Bạn đang xem bài viết Hướng Dẫn Cách Làm Món Chân Dê Om Mẻ được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Món chân dê om mẻ sẽ bổ sung thêm phần đa dạng trong món ăn gia đình bạn.
Nguyên liệu:
– 800g chân dê
– 100g mẻ vắt lấy nước
– 100g lạc rang
– 10g nấm mèo, 1 nắm miến nhỏ, hành tây, bột nghệ, bột cari, nước riềng, mắm tôm, hạt nêm, tiêu, đường, bột năng, dầu ăn.
1. Chân dê thui lửa cho sạch lông, chặt miếng vừa ăn ướp chút hạt nêm, tiêu, đường, nước cốt riềng, nước mẻ, nước mắm tôm, bột nghệ, bột cari chừng nửa tiếng cho ngấm gia vị.
2. Nấm mèo ngâm nở thái mỏng, miến ngâm mềm.
3. Bắc chảo nóng, cho chân dê đã tẩm ướp vào xào qua, đổ ngập nước, ninh nhỏ lửa cho đến khi thịt mềm thì cho tiếp nấm mèo, miến cắt khúc, hành tây bổ miếng cau vào cùng chút bột năng pha loãng.
4. Nêm gia vị vừa ăn.
5. Dọn ra đĩa sâu lòng.
6. Rắc lạc rang giã nhỏ và mùi tàu thái nhỏ lên trên.
Món ăn này mang hương vị và cách thức chế biến của xứ Bắc. Sự kết hợp của thịt, riềng, mẻ được lọc lấy nước cùng những gia vị được ướp vào thịt thu hút sự chú ý của thực khách từ khứu giác đến vị giác. Ngay khi mở nắp chiếc nồi đất, thực khách sẽ cảm nhận được vị chua của mẻ, mùi thơm lừng của riềng…
Nấu món dê om mẻ cũng không quá cầu kỳ. Thịt dê thái miếng vừa ăn, ướp với chút tiêu, đường, muối, riềng băm nhỏ. Mẻ đã được lọc lấy nước. Chuối xanh bổ làm 4, cắt dài hơn hai đốt ngón tay, thêm vào riềng cắt miếng để tăng thêm mùi thơm. Đun trên bếp lửa nhỏ, để thịt chín và ngấm gia vị.
Do ăn kèm với bún nên cho hơi nhiều nước một chút nhưng yêu cầu của món ăn là nước phải hơi sệt. Không lọc mẻ quá loãng khiến vị mẻ không đậm và thấm được vào miếng thịt. Khi dọn ra cho thực khách, dê om mẻ được đựng trong nồi đất, đun trên bếp để có thể thưởng thức món ăn nóng hổi.
Rau ăn kèm cũng làm dậy thêm mùi vị của món ăn. Lá tía tô cắt sợi to, cho vào nồi khi ăn sẽ khiến món ăn càng thơm hơn. Nếu thích, thực khách có thể nhấm thử miếng riềng để cảm nhận vị hơi cay vốn có của riềng, cộng thêm cả vị đậm đà và chua của mẻ ngấm vào.
Theo nhiều tài liệu, thịt dê là món thịt quý, có vị ngọt, tính nóng, không độc. Loại thịt này có tác dụng bồi bổ, nên dùng cho những người gầy yếu, người bệnh hay phụ nữ sau sinh cần tẩm bổ. Trẻ con chậm lớn cũng có thể dùng.
Món dê om mẻ và những món ăn chế biến từ thịt dê cũng rất thích hợp khi nấu cho cả gia đình thưởng thức. Tuy nhiên, cần lưu ý khử mùi của thịt dê trước khi chế biến. Khi đã rửa sạch và thái thịt, cho thịt vào nồi nước sôi, cho thêm chút giấm, đợi khi nước sôi trở lại, tiết đọng trong thịt nổi lên thành bọt là có thể vớt thịt ra chế biến, thịt sẽ không có mùi nữa. Khi xào hay nấu, có thể cho vào hành, gừng, chút rượu, vỏ quít để món ăn được thơm ngon.
