Bạn đang xem bài viết Chân Giò Hầm Thuốc Bắc Mềm Nhừ Vừa Ngon Vừa Bổ được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chân giò hầm thuốc bắc không chỉ đơn thuần được xem là một món ăn thông thường mà nó là một món ăn bài thuốc vừa bổ vừa ngon. Để làm món này, bạn công cần phải thực hiện các công đoạn cầu kỳ phức tạp. Tuy nhiên, phần chuẩn bị nguyên liệu lại hết sức quan trọng.
Để làm chân giò hầm với thuốc bắc đúng vị, bạn cần thực hiện theo công thức của kênh cẩm nang nội trợ nấu ăn ngon chúng tôi như sau.
Nguyên liệu làm món chân giò hầm thuốc bắc
Chân giò: Chọn một cái chân giò lợn chừng 8 lạng đến 1 cân. Bạn chọn phần chân trước hay chân sau đều được. Tuy nhiên nếu bạn chỉ làm 1 nồi để ăn gia đình thì nên chọn phần chân trước bởi phần này ít xương cục, nhiều thịt và thơm hơn.
Thuốc bắc: Bạn có thể lựa sẵn phần gói thuốc bắc đã đóng để hầm với chân giò hoặc bốc riêng lẻ từng vị. Chú ý nếu chọn riêng lẻ, bạn cần chuẩn bị đủ các vị bao gồm: táo tàu, hoài sơn, cao tử kỳ, hạt sen, kim châm, thục địa, nhãn nhục.
Cà rốt và nấm: Cà rốt bạn chuẩn bị 1 củ cỡ vừa. Nấm chuẩn bị chừng 1 lạng nấm đông cô.
Nước dừa xiêm: Dùng để làm nước hầm. Bạn chuẩn bị chừng nửa lít nước dừa.
Gia vị: Gia vị cần có là các gia vị thường dùng như muối, mắm, bột ngọt, hạt nêm…
Cách làm chân giò hầm thuốc bắc
Bước 1: Sơ chế chân giò
Chân giò mua về bạn rửa sạch. Bạn lưu ý làm thật kỹ phần móng giò để chúng không bị hôi. Nếu có điều kiện, bạn có thể nướng qua phần móng giò này. Sau khi rửa sạch xong, bạn dùng dao chặt phần móng thành các miếng vừa ăn, chỉ chặt phần móng và để nguyên phần bắp thịt.
Chặt xong đâu đấy, cho cả phần móng và thịt vào trần qua nước sôi chừng 1 phút để loại bỏ bọt bẩn và mùi hôi. Xong đâu đấy, bạn lại đem rửa lần nữa với nước sạch rồi để ráo. Tiếp đến, bạn cho chân giò vào ướp với hạt nêm, mắm và một chút dầu ăn chừng 15 – 20 phút cho ngấm.
Bước 2: Chuẩn bị thuốc bắc và các loại rau củ
Cà rốt: Gọt vỏ, rửa sạch và thái thành các khúc đoạn vừa ăn.
Nấm: Ngâm cho nở, cắt chân rồi đem rửa sạch. Rửa xong, bạn vớt nấm ra và để cho ráo.
Thuốc bắc: Đem rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi sau đó cũng vớt ra và để cho ráo nước.
Bước 3: Hầm chân giò với thuốc bắc
Cho phần thuốc bắc đã rửa sạch vào trong chiếc nồi hầm. Nếu bạn có nồi đất thì sẽ rất phù hợp, nếu không thì bạn có thể cho vào nồi bình thường cũng được. Cho thuốc bắc vào xong, bạn cho phần nước dừa xiêm và khoảng 150ml nước lọc vào và đun sôi.
Khi nước sôi và bắt đầu chuyển qua màu đỏ nâu, bạn cho phần chân giò vào và bắt đầu hầm. Đun nhỏ lửa liên tục như vậy cho đến khi phần thịt chân giò chín mềm thì bạn nêm gia vị cho vừa ăn. Tiếp đến, bạn trút phần nấm đông cô, cà rốt vào đun cùng cho tới khi chín hai phần này thì tắt bếp.
Yêu cầu của món thịt chân giò hầm thuốc bắc sau khi chín là phải có vị đặc trưng của thuốc bắc nhưng không được quá nồng. Phần thịt phải đảm bảo chín mềm, không bị nát và quyện được đầy đủ hương vị của các loại nguyên liệu.
