Xu Hướng 6/2023 # Đặc Sản Món Nướng Trong Ẩm Thực Thái Điện Biên,Dac San Mon Nuong Trong Am Thuc Thai Dien Bien # Top 12 View | Jbth.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Đặc Sản Món Nướng Trong Ẩm Thực Thái Điện Biên,Dac San Mon Nuong Trong Am Thuc Thai Dien Bien # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Đặc Sản Món Nướng Trong Ẩm Thực Thái Điện Biên,Dac San Mon Nuong Trong Am Thuc Thai Dien Bien được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đặc Sản Món Nướng Trong Ẩm Thực Thái Điện Biên

Món nướng là một nét văn hóa ẩm thực đặc trưng nổi bật của đồng bào người Thái tại Điện Biên. Nếu bạn đã có dịp khám phá mảnh đất du lịch Điện Biên thì hãy thử một lần được thưởng thức những món nướng nơi đây.

Lạp Xưởng Ngon Trứ Danh Đất Tây Bắc

Trong rất nhiều các món ăn mang hương vị đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái Điện Biên thì các món nướng được ưa chuộng nhất trong mâm cỗ của người Thái Mường Thanh xưa, được gìn giữ và lưu truyền cho tới ngày nay. Đa phần các món nướng đều mang hương vị đặc trưng của đồng bào Thái ở vùng núi cao với những hương vị rất riêng, được chế biến từ những nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên hoặc những sản vật do chính đôi bàn tay cần cù, chất phát của bà con làm ra.

Nổi bật nhất trong các món nướng phải kể tới đầu tiên là món cá nướng “pa pỉnh tộp”. Trong tiếng Thái, “pỉnh” có nghĩa là nướng, còn “tộp” là uốn, vì vậy đây chính là món cá được gập đôi lại và nướng chín.

Điểm hấp dẫn của món cá này chính là cách chế biến và gia vị tạo mùi thơm và hương vị của của món ăn. Món “pa pỉnh tộp” thường dùng các loại cá to, như: chép, trôi, trắm… mổ lưng, để ráo nước, xoa một lớp muối rang nổ. Phần nhân được làm từ nhiều loại gia vị: sả, ớt, rau thơm, mùi tàu… Tất cả được rửa sạch, băm nhỏ trộn với nhau, nêm mắm, muối, mỳ chính theo ước lượng vừa ăn.

Cá chín vàng đều hấp dẫn, nâng chén rượu để “au hẻng – cạn chén”, “hảo hặn – chúc sức khoẻ” và bắt tay nhau thật chặt, một phong tục đẹp thể hiện sự thân thiện, hiếu khách của người dân tộc Thái nơi đây. Cá pỉnh tộp đạt yêu cầu phải đảm bảo bên ngoài không bị cháy, có màu vàng cam bắt mắt, thịt cá chín đều, nhân có mùi thơm. Khi ăn, cá được bày nguyên trên đĩa mà không gỡ phần đã gập. Người ăn sẽ từ từ thưởng thức món cá nướng từ phần thịt giòn ngọt bên ngoài đến phần nhân bên trong có hương thơm đậm đà và hương vị thì đặc biệt đến khó tả.

Đặc biệt, với nguyên liệu là cá, người Thái có thể chế biến ra nhiều món ăn khác nhau, đặc trưng và ngon. Điển hình như: “pà mọ”, “pa giảng”… Do dặc thù vùng cao, người Thái thường để dành cá sấy trong bếp, khi nhà có khách, chưa làm kịp món ăn thì bỏ cá ra nướng lại cho thơm và thưởng thức.

Đối với người Thái, rêu là món ăn dành cho khách quý, có nhiều cách chế biến loại nguyên liệu này nhưng độc đáo nhất vẫn là rêu trộn với các loại gia vị rồi đem nướng hay còn gọi là món “cay pho” (rêu nướng). Bên cạnh đó, do cuộc sống gắn liền với sông, suối nên người Thái thường lấy rêu từ những con suối trong.

