Xu Hướng 10/2023 # Gỏi Tôm Bò Quảng Yên Quảng Ninh # Top 13 Xem Nhiều | Jbth.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Gỏi Tôm Bò Quảng Yên Quảng Ninh # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Gỏi Tôm Bò Quảng Yên Quảng Ninh được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Du khách, nhất là du khách yêu thích khám phá ẩm thực có dịp về xã Liên Vị (TX Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh) không thể không thưởng thức tôm bò (hay còn gọi là gỏi tôm) – một món ăn đặc trưng của người dân xã đảo Hà Nam này.

Sở dĩ gọi là tôm bò là bởi ban đầu, tôm được thả bơi trong chậu nước, ăn đến đâu bắt đến đấy. Muốn ăn tôm bò thì việc đầu tiên là phải chọn cho kì được những con tôm rảo nhỏ, cỡ như đầu đũa là ngon nhất. Tôm rảo, còn có tên gọi khác là tôm đất đồng, là loài tôm biển thuộc chi, họ tôm he. Tôm rảo cũng giống như các loại khác song thân chúng màu xanh trong, chuỳ trán hơi cong lên. Các đốt bụng 2-3 có gờ ở lưng khá rõ. Các chân bò thường có vằn nâu nhạt. Loại tôm này có kích thước khoảng 120-130mm, trọng lượng 15-20g. Tôm rảo có thói quen đẻ trứng ở khu vực xa bờ, độ sâu trên 20m, nơi có đáy bùn, nước trong có nhiệt độ và độ muối thích hợp. Tôm rảo sinh sản liên tục, quanh năm, đặc biệt rộ vào tháng 4 tới tháng 8 và tháng 10 tới tháng 11. Để bắt được tôm rảo, ngư dân Liên Vị thường cất vó, đơm lờ, lồng… Ngày nay, nhiều hộ dân ở xã Liên Vị cũng đã nuôi tôm rảo. Giá mỗi cân tôm rảo khoảng 100.000 đồng.

Tôm bò chế biến không cầu kì, nhưng để món ăn đậm đà thì đầu tiên tôm mua về phải rửa sạch, để ráo nước, kế tiếp là chuẩn bị các loại rau sống gồm có rau chuối thái mỏng, rau muống chẻ nhỏ, rau thơm, rau diếp cá, rau lá mui (mà phải là cây lá mui được trồng ở các ô đầm nuôi thuỷ sản ở Hà Nam ăn mới ngon). Lá mui ăn kèm là một loại kháng sinh rất tốt khi ăn sống hải sản. Tôm rảo sống rất khoẻ, hay nhảy tanh tách nên việc phủ một lớp rau sống lên trên là để tránh tôm nhảy ra ngoài.

Một thành phần quan trọng nữa đó là nước chua. Quả me xanh, nhỏ nấu với nước đun sôi. Khi nước me đun sôi có màu đặc quánh, chua chua là được. Lạc rang thơm, bỏ vỏ. Ớt chỉ thái nhỏ, vài tép tỏi đập dập cho vào nước mắm. Món tôm bò còn có thêm bánh đa hoặc một bát cơm nguội khi ăn kèm.

Chưa hết, thưởng thức món tôm bò cũng phải đúng cách mới ăn. Đầu tiên ta sẽ chọn hai đến ba con tôm rảo, vặt đầu bỏ vào bát, thêm vài cộng rau sống, ít lạc rang, bánh đa bẻ nhỏ rồi thêm vào bát ít cơm nguội, kế tiếp chan nước me và nước mắm tỏi, ớt tươi. Thế là bạn đã có thể thưởng thức món ăn khoái khẩu tôm bò Liên Vị rồi đấy. Con tôm cho vào miệng còn quẫy quẫy có vị cay nồng của ớt, tỏi, vị mằn mặn của mắm nguyên chất thơm nồng.

Món Ngon Quảng Ninh: Tôm Bò Liên Vị

Tôi có quen một anh bạn, làm giáo viên dạy tiểu học ở Liên Vị. Bữa nọ, anh mời tôi về nhà chơi. Trong bữa ăn, bạn mang ra một cái giá, có rất nhiều rau, nào là rau chuối thái mỏng, rau tía tô, rau muống chẻ nhỏ, rau thơm. Dưới lớp rau xanh non kia là những chú tôm rảo tươi, đang nhảy tanh tách. Tôi đánh bạo hỏi anh: Ông cho tôi ăn tôm sống à? Anh bạn nhoẻn cười: Đây là món tôm bò đấy!

