Xu Hướng 4/2023 # Hệ Thống Ẩm Thực Gà Ngon # Top 12 View | Jbth.edu.vn

Xu Hướng 4/2023 # Hệ Thống Ẩm Thực Gà Ngon # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Hệ Thống Ẩm Thực Gà Ngon được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tiết kiệm thời gian tối đa nhất: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay chúng ta không chỉ phải hoàn thành tốt công việc mà còn phải lo chu toàn các bữa ăn khi gia đình có cỗ. Phải làm sao để lên thực đơn 1 mâm cỗ chuyên món ngon, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí ăn ngon, rẻ mà lại phải đảm bảo sức khỏe. Với 20 năm kinh nghiệm trong việc phục vụ tiệc Nhà hàng Gà Ngon sẽ là lựa chọn hoàn hảo mang tới cho thực khách những bữa tiệc chuyên món đặc sắc nhất.

Tiết kiệm chi phí:. Thay vì phải đau đầu suy nghĩ lên thực đơn rồi đi chợ chọn lựa nguyên liệu từ sáng sớm, xong lại phải học cách chế biến những sao cho món ngon và đẹp mắt thì chúng ta chỉ cần nhắc điện thoại gọi tới Nhà hàng Gà Ngon bạn sẽ có ngay những mân cỗ Ngon – rẻ – chất lượng.

Chuyên nhận nấu cỗ chuyên món.

Không như những mâm cỗ truyền thống là nấu mỗi nguyên liệu thành mỗi món khác nhau, mâm cỗ hiện đại ngày nay người ta thường chọn nấu cỗ chuyên món, tức là chỉ một loại nguyên liệu như thủy sản, hải sản, đồ rừng… nấu thành nhiều món ăn với các hương vị khác nhau cực kỳ hấp dẫn và mang lại sự sang trọng mới mẻ, thay thế cho vị cỗ truyền thống đã đi vào lối mòn của Việt Nam.

Thực đơn cỗ chuyên món đa dạng:

Không phải Nhà hàng nào cũng có thể nấu cỗ chuyên món vì thực đơn của cỗ chuyên món khó hơn rất nhiều lần với cỗ thông thường. Chỉ với 1 nguyên liệu chính đầu bếp phải chế biến được nhiều món ăn khác nhau mà mỗi món lại phải có hương vị riêng và phải kết hợp hài hòa với nhau. Tuy nhiên Nhà hàng Gà Ngon sẽ đáp ứng được tất cả yêu cầu của cả những khách hàng khó tính nhất.

Thông thường cỗ chuyên món sẽ có 4 món chính và khoảng 2 đến 4 món phụ như món tráng miệng, rau củ, canh…. Một số mâm cỗ chuyên món mà Nhà hàng Gà Ngon gợi ý cho khách hàng có thể tham khảo như sau:

1: Mâm cỗ món chuyên Trâu: có thể chế biến thành các món khá đa dạng và phù hợp với khẩu vị của nhiều độ tuổi như: Trâu quấn lá lốt, Trâu cháy tỏi bản gang, trâu nhúng mẻ, trâu nướng tảng… ngoài ra quý khách có thể lựa chọn những món ăn kèm như rau củ, bún, hoặc nộm.

2: Thực đơn chuyên gà được chế biến thành các món: Gà không lối thoát, Gà rang muối, Gà nướng mật ong, gà rang muối… Ngoài ra thực khách cũng có thể chọn các thực đơn có sẵn của nhà hàng: Gà mẹt 5 món (280k/1 mẹt) , Gà mẹt 7 món (340k/1 mẹt) Gà mẹt 9 món (425k/1 mẹt) tùy thuộc vào khẩu vị và lượng khách thì sẽ có những lựa chọn mẹt Gà phù hợp cho gia đình.

4: Thực đơn chuyên lợn mường 1 cỗ bao gồm các món: Lợn mường hấp, Lợn mường xào lăn, Lợn mường nướng chả, Xương lợn mường om măng…Thịt lợn tuy quá quen thuộc với bữa cơm mỗi gia đình, tuy nhiên, cách chế biến các món lợn mường ở nhà hàng Gà Ngon lại mang một nét rất riêng mà không nhà hàng nào có được. Gia đình bạn có thể đặt một mâm cỗ hoàn chỉnh bao gồm: Mẹt lợn mường 5 món – 365k. Mẹt lợn mường 7 món – 499k.