Hướng Dẫn Cách Làm Dê Xối Xả Hấp Dẫn Lạ Miệng
Nhiều người có thể nghĩ, cách làm dê xối sả sẽ cầu kỳ như cách gọi của nó. Tuy nhiên hoàn toàn không phải như vậy. Cách làm dê xối sả là sự kết hợp giữa những nguyên liệu rất dễ chuẩn bị như thịt dê, sả và những nguyên liệu phụ kèm khác tạo nên 1 món ăn vô cùng hấp dẫn và lạ miệng. Vậy còn chần chừ gì mà không thử sức làm món này ngay và luôn nào!
Để thực hiện các công đoạn trong cách làm dê xối sả bạn cần chuẩn bị những loại nguyên liệu sau:
Chuẩn bị nguyên liệu cho món dê xối sả
2. Cách làm dê xối xả cực kỳ đơn giản và hấp dẫn
Thịt dê sau khi được lựa chọn bạn tiến hành rửa sạch, để ráo nước sau đó thái ra thành miếng mỏng nhưng bản hơi to 1 chút để dễ chế biến.
Gừng bạn rửa sạch và thái nhỏ, sả bạn cắt khúc vừa phải và chẻ nhỏ. Sau đó, bạn ướp thịt dê với 1 chút gia vị: Hạt mùi, sả, gừng (băm nhỏ), mắm, mì chính, ớt, để khoảng 15 phút cho ngấm.
Đầu tiên, bạn sử dụng sả đã chẻ nhúng qua nước, thả vào bột nghệ, bột đao cho bám đều. Cho dầu ăn vào chảo đun nóng già sau đó thả sả tẩm bột vào đến khi sả giòn thì vớt ra.
Thả tiếp thịt dê vào chao chín tới sau đó vớt ra trộn với sả. Vậy là các công đoạn trong cách làm dê xối sả đã gần như được hoàn thành rồi đấy.
Công đoạn làm dê xối sả đã hoàn thành rồi đấy
Với món dê xối sả bạn có thể dùng nước tương hoặc nước chao. Chỉ cần bỏ thêm chút đường và ớt là bạn đã có thể có thứ nước chấm ngon đúng điệu rồi.
Khi thưởng thức dê xối sả, bạn có thể ăn không hoặc ăn kèm với các loại rau đã chuẩn bị sẵn, quấn vào cùng bánh tráng sau đó chấm chúng cùng với tương bần và nước chao. Hương thơm đặc trưng, thịt mềm, vị béo bùi, ngọt đậm đà thoang thoảng của sả giòn tan hòa quyện với nước chấm vô cùng hấp dẫn.
Địa chỉ: Tầng M, Song Hong Land Building, số 165 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
Email: spartabeerclub@gmail.com
Cách Làm Món Thịt Dê Xào Riềng Mẻ Chỉ Trong 30 Phút
Cập nhật vào 24/06
Thịt dê xào riềng mẻ là món ăn còn khá mới lạ đối với nhiều người. Không chỉ ngon món này rất lạ miệng, hợp ăn vào những ngày mưa.
Rất nhiều người hơi ngại ăn thịt dê vì không thích vị hơi hôi hôi đặc trưng của dê hoặc vì chế biến mất thời gian, nhưng món thịt dê xào riềng mẻ này làm cực nhanh, cực dễ và nhất là rất đậm vị, đảm bảo không còn mùi hôi của dê.
Nguyên liệu cho món thịt dê xào riềng mẻ
Thịt dê 500g (ngon nhất là phần ba chỉ, mềm và có lẫn chút mỡ làm thịt dê không bị khô) (cho 3 người ăn)
Hành tím 2 củ, hành lá tươi 5 cây
Sả 5 cây, ớt 50g, riềng 100g, nghệ 1 củ
Ngò gai (mùi tàu) 100g
Gia vị: Hạt nêm, bột canh, mì chính
Cơm mẻ (có thể tự làm hoặc mua sẵn)
Sơ chế nguyên liệu cho món thịt dê xào riềng mẻ
Thịt dê rửa sạch, khử mùi, thái mỏng ngang thớ. Cách khử mùi của thịt dê: Luộc nước sôi thêm chút giấm đến khi tiết đọng trong thịt nổi lên thành bọt là có thể vớt thịt ra chế biến.
Ướp thịt dê với chút mắm ngon, hạt nêm, bột canh, mì chính, hành tím, để 10 – 15 phút cho thấm gia vị.