Sau khi làm sạch rêu, người Thái thường trộn hạt sẻn, hạt dổi, hạt mắc khén (những thứ hạt tiêu rừng thú vị) cùng ớt, tỏi, gừng, củ xả, lá chanh, rồi thêm ít thịt mỡ. Sau đó, người Thái lại dùng lá dong được rửa sạch để gói rêu và gia vị, buộc lạt tre túm hai đầu, bẻ quặt hai mép lá lại thành cái hình khum khum treo trên một thanh nẹp tre. Đem tất cả vùi vào trong tro ấm. Không than, không lửa, cũng không hơ khói. Bao giờ lá dong cháy tý tách, thì lôi thanh tre ra, hơ cả gói rêu nướng trên than hoa.

Lá rong cháy đến lớp trong cùng, mỡ và nước xanh thơm mát của rêu suối rỉ ra, thì bày ra đĩa. Khi ăn, mở gói lá dong ra, mùi mắc khén, hạt sẻn và mấy chục thứ gia vị cùng ngạt ngào, còn rêu vẫn mát lịm, thanh tao.

Một món ăn khác cũng được làm từ rêu, thú vị chẳng kém, là món “cay pỉnh”. Người ta đem nguyên liệu rêu và gia vị gói bằng lá lốt hoặc lá chanh. Kẹp các gói nhỏ trên thanh tre tươi trẻ đôi, nướng giòn. Sau khi rêu chín thì cho vào rán với mỡ lợn. Món ăn dùng để nhắm rượu. Thả một chút “cay pỉnh” vào miệng, chiêu ít rượu, vị rêu tan chảy thơm ngon lạ lùng.

Những món ăn đặc sản của người Thái Điện Biên không chỉ có hương vị đặc biệt thơm ngon, níu chân du khách gần xa, mà nó còn thể hiện nét văn hóa đặc sắc của người dân tộc bản địa.

Cách Thưởng Thức Món Cá Sống Trong Văn Hóa Ẩm Thực Nhật Bản

Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản có lẽ không ai có thể quên được món ăn đặc trưng nơi đây, đó chính là món cá sống, được chế biến thành món ăn với tên gọi sushi và sashimi, đây được xem là món ăn truyền thống không thể thiếu trong bữa cơm của người Nhật. Nói đến cá sống chắc có lẽ ai cũng ngại thử vì sợ các loại dịch bệnh mà điển hình là đau bụng, và đặc biệt thành phần trong cá sống khi ăn có ảnh hưởng đến gan, hiểu được những điều đó người Nhật đã chế biến ra những phụ liệu kèm theo để món ăn được an toàn và ngon hơn khi thưởng thức.

Với cá còn đủ tươi ngon, người Nhật thích thái lát mỏng để ăn sống. Điển hình của điều đó là món Sashimi. Sashimi là món ăn truyền thống, món ăn đầu tiên trong mỗi bữa ăn của người Nhật. Sashimi có thể dịch ra tiếng Việt là “xẻo thân”, tức là món ăn được làm từ những lát cá thái mỏng rất đẹp mắt. Món này thường được dùng với cơm và một chén súp Miso, ăn với xì dầu (soy – sauce) và cây cải ngựa băm nhỏ (wasabi).

Cách thưởng thức món cá sống trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Ăn không chỉ đơn giản là ăn mà ăn cũng là một nghệ thuật và thưởng thức món ăn như thế nào cho đúng cách là điều không hề dễ. Và đối với món cá sống ở Nhật Bản cũng vậy, ăn đúng cách sẽ giúp món ăn thêm đậm đà hơn.