Theo anh bạn, món tôm bò chỉ có ở Liên Vị, đảo Hà Nam. Sở dĩ gọi là tôm bò là bởi ban đầu, tôm được thả bơi trong chậu nước, ăn đến đâu bắt đến đấy nhưng giờ ngày càng ít người chọn kiểu ăn này. Muốn ăn tôm bò thì việc đầu tiên là phải chọn cho kì được những con tôm rảo nhỏ, cỡ như đầu đũa là ngon nhất. Tôm rảo, còn có tên gọi khác là tôm đất đồng, là loài tôm biển thuộc chi, họ tôm he. Tôm rảo cũng giống như các loại khác song thân chúng màu xanh trong, chuỳ trán hơi cong lên. Các đốt bụng 2-3 có gờ ở lưng khá rõ. Các chân bò thường có vằn nâu nhạt. Loại tôm này có kích thước khoảng 120-130mm, trọng lượng 15-20g. Tôm rảo có thói quen đẻ trứng ở khu vực xa bờ, độ sâu trên 20m, nơi có đáy bùn, nước trong có nhiệt độ và độ muối thích hợp. Tôm rảo sinh sản liên tục, quanh năm, đặc biệt rộ vào tháng 4 tới tháng 8 và tháng 10 tới tháng 11. Để bắt được tôm rảo, ngư dân Liên Vị thường cất vó, đơm lờ, lồng… Ngày nay, nhiều hộ dân ở xã Liên Vị cũng đã nuôi tôm rảo. Giá mỗi cân tôm rảo khoảng 100.000 đồng.

Tôm bò chế biến không cầu kì, nhưng để món ăn đậm đà thì đầu tiên tôm mua về phải rửa sạch, để ráo nước, kế tiếp là chuẩn bị các loại rau sống gồm có rau chuối thái mỏng, rau muống chẻ nhỏ, rau thơm, rau diếp cá, rau lá mui (mà phải là cây lá mui được trồng ở các ô đầm nuôi thuỷ sản ở Hà Nam ăn mới ngon). Lá mui ăn kèm là một loại kháng sinh rất tốt khi ăn sống hải sản. Tôm rảo sống rất khoẻ, hay nhảy tanh tách nên việc phủ một lớp rau sống lên trên là để tránh tôm nhảy ra ngoài.

Một thành phần quan trọng nữa đó là nước chua. Quả me xanh, nhỏ nấu với nước đun sôi. Khi nước me đun sôi có màu đặc quánh, chua chua là được. Lạc rang thơm, bỏ vỏ. Ớt chỉ thái nhỏ, vài tép tỏi đập dập cho vào nước mắm. Món tôm bò còn có thêm bánh đa hoặc một bát cơm nguội khi ăn kèm.

Chưa hết, thưởng thức món tôm bò cũng phải đúng cách mới ăn. Đầu tiên ta sẽ chọn hai đến ba con tôm rảo, vặt đầu bỏ vào bát, thêm vài cộng rau sống, ít lạc rang, bánh đa bẻ nhỏ rồi thêm vào bát ít cơm nguội, kế tiếp chan nước me và nước mắm tỏi, ớt tươi. Thế là bạn đã có thể thưởng thức món ăn khoái khẩu tôm bò Liên Vị rồi đấy. Con tôm cho vào miệng còn quẫy quẫy có vị cay nồng của ớt, tỏi, vị mằn mặn của mắm nguyên chất thơm nồng.

Theo amthuc365.vn

Bánh Gật Gù, Đặc Sản Tiên Yên, Quảng Ninh

Ở Quảng Ninh, cụ thể là huyện Tiên Yên có món bánh với tên rất ngộ nghĩnh đó là “bánh gật gù”, bánh này cùng với gà đồi Tiên Yên là đặc sản ngon ở nơi đây.

Về nguồn gốc cái tên của món bánh gật gù nhiều người cho biết: Trước kia tại làng Tiên Yên, một số hộ gia đình làm bánh phở bán. Do người già và trẻ con thường thích ăn bánh không nhân cuốn thành cuộn dài, bánh dẻo quẹo cứ gật lên gật xuống (như người gật cái đầu ngả nghiêng lên xuống), khi ăn chấm nước mắm thấy rất ngon miệng, nên cái tên “gật gù” mang ý nghĩa và xuất phát từ đó.