5: Thực đơn chuyên ếch bao gồm các món: Ếch xào măng, ếch om chuối đậu, ếch rang muối….. Thịt ếch có hàm lượng sắt cao vừa ngăn ngừa thiếu máu lại có tác dụng bồi bổ cơ thể cho trẻ nhỏ và người già đặc biết rất tốt cho những người tiểu đường.

+ Salad chanh leo, Súp rau củ, Chả cá lăng, Cá lăng trộn kiểu Thái, Lẩu cá lăng, Tôm chiên, xôi gấc hạt sen, bia, Bưởi năm roi.

Với 20 năm uy tín trong ngành ẩm thực, đã phục vụ hàng trăm tiệc liên hoan chuyên món lớn nhỏ tại Hà Nội và khắp các tỉnh thành miền Bắc Ẩm thực Gà Ngon sẽ mang những món ăn ngon miệng và độc đáo đến bữa tiệc của quý khách. Nếu quý khách còn có bất kỳ thắc mắc nào hay muốn đặt mâm nấu cỗ chuyên món tại Hà Nội hãy liên hệ dịch vụ nấu cỗ của nhà hàng Gà Ngon -http://amthucgangon.com/ để được hỗ trợ 24/7 qua Hotline0967886202 – 0987888502. Hoặc trực tiếp tới các chi nhánh của Nhà hàng Gà Ngon.

Nhà hàng Gà Ngon – chi nhánh Thiên đường Bảo Sơn

Địa chỉ: Cổng chào Thiên đường Bảo Sơn – Lê Trọng Tấn – An Khánh – Hoài Đức – Hà Nội

Điện thoại: 0967.886.202 – 0987.888.502

Phải Lòng Ẩm Thực Sông Trà

Về sông ăn cá, ăn don

Người Quảng Ngãi dù đi tận đâu với tháng rộng năm dài thế nào, cũng không dễ gì quên được những món ăn gắn liền với sản vật trên sông Trà Khúc là don, cá bống, cá thài bai kho tiêu.

Quầy bánh đúc ở chợ Gò – một ngôi chợ quê nằm bên bờ bắc sông Trà luôn nhận được sự yêu thích đặc biệt của thực khách. Ảnh: Ý Yên

Nói đến cá bống sông Trà, những cư dân sống đôi bờ sông bảo rằng, tuy sông dài ngót nghét 140km, nhưng cá bống ngon nhất là cá sống tại đoạn sông dài tầm 20km chảy từ xã Tịnh Giang đến Tịnh An. Nguyên do là đoạn sông này có nước chảy êm nên cá mềm và có vị thơm ngon. Để “săn” được loại cá này, cư dân ven sông thường dùng cách thả ống trên sông. Với cách đánh bắt này, cá bống giữ nguyên được sự tươi ngon, bởi khi dốc từ ống tre ra, cá bống hãy còn sống.

Cá bống trên sông Trà có nhiều loại. Nào là cá bống cát, cá bống cằn, cá bống dô, cá bống găm, cá bống hang. Song, cá bống dùng kho tiêu ngon nhất vẫn là cá bống cát và cá bống cằn nhỏ cỡ đầu ngón tay hoặc nhỏ hơn. Bởi hai loại cá bống này có thịt chắc nịch còn xương thì nhỏ, mềm nên kho tiêu rất thơm ngon.

Như nhiều món cá kho tiêu khác, cá bống trước khi mang đi kho tiêu cũng được ướp với chút đường, nước mắm, muối, tiêu cho thấm. Nhưng con cá bống kho xong thì quéo lại, thịt săn chắc, không cứng, không mềm và có hương vị rất đặc biệt. Cũng bởi hương vị không lẫn vào đâu được ấy, mà người Quảng Ngãi mới có câu truyền miệng rằng: “Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu”. Theo ghi chép trong sách “Quảng Ngãi – đất nước – con người – văn hóa” do Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Ngãi ngày trước biên soạn, thì “Từ xưa đã có nhiều giai thoại ca ngợi giá trị của cá bống, nhất là gan cá. Nhiều cụ già ở thị xã Quảng Ngãi cho biết: Trước đây, mỗi lần vua Bảo Đại đi kinh lý đến Quảng Ngãi, quan hàng tỉnh phải lo cho có chén gan cá bống để dâng vua”…

Xuôi theo dòng Trà Khúc về đến đoạn cuối sông, ta lại “gặp” thêm một đặc sản của sông Trà – ấy là don, một loại nhuyễn thể sống ở vùng nước “chè hai” giao thoa giữa sông và biển. Là món ăn độc đáo, được người Quảng ưa chuộng, nên từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm, người dân làng Cổ Lũy – Vĩnh Thọ Bắc, xã Nghĩa Phú (TP.Quảng Ngãi) lại chèo đò ra cuối sông để cào don rồi bán cho thương lái mang đi khắp tỉnh.

