Bạn đang xem bài viết Cách Làm Món Thịt Trâu Gác Bếp Điện Biên được cập nhật mới nhất trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cập nhật vào 24/09
Thịt trâu gác bếp Điện Biên là món ăn được ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên Đán. Món ngon miền Bắc xin mách bạn cách làm món thịt trâu gác Điện Biên.
Bắt nguồn từ một món ăn dân dã của người Thái đen, thịt trâu gác bếp đã trở thành món ngon trên hầu hết các bàn nhậu của cánh mày râu. Được làm từ những nguyên liệu, gia vị đơn giản dễ tìm vì thế bạn hoàn toàn có thể tự làm cho gia đình. Trong bài viết này, chúng tôi mách bạn cách làm món thịt trâu gác bếp Điện Biên đúng vị và dễ thực hiện.
Thịt trâu gác bếp không còn món ăn dành riêng cho đồng bào dân tộc Thái, mà vị ngon hấp dẫn của nó đã lan tỏa đi khắp nơi. Miếng thịt trâu khô màu nâu thẫm bên ngoài nhưng bên trong vẫn giữ được màu hồng hào, tươi đỏ, vị ngọt đậm đà của thịt. Thịt trâu có thể lưu trữ trong khoảng thời gian khá dài mà hoàn toàn không cần sử dụng bất cứ chất bảo quản nào. Cách làm món thịt trâu gác bếp Điện Biên rất dễ hiểu và bạn có thể tự làm theo.
Thịt trâu có thể bảo quản lâu trong tủ lạnh để ăn dần, vì thế bạn có thể làm với khối lượng lớn. Đây là lượng nguyên liệu để làm ra một 1kg thịt trâu gác bếp:
– 2,5kg thịt trâu tươi, chọn miếng thịt thăn, bắp ở vai, lưng.
– Gia vị gồm: gừng, sả, ớt khô, mắc khén (hạt tiêu rừng), nước mắm.
– Vỉ sắt loại lớn, than củi.
Cách làm thịt trâu gác bếp Điện Biên:
Bước 1: Sơ chế thịt và chuẩn bị gia vị
– Thái thịt theo các thớ dọc với kích thước miếng thịt rộng chừng 8cm dài 15cm và dày 3 cm. Sau đó, dùng chày dần cho thịt mềm và dễ ngấm gia vị hơn.
– Băm nhỏ gừng và sả sau khi rửa sạch.
Bước 2: Ướp gia vị vào thịt
Thịt được trộn đều với gừng, sả, ớt khô, mắc khén và nước mắm theo tỉ lệ phù hợp với khẩu vị. Sau đó để thịt ngấm gia vị trong khoảng 2 – 3 tiếng.
– Sau khoảng thời gian 2 – 3 tiếng thịt đã ngấm đều, đặt từng thớ thịt lên vỉ sắt đảm bảo khoảng cách giữa các miếng từ 2 – 3 cm.
– Dùng lửa than củi để sấy khô thịt, cần lưu ý không nên để thịt quá gần lửa vì sẽ làm cho thịt bị cháy xém.
– Thời gian sấy thịt chỉ khoảng từ 1 đến 2 tiếng, không nên sấy lâu khiến thịt bị khô quá. Tuy nhiên, nếu muốn bảo quản được lâu, có thể sấy thêm 15 hoặc 30 phút.
Bước 4: Thịt chín và bảo quản thịt
Thịt trâu gác bếp Điện Biên ở dạng miếng khô nên khi ăn cần phải rã đông và làm nhỏ thịt mới có thể thưởng thức. Khi ăn thịt được xé thành các miếng nhỏ dùng kèm với tương ớt là chuẩn vị nhất. Có rất nhiều cách rã đông thịt mà bạn có thể lựa chọn:
– Cách 1: Hấp nóng bằng cách hấp cách thủy hoặc bằng lò vi sóng trong khoảng 2 phút. Đến khi thịt mềm thì đập dập, xé dọc thớ thịt ra từng miếng vừa ăn.
– Cách 2: Nướng miếng thịt trâu trên bếp ga hoặc than hoa. Sau đó đập dập, bóc bỏ phần bị cháy ra khỏi thịt và xé thành miếng vừa ăn.
Cách sử dụng
– Cách 3: Cho thịt vào chảo nóng đặt trên bếp và lót một tờ giấy lên chảo để rã đông. Khi thịt mềm ra thì cũng đập dập và xé vừa miếng ăn.