Món chân giò hầm thuốc bắc này là một trong những món ăn rất bổ dưỡng, phù hợp với cả những bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là các trường hợp ốm, suy nhược cơ thể. Vì vậy, bạn có thể thường xuyên áp dụng công thức này vào chế biến các món ăn hàng ngày.
Chân giò hầm hạt sen
Ngoài cách hầm chân giò với thuốc bắc, một vị thuốc khác là hạt sen bạn cũng có thể áp dụng được để hầm cùng với chân giò. Cách hầm chân giò với hạt sen được thực hiện như sau.
Nguyên liệu làm món chân giò hầm hạt sen
Nguyên liệu để làm món chân giò hầm với hạt sen khá giống với chân giò hầm cùng thuốc bắc, chỉ khác ở đây là bạn sẽ dùng hạt sen để thay cho thuốc bắc. Hạt sen bạn có thể dùng hạt sen tươi hoặc hạt sen phơi khô bán sẵn ở các cửa hàng thuốc đông y. Bạn chuẩn bị chừng 3 lạng hạt sen.
Cách làm món chân giò hầm hạt sen ngon
Đầu tiên, bạn cho hạt sen vào ngâm với nước hơi ấm cho hạt nở. Phần tâm sen bạn có thể dùng hầm kèm với chân giò hoặc rút tâm đều được.
Sau khi làm sạch và tẩm ướp chân giò, bạn cho cả phần chân giò và hạt sen vào nồi cùng một lúc rồi ninh. Bạn ninh nhỏ lửa hoặc ở nhiệt độ vừa phải cho đến khi cả thịt và hạt sen mềm ra là được. Nêm gia vị cho vừa ăn.
Để món ăn ngon mắt, ngon vị hơn thì khi hầm xong, bạn có thể cho thêm một ít hạt tiêu và một ít rau mùi rắc lên trên. Món ăn thích hợp để ăn nóng.
Chân Gà Đông Tảo Hầm Thuốc Bắc Bổ Dưỡng
Nguyên liệu chế biến chân gà đông tảo hầm thuốc bắc
Chân gà Đông Tảo : 2 cái (khoảng 400 g)
Thuốc bắc: 1 gói
Hạt sen: 100g
Lá tần thủ ô: 1 nắm nhỏ
Các gia vị đi kèm: muối, hạt nêm, tiêu, gừng
Cách làm chân gà đông tảo hầm thuốc bắc
Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên bạn nhặt sạch chân gà, sau đó bạn xát qua với gừng rồi đem đi nướng qua cho chân gà ngả màu và da gà được dai và thơm hơn khi hầm. Hơn nữa, đây là cách sơ chế cho chân gà được ngon, sạch sẽ, đảm bảo chất lượng cho món ăn của bạn.
Hạt sen bạn đem rửa sạch, rồi ngâm nước ấm cho nở, ngâm khoảng 20 phút là được. Như vậy đến khi hầm, hạt sen sẽ được bở ra.
Chân gà sau khi nướng qua rồi bạn chặt miếng vừa ăn.
Hầm chân gà với thuốc bắc
Bạn trộn đều các vị thuốc bắc lại với nhau sau đó xếp vào nồi hầm, thêm gia vị vừa đủ, tiếp tục cho hạt sen vào cùng với thuốc bắc
Tiếp đến chân gà bạn đem ướp với một chút tiêu cho thơm khoảng 5 phút, sau đó cho vào nồi hầm cùng với thuốc bắc và bạn lắc đều cho chân gà ngấm gia vị.
Tiếp tục bạn cho một nồi nước to lên trên, đun sôi.
Sau đó bạn xếp lá tần thủ ô lên trên sau đó cho nồi gà vào trong nồi nước sôi hầm cách thủy khoảng 60 đến 90 phút hoặc với 30 phút nếu hầm bằng nồi áp suất. Cho đến khi chân gà mềm để bạn có thể dễ dàng ăn, hương vị sẽ ngấm vào được chân gà. Sau đó bạn nêm nếm gia vị lại một lần nữa rồi tắt bếp.