Như chúng ta đã biết, bất kể món ăn nào khi dùng sống cũng đều có những phụ liệu đi kèm, bởi thức ăn chưa qua chế biến thường có những vi khuẩn đáng chú ý, vì vậy để đảm bảo thức ăn vừa ngon, hợp vệ sinh món cá sống ở nhật thường được ăn theo kiểu Sushi – món ăn kèm với cơm, rau và một vài gia vị khác. Và sashimi là cắt thịt tươi sống ra để ăn, thịt cá tươi này ngay sau khi bắt được cá, người dân dùng đinh nhọn đâm xuyên óc làm chúng chết ngay lập tức, sau đó xếp vào đá xay. Quá trình này gọi là Ike jime. Vì cá chết quá nhanh nên thịt chỉ chứa một lượng rất nhỏ axit lactic. Do đó thịt cá ướp đá sẽ giữ tuơi được khoảng 10 ngày mà không bị ươn.

Để hạn chế chất độc trong cá biển, người dân Nhật Bản có thói quen sử dụng wasabia (hay còn gọi là mù tạt thiên nhiên) khi ăn sushi, sashimi cũng như nhiều món cá sống khác. Ngoài việc gia tăng huơng vị, đây còn là một loại dược liệu có tính khử độc cao, bởi chúng có khả năng giúp diệt vi khuẩn có hại, các loại ký sinh trùng.

Món Pả Pỉnh Tộp Đặc Sản Người Thái Tây Bắc

Pả Pỉnh Tộp là món ăn đặc sản của người Thái vùng Tây Bắc, các vùng như: Sơn La, Điện Biên, Lai Châu là những nơi chế biến được món này ngon và đặc sắc nhất. Món pả pỉnh tộp đặc sản người Thái Tây Bắc có hương vị rất ngon, bên trong món ăn này cũng có ý nghĩa rất đặc biệt.

Pả theo tiếng Thái có nghĩa là “cá”; pỉnh tộp có nghĩa là ” nướng khô”, nướng cho ráo nước. Pả Pỉnh Tộp được chế biến khi con cá đã mổ bỏ hết nội tạng, sau đó gập lại để nướng, cho nên thường được làm từ những con cá suối, cá chép, cá trôi, cá trắm… sống ở vùng lòng hồ sông Đà hay được nuôi ở ao, hồ tại các bản làng.

Để làm món pả pỉnh tộp ngoài việc kỹ lưỡng trong khâu chế biến thì việc chọn nguyên liệu cũng là một yếu tố quan trọng để món ăn trở nên ngon và đúng hương vị.

Món pả pỉnh tộp đặc sản chỉ có ở Tây Bắc

Nguyên liệu làm cá nướng Pa Pỉnh Tộp

Cá chép (cá rô, cá trắm): 1 con

Hành củ

Hành lá

Rau húng

Sả

Ớt

Gừng

Bột giềng

Thính gạo

Gia vị: Hạt mắc khén, muối, mì chính, bột canh

Nhắm Rượu Hang Chú với pả pỉnh tộp thơm ngon, hấp dẫn.

Tùy theo khẩu vị và số lượng người ăn mà các nguyên liệu được chuẩn bị sao cho phù hợp. Với việc chọn nguyên liệu thì không có công thức nào cụ thể mà được tìm kiếm và chuẩn bị sao cho đúng với hương vị người dùng.

Pả Pỉnh Tộp bán tại Ẩm thực Tây Bắc

Cách làm món cá nướng mắc khén Pả Pỉnh Tộp

Đầu tiên là công đoạn sơ chế nguyên liệu. Băm nhuyễn gừng, sả, ớt, hành củ, hành lá, rau thơm sau đó trộn đều cùng muối, mì chính, bột canh, mắc khén thành hỗn hợp. Tiếp đến làm sạch vảy rồi mổ cá. Thông thường khi làm món pả pỉnh tộp người đồng bào thường mổ cá dọc theo sống lưng để cá dễ gập úp lại. Cách mổ này cũng đơn giản hơn và tránh gây vỡ mật của cá làm đắng món ăn. Sau khi rạch mổ cá thì dùng dao săc xẻ dọc từ phần đầu cá đến đuôi. Loại bỏ phần ruột cá phải khéo léo để không phải rửa lại bằng nước sạch tránh làm mất đi vị ngọt của cá. Ở nhiều nơi người ta thường khía trên mình cá, nhưng với món cá này thì không nên, bởi như vậy khi nướng sẽ khiến mất đi lơp thịt bên ngoài cá.

