Bạn đang xem bài viết Ghé Nghệ An Thưởng Thức Đặc Sản Thịt Chuột Yên Thành được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chẳng biết tự bao giờ, món đặc sản thịt chuột đồng được người dân vùng quê lúa chiêm trũng Yên Thành duy trì và gìn giữ cái nghề săn món đặc sản này suốt nhiều đời qua.
Từ tháng 10 âm lịch cho đến lúc tiết trời chuẩn bị sang Xuân, người dân các xã Mã Thành, Đức Thành, Phúc Thành…của huyện Yên Thành lại í ới nhau đi săn chuột đồng. Họ bắt chuột để bảo vệ mùa màng và cũng nhằm mục đích về chế biến thành đặc sản.
Chẳng cần công nghệ tinh vi, với cuốc, thuổng trên tay, lớp trẻ đang học cấp 2, cấp 3 có thể tranh thủ đi săn bắt chuột ở những cánh đồng ruộng lúa đã gặt hái xong. Theo các thợ nghề lâu năm trong làng săn chuột đồng Đức Thành, thời điểm này thịt chuột sẽ săn chắc, béo ngậy và thường dễ bắt vì mùa màng đã gặt hái xong.
Để bắt chuột, theo kinh nghiệm trong nghề là phải chọn được vùng cù lao giữa chiêm trũng để lần theo “dấu vết, con đường” mà chuột đồng thường làm tổ để tổ chức bao vây. Bởi những cù lao là nơi chuột đồng thường trú ngụ, làm tổ “ngủ đông” sau khi mùa lúa chín đã gặt hái xong.
Với công cụ làm nông, mỗi ngày, người dân ở đây có thể bắt được từ 10-30 con chuột đồng trưởng thành, mỗi con có trọng lượng khoảng 500-700g đem về. Mỗi kg chuột đồng, thương lái thu mua với giá tầm 100.000 -150.000 đồng/kg tùy loại.
Mùa hanh hao cũng là thời điểm người dân Yên Thành tổ chức đi săn chuột đồng sau khi xong mùa vụ. Tiếng gọi nhau í ới của người thợ săn, âm thanh lít nhít từ những con chuột bị bắt cho vào lồng khiến cả vùng quê như vào mùa trẩy hội.
Anh Thành (30 tuổi), một thợ săn chuột đồng chuyên nghiệp ở xã Đức Thành cho biết, để bắt được nhiều “chiến lợi phẩm” phải có kinh nghiệm. Bởi dân địa phương ở đây không phải ai cũng biết cách để xác định đúng vị trí chuột ẩn nấp mà phải chọn được vùng đất, vùng tổ của chuột đồng thường lui tới.
“Nhiều năm quê hay có lũ lụt quét qua thì chuột đồng cũng không thể bám trụ được ở bờ cao nên thường dẫn nhau đến những cù lao giữa cánh đồng để trú ngụ. Còn mùa hạn thì dọc mép sông, kênh mương, chuột đến để đào hang, làm tổ để thuận tiện việc kiếm thức ăn là tôm, cá, cua…nên thường chắc thịt. Chuột đồng có thể săn bắt được quanh năm nhưng để chất lượng hơn thì phải từ tháng 10 âm lịch trở đi cho đến áp Tết rồi hết tháng 3 âm năm sau, chuột đồng mới lên hương được.
Bởi mùa này, chuột thường ở lỗ, nằm hang ít đi lại nên con nào cũng to, săn chắc. Và, người đi săn phải đi chân đất, nếu nghe tiếng động nó sẽ chạy ngay.
Chính vì vậy, vào thời điểm gần Tết, người dân ở đây thường hò nhau đi bắt chuột ngoài đồng về chế biến thành món đặc sản phục vụ nhu cầu thực phẩm cho bữa ăn” – anh Thành nói.
Theo tác giả Vũ Bằng trong cuốn “Món lạ miền Nam” đã viết rằng “thịt chuột không phải là thứ ăn chơi ăn bời nhưng là một thực phẩm gia dụng, một món ăn được nhiều người ưa chuộng và ca tụng hơn cả thịt gà, thịt vịt, thịt rừng, thịt chó”.
Còn trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài cũng nói đến món canh cải nấu thịt chuột của cặp vợ chồng này đến nay vẫn còn lưu truyền.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay chuột đồng là loại động vật có thể ăn được, thậm chí còn rất giàu dinh dưỡng, không khác gà, lợn, bò… Đây là món ăn lành, không gây dị ứng nếu được chế biến đảm bảo vệ sinh.
