Bạn đang xem bài viết Cách Nấu Món Gà Xào Cung Bảo Của Người Hoa được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Món ngon Ba Miền xin Hướng dẫn nấu món Gà Xào Cung Bảo – Món Gà Xào Cung Bảo là món ăn của người Hoa thuộc vùng Tứ Xuyên – Trung Quốc, món ăn này kết hợp những nguyên liệu như đùi gà, ớt chuông, ớt khô, hành tây … Khi xào tạo nên một món ăn đặc trưng có vị cay và nhìn rất bắt mắt.
Nguyên liệu để làm Món Gà xào cung bảo tương đối dễ tìm có thể mua ở bất cứ nơi nào cũng có.
Nguyên liệu chính làm món gà xào cung bảo cho 2 người ăn bao gồm: – Đùi gà 500g (rút xương) – Ớt khô 15g , gừng 50g , ít đầu hành, tỏi 20g , hành tây 200g – Ớt chuông 02 trái , hạt điều rang muối 50g . – Ngoài ra còn có giấm đen, đường cát trắng, hạt nêm (nếu không thích dùng hạt nêm bạn cũng có thể dùng bột ngọt),dầu hào, muối, dầu ăn, xì dầu, tương ớt.
Cách làm món gà xào cung bảo
Đùi gà mua về rửa sạch, cắt miếng sau cho vừa ăn là được.
Bắt nồi nấu 500ml nước cho sôi, sau đó bỏ đùi gà cắt miếng vào luộc gà chín độ 70%, vớt ra, để ráo nước.
Các nguyên phụ liệu khác như tỏi hành tây, rừng ta sơ chế như sau
Gừng xắt miếng xéo,Ớt khô cắt khoanh, ớt chuông bỏ hạt, cắt miếng vừa ăn, hành tây bóc vỏ xắt hình tam giác, đầu hành cắt khúc dài độ 4cm, tỏi xắt lát nhỏ.
Đầu tiên ta cho dầu ăn vào chảo, chờ đến khi dầu nóng, cho gà và hành tây vào đảo sơ sau đó vớt ra cho ráo dầu.
Đổ dầu thừa ra, chừa lại một ít cho lửa nhỏ đến khi chảo nóng tiếp tục cho tỏi xắt lát, đầu hành cắt khúc, ớt khô, gừng vào chảo xào cho có mùi thơm
Đến bước này chúng ta cho đùi gà cắt miếng và hành tây vào xào đều lên, sau đó cho hạt điều rang muối vào. Nêm nếm ít đường ,hạt nêm, dầu hào, xì dầu, tương ớt sau cho vừa miệng ăn là được.
Cách Nấu Lẩu Gà Lá Giang Ngon Nhất Của Người Miền Trung
Đi khắp nơi, ăn nhiều món lẩu khác nhau nhưng lẩu gà lá giang miền Trung vẫn đọng lại trong tôi nhiều dư vị tuyệt vời nhất. Chính vì thế, tôi đã tìm cách nấu lẩu gà lá giang ngon của người miền Trung và vô cùng vui sướng khi được bạn bè, người thân chấm điểm 10 cho món ăn hoàn hảo.
Nhằm chia sẻ niềm vui sướng đó với các bạn, cũng như giúp thực đơn của món lẩu ngày đông của những người nội trợ thêm phong phú, hôm nay tôi xin được bật mí cách làm lẩu gà lá giang ngon nhất của người miền Trung, đồng thời cũng đưa ra câu trả lời lý tưởng nhất cho những người đang thắc mắc không biết lẩu gà lá giang ăn với rau gì.
Sẽ hữu ích với bạn:
Cách nấu lẩu riêu cua bắp bò sườn sụnCách nấu lẩu thái hải sản chua cay
Nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang miền Trung
Nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang rất đơn giản, không cầu kỳ như một số món lẩu khác, các bạn chỉ cần chuẩn bị:
1 con gà mái tơ nặng 1 – 1,5 kg
300g lá giang tươi vừa hái
3 củ sả
2 quả ớt hiểm
5 – 7 lá mùi tàu
1 củ hành khô
1 củ tỏi
1 củ gừng to
Mỡ lợn
Bún (có thể thay bằng miến hoặc mì)
Rau: Muống, nhút, hoa chuối bào
Gia vị: Hạt nêm, muối bột canh, nước mắm ngon, tiêu, đường.