“Don có hai loại: Don sống ở cát thì màu vàng, don ở nơi sâu có bùn thì màu nâu thẫm. Don màu vàng ngon hơn và mắc tiền hơn. Muốn nước don đậm đà, thì thường theo tỷ lệ “một chén don vỏ – hai chén nước”. Don không cần nhiều gia vị, chỉ thêm mắm và ớt xiêm là đủ”, bà Phạm Thị Kim Liên – chủ quán don cuối đường Trường Sa, gần nơi con sông Trà Khúc đổ ra biển chia sẻ.

Vị ngọt ngon của con don sống ở hạ lưu sông Trà Khúc đã làm nên vị thơm ngon của món don xứ Quảng nức tiếng xa gần. Ảnh: Ý yên

Kèm với tô don nóng hổi, là bánh tráng gạo. Bánh tráng cũng có hai loại, một là bánh tráng sống, hai là bánh tráng nướng, cùng bẻ nhỏ bỏ vào tô don. Cứ thế, tuy không cầu kỳ, mắc tiền, nhưng tô don sông Trà dư sức làm “xiêu lòng” bao thực khách, bởi con nước “chè hai” đã làm cho nước don có vị ngọt lạ lùng, lại thêm cái thơm, dai của bánh tráng và chút cay nồng của ớt xiêm. Ngoài ra, ruột don còn được chế biến thành món don xào khô với hành lá rồi xúc bánh tráng nướng, hoặc cháo don, canh don. Món nào nấu từ don cũng thơm ngon và hợp vị với người Quảng cả!

Không chỉ nổi tiếng với con bống, con don, dòng sông Trà còn mang theo nguồn lợi thủy sản vô cùng đa dạng và phong phú. Trong đó, có thể kể cá thài bai. Mọi người vẫn thường chực chờ đến tháng Chạp để í ới nhau, mang đó ra sông săn cá thài bai. Cá thài bai mang về được các bà, các mẹ rửa sạch, cho vào ít muối cho bớt nhớt rồi mang đi chế biến thành món cá chiên mỡ, hành hoặc trộn chung với trứng đem chưng cách thủy.

Cá thài bai nhỏ xíu, chỉ lớn bằng nửa đầu đũa nhưng thịt cá đặc biệt thơm ngon. Cá chiên với chút mỡ heo cùng mớ nén đập dập, thêm vào đấy chút tiêu, để lửa nhỏ tầm dăm phút cho cá chín tới và tắt lửa. Món cá chưng trứng thì cầu kỳ hơn. Cá thài bai sau khi chiên xong, được thả vào tô lòng đỏ trứng đã trộn đều và gia vị sẵn rồi đưa vào nồi hấp cách thủy. Vị thơm, ngọt, mềm của cá thài bai hòa quyện với vị bùi của trứng, khiến ai từng thử qua món này, đều nhớ mãi không quên. Nhiều ngư dân đôi bờ sông Trà bảo, món cá thài bai chưng trứng là món quý, thường được họ ưu ái dùng để đãi bạn hữu ghé nhà.

Tinh hoa từ những… nhọc nhằn

Không chỉ nổi tiếng với những món ăn nấu từ những sản vật mà sông Trà ban tặng, những cư dân sống theo triền Trà Giang còn có nhiều món ăn độc đáo mùa nước lụt – những món ăn thoạt đầu được mọi người sáng tạo nên, để cùng nhau “vững dạ” trong những ngày mưa lũ triền miên, rồi dần dà trở thành đặc sản, thành tinh hoa ẩm thực trong “cuồng nộ, phong ba”.

Cá bống sông Trà kho tiêu. Ảnh: Ý Yên

Ở làng “kén dâu” Sung Tích, xã Tịnh Long (TP.Quảng Ngãi), ngôi làng bên bờ bắc sông Trà từng nức tiếng xa gần với nghề trồng dâu, nuôi tằm một thuở. Những năm tháng liên miên hứng chịu lũ sông Trà, đã khiến người dân nơi đây sáng tạo nên món ăn thanh mát, dân dã nấu từ đọt dâu tằm – một loại cây mà khi nhắc đến, ai cũng nghĩ đến việc chỉ có thể lấy lá nuôi tằm, hoặc lấy quả làm mứt, ngâm rượu, chứ chẳng ai nghĩ có thể dùng như một loại rau xanh trong bữa ăn hằng ngày.