Hoàn thành
Vậy là đã hoàn thành xong món chân gà hầm rồi. Cuối cùng bạn chỉ cần lấy chân gà ra đĩa cùng với các gia vị thuốc bắc và hạt sen, ăn nóng sẽ rất ngon đấy. Bạn có thể ăn kèm với cơm nóng, bún hoặc ăn như một món nhậu cũng rất phù hợp.
Hãy đóng góp công thức nấu ăn qua Fanpage của chúng tôi : https://www.facebook.com/cuahang3mien/
Cách Luộc Lòng Bò Vừa Trắng Vừa Mềm Khiến Ông Xã Thích Mê
Xem Video “Mẹo Chọn Sách Bò Khiến Chồng Tấm Tắc Khen Ngon”
1. Nguyên liệu để luộc lòng bò
2. Cách khử mùi hôi của lòng bò
Sử dụng cây sả
– Sả bóc hết lớp vỏ già, đem đập dập hoặc băm nhuyễn rồi để cả nhánh vào nấu với nước sôi. Khi nước sôi dậy mùi thì cho lòng đã làm sạch chần qua nước sôi và lại thả lòng vào thau nước lạnh. Cuối cùng chỉ cần đem lòng bò đi luộc là xong.
– Đây là công đoạn vô cùng đơn giản và nhanh gọn mà còn đảm bảo an toàn chất lượng. Mặt khác, sả có công dụng khử mùi hôi vô cùng hiệu quả và có khả năng làm sạch các vết màng mỡ bám dính vào lòng.
Sử dụng nước mắm
– Cho vào nồi nước nóng 1 thìa canh giấm ăn, 1 thìa canh nước mắm với loại có đạm cao cùng 1 ít gừng rồi cho lòng bò đã làm sạch vào trụng qua. Chỉ cần nước nóng không cần phải là nước sôi và với hỗn hợp này thì có thể dễ dàng đánh bay hết những mùi hôi khó chịu của lòng bò.
– Bên cạnh đó, nước mắm kết hợp với giấm còn giúp làm sạch phần nhớt còn thừa lại trong công đoạn làm sạch lòng và giữ được hương vị thơm ngon một cách tự nhiên.
3. Các cách luộc lòng bò vừa trắng vừa mềm
Cách 1
– Lòng bò mua về làm sạch, bóp qua với muối, không nên bóp quá nhiều muối và tuốt quá kỹ sẽ là lòng dai, mất ngon. Sau đó, dùng vòi nước xả lại lòng cho mất dịch bên trong rồi tiếp tục tuốt qua, rửa lại và để vào rổ cho ráo nước.
– Tiếp theo, đun một nồi nước sôi với vài lát gừng và thả lòng non vào luộc. Khi nước sôi khoảng 2 – 3 phút thì vớt lòng ra và thả vào bát nước sôi để nguội, lưu ý là nước phải ngập lòng đã thêm một ít chanh tươi.
– Ngoài ra, có thể thay thế chanh bằng giấm cũng được. Với cách cho vài giọt nước chanh vào ngâm sẽ giúp lòng luôn trắng giòn. Cuối cùng, thái lòng bò thành miếng vừa ăn và chấm với nước mắm gừng cay nồng.
Cách 2
– Lòng bò làm sạch, bóp muối rồi rửa lại bằng nước sạch và để ráo. Sau đó, pha phèn chua đã được nướng phồng vào thau nước lạnh, rồi đổ vào nồi, đun thật sôi và để nguội.
– Tiếp theo, bắc nồi nước lên bếp đun sôi rồi thả lòng bò vào luộc chín. Khi lòng vừa chín được khoảng 10 phút thì vớt lòng ra, cho ngay vào chậu phèn chua đã chuẩn bị sẵn và ngâm cho đến khi lòng nguội thì vớt ra, thái miếng vừa ăn.
– Với cách này, lòng bò cũng rất giòn thơm, không bị thâm đen, không bị dai và có màu trắng đẹp mắt.
Cách 3
– Lòng bò mua về lộn trái, dùng tay tuốt hết màng mỡ ra rồi rửa sạch bằng muối và bột mì. Tiếp theo dùng 1/2 miếng chanh chà xát vào để tẩy hết chất bám bẩn rồi rửa lại bằng nước lạnh và để ráo. Gừng cạo bỏ, rửa sạch và giã nhuyễn.
– Bắc một nồi nước lớn lên bếp, đun sôi rồi thả lòng vào luộc. Sau đó, cho vào khoảng 1 củ gừng giã nhuyễn, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê rượu trắng và 1 thìa cà phê giấm.