Lưu ý khi mổ cá: Phải lựa chọn dao thật sắc để tránh bị thịt cá bị nát.

Tiếp theo là đến quy trình ướp cá. Sau khi mổ cá, ướp cùng với gừng, sả, ớt, hành củ, hành lá, hạt mắc khén các loại gia vị như hỗn hợp đã chuẩn bị ở trên. Xoa nhẹ nhàng gia vị từ trong ra ngoài để gia vị ngấm đều vào mình cá, còn thừa gia vị thì để luôn ở bụng cá, như vậy khi nướng sẽ thơm hơn và không lãng phí gia vị.

Pả Pỉnh Tộp được tẩm ướp các loại gia vị của Tây Bắc

Tiếp đến là công đoạn nướng cá. Khi cá được ướp xong thì gập đôi mình cá làm sao để gia vị bên trong bụng cá không bị rơi ra, gập theo chiều ngang lại và kẹp bằng các thanh tre hoặc kẹp bằng vỉ. Sau đó đem nướng trên than củi đã nóng. Khi thấy cá thơm, da cá đã vàng thì cá đã chín rồi.

Lưu ý khi nướng cá: Bạn nên để lửa than vừa đều và nhỏ để cá được chín đều và ngấm, tránh cá bị cháy mà bên trong vẫn còn chưa chín.

Cuối cùng, sau khi nướng xong bạn đã có thể bày cá lên đĩa, cá có thể ăn theo nhiều cách, có thể chặt cá thành từng khúc hoặc ăn luôn nguyên con và xé bằng tay. Chấm với chẳm chéo hoặc muối ớt, tương ớt đều rất là ngon. Bạn có thể thưởng thức món ăn tuyệt vời này với các loại rượu của Tây Bắc như: rượu mận, rượu táo mèo, mua rượu cần Hòa Bình ….

Đặc Điểm Ẩm Thực Theo Vùng Miền, Dân Tộc

Tuy có những nét chung nói trên, ẩm thực Việt Nam có đặc điểm khác nhau theo từng vùng, mặc dù trong từng vùng này ẩm thực của các tiểu vùng cũng thể hiện nét đặc trưng:

Ẩm thực miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến v.v. và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh giá cao Ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì v.v. và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.

Ẩm thực miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui v.v.

Ẩm thực miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.

Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng địa lý đa dạng khắp toàn quốc, ẩm thực của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có bản sắc riêng biệt. Rất nhiều món trong số đó ít được biết đến tại các dân tộc khác, như các món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên, nhiều món ăn đã trở thành đặc sản trên đất nước Việt Nam và được nhiều người biết đến, như mắm bò hóc miền Nam, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coóng phù (dân tộc Tày), lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cốn sủi, thắng cố, các món xôi nếp nương của người Thái, thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ v.v.

Theo bước chân của người Việt đến khắp thế giới, ẩm thực Việt với tất cả những nét đặc sắc của nó dần được biết tới nhiều ở các nước khác như Hàn Quốc, Lào, Trung Quốc và các nước châu Âu có cộng đồng người Việt ngụ cư. Có thể dễ dàng tìm thấy các tiệm ăn Việt Nam ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc, Cộng hoà Séc, Đức, Ba Lan và Nga. Các món ăn thuần Việt như phở, nem rán và các loại hương liệu đặc biệt như mắm tôm, rau húng rất phổ biến ở những vùng có đông người châu Á, trong đó có người Việt, sinh sống. Tuy nhiên ẩm thực Việt Nam tại các nước trên thế giới đã ít nhiều lai tạp với ẩm thực bản địa, hoặc đã gia giảm, thay đổi để phù hợp hơn với khẩu vị của cộng đồng dân cư khắp thế giới

Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Sản Món Nướng Trong Ẩm Thực Thái Điện Biên,Dac San Mon Nuong Trong Am Thuc Thai Dien Bien trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!