Bánh gật gù được làm từ bột gạo tẻ có bề ngoài gần giống bánh phở, bánh cuốn. Thường thì gạo được ngâm qua đêm cho ngấm đủ nước, vớt ra để ráo rồi nghiền thành bột nước. Lúc nghiền bột cho thêm một ít cơm nguội vào để khi tráng bánh vừa phồng xốp, dẻo lại vừa mềm mịn.

Cách làm bánh gật gù về hình thức giống như cách làm bánh cuốn. Cũng là bột được xay từ gạo ngon, ngâm từ trước. Bí quyết làm bánh gật gù là khi xay gạo, chủ nhà sẽ cho thêm một ít cơm nguội để bánh ngon hơn, ngoài ra, xay bột nước và xay bằng cối đá.

Tráng bánh gật gù phải là người làm quen tay mới biết cách pha bột sao cho không đặc và cũng không bị loãng quá. Múc lượng bột vừa phải đổ lên khuôn dàn bột thành hình vòng tròn dày hơn bánh cuốn, mỏng hơn bánh đa, đậy nắp lại chờ khi bánh chín sẽ nở phồng lên, dùng một ống tre lấy bánh ra cuốn thành cuộn dài.

Để bánh không bị dính sát vào nhau, người ta sẽ trải một lớp lá chuối ở dưới, sau đó thì đem cuốn lại. Vỏ bánh gật gù khi chưa cuộn có thể gợi liên tưởng tới món phở cuốn của Hà Nội. Ngoài độ dày của vỏ bánh, khác biệt chính giữa bánh gật gù và bánh cuốn là ở chỗ: bánh cuốn thì có nhân (nhân thịt, hành, mộc nhĩ…) còn bánh gật gù thì hoàn toàn không có nhân.

Bánh gật gù cũng cần nước chấm, thông thường, nước chấm làm khá cầu kì. Chưng nước mắm với mỡ gà (dùng gà đồi thả tự nhiên ở nơi đây), hành phi và cho thêm thịt băm để nước chấm đậm đà và ngon hơn. Thức ăn đi kèm là khâu nhục (thịt hầm nhừ). Nếu ăn không hết, bỏ vào tủ lạnh, hôm sau cắt thành từng miếng nhỏ rồi xào với thịt bò hoặc ăn kèm với nước ninh xương như bún và phở cũng ngon tuyệt.

Bánh gật gù mềm, mát quyện vị ngậy bùi của miếng khâu nhục, hòa lẫn với nước chấm mỡ gà đồi, ai đã ăn rồi sẽ còn muốn ăn nhiều lần nữa.

Người dân địa phương bảo, ăn bánh gật gù chẳng những ngon, bổ, mà còn là thứ thuốc giải cảm rất hữu hiệu.

Người Quảng Ninh có một quy tắc bất thành văn rất thú vị. Đó là khi ăn người chủ nhà cầm bánh lên trước chuyển động nhẹ để miếng bánh gật gù 3 cái, sau đó khách đáp lễ lại cũng làm cho bánh gật gù 3 cái rồi cả hai mới chấm nước mắm rồi cùng thưởng thức.

Chuyện Xưa Xứ Quảng:gỏi Cá Nam Ô

Gỏi cá là một món ăn tiệc tùng dân dã mà bất cứ người dân Nam Ô nào cũng biết cách làm và làm rất ngon như có bí quyết gia truyền. Món ăn dân dã này trở thành đặc sản được người Nam Ô bày tiệc đãi khách phương xa, hoặc gặp mặt hội hè…

Đánh bắt cá trên sông Cu Đê (trái) và gỏi cá Nam Ô. (Ảnh: V.T.L)

Gỏi cá Nam Ô được làm từ những loại cá nhỏ như cá ve, cá trích hay cá cơm… Chọn cá thật tươi qua công đoạn làm sạch vảy, cắt bỏ đầu, lườn, đuôi, ướp gia vị ớt, tỏi, gừng, chanh, giấm… Cá được vắt khô trộn với thính bắp thơm lựng, Cách chế biến thật lạ kỳ vì gỏi cá không được nấu chín hoặc nướng qua lửa (nhiệt) mà được làm chín bằng “hương liệu pháp” rất bí truyền. Qua chế biến, cá cho ta cái cảm giác tươi rói, ngọt ngào mà lại không còn một mảy may mùi tanh đặc trưng của cá.