Hướng dẫn cách nấu lẩu gà lá giang ngon nhất của người miền Trung
1. Sơ chế nguyên liệu nấu lẩu gà lá giang
– Gà: Nấu một nồi nước sôi, dùng dao cắt tiết gà tại vị trí dưới cánh hoặc cổ, sau đó bỏ gà vào chậu to và đổ ngập nước sôi, nhổ sạch lông, mổ bụng, làm sạch nội tạng. Nên cẩn thận vì nếu gà chưa ngừng thở hẳn sẽ vẫy vùng khiến nước nóng bắn vào người.
Tốt nhất, để tiết kiệm thời gian khi mua gà bạn nên nhờ người bán làm thịt luôn. Mang về nhà bạn chỉ cần đem gà rửa sạch với nước muối pha loãng, chà sát gừng khắp mình gà để thịt khi nấu không bị hôi, chặt thành từng miếng vừa ăn, chia là 2 phần:
Phần thịt đem ướp với ⅓ thìa canh hạt nêm, ½ thìa canh nước mắm ngon, gừng băm nhỏ, tiêu.
Phần đầu, cổ, chân và cánh gà để riêng.
Nội tạng gà bóp với muối hạt, rửa sạch, thái miếng.
– Lá giang bỏ gọng, rửa sạch, vò rập.
– Sả bỏ phần già, giữ nguyên cũ đập hơi dập, nếu củ sả dài quá thì cắt khúc 5cm.
– Ớt bổ đôi theo chiều dọc, bỏ hạt.
– Mùi tàu rửa sạch, thái khúc ngắn.
– Hành tỏi khô lột vỏ bên ngoài, băm nhỏ.
– Các loại rau khác rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
2. Cách nấu nước lẩu gà lá giang ngon
Món lẩu gà lá giang miền Trung có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào nước lẩu, vì thể ngay sau đây tôi sẽ mách bạn cách nấu nước lẩu gà lá giang chuẩn vị.
Cho ½ thìa canh mỡ lợn vào nồi (có thể dùng dầu nhưng không thơm bằng), bắp lên bếp đun nóng thì cho hành tỏi băm vào phi thơm. Sau đó cho đầu, chân, cổ, cánh gà, thêm củ sả đập dập, lá giang, ớt hiểm vào xào cùng, nêm nếm gia vị theo tỷ lệ ½ thìa canh hạt nêm, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê muối bột canh, 1 thìa cà phê đường.
Thịt gà săn lại thì đổ khoảng 2,5 lít nước vào đun sôi trong 30 phút sẽ được nồi nước lẩu ngọt ngọt, chua chua, cay cay ở đầu lưỡi.
3. Lẩu gà lá giang ăn với rau gì?
Bên cạnh cách nấu nước lẩu gà ngon, loại rau ăn kèm cũng góp phần tăng sức hấp dẫn cho món ăn. Vậy lẩu gà lá giang ăn với rau gì?
Tùy theo sở thích của bạn, nhưng lẩu gà nấu với lá giang miền trung hợp nhất khi ăn cùng rau muống, rau nhút, hoa chuối bào sợi, măng chua, rau ngổ, rau đắng đất, đậu bắp …
Đối với rau ngải cứu, đây là loại rau hay ăn kèm với lẩu gà nhưng khi nấu cùng lá giang bạn không nên chọn ngải cứu vì mùi và vị không hợp.
4. Trình bày và thưởng thức lẩu gà lá giang
Đặt bếp nấu lẩu vào giữa mâm, cho nồi nước dùng đã chuẩn bị từ trước lên bếp đun sôi.
Bày biện thịt gà ướp, các loại rau ăn kèm lẩu, bún, 1 chén nước mắm ớt pha chanh gừng, 1 chén muối bột canh trộn ớt và chanh (hoặc quất) xung quanh nồi lẩu. Sau đó cho các nguyên liệu còn sống vào nồi nước lẩu đang sôi và thưởng thức theo khẩu vị.
Có thể thêm sa tế nếu bạn ăn được cay.
Có thể dùng món lẩu này làm canh ăn với cơm hàng ngày.