– Sau khi lòng được luộc chín thì đem ngâm ngay vào thau nước đá lạnh, khi lòng nguội thì vớt ra và thái miếng vừa ăn. Cách luộc lòng này cũng khiến lòng giòn ngon và tạo mùi thơm hấp dẫn.
Hà Vy – Tổng hợp
YÊU TRẺ
Bí Kíp Để Nấu Món Gà Tiềm Ớt Hiểm Vừa Ngon Vừa Bổ
1. Nguyên Liệu Làm Món Gà Tiềm Ớt Hiểm – Gà Nấu Gì Ngon
1 con gà khoảng 1,4kg hoặc các loại gà khác đều được (ngon nhất vẫn là gà mái tơ tự nuôi)
Khi mua gà chú ý da gà ta vàng nhạt và chỉ vàng đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng. Trong khi gà siêu trứng lại trắng hoặc vàng toàn thân (có thể do nhuộm thuốc màu độc hại). Nếu da gà có màu vàng mà lớp mỡ bên trong trắng thì đó là gà được nhuộm hóa chất.
2. Sơ Chế Nguyên Liệu Món Gà Tiềm Ớt Hiểm – Cách Nấu Gà Tiềm Ớt Hiểm
Làm Gà – Gà Tiểm Ớt Hiểm Nấu Sao Cho Ngon
Hành tỏi lột vỏ rửa sạch. Băm nhuyễn rồi trộn với ít muối, tiêu, bột ngọt. Ướp cả trong ngoài con gà cho đều. Để tầm nửa giờ cho gia vị thấm đều vào gà.
Sơ Chế Các Nguyên Liệu Khác – Cách Nấu Gà Tiềm Ớt Hiểm Ngon
Nấm tuyết khô ngâm vào nước cho mềm nấm. Để nấm nhanh nở và mềm bạn hãy ngâm với nước ấm. Khi thấy nấm đã mềm và nở to rồi. Dùng dao cắt sạch phần rễ nấm đi. Rửa sạch để ra rổ cho ráo nước.
Ớt hiểm rửa rạch để ráo. Cố gắng rửa thật kĩ nhặt bỏ rác và quả hư. Chú ý tránh làm gãy ớt nếu không khi nấu với gà sẽ bị cay.
3. Chế Biến Gà Tiềm Ớt Hiểm – Gà Tiềm Ớt Hiểm Nấu Sao Cho Ngon Nhất
Bước 1: Tiềm Gà – Các Cách Tiềm Gà Cho Ngon
Dùng một tô lớn bằng sứ hoặc nhôm đặt sao cho vừa nguyên con gà. Cho ớt xiêm vào lấp đầy bụng gà. Chú ý bỏ ớt từ từ tránh làm gãy hay dập ớt vì như vậy gà sẽ bị cay. Bỏ ớt xong dùng kim chỉ may lại bụng gà cho ớt khỏi tràn ra ngoài. Đổ nước ngập đến lưng gà rồi đem hấp cách thủy.
Bước 2: Làm Mì – Gà Tiềm Ớt Hiểm Có Dễ Làm Không
Mì gạo cắt sợi vừa ăn đem rửa sơ qua nước lạnh. Nấu nước sôi rồi cho mì vào đồng thời tắt bếp. Trụng đều mì trong nước sôi cho chín. Tiếp đó vớt mì ra rổ rồi rửa dưới nước lạnh. Cuối cùng cho mì vào tô to để dễ trộn. Cho vào mì 2 muỗng dầu ăn cùng ít hành lá xắt nhỏ rồi trộn đều lên.
Bước 3: Hoàn Thành Món Ăn – Những Bước Nấu Gà Tiềm Ớt Hiểm
Múc gà tiềm ra tô. Trang trí hành ngò lên cho đẹp mắt. Món gà tiềm này ăn kèm bún gạo khi nóng rất ngon. Chuẩn bị thêm chén muối tiêu để chấm gà cho ngon. Ớt hiểm có công dụng tốt hệ tiêu hóa, ngừa ung thư, giảm đường huyết, chống viêm và tốt cho tim mạch.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chân Giò Hầm Thuốc Bắc Mềm Nhừ Vừa Ngon Vừa Bổ trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!