Ngược dòng lịch sử, ở Trung Hoa thời Từ Hy Thái Hậu đã dùng thịt chuột bao tử trong lễ chiêu đãi liên quân 8 nước với tư cách là 1 trong 7 món ăn đặc biệt nhất trong số 140 món ăn được giới thiệu suốt 7 ngày đêm.
Dọc dài đường thiên lý Bắc – Nam của nước ta, thịt chuột đồng được truyền tai nhau trong các giai thoại về văn hóa ẩm thực từ xưa tới nay. Và, đây cũng là nguồn thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn sau khi hui trên lửa rơm như: Nướng than hoa, hấp lá chanh, chiên giòn, nấu giả cầy, băm nhỏ xào rim xúc bánh đa…cùng gia vị tiêu, chanh, muối, ớt.
Thậm chí, các tỉnh vùng đồng bằng Sông Cửu Long, họ coi thịt chuột đồng là thứ hàng hóa bán buôn luôn đắt hàng mỗi dịp lễ, Tết được chế biến thành 16 món như xối mỡ, xé phay, khìa nước dừa, kho tàu đến chuột quay lu… Đặc biệt, ở vùng này, thịt chuột được đặt cho cái tên rất tò mò đó là món “Trinh nữ kén chồng” khiến dân nhậu thập phương rất thích thú.
Theo các “đầu bếp làng” có kinh nghiệm chế biến món thịt chuột thì để làm được món ăn độc đáo này cũng lắm công phu. Đó là làm sạch chuột bằng cách bỏ đầu, lột da, bóc bỏ nội tạng và bộ phận bài tiết gồm hạch ở bẹn của hai đùi sau rồi rửa sạch rửa sạch. Tiếp đến dùng tre hoặc trúc chẻ thành que làm gắp nướng trên than củi, thớ thịt chuột sẽ tươm mỡ, cháy xèo xèo.
Còn người dân địa phương cho rằng, từ lâu, huyện Yên Thành từ lâu được nhiều người gắn cho cái mác “dân thịt chuột”, vì nơi đây được xem như vựa lúa lớn nhất tỉnh Nghệ An bởi cứ sau mùa gặt lại kéo nhau ra đồng săn chuột về ăn.
Với người dân Yên Thành, món đặc sản này chưa phát triển thành hàng hóa phổ biến nhưng khi vào dịp cuối Hạ, lập Đông gối vụ, thịt chuột đồng lại râm ran ở khắp làng quê lúa.
Dịp Tết, người dân địa phương cũng thường dự trữ thịt chuột đồng để đưa ra chế biến bày mâm cỗ mời mọi người. Với họ, dịp này cũng là cơ hội để khẳng định nhà mình có “mâm cao cỗ đầy” hay không nếu thiếu món thịt chuột thì chẳng thành đại tiệc trong ngày Tết đến, Xuân về.
Tác giả: Ngọc Thái (Yên Thành, Nghệ An)
Món Thịt Chuột Đặc Sản Của Người Làng Giống
Cảnh mua bán chuột đồng đã sơ chế tấp nập ở ngã ba đầu chợ làng Giống. Khi nói về món ăn này, người dân cho biết có hương vị thơm ngon không kém các loại thịt gia súc phổ thông khác.
Những “thợ săn” ở làng đi bắt chuột đồng bắt đầu từ tháng 5 Âm lịch và kéo dài đến Tết Nguyên đán, chủ yếu vào cuối vụ gặt khi cánh đồng còn trơ gốc rạ. Thời kỳ này chuột béo do được ăn lúa thóc trên cánh đồng.
Chuột bắt về phải còn tươi sống, sau đó dội nước sôi khoảng 70 độ C để làm sạch lông. Nếu nước quá nóng sẽ làm tuột da chuột, khó chế biến. Chuột bắt về thường được phân thành 2 loại, loại có màu lông vàng từ 2 – 3 lạng và loại lông đen người dân gọi là “chuột cống” trọng lượng từ 5 – 7 lạng. “Chuột cống” này là chuột to sống ở đồng ruộng không phải loại chui lủi quanh cống rãnh hôi thối các khu dân cư.
Quy trình sơ chế khá đơn giản, sau khi làm sạch lông, chuột được đem thui bằng rơm nếp, mổ bỏ ruột, giữ lại gan. Đầu, 4 chân và đuôi cũng bị cắt bỏ.
Thông thường người thợ bắt chuột đi từ 5h sáng đến khoảng 13h mới về. Chuột được sơ chế ngay sau đó để vừa tươi ngon và kịp mang ra chợ bán buổi chiều.
Ở làng Giống, người thợ bắt chuột đi khắp các cánh đồng để săn, có nhiều khi sang cả các vùng lân cận như Hà Nam, Bắc Ninh.