Lưu ý trong cách làm lẩu gà lá giang
Không nên nấu lẩu gà lá giang bằng nồi nhôm vì cũng như các loại canh chua khác, lá giang có thể ăn mòn nhôm khiến nồng độ nhôm trong món ăn tăng cao gây ngộ độc.
Nên nấu bằng nồi inox hoặc nồi tráng men không gỉ, nồi đất.
Nếu bắt buộc nấu lẩu gà lá giang vào nồi nhôm thì ở bước xào nguyên liệu không nên cho lá giang vào luôn. Thay vào đó, khi nào ăn mới cho lá giang vào cùng các nguyên liệu khác, nhưng như vậy món lẩu sẽ không ngon bằng cách tôi chỉ ở trên.
Cách Nấu Món Cá Chép Om Dưa Theo Công Thức Chuẩn Của Người Huế
Có nhiều công thức để nấu món cá chép om dưa, trong đó chủ yếu thay đổi liều lượng, bổ sung hoặc thêm bớt các loại gia vị để tăng cường hoặc gia giảm độ chua, độ cay của món ăn thùy theo khẩu vị của từng miền.
Cách nấu cá chép om dưa theo công thức của người Huế
Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu món cá chép om dưa:
– 1 con cá chép 1kg – 1 bát to dưa cải muối chua (lấy cả phần nước dưa) – 3 củ hành khô – 2 quả cà chua – 1 nhánh gừng – Hành, thì là, rau sống – Dầu ăn, gia vị vừa đủ.
Các bước chế biến món cá chép om dưa:
Cá đánh vảy, làm sạch mang, ruột. Hành khô bóc vỏ, để nguyên nhánh to. Làm nóng dầu ăn, cho hành vào chiên chín vàng rồi vớt ra bát.
Bước 1:
Tiếp tục cho cá vào chảo chiên sơ 2 mặt rồi vớt ra để riêng.
Bước 2:
Cà chua gọt vỏ, bỏ hạt, thái miếng nhỏ.
Cho cà chua vào chảo vừa rán cá, đảo qua…
Bước 3:
… đến khi dầu ăn lên màu.
Thêm nước dưa (tùy độ chua, mặn của nước dưa để bạn gia giảm lượng nước cho phù hợp) sao cho ngập mặt dưa, thêm hành đã chiên và gừng đập dập vào, đun sôi.
Cho cá vào nồi dưa, om trong vòng 10 phút. Bạn có thể cho thêm vài lát ớt nếu muốn ăn cay.
Khi ăn bạn để cá vào khay đặt lên bếp tại bàn ăn, dùng nóng kèm với rau sống (xà lách, tía tô, mùi tàu) cùng hành, thì là.
Dưa chua là món ăn dân dã, quen thuộc của người Việt Nam, dưa chua có nhiều cách thức chế biến và thưởng thức trong đó dùng dưa chua làm nguyên liệu chế biến món ăn sẽ tạo cảm giác ngon miệng mà không bị ngán. Cá chép om dưa là một ví dụ – bạn có thể dùng nó như một món ăn lai rai, vì có dưa chua nên kích thích vị giác khiến mọi người ăn nhiều hơn mà không có cảm giác chán hoặc dùng kèm với chút bún hoặc cơm trắng cũng ngon.
Giá trị dinh dưỡng của cá chép
Thịt cá chép chứa nhiều protid, lipid, khoáng chất và vitamin, vây cá chứa nhiều collagen. Trong những ngày trời lạnh giá được thưởng thức món cá chép om dưa, cá chép sốt cà chua,… thì thật tuyệt. Không những là món ăn ngon, cá chép còn có tác dụng chữa bệnh tốt. Thịt cá, vây cá, mật cá và đầu cá đều là những vị thuốc trong y học cổ truyền.
Bước 4:
Theo Đông y, thịt cá chép có vị ngọt, tính bình; vào tỳ thận. Có tác dụng lợi thủy tiêu thũng, hạ khí thông nhũ. Dùng cho các trường hợp phù thũng bụng phù trướng, hai chân phù nề, vàng da, ứ tắc sữa… Vảy cá có tính bình, tác dụng cầm máu. Mật cá có vị đắng tính lạnh, không độc, có tác dụng thông ứ, minh mục..