“Ngày xưa, khi nghề trồng dâu, nuôi tằm còn hưng thịnh, những bãi bồi ven sông Trà bạt ngàn cây dâu. Vào những ngày tháng 10, 11 âm lịch, lũ sông dâng cao tràn bờ, rau xanh nào cũng lụi hết cả, chỉ còn lại đám dâu tằm này thôi. Đọt dâu non lúc ấy, trở thành món rau, món canh chính trên mâm cơm mỗi nhà”, lão ông Trần Hồng hồn hậu kể về món ăn độc đáo ở quê hương mình.

Những đọt dâu xanh mởn hái về thường được các bà nội trợ nấu canh với tôm hoặc luộc. Sau khi mang đi rửa sạch, để ráo, mọi người thường vò nhẹ để tăng hương vị của rau khi nấu. Canh đọt dâu vừa có mùi thơm dìu dịu na ná rau đay vừa có vị ngọt đượm của tôm, tạo nên hương vị bát canh thơm ngon, lạ miệng. Trong những ngày mưa dầm dề, những đĩa đọt dâu luộc cùng chén mắm cái mặn mòi, cũng trở thành món ăn “đưa cơm” làm ấm lòng bao gia đình ven sông Trà ngày ấy. Mang hương vị dân dã, mộc mạc và độc đáo, nên dẫu ngày nay, rau xanh mùa mưa đã không còn khan hiếm như xưa, nhưng đọt dâu sông Trà vẫn là “đặc sản” được nhiều nông dân mang đi bày bán tại khắp các chợ như chợ Gò (Tịnh An), chợ Châu Sa (Tịnh Châu) và chợ Quảng Ngãi.

“Muốn ngon ăn chả giò, muốn no ăn bánh đúc”. Trong những ngày lũ sông Trà vây chặt, chẳng “cơm canh, thịt cá”, thì bánh đúc – món ăn tận cùng của sự mộc mạc, giản đơn đã trở thành món thường xuyên có mặt trên bàn ăn của những cư dân sống ven sông Trà. Món ăn chắt lọc từ những tháng năm mưa lũ khó nhọc ấy, giờ đây đã trở thành “đặc sản” nức tiếng xa gần, nhất là bánh đúc Tịnh An – một vùng đất ven sông Trà luôn được mọi người ưa chuộng.

Canh đọt dâu tằm là món ăn được người làng Sung Tích sáng tạo nên để cùng nhau “vững dạ” trong những ngày lũ sông Trà dâng cao triền miên. Ảnh: Ý yên

“Ngày xưa, mỗi lần lụt lội, không đi chợ được, là người làng tôi ai nấy đều lấy cối đá ra xay bột gạo rồi khuấy bánh đúc. Xay một ký gạo thôi là khuấy đủ một nồi bánh đúc để dành ăn cả ngày. Đơn giản và tiện lợi lắm. Rồi nấu miết thành quen, nên sẵn có tay nghề, mọi người lại bắt đầu rủ nhau bán bánh đúc. Lúc trước, trên trục đường phía bắc sông Trà từ Tịnh An xuống Tịnh Châu, quầy bánh đúc mọc lên nhiều lắm. Mãi sau này, mới giảm dần, rồi giờ chỉ còn lại ở đoạn Tịnh An này”, bà Bùi Thị Hạnh (63 tuổi) có thâm niên bán bánh đúc 40 năm tại Tịnh An kể.

Ý YÊN

Ẩm Thực Cà Mau Với Các Món Nướng

Cà Mau là vùng đất rộng, người thưa, được khai phá muộn nhất ở phương Nam. Đây là điểm dừng chân cuối cùng của người Việt trên bước đường Nam tiến.Ở nhiều nơi trên vùng đất này vẫn còn giữ được nét đẹp hoang sơ của thời khai hoang, mở cõi. Điều này được phản ánh đa dạng trong đời sống văn hóa của cư dân Cà Mau. Dấu ấn thiên nhiên thể hiện rõ nét từ ăn, mặc, ở, đi lại đến các lĩnh vực đời sống tinh thần. Đặc biệt, đối với văn hóa ẩm thực, các món nướng trong bữa ăn của người Cà Mau thể hiện rất rõ nét đặc điểm này.

