khoảng 45-60 phút để cho ngấm gia vị và thuốc bắc.
Đặt nồi chân gà lên bếp, đun nhỏ lửa. Khi thấy nước cạn dần bạn cho thêm nước lọc nữa vừa phải (tùy vào lượng chân gà) vào hầm tiếp cho thật kĩ để chân gà được chín mềm.
Khi thưởng thức, nếu chân gà chưa vừa vặn bạn có thể dùng muối tiêu chanh làm nước chấm. Món này có chút đặc biệt khác với tất cả những món chúng ta đã dùng qua ở chỗ: dùng khi nguội sẽ ngon và thơm hơn rất nhiều khi lúc nóng.
Chân gà Đông Tảo hầm thuốc Bắc
Như mình đã nói ở bên trên, các bạn có thể sử dụng chân gà Đông Tảo đề hầm thuốc Bắc. Gà Đông tảo quý nhất đôi chân to sần sùi nếu mà làm món hầm thuốc bắc thì ngon miễn chê.
Hướng Dẫn Cách Làm Thịt Trâu Nhúng Mẻ Thơm Ngon Lạ Miệng Ăn Là Nghiện
Trước đây mình có giới thiệu đến bạn đọc món thịt bò nhúng mẻ. Bài viết đó nhanh chóng được thu hút rất nhiều người quan tâm. Cũng là một món nhúng nhưng thay thế bằng thịt trâu xem sao? Thịt trâu nhúng mẻ là một trong những món ngon từ thịt trâu mà bạn nên thử. Đây cũng là món ăn khá hợp khẩu vị của nhiều dân nhậu. Với cách làm đơn giản, chị em có thể tự tay làm món ăn thơm ngon này cho chồng con và các thành viên khác trong gia đình cùng thưởng thức.
Cách làm thịt trâu nhúng mẻ gần tương tự như món bò hoặc bê nhúng mẻ. Tuy nhiên, thịt trâu có một hương vị riêng, sẽ cho ra món ăn thêm đậm vị hơn. Một nồi nước dùng nóng hổi sô sùng sục mang vị mẻ chua chua, từng miếng thịt trâu mỏng tang ăn đến đâu nhúng đến đó quả là rất kích thích vị giác.
Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt trâu: 1 kg
Mẻ: 1/2 bát cơm.
Cà rốt: 1 củ
Cà chua: 3 quả
Sả: 5 nhánh
Gừng: 1 củ
Tỏi: 1 củ
Hành tím: 2 củ
Lá lốt: 20 lá.
Ớt tươi
Đậu phụ: 2 cái
Các loại rau: cải cúc, cần tây, xà lách
Bún trắng hoặc mì tôm.
Gia vị: dầu hào, bột nêm, dầu ăn, hạt tiêu xay, nước mắm, bột canh mì tôm hảo hảo, chanh, sa tế
Các bước tiến hành
Khi đã có đầy đủ nguyên liệu, chúng ta hãy vào bếp và trổ tài nấu nướng theo các bước sau.
Bước 1: Sơ chế thịt trâu
Thịt trâu đem rửa sạch rồi đem bỏ vào trong ngăn đá tủ lạnh để khoảng 2 tiếng. Sau đó đem ra dùng dao sắc thái thành các lát bản to và thật mỏng. Lưu ý thái ngang theo thớ thịt.
Để khoảng 5 phút ở bên ngoài rồi dùng màng bọc thực phẩm bọc tô thịt trâu ướp lại, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Đến khi ăn mới bỏ ra.
Bước 2: Sơ chế mẻ
Cho vào bát mẻ một chút nước, dùng thìa đảo đều rồi lọc lấy phần nước mẻ, bỏ phần bã. Có thể dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi dùng rây lọc để lọc lấy phần nước mẻ.
Bước 3: Sơ chế các nguyên liệu khác
Cà rốt rửa sạch, nạo vỏ rồi xắt thành các miếng tròn vừa ăn.
Gừng, sả, tỏi, hành khô bỏ vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
Ớt rửa sạch thái lát.
Rau sống và lá lốt đem nhặt bỏ gốc già, lá úa rồi rửa sạch với nước lã. Sau đó ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra rổ vẩy cho ráo nước.
Đậu phụ chần qua một lần nước sôi, thái thành miếng, xếp vào đĩa.
Bún trắng bày ra đĩa rồi dùng kéo cắt vài đường để khi ăn dễ lấy.
Bước 4: Nấu nước dùng
Bắc chảo lên bếp với 3 thìa dầu ăn rồi đun nóng. Sau đó cho các loại nguyên liệu như gừng, tỏi, hành, sả đã băm nhỏ vào phi thơm vàng. Cho cà chua vào xào cùng và nêm thêm chút bột nêm, nước mắm. Đảo qua rồi tắt bếp.
Bắc một nồi nước lọc lên bếp, khoảng 2 đến 3 lít nước. Đun sôi rồi cho phần gừng, sả, hành, tỏi, cà chua đã xào vào. Thêm một chút ớt tươi và bát nước cốt mẻ rồi đun cho nồi nước sôi thêm 5 phút nữa.
Nêm nếm thêm gia vị cho nồi nước dùng vừa ăn rồi tắt bếp, đổ nước dùng sang nồi lẩu và tiếp tục đun.
Bước 5: Pha nước chấm thịt trâu nhúng mẻ
Việc pha một bát nước chấm không hề khó. Tùy theo sở thích mà chị em có thể làm những bát nước chấm theo các cách khác nhau. Tuy nhiên, cách hợp nhất với món thịt trâu nhúng mẻ là theo công thức sau: 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa đường, 1 ít sa tế và 1 gói bột canh của mì tôm hảo hảo.