Mâm gỏi cá được người Nam Ô bài trí, thoạt nhìn đã mãn nhãn lắm rồi. Trên mâm xây đầy đọt rau rừng tươi rói nhiều màu sắc, màu đỏ vàng của bông trang chen lẫn màu tím của đọt lá tiêm lang rừng, lá xoài non nõn, lá móc trộn lẫn lá đinh lăng. Kế bên là đĩa khế thái ngang thái dọc hình ngôi sao 4 cánh, chuối chát thái dài màu trắng, đĩa ớt tỏi khép nép dưới xấp bánh tráng lụa chuyên dùng cho cuốn gỏi. Mùi thơm từ một tô đầy nước chấm đã kích thích vị giác đang chờ một lời chào “khai mạc” để được cuốn ngay những cuốn gỏi cá thơm lừng. Mâm gỏi cá dân dã Nam Ô trông đẹp như một bông hoa, chân tình mến khách như con người Nam Ô vậy.

Xin mời! Một bữa gỏi cá Nam Ô đã sẵn sàng. Vị ngọt nguyên sơ của cá, quyện với mùi rau rừng tươi rói, chát chát, nồng nồng, cay cay, chua chua… cuốn tròn trong lớp áo lụa bánh tráng quyện với nước chấm… Ngon tuyệt! Những người sành ẩm thực khuyên hãy dùng chút rượu để thưởng thức đến tận cùng bữa tiệc gỏi cá, bởi uống bia đầy bụng, còn chi ngon!

Gỏi cá Nam Ô quả là một nghệ thuật ẩm thực mà các vị tiền bối, những con người sành điệu đã chế biến ra, biết chọn những loại cá luôn có sẵn trong vùng, kết hợp tài tình cá với rau rừng hái trên Hòn Phụng (còn gọi là cấm Nam Ô), biết lấy nước luộc đầu cá, lườn cá phối trộn với mè rang, đậu phộng thành một thứ nước chấm, để khi đã chấm cuốn gỏi cá thì không thể nào quên. Ăn gỏi cá Nam Ô chỉ biết no chứ không biết ớn. Sẽ thấy giải nhiệt cơ thể. Quả là điều có thật.

Người dân ở đây lại còn chế ra một món gỏi cá khác, cũng nguyên liệu ấy, cũng rau rừng ấy, nhưng cá lại không được vắt khô, không dùng thính bắp để trộn mà trộn với mè rang giã dập, phủ lên trên mặt một lớp đậu phộng rang giã dập. Loại gỏi này khi ăn không cuốn bằng bánh tráng, không chấm mà chan nước chấm vào chén, bóp nhỏ bánh tráng gạo đã nướng vào chén và ăn bằng đũa. Cách ăn gỏi này khác hoàn toàn với gỏi cá (chấm nước chấm) nói trên, gọi là “gỏi dà”. Phải chăng do ăn theo kiểu “và” vào miệng (người dân địa phương gọi là “dà”) mà gỏi đã “chết tên” từ đó?

Có lắm khách phương xa thấy món ăn lạ, sau khi thưởng thức đã ví von: Ai đã từng thưởng thức sơn hào hải vị, nếu chưa biết đến gỏi dà Nam Ô là vẫn chưa biết nhiều về nghệ thuật ẩm thực…

Chính cái sự khoái khẩu ấy đã làm cho câu chuyện ngoa truyền về món gỏi cá Nam Ô thêm thú vị.

Thời trước, gỏi cá Nam Ô là sự lựa chọn để tiến vua, gỏi được các ngự trù (người làm bếp cho vua) chế biến theo kiểu Nam Ô, gói gỏi trong bánh tráng dâng vua. Ngài ngự thưởng thức, gật gù, khen ngợi – đúng là món ăn của bậc quân vương.

Vì là món của vua nên hạng dân dã không được phép dùng… Dân bản xứ Nam Ô lại chế tác món gỏi dà để ăn cho… đỡ tủi??!!

Bữa nọ vua vi hành ngang qua vùng Nam Ô, thấy phong cảnh hữu tình, địa trạch phong nhiêu. Vua hỏi ở Nam Ô có món gì ngon? Xã quan cung kính dâng lên món gỏi dà, cách ăn là phải tự múc vào chén, tự chan nước chấm và tự và vào miệng. Trong lúc đói gặp hương vị tuyệt vời của món gỏi… Vua hỏi: Sao ngon như thế này mà không thượng tiến?!