Anh Nguyễn Văn Quân và bộ đồ nghề bắt chuột tự chế của mình. Người làng Giống bắt chuột mà không dùng tới chó, họ tìm hang chuột rồi đặt rọ vào các cửa hang sau đó dùng cuốc bới dần, chuột chạy tự chui vào rọ.
Trung bình anh Quân bắt một buổi được khoảng 20 kg chuột đồng, các “đồng nghiệp” của anh ở làng Giống cũng có sản lượng tương tự. Chuột sau khi được sơ chế bán tại chỗ với giá 150 nghìn/kg nguyên con chưa mổ.
Anh Nguyễn Văn Đoàn cũng là một thợ bắt chuột có thâm niên ở làng Giống. Thường gia đình anh sau khi sơ chế bán hết ngay tại nhà, khách muốn ăn phải đặt trước mới còn.
Theo người dân ở đây, thịt chuột thông thường được chế biến thành 3 món: giả cầy, luộc, quay. Thịt chuột đồng ăn không bị mùi hôi, hương vị sau chế biến thành món ăn lên đĩa cũng khá hấp dẫn và khác biệt.
Người dân làng Giống cho biết một tuần mà không có bữa thịt chuột thì lại cảm thấy thòm thèm, nhớ nhớ…
Thưởng Thức Đặc Sản Gà Ác Nướng Mật Ong Sapa
người ta hay nghĩ đến những phong cảnh tuyệt đẹp chìm trong sương mù, những bản làng với truyền thống văn hóa độc đáo và các món ăn ngon hấp dẫn như thịt trâu gác bếp, lợn cắp nách, cá suối, cá hồi, rau cải mèo…
Trong số các món đặc sản Sapa hấp dẫn nhất, một trong những món để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng du khách không thể không kể đến là gà ác nướng mật ong mà bất kỳ du khách đi cũng đều phải nếm thử.
Gà ác (gà đen) có gì đặc biệt?
Gà ác hay còn gọi là gà đen là một giống gà nhỏ ít gặp ở miền Bắc. Mỗi con gà khi trưởng thành chỉ nặng trên dưới 1kg và có làn da đen sì y như cái tên. Thịt gà ác là một trong những loại thịt gà đặc sản, có chất lượng tuyệt vời, khi chế biến thành các món ăn rất thơm, dai và giòn. Gà ác có thể chế biến thành nhiều món như rán, xào, hấp, luộc… song ngon nhất vẫn là gà ác nướng mật ong. Gà ác không chỉ là một món đặc sản mà nó còn là một món ăn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng chữa một số bệnh. Chính vì vậy, đến Sapa du lịch bạn không thể bỏ qua cơ hội được thưởng thức loại đặc sản này.
Chế biến món gà ác nướng mật ong Sapa Lào Cai như thế nào?
Tẩm mật ong vào thịt gà có vẻ như là một công việc dễ làm nhưng đây là là một khâu cực kỳ công phu, đòi hỏi kinh nghiệm và sự tỉ mỉ của người làm để có được vị đậm đà, thơm lừng của mật ong. Nếu cho quá ít mật ong thì thịt gà không thơm còn nếu tẩm quá nhiều thì món thịt gà sẽ bị cháy, đắng rất khó ăn. Có thể nhồi thêm vào bụng con gà hỗn hợp nhân gồm thịt nạc xay nhuyễn, nấm hương, mộc nhĩ, hạt tiêu, gia vị… rồi đem nướng tạo mùi thơm từ bên trong. Gà ác nướng xong còn nóng hổi vừa thổi vừa ăn với lá bạc hà chấm muối tiêu vắt chanh ngon khó cưỡng lại. Để có được một chuyến du lịch Sapa trọn vẹn thì du khách nên thưởng thức món ăn ngon này, vừa để thỏa mãn cái dạ dày đang sôi réo, vừa để tìm hiểu thêm về ẩm thực Sapa.
Bạn có thể thưởng thức gà ác tại hầu hết các quán ăn tại bất cứ điểm du lịch Sapa nàohoặc thưởng thức tại con phố nướng Hàm Rồng với tất tần tật các đặc sản Sapa “nướng”.
Ngoài việc được thưởng thức những món ăn ngon thì còn vô vàn những lý do khiến bạn muốn đi du lịch Sapa ngay lập tức. Nếu bạn chưa biết hè này nên đi đâu để có được một kỳ nghỉ thú vị thì hãy chọn du lịch Sapa, chắc chắn bạn sẽ không phải hối hận.