Cách nấu cá chép om dưa theo phương pháp của người Nam Bộ
– Cá chép – Dưa muối – Cà chua – Hành, thì là – Dấm bỗng
Bước 1: Hành, thì là nhặt rửa sạch, cắt khúc cỡ 5 cm, phần đầu hành các bạn để nguyên. Cà chua rửa sạch rồi bổ múi cau, dưa muối đem vắt bớt nước chua.
Bước 2: Chưng cà chua với dầu ăn để tạo màu rồi cho dưa muối vào xào cùng, nêm chút bột canh.
Bước 3: Khi dưa đã xào ngấm, các bạn chế nước ngập mặt dưa rồi tiếp tục đun cho dưa có độ nhừ.
Bước 4: Cá chép các bạn có thể cắt đôi hoặc để nguyên con rồi chiên sơ cho xém vàng 2 mặt, cách làm này giúp cho cá được săn và có màu sắc đẹp. Tuy nhiên các bạn không nên chiên kĩ quá kẻo thịt cá bị khô và mất đi độ ngọt.
Nguyên liệu cần có:
Bước 5: Rán cá xong các bạn thả vào nồi canh dưa đang sôi, nguyên tắc chế biến của tất cả các món canh cá là phải thả cá khi nước đang sôi, nếu không cá sẽ bị tanh. Nêm bột canh cho canh có độ mặn vừa miệng rồi các bạn đậy nắp nồi lại, hạ nhỏ lửa, om cá sôi liu riu.
Sở dĩ phải cho sau cùng vì như vậy mới giữ nguyên được mùi thơm đặc trưng của dấm bỗng. Thả hành, thì là vào nồi, đợi canh sôi trở lại thì tắt bếp.
Cách làm:
Múc cá chép om dưa ra bát và cùng gia đình thưởng thức.
Hoặc các bạn có thể dùng món ăn này giống như 1 món lẩu. Nồi cá chép được đun nóng trên bếp và đặt ở giữa bàn, khi ăn nhúng kèm hành, thì là và các loại rau sống cũng rất ngon.
Cá chép om dưa sẽ giúp bữa cơm tối của gia đình bạn đậm đà hơn, và bạn sẽ thật hạnh phúc khi thấy bé yêu và các thành viên khác trong gia đình thưởng thức món cá chép om dưa thật ngon miệng.
Giắt Túi Công Thức Nấu Món Thắng Cố Ngon Nức Tiếng Của Người H’Mông
1. Giắt túi công thức nấu món thắng cố ngon nức tiếng của người H’Mông
Thắng cố là món ăn đặc trưng truyền thống của người H’Mông có nguồn gốc từ Vân Nam (Trung Quốc); về sau được du nhập sang các dân tộc Kinh, Dao, Tày. Thịt nấu thắng cố theo truyền thống là thịt ngựa về sau có thêm thịt bò, thịt trâu và thịt lợn.
Theo lời của Giàng Seo Sẩu, một người tộc Mông 65 tuổi ở xã Bản Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, Việt Nam, nấu thắng cố ngựa ngon có tiếng, tính tới năm 2011 thì “Món thắng cố ngựa ra đời từ cách đây gần 200 năm khi người H’mông, Tày, Nùng về Bắc Hà cư trú.
Hiện có ba thuyết về ý nghĩa tên gọi “thắng cố”:
Tên gọi “Thắng cố” bắt nguồn từ tiếng Hán, đọc theo âm Hán Việt tiêu chuẩn là “thang cốt” (chữ Hán: 湯骨), có nghĩa là “canh xương”.
Tên gọi “thắng cố” bắt nguồn từ tiếng Hán, đọc theo âm Hán Việt tiêu chuẩn là “thang hoắc” (湯臛).
Tên gọi “thắng cố” là biến âm của “thoảng cố”, trong tiếng Mông có nghĩa là “nồi nước”. Lại có người cho rằng trong tiếng Mông thắng cố được gọi là “khấu tha” có nghĩa là “canh thịt”.
Người Trung Quốc còn có món bánh canh há cảo nhân thắng cố (湯骨粉粿 Bính âm: Tāng gǔfěn guǒ), không như thắng cố được nấu theo kiểu cũ, người ta còn cho thêm bột ngũ vị hương. Khi ăn dùng kèm đậu phụ thối và ca la thầu.