Từ đó, món gỏi dà dân dã được thay ngôi thành gỏi cung đình và món gỏi thượng tiến trước đó lại trở về thành gỏi cá dân dã Nam Ô.

Ai tin thì tin, chuyện có thể là không có thật, nhưng đã làm vui lòng khách thương và tạo cho buổi tiệc gỏi thêm phần thú vị.

Ngày nay gỏi cá Nam Ô được nhiều người biết đến, nhiều nơi chữ “Gỏi cá Nam Ô” được các nhà hàng ẩm thực ở các vùng duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và cả thành phố Hồ Chí Minh phồn hoa đô hội cũng trưng bày chào mời.

Nhưng quả ngọt của xứ Đoài được đem về trồng ở xứ Đông đâu thể ngọt bằng trên chính quê hương của nó. Ăn một bữa gỏi cá Nam Ô trên chính đất Nam Ô không những tận hưởng được vị ngon của nó mà còn cảm nhận được lòng hiếu khách chân tình của con người nơi này, được gửi gắm trong một bữa gỏi cá dân dã khi đãi khách phương xa.

Lẩu Cá Khoai Quảng Bình Món Ngon Du Lịch Quảng Bình Nên Ăn

Món ngon du lịch Quảng Bình phải thưởng thức đó là lẩu cá khoai. Món ăn ngon tại Quảng Bình này không phải khi nào cũng có, nếu muốn ăn được lẫu ngon, du khách phải đợi đến đúng mùa. Vì cá khoai chỉ có vào mùa đông, thế nên lẩu cá khoai trong mùa này càng thêm ngon đến lạ lùng. Cá khoai được chọn để nấu lẩu luôn là những con cá tươi nhất, dày thịt nhất. Cá sẽ được làm sạch ruột, bỏ đầu, bỏ đuôi có thể để nguyên con hoặc cắt khúc tuỳ ý, rồi ướp chút gia vị như muối, tiêu hoặc ớt, cùng cây nén đã cắt nhỏ.

MÓN ĂN NGON DU LỊCH QUẢNG BÌNH NÊN BIẾT.

Lẩu cá khoai không phải khi nào cũng có, nếu muốn ăn được lẫu ngon, du khách phải đợi đến đúng mùa. Vì cá khoai chỉ có vào mùa đông, thế nên lẩu cá khoai trong mùa này càng thêm ngon đến lạ lùng. Những chú cá khoai được chọn để nấu lẩu luôn là những con cá tươi nhất, dày thịt nhất. Cá sẽ được làm sạch ruột, bỏ đầu, bỏ đuôi có thể để nguyên con hoặc cắt khúc tuỳ ý, rồi ướp chút gia vị như muối, tiêu hoặc ớt, cùng cây nén đã cắt nhỏ.

Nước lẩu cá khoai có các thành phần nguyên liệu thông dụng như cà chua, nước cốt me, khế chua, dưa cải, măng chua, nấm,..và sẽ được nêm nếm sao cho thật vừa miệng. Khi nước lẩu sôi thì nhúng cá vào chín tới vớt ra liền, thưởng thức ngay khi còn nóng để vị ngọt của cá còn nguyên và thịt cá không bị nát hay bị tanh.

Lẩu cá khoai thường được ăn kèm với bún và một vài loại rây xanh như rau cải hay tàu bay. Đơn giản đến như vậy, những chính vị ngon của cá khoai nơi đây, vị cây nén không thể thiếu và cả sự chân chất, đậm đà trong cách nêm nếm gia vị theo kiểu rất địa phương, đã tạo nên một món lẩu cá khoai vô cùng đặc biệt khiến du khách khó lòng mà quên được.

Còn gì tuyệt vời bằng khi cùng những người thân của mình ngồi bên nồi lẩu đang nóng hổi, thưởng thức hương vị tuyệt vời của món ngon này nhỉ?