Cá lóc nướng trui.

Quà tặng từ thiên nhiên

Trong ẩm thực hằng ngày, người Cà Mau quan niệm “nhất nướng, nhì chiên, tam xào, tứ luộc”. Câu cửa miệng này được lưu truyền không chỉ vì vần điệu dễ nghe, dễ thuộc, mà trong thực tế món nướng được nhiều người ưa chuộng nhất, vì cách chế biến đơn giản mà vẫn giữ được hương vị nguyên sơ của thức ăn.

Trong các phương pháp làm chín thức ăn bằng nhiệt thì món nướng không cần sử dụng nhiều công cụ, phương tiện bếp núc. Đặc điểm này phù hợp với hoàn cảnh sống của cư dân Cà Mau chủ yếu sinh sống ở nông thôn, ít phương tiện sinh hoạt trong gia đình, thức ăn nhiều khi được chế biến ngay bên bờ sông, bờ ruộng.

Nhờ thiên nhiên ưu đãi nên vùng đất Cà Mau có rất nhiều chủng loại động thực vật trên rừng, dưới biển, trong sông ngòi, kinh rạch; hầu như loài nào cũng có thể đem ra… nướng được.

Vùng đất U Minh ở Cà Mau từ lâu nổi tiếng với món “cá lóc nướng trui” đậm nét hương đồng cỏ nội. Ở rừng U Minh Hạ, vào mùa khô, người ta tát đìa, thu hoạch đủ loại cá đồng. Chọn những con cá lóc hoặc cá dầy to cỡ bắp tay người lớn, người ta dùng một nhánh tre, trúc, bình bát hoặc cây sậy già xỏ lụi dọc theo thân từ miệng đến đuôi cá, cắm xuống chỗ đất trống chất rơm rạ lên đốt đến lúc toàn thân cá vừa cháy đen hết vảy ngoài, sau đó dùng cọng rơm cạo sạch da để lại phần thịt cá lóc trắng tươi, thơm phức.

Cá lóc nướng chấm với muối ớt hoặc nước mắm me là món “đưa cay” hấp dẫn và quen thuộc của nhiều người.

Để nướng con cá được vừa chín, thơm ngon cũng cần có một số kinh nghiệm nhất định. Một “lão nông tri điền” ở xã Khánh An, huyện U Minh, tiết lộ: đầu tiên là chọn chỗ đất khô ráo, nếu đất ướt hoặc có cỏ thì cá nướng sẽ bị hôi khói và tùy theo cỡ cá lớn hay nhỏ mà có cách nướng khác nhau.

Cá nhỏ khi xỏ lụi có thể cắm phía đuôi xuống đất, đối với cá lớn (trên 1/2 kg) thì nên cắm quay đầu xuống đất và đốt rơm liu riu để giữ than cho cá chín. Có khi gặp con cá lớn quá, đến một vài kí-lô-gam, đốt kiểu nào cũng không chín tới ruột thì phải dùng biện pháp đặc biệt: cắt vài bẹ chuối tươi ốp chặt xung quanh con cá, dùng rơm đốt cho cháy hết lớp bẹ chuối thì ruột bên trong cá cũng vừa chín, khi lửa cháy đến lớp vảy thì thành công.

Món cá nướng trui từ lâu đã đi vào ca dao:

“Bắt con cá lóc nướng trui Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”

Hoặc:

“Đốt than nướng cá cho vàng Lấy tiền mua rượu cho chàng uống chơi”.

Độc đáo món nướng

Quá trình khai phá, định cư trên vùng đất mới, người Cà Mau đã tiếp thu, giao lưu và sáng tạo rất nhiều trong chế biến ẩm thực hằng ngày. Từ phương pháp nướng thức ăn truyền thống xa xưa là cách làm chín thức ăn bằng lửa, nhiều cách nướng mới đã hình thành: nướng vĩ, nướng lu, nướng ngói, nướng khói, nướng lào, nướng đất sét, nướng trong lá cây, nướng trong giấy bạc, nướng trên bếp từ…

Đồng thời, dân gian cũng chế biến từ cách nướng thô sơ đến hình thức nướng có tẩm ướp gia vị, thực phẩm kết hợp: nướng chao, nướng mỡ hành, nướng muối ớt, nướng sa tế, nướng lá lốt…

Món nướng xuất hiện từ lâu đời và trở nên quen thuộc trong đời sống hằng ngày của người Cà Mau. Tuy nhiên, do có nguồn gốc “dân dã” nên rất ít thấy xuất hiện trong các mâm cúng ở gia đình. Người ta cúng bái tổ tiên, cúng vào ngày tư, ngày Tết, đám giỗ, thôi nôi, đầy tháng… thường chọn những món cầu kỳ, sang trọng, thể hiện sự tôn kính các đấng “bề trên”. Ít ai nghĩ tới việc cúng bằng… món nướng.