2. Cách nấu thắng cố
Là món ăn nổi tiếng của vùng núi rừng Tây Bắc, thắng cố được chế biến rất đơn giản nhưng để nấu ngon miệng thì vẫn cần bí quyết riêng cũng như kinh nghiệm. Người ta mổ ngựa (hoặc bò, dê, heo), làm thịt sạch sẽ, lấy tất cả nội tạng ăn được của con vật chặt ra từng miếng.
Sử dụng bếp lửa than, than phải “rực hồng”, dùng một cái chảo lớn (chảo phải cũ không được dùng chảo mới), cho tất cả các thứ như thịt thủ, thịt mông, tim, gan, lòng… vào chảo cùng lúc, xào lăn theo kiểu “mỡ ngựa rán ngựa” (dùng chính mỡ có trong thịt để xào, không thêm mỡ ở ngoài). Khi miếng thịt se se cạnh, người ta đổ nước vào chảo và cứ thế ninh sôi sùng sục hàng tiếng đồng hồ.
Để nồi nước dùng được ngon, đầu bếp người Mông phải “chăm sóc” rất chu đáo: múc từng muỗng bọt ra để nước xương thêm ngọt, thêm trong. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương, được cho vào sau cùng và đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau.
3. Gia vị nấu thắng cố
Thắng cố được nấu khá đơn giản với 12 thứ gia vị truyền thống gồm thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng, và nhiều loại gia vị đặc biệt khác của dân tộc vùng cao. Trong đó, cây thắng cố chính là loại gia vị cuối cùng.
Các nguyên liệu để nấu thắng cố bao gồm :
Thịt ba chỉ, da, xương sụn và nội tạng ngựa.
Lá thảo quả, hoa hồi, quế chi, sả, gừng
Đẳng sâm, kỷ tử, ý dĩ, hạt sen, ngải cứu mỗi thứ 1 ít.
Ngày nay, thành phần gia vị bị nhiều nhà hàng cũng như quán ăn thay đổi nhiều khiến hương vị trở nên khác biệt rõ rệt.
Khi ăn thắng cố, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó. Ăn thắng cố phải ăn bằng bát to, mỗi người một đôi đũa gắp chung, không bát con, bên cạnh là một ống tre đựng ớt để chấm, chai rượu và mấy ống tre nhỏ để rót rượu uống.
4. Làm nước chấm thắng cố
Do thắng cố có mùi và vị rất đặc trưng, vì vậy nước chấm của nó không quá cầu kỳ. Người ăn thường chấm cùng muối trắng hoặc bột canh, tuy nhiên đặc biệt không thể thiếu ớt Mường Khương, 1 loại ớt bản địa.
Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.
Với mỗi vùng miền thắng cố sẽ có sự khác nhau về hương vị nhưng được đánh giá ngon nhất là thắng cố Sapa. Người ta nói “lên Sapa mà chưa được thưởng thức thắng cố thì coi như chưa từng đặt chân lên vùng đất này”. Món ăn thắng cố đậm vị Tây Bắc đã níu chân biết bao du khách khiến ai đã từng thưởng thức qua đều bị “say lòng”.
Đưa miếng thắng cố vào miệng thưởng thức các bạn sẽ thấy mùi thơm giòn bùi bùi của thịt ngựa, ăn có vị cay cay và ngòn ngọt của một thứ gia vị rất đặc trưng của người dân tộc H’Mông, vị ngọt thanh của các loại rau, nước dùng đậm đà từ xương ngựa, tất cả hòa quyện khiến tất cả các giác quan dường như đều bị đánh thức.
Ngày nay món ăn đã có mặt ở nhiều thành phố du lịch của Việt Nam như Hà Nội hay Đà Lạt. Được du khách nhận xét là nơi bán thắng cố Đà Lạt có độ “gây thương nhớ” cực mạnh, H’Mông quán vẫn giữ nguyên được hương vị đặc trưng của thắng cố SaPa, của người dân tộc H’Mông. Ăn một miếng thắng cố và cảm nhận hương vị của núi rừng, của thiên nhiên và tinh hoa ẩm thực mà không phải nơi nào cũng có được.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nấu Món Gà Xào Cung Bảo Của Người Hoa trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!