Để thưởng thức trải nghiệm trọn vẹn những món ăn ngon tại Quảng Bình quý khách nên đồng hành cùng D2Tour qua bộ chương trình tour du lịch Quảng Bình từ Hải Phòng được nhiều du khách chọn lựa: https://dulichhaiphongdanang.com/tour-hai-phong-quang-binh

Cá Sủ Sao, Hải Sản Quảng Ninh, Hải Sản Tươi Sống, Hải Sản An Toàn

Cá Sủ Sao là loài cá lớn, mõm nhọn, miệng rộng, hàm dưới kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt, răng khoẻ, vây lưng dài thuộc họ nhà cá Vược. Cá có màu trắng bạc và trắng phớt hồng, phần đầu và lưng có màu xanh xám hoặc xám sáng tuỳ vào môi trường sinh thái nơi cá sống, miệng cá màu vàng nghệ đặc trưng.

Về dinh dưỡng, thịt cá sủ có mùi vị thơm ngon, vị ngọt rất dai và có hàm lượng dinh dưỡng cao rất tốt cho người bị bệnh và trẻ em. Phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh mà được ăn thịt cá sủ sẽ giúp cơ thể bổ sung nhiều dinh dưỡng.

Cá Sủ Sao chế biến nhiều cách để ăn ngon nhất nhưng tiêu biểu để chế biến đơn giản mà ngon nhất là cắt lát mỏng để nướng, chiên, hoặc sốt cà chua, đặc biệt món cá hấp me chua hoặc hấp bia rất ngon mà vẫn giữ nguyên mùi vị cá. Tính bổ dưỡng của nó được ví ngang như nhân sâm, có tác dụng bổ gan, bổ thận.

MÓN NGON TỪ CÁ SỦ SAO

1. Cá Sủ Sao hấp xì dầu

a, Nguyên liệu

– Cá Sủ Sao chọn con từ 2kg trở lên

– Gừng: Rửa sạch, cạo vỏ, thái sợi

– Hành lá

– Thì là

– Tỏi

– Cỏ xả

– Cà chua 2 củ

– Muối, hạt nêm, đường

– Quả Khế thái ngang

b, Cách làm:

– Cá Sủ Sao sơ chế làm sạch sau đó dùng khăn lau khô rồi ướp với gia vị 2 thìa nhỏ muối, 1 thìa hạt nêm trong khoảng 15 phút

– Pha 2 muỗng canh lớn xì dầu và 2 muỗng canh nước tinh khiết cùng 1/3 muỗng cà phê đường mía trắng rồi khuấy tan

– Cho Cà chua, hành tây, khế sau đó đặt Cá Sủ Sao lên trên và cho vào nôi hấp khoảng 10 phút. Tưới xì dầu đã pha đều lên Cá Sủ Sao. Rắc Gừng lên Cá để có mùi thơm và tiếp tục hấp khoảng 5 phút nữa.

– Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo đun nóng thêm tỏi cắt nhỏ vào xào thơm. Sau đó, rưới đều lên mặt cá cho cá bóng và đẹp hơn. Sau đó rắc thêm thì là, hành lá vào Cá Sủ Sao là được món Cá hấp ngon.

2. Cá sủ nướng

a, Nguyên liệu:

– Cá sủ 1 con

– Đường 1 muỗng canh

– Tỏi, bằm nhỏ 1 củ

– Hành khô, bằm nhỏ 3 củ

– Giềng 100gr

– Nghệ, bằm nhỏ 1 củ

– Ớt bột 1 muỗng cà phê

– Mẻ 1 muỗng canh

– Dầu ăn 1 muỗng canh

– Mắm tôm 1 muỗng cà phê

– Than hoa 200gr

b, Chế biến:

– Cá sủ xơ chế sạch, xẻ lưng, lọc bỏ xương, khía vảy rồng trong mình thịt cá. Mẻ hòa ít nước lạnh, lọc lấy nước.

– Trộn đều tỏi, hành khô, ớt bột, nghệ, giềng, mắm tôm, nước mẻ, đường, dầu ăn rồi ướp vào cá khoảng 10 phút cho ngấm.

– Bày cá vào vỉ nướng, nướng trên bếp than hoa cho đến khi chín vàng đều cả các mặt. Món này cuốn với rau sống, khế, chuối xanh và bún.

Địa chỉ: Cửa hàng hải sản Quảng Ninh, Số 26, ngách 8/11/36/105 Lê Quang Đạo, tổ 5, Phú Đô, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Điện thoại: 097 113 88 89 – 0916 695 087

Facebook: https://www.facebook.com/haisanquangninh.org

Website : http://haisanquangninh.org

Email : haisanquangninh.org@gmail.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Gỏi Tôm Bò Quảng Yên Quảng Ninh trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!