Có lẽ đây cũng là hình thức kiêng kỵ dân gian. Trong thực tế cũng có chuyện kiêng kỵ món nướng: ở một số địa phương thuộc huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân… người dân làm nghề nuôi tôm (vuông tôm) có hiện tượng kiêng kỵ nướng tôm, cua, vì quan niệm rằng như thế sẽ dẫn đến thất mùa. Tôm, cua cũng là tài sản và sẽ bị… đốt sạch theo ngọn lửa.

Những năm gần đây, theo nhu cầu của thị trường, món nướng từ miền đồng quê, thôn dã đã du nhập ra phố thị. Đi dọc theo các “làng nướng” ở Cà Mau có thể bắt gặp nhiều thực đơn hấp dẫn như: dê nướng, bánh chè nướng, bò nướng ngói, chuột nướng lu, cá lóc nướng trui, cá thòi lòi nướng muối ớt, tôm nướng lụi, cá đồng nướng vĩ, rắn nướng lào, heo nướng mọi, vịt nướng chao, mực nướng sa tế, vọp nướng mỡ hành… Điều này cho thấy, việc chế biến thức ăn bằng cách nướng ở Cà Mau cực kỳ phong phú và đa dạng.

Văn hóa ẩm thực trong cuộc sống hằng ngày của người Cà Mau phản ánh rất sinh động môi trường thiên nhiên của vùng đất mới. Qua những món nướng vừa khảo sát cho thấy, tri thức dân gian được vận dụng trong ẩm thực vô cùng phong phú. Quá trình cộng cư, giao lưu, tiếp biến văn hóa từ nhiều luồng di dân qua nhiều thế hệ đã hình thành nên sắc thái văn hóa rất riêng, trong đó có văn hóa ẩm thực Cà Mau./.

Đặc Điểm Ẩm Thực Theo Vùng Miền, Dân Tộc

Tuy có những nét chung nói trên, ẩm thực Việt Nam có đặc điểm khác nhau theo từng vùng, mặc dù trong từng vùng này ẩm thực của các tiểu vùng cũng thể hiện nét đặc trưng:

Ẩm thực miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến v.v. và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh giá cao Ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì v.v. và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.

Ẩm thực miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui v.v.

Ẩm thực miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.

Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng địa lý đa dạng khắp toàn quốc, ẩm thực của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có bản sắc riêng biệt. Rất nhiều món trong số đó ít được biết đến tại các dân tộc khác, như các món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên, nhiều món ăn đã trở thành đặc sản trên đất nước Việt Nam và được nhiều người biết đến, như mắm bò hóc miền Nam, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coóng phù (dân tộc Tày), lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cốn sủi, thắng cố, các món xôi nếp nương của người Thái, thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ v.v.

Theo bước chân của người Việt đến khắp thế giới, ẩm thực Việt với tất cả những nét đặc sắc của nó dần được biết tới nhiều ở các nước khác như Hàn Quốc, Lào, Trung Quốc và các nước châu Âu có cộng đồng người Việt ngụ cư. Có thể dễ dàng tìm thấy các tiệm ăn Việt Nam ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc, Cộng hoà Séc, Đức, Ba Lan và Nga. Các món ăn thuần Việt như phở, nem rán và các loại hương liệu đặc biệt như mắm tôm, rau húng rất phổ biến ở những vùng có đông người châu Á, trong đó có người Việt, sinh sống. Tuy nhiên ẩm thực Việt Nam tại các nước trên thế giới đã ít nhiều lai tạp với ẩm thực bản địa, hoặc đã gia giảm, thay đổi để phù hợp hơn với khẩu vị của cộng đồng dân cư khắp thế giới

Cập nhật thông tin chi tiết về Hệ Thống Ẩm Thực Gà Ngon trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!