Hành tím băm nhỏ (chia hai phần: ½ ướp vào thịt, ½ phi thơm)
Sả, ớt bỏ hạt thái lát mỏng.
Riềng, nghệ thái sợi (nghệ chủ yếu để tạo màu, mình không thích mùi nghệ nên không cho thêm)
Mẻ xay nhuyễn hoặc đã lọc bỏ bã.
Hành tươi nhặt bỏ rễ, lá úa, thái khúc.
Ngò gai (còn gọi là mùi tàu) rửa sạch thái nhỏ, lạc rang giã dập vừa phải.
Cách làm món thịt dê xào riềng mẻ
Bắc chảo lên bếp, cho 1 – 2 thìa dầu ăn, đợi dầu nóng cho ½ chỗ hành tím vào, tiếp đó cho nghệ, sả, riềng phi thơm.
Trút toàn bộ số thịt đã ướp vào đảo đều, xào lửa lớn, đảo nhanh tay để thịt không bị ra nước.
Khi thịt gần chín cho mẻ, ớt vào xào tiếp.
Món này ăn rất vừa miệng, miếng thịt sẽ rất thấm gia vị, thịt không còn hôi mà rất mềm và ngọt, quện với mùi thơm nồng khó cưỡng của riềng sả, chút chua nhè nhẹ của mẻ, chút tê tê đầu lưỡi của ớt, vị bùi thơm giòn giòn của lạc rang, tất cả sẽ cực kì tròn vị trong nước sốt hơi sánh.
Thịt dê xào riềng mẻ rất dễ làm, dành ra khoảng 30ph là bạn đã có một món ăn vô cùng hấp dẫn cho cả nhà. Món này có thể ăn với cơm nóng hoặc bún, bánh mì đều ngon. Các bạn có thể chế biến để đổi món trong bữa cơm hàng ngày hoặc những hôm tụ tập bạn bè cũng rất thú vị.
Theo nhiều tài liệu, thịt dê là món thịt quý, có vị ngọt, tính nóng, không độc. Loại thịt này có tác dụng bồi bổ, nên dùng cho những người gầy yếu, người bệnh hay phụ nữ sau sinh cần tẩm bổ. Trẻ con chậm lớn cũng có thể dùng. Một món ăn vừa ngon, vừa dễ làm, không mất quá nhiều thời gian chế biến lại rất tốt cho cơ thể sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho gia đình bạn.
Hướng Dẫn Cách Làm Chân Gà Hầm Thuốc Bắc Chuẩn Nhất
Trong hướng dẫn trước, mình có hướng dẫn các bạn món chân gà hầm lạc rồi. Để tiếp nối những món chân gà hầm thì hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách làm chân gà hầm thuốc bắc quá bổ dưỡng luôn. Nói đến thuốc bắc thì không còn mấy lạ lẫm đối với các bạn nội trợ. Khi kết hợp với chân gà, mình sẽ bận mí hai cách chế biến chân gà với thuốc bắc vô cùng độc đáo. Món chân gà hầm thuốc là món giàu dinh dưỡng, dễ ăn với vị ngọt đắng dịu của nước dùng, thơm hương hạt sen và của thuốc Bắc. Cam kết rằng đây sẽ là món ăn khiến bạn muốn ăn mãi và không thể quên được mùi vị.
Có một điều không thể chối cãi rằng những món ăn làm từ chân gà đều hấp dẫn người ăn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy chỉ được bao bọc bởi lớp da mỏng thôi nhưng món gì được làm từ nó cũng hết sạch chỉ trong chốc lát. Tại sao món hầm, món ninh lại ngon hơn món luộc thông thường. Món chân gà hầm thuốc bắc này được làm chín chân gà trong một thời gian dài, chân gà mềm, nhừ cả xương nước dùng sẽ vô cùng ngọt, kết hợp với thuốc bắc tốt cho sức khỏe.
Chân gà hầm thuốc Bắc có tác dụng gì?
Trong những loại chân gà thì chân gà rừng, gà chọi, gà chân đen là quý nhất, sau đó đến các loại gà nuôi thả tự kiếm mồi, vì nó được tôi luyện, tích trữ năng lượng thường xuyên ở gân. Tác dụng chân gà hầm thuốc bắc đó là bổ dịch khớp, đả thông kinh mạch, trao dồi khí huyết, đẹp da, tăng cường tuổi thọ…
Thuốc Bắc là cách gọi từ xa xưa của người dân Việt Nam đối với những loại thuốc sử dụng trong đông y của Trung Quốc. Gọi là thuốc Bắc để phân biệt những loại thuốc (thuốc Nam) theo Y học cổ truyền Việt Nam.