Thưởng Thức Lẩu Gà Khô Cay Đặc Sản H’Mông Ngon Nhất Đà Lạt
Giá khuyến mại: 200.000đ/lẩu
Mùa này thì ăn gì cho hợp lý ở xứ lạnh Đà lạt, chỉ có thể là món Lẩu gà khô cay ấm nóng tê tê đặc biệt. Món lẩu này ăn lại càng ngon hơn khi thưởng thức trong tiết trời gió lạnh ở phố núi. Bạn đừng ngại trời lạnh, trời mưa mà bỏ quên cơ hội thưởng thức đặc sản H’mông có một không hai này.
là món ăn bạn nhất định phải thử khi đến H’Mông Quán Đà Lạt, đây là niềm tự hào của dân tộc H’Mông bên cạnh món Thắng cố. Sự kết hợp giữa các loại gia vị rừng cao cấp sẽ làm bạn quên mất cảm giác lạnh lẽo bằng lửa cay âm ỉ trong khoang miệng của bạn. Đặc biệt, lửa cay ấy không đến từ ớt mà từ hạt tê, nên cảm giác cay không làm bạn khó chịu hay gắt lưỡi, ngược lại nó gây cay tê tê rất thú vị, mọi người ai cũng ăn được.
Thịt gà sử dụng làm nguyên liệu chính của món này đến từ ngay vườn sau của quán, gà được nuôi thả bộ, ăn đến đâu làm đến đó. Do đó, thịt gà tại quán rất thơm và chắc, không bị bở như các loại gà kiểu công nghiệp khác. Thịt gà được kết hợp với 18 hương liệu đặc biệt rất hiếm có, đặc biệt là hạt mắc khén. Mắc khén được mệnh danh là “vua” gia vị Tây Bắc, mang lại hương vị đặc trưng khó cưỡng, một lần ăn trăm lần ghiền. Đây cũng chính là sự khác biệt so với lẩu gà khô Trung Quốc, lẩu gà Trung Quốc cay rất nồng và khó ăn đối với người không ăn cay được.
a Cách làm món lẩu gà khô này không hề đơn giản. Thịt gà và các loại dược liệu, gia vị được xào nấu theo đúng truyền thống của đồng bào H’mông. Sai một bước là vị sẽ khác đi ngay, do đó các đầu bếp củ H’mông quán luôn phải thực hiện chuẩn xác để cho ra lò nồi lẩu gà khô cay ngon đúng điệu.
Một sự độc đáo nữa đến từ cách ăn của loại lẩu gà khô này. Bạn có thể ăn một nồi lẩu đến hai lần, mỗi lần một vị khác nhau nên sẽ không hề bị ngán. Lẩu gồm hai giai đoạn đó là ăn khô và ăn lẩu nước. Một món vừa đóng vai trò khai vị vừa là món chính, mua một được hai.
Đầu tiên, khi chảo lẩu vừa được bưng ra, bạn nên để lửa riu riu và thưởng thức những miếng thịt gà thơm ngon nóng hổi. Bên cạnh đó còn có những món khác như khoai tây, ngó sen được thấm đậm vị hạt tê và vị ngọt thịt. Giữa không gian nghi ngút hương thơm của nồi lẩu gà, kết hợp không khí lạnh Đà Lạt bao phủ thì vô cùng hợp lý để thưởng thức món ăn này với bạn vè, gia đình. Bạn có thể ăn kèm với bánh mì, chấm với nước sốt lẩu gà ngon hết sảy, ăn như cà ri gà nhưng vị đặc biệt hơn nhiều.
Sau khi thưởng thức thỏa thích những miếng thịt gà đượm hương vị hạt tê cay cay, bạn bỏ nước lẩu được hầm từ xương ngựa vào nồi cho ngập thịt. Bạn cho thêm các loại rau, nấm ăn kèm vào nồi lẩu đợi chín tới rồi thưởng thức như lẩu truyền thống. Đến giai đoạn này, nước lẩu không bị mất vị tê cay đặc trưng ngon khó cưỡng, ngược lại còn ngon hơn nhờ vị ngọt từ rau củ tiết ra kết hợp với vị thịt sẵn có. Một trải nghiệm vô cùng khó quên và thú vị, không giống như các món lẩu thông thường khác ở xứ sở sương mù Đà Lạt.
Bạn có thể nhấp vài ly rượu cao ngựa đặc sản H’mông tại quán kết hợp với món lẩu gà khô cay để thưởng thức đúng điệu bản sắc H’mông. Mặc dù chỉ là nồi lẩu đơn giản thôi nhưng chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm không bao giờ quên khi đến Đà Lạt.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ghé Nghệ An Thưởng Thức Đặc Sản Thịt Chuột Yên Thành trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!