Bước 6: Hoàn thành và thưởng thức
Đem thịt trâu, đậu phụ, bún, rau sống bày xung quanh nồi nước nhúng mẻ.
Yêu cầu thành phẩm
Món thịt trâu nhúng mẻ thành công phải đạt những yêu cầu sau:
Thị trâu tươi phải chín tái, có độ mềm và ngọt nhất định.
Nồi nước dùng phải có màu đẹp mắt, có màu đỏ của cà chua và màu trắng của mẻ hòa quyện.
Các loại gia vị phải gia giảm vừa miệng, không quá chua hoặc quá nhạt.
Món thịt trâu nhúng mẻ có cách ăn gần tương tự với món lẩu trâu, do đó các loại rau ăn kèm cũng rất đa dạng. Người ăn thích dùng loại rau gì có thể cho loại đó vào ăn cùng. Một số những gợi ý rau ăn cùng thịt trâu nhúng mẻ là:
– Các loại rau: Rau cải thảo, rau muống, rau cần, rau mồng tơi, rau cải ngồng, rau cải cúc, rau cải xoong, rau cải ngọt, rau ngải cứu… – Các loại nấm: Nấm kim châm, nấm rơm, nấm hương, nấm đùi gà, nấm mối… – Các loại củ: củ cà rốt, củ hành tây, củ cải, ngô bao tử, ngó sen… – Các loại đồ ăn ăn kèm: đậu phụ, váng đậu, trứng lộn, …
Các Món Ăn Từ Thịt Trâu Ngon Nhất
Thịt trâu ngày nay là một trong những đặc sản được nhiều người yêu thích bởi hương vị thịt của nó mặn mà, mát và không bị “phong”, không nhiễm chất độc hoá học, bổ tì vị, ích huyết, thuộc nhóm ẩm thực “ông ăn bà khen” và ngọt không thua gì thịt bò.
Hiện nay với tài nấu ăn khéo léo của các bà nội trợ thịt trâu được chế biến thành nhiều món khác nhau với những hương vị rất riêng và trở thành một trong những món nhậu yêu thích của các quý ông.
Một trong những món dễ làm và dễ ăn nhất là món thịt trâu luộc cơm mẻ (cơm mẻ là loại cơm nguội để lâu ngày lên men tạo nên chất chua rất dịu). Cách chế biến món ăn này cũng rất đơn giản, trước tiên thịt trâu sẽ được cắt miếng sao cho vừa ăn rồi dùng các gia vị như tỏi hành, sả, muối, bột ngọt, đường ướp thịt cho đậm đà sau đó bắc nước dừa xiêm lên luộc, khi thịt gần mềm đổ nước cơm mẻ vào luộc cho đến khi thịt thật mềm. Món ăn này thường ăn nóng, dùng nước mắm sả bằm để chấm, ăn kèm với rau thơm, chuối chát, rau sống.
Món sườn trâu nướng cũng thường được các bà nội trợ trổ tài vì nó không chỉ phù hợp với những quý ông bợm rượu mà còn là món ăn khoái khẩu của con trẻ. Cách chế biến cũng không hề khó, tương tự như món sườn heo nhưng phải ướp nhiều tỏi sả thì mùi vị mới nồng nàn; trong khi nướng thỉnh thoảng chế lên miếng sườn chút dầu ăn hay mỡ heo cho thịt không khô. Sườn nướng vàng đều thì sắp ra dĩa, ăn nóng với cơm gạo dẻo rất ngon. Ngoài ra còn có món trâu hầm thuốc bắc, một món ăn rất bổ dưỡng hay món lòng trâu phá lấu lạ miệng.
Ngoài những món ăn được chế biến từ thịt trâu tươi thì món trong những món đặc sản vùng Tây Bắc khiến ai ai cũng phải nhớ tới là món thịt trâu khô. Đối với người Tây Bắc họ thường chế biến món thịt trâu khô trong những dịp lễ, tết. Khi mổ trâu, họ để dành ra một lượng thịt bắp, lọc sạch các lớp bạc nhạc, lớp nhầy rồi thái thành miếng dọc thớ rộng khoảng 5 đến 10 cm, dài khoảng 20 cm, dày 3 cm. Khi lọc được phần thịt ngon, họ tiến hành tẩm ướp bằng cách xắt sả nhỏ cùng với gừng, tỏi, ớt và một số gia vị đặc trưng riêng của vùng miền, rồi giã nhuyễn trộn thật đều, đem ướp với thịt trâu đã chuẩn bị.
Sau khoảng 2-3 giờ ướp, họ lấy lạt xỏ thành từng miếng hoặc lấy thanh tre vót nhỏ xiên để miếng thịt căng đều rồi đem nướng trên than củi cho thịt chín. Một cách để thịt ngon là không đặt thịt sát than củi, như vậy bên ngoài cháy nám mà bên trong lại chưa chín. Thịt được sấy đủ độ vừa chín, vì nếu khô quá, ăn sẽ bị dai và cứng, mất vị ngọt.
ĐẶC SẢN DÂN TỘC HOÀNG LÂM
Địa chỉ: Số 43 Tổ 14 Thanh Bình, Tp Điện Biên Phủ, Điện Biên.
Cơ sở 2: P1714 tòa B1 – HUD2 Twin Towers Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 0967.868.633 / 0422.122.111
Email: dacsanhoanglam@gmail.com – Website: https://dacsandantoc.net
Rất vinh hạnh được phục vụ quý khách!
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Làm Thịt Trâu Nướng Tảng Ngon Mà Chuẩn Bài Nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!