Cách 1: Chân gà luộc thuốc bắc
Khác với món chân gà hấp hành, chân gà luộc thuốc bắc sẽ hấp dẫn hơn nhiều. Với hướng dẫn luộc này, món chân gà mềm và thơm phức nhờ được luộc với gia vị thuốc Bắc.
Nguyên liệu chuẩn bị
Chân gà: 10 chiếc
Thuốc bắc: 1 gói
Muối trắng: 1/2 thìa cà phê
Muối tôm: 1 thìa cà phê
Dầu hào: 1 thìa cà phê
Nước lọc
Lưu ý: Gói thuốc Bắc thường dùng để hầm gà, hầm chân giò có bán sẵn ở hàng khô hoặc các tiệm thuốc Bắc hoặc cửa hàng tạp hóa gồm: hoài sơn, kì tử, ý dĩ, táo tàu, rễ sâm…)
Công đoạn thực hiện
Bước 1: Chọn lựa chân gà chẩn thận rồi đem về sửa sạch với nước muối, dùng kéo cắt bỏ phần móng chân. Tất cả đem thả vào nồi nước luộc đã chuẩn bị.
Cách 2: Chân gà hầm thuốc bắc
Đối với chân gà hầm thuốc bắc, các bạn có thể sử dụng chân gà ta, chân gà công nghiệp hoặc sử dụng chân gà Đông tảo. Cách làm chân gà hầm thuốc Bắc cũng khá giống nhau cho các loại chân gà.
Nguyên liệu chuẩn bị
Chân gà: 500gr (tùy bạn lựa chọn)
Thuốc bắc: 1 gói (Mua ở các tiệm bán thuốc bắc hoặc cửa hàng tạp hóa)
Hạt tiêu : 1 thìa cà phê.
Chanh tươi: 2 quả
Gia vị: Hạt nêm 2; Bột canh: 1, Bột ngọt: 1, Muối hạt: 1 (số lượng thìa cà phê)
Dầu hào, xì dầu.
Công đoạn thực hiện
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đối với chân gà khi mua về làm sạch, chặt bỏ phần móng chân, lột bỏ phần màng da (nếu chưa lột ở chỗ bán), dùng muối trắng ngâm kỹ rồi rửa lại bằng nước lọc. Vớt chân gà ra, để cho thật ráo nước.
Bước 2: Chế biến chân gà
Chặt chân gà thành từng khúc vừa phải. Cho chân gà vào nồi đất, đổ hết hỗn hợp thuốc Bắc cùng luôn. Tẩm ướp chân gà cùng với: 1 thìa hạt nêm, 1 thìa bột canh, 2 thìa dầu hào, 2 thìa xì dầu, 1 thìa hạt tiêu, 1/2 thìa bọt ngọt. Đảo đều chân gà cho ngấm gia vị được trộn lẫn. Thời gian ướp khoảng 45-60 phút để cho ngấm gia vị và thuốc bắc.
Đặt nồi chân gà lên bếp, đun nhỏ lửa. Khi thấy nước cạn dần bạn cho thêm nước lọc nữa vừa phải (tùy vào lượng chân gà) vào hầm tiếp cho thật kĩ để chân gà được chín mềm.
Khi thưởng thức, nếu chân gà chưa vừa vặn bạn có thể dùng muối tiêu chanh làm nước chấm. Món này có chút đặc biệt khác với tất cả những món chúng ta đã dùng qua ở chỗ: dùng khi nguội sẽ ngon và thơm hơn rất nhiều khi lúc nóng.
Chân gà Đông Tảo hầm thuốc Bắc
Như mình đã nói ở bên trên, các bạn có thể sử dụng chân gà Đông Tảo đề hầm thuốc Bắc. Gà Đông tảo quý nhất đôi chân to sần sùi nếu mà làm món hầm thuốc bắc thì ngon miễn chê.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hướng Dẫn Cách Làm Món Chân Dê Om Mẻ trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!