Các Món Ngon Từ Thịt Lợn Gác Bếp
Hiện nay trên thị trường đang nổi lên một món ăn vặt ‘thần thánh’ mang tên thịt lợn gác bếp tuy nhiên không chỉ là món ăn vặt lúc vui miệng mà thịt lợn gác bếp còn có thể trở thành món ăn chính trong bữa cơm thường ngày. Ngày hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn các món ngon từ thịt lợn gác bếp
Thịt lợn gác bếp có màu nâu đỏ đặc trưng
Thịt lợn gác bếp được làm từ thịt lợn rừng tươi ngon tẩm ướp với hạt dổi và mắc khén sau đó được gác trên chính góc bếp của người dân Tây Bắc. Thịt lợn gác bếp sẽ trở nên thật thơm ngon và đặc biệt khi được chế biến thành món thịt lợn gác bếp xào tỏi . Vị thơm ngậy của tỏi hòa quyện cùng với vị ngọt thanh từ thịt cùng chút phảng phất hương khói ám đã mang ẩm thực Tây Bắc sang một trang mới
Để món ăn đạt chất lượng tốt nhất thì trước tiên bạn cần làm mềm thịt, cách tốt nhất để thịt mau mềm và giữ được nguyên hương vị của nó thì bạn cần cho thịt vào lò vi sóng và quay trong vòng 3 phút. Sau khi thịt đã mềm thì bạn xé nhỏ thịt thành các miếng vừa ăn
Chuẩn bị 1 củ tỏi băm nhỏ sau đó chiên với dầu sôi đảo nhanh, khi tỏi dậy mùi thơm thì bạn cho thịt lợn gác bếp vào đảo sơ qua. Lưu ý là đảo đều tay để thịt được ngấm gia vị. Do thịt lợn gác bếp đã được sơ chế chín nên bạn chỉ cần đảo nhanh là đã có thể thưởng thức chúng
Thịt lợn gác bếp xào tỏi thơm ngon bổ dưỡng
Thịt lợn gác bếp còn có thể được sử dụng trực tiếp để làm món nhậu, một chút chẳm chéo cay cay cùng với miếng thịt lợn gác bếp là bạn đã có thể lai rai cả tối. Thịt lợn gác bếp được ăn ngon nhất khi xé nhỏ vừa miếng và được hâm nóng lại qua lò vi sóng
Để thưởng thức thịt lợn gác bếp chuẩn vị Tây Bắc thì bạn không thể thiếu đi chút rượu ngô trường bản.
Với một số người thì thịt lợn gác bếp còn có thể chế biến cùng với hành tây và tỏi tây, hương vị thơm đặc trưng của hành tây khi kết hợp với thịt lợn gác bếp mang tới hương vị thơm ngon khó nói thành lời
Làm mềm thịt lợn gác bếp bằng lò vi sóng
Nếu bạn vẫn đang loay hoay đi tham khảo giá thịt trâu gác bếp là bao nhiêu, thịt lợn gác bếp là bao nhiêu thì hãy ghé ngay tới ẩm thực tây bắc . Chúng tôi cam kết sẽ mang tới cho bạn các sản phẩm tới từ chính vùng núi Tây Bắc với chất lượng và giá thành tốt nhất trên thị trường hiện nay
2 Món Ngon Nổi Tiếng Điện Biên Được Chế Biến Từ Thịt Lợn
Cập nhật vào 03/01
Thịt lợn là một loại thực phẩm hết sức quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, chỉ có người Điện Biên mới biết cách chế biến thịt lợn thành những món ăn ngon, độc đáo. Trong đó, có thịt lợn hấp lá chuối và thịt lợn gác bếp là hai món ăn nổi tiếng ở đây.
1. Thịt lợn hấp lá chuối
Thịt lợn hấp lá chuối là đặc sản nổi tiếng thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ Thái. Đặc sản dân tộc thái ở Điện Biên có hương vị riêng không phải nơi nào cũng có được. Cũng là món thịt lợn hấp là chuối, nhưng đối với cách chế biến của người Điện Biên có sự khác biệt so với những nơi khác tạo thành một món ăn đặc trưng. Trong quá trình làm món ăn, người Điện Biên hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn nguyên liệu, còn việc tạo nên món ăn hoàn thiện và toàn diện thì cần đến sự khéo léo của người làm ra nó.
Cách chế biến thịt lợn hấp lá chuối của người Điện Biên:
Thịt lợn hấp lá chuối là món ăn hội tụ nhiều hương vị khác nhau góp phần hòa quyện hương vị cuộc sống. Nguyên liệu để làm thịt lợn hấp lá chuối gồm có: thịt lợn ba chỉ, gia vị, lá chuối.
Các bước thực hiện:
– Để làm nên món ăn này, cần lựa chọn miến thịt lợn ba chỉ tươi, ngon. – Sau khi làm sạch, thịt được ướp với gia vị khoảng 30 phút cho thấm đều. – Cuộn tròn thịt vào trong lớp lá chuối rồi buộc chặt. – Khi thịt đã ngấm gia vị sẽ mang hấp cách thủy hơn 1 tiếng đồng hồ để miếng thịt mềm, dính chặt, hòa quyện vào nhau, mùi thơm của thịt quyện với mùi thơm của lá chuối, của hạt tiêu tạo nên hương vị đặc biệt và tạo nhiều ấn tượng cho tất cả mọi người khi có dịp được đến với Điện Biên.
2. Thịt lợn gác bếp Điện Biên
Ngoài món thịt lợn hấp lá chuối, người Điện Biên còn làm ra món thịt lợn gác bếp cũng ngon không kém. Thông thường, người ta thường sử dụng thịt trâu, thịt bò để gác bếp vì hai loại thịt này có vị thơm, mềm. Tuy nhiên, món thịt lợn gác bếp cũng có những đặc điểm chung giống như thịt trâu, thịt bò khô gác bếp, nguyên liệu phải là từ những chú lợn được chăn thả tự nhiên trên vùng núi cao nguyên bạt ngàn và được chế biến theo cách riêng mang nét đặc trưng của núi rừng.
Quá trình làm món thịt lợn gác bếp cần sự tỉ mỉ, công phu và khéo léo. Một trong những công đoạn quan trọng nhất chính là quá trình hun khói để làm chín thịt. Do đặc trưng của người dân miền núi, họ sử dụng củi để đun bếp, chính vì thế bếp gần như lúc nào cũng đỏ lửa, hơi nóng của lửa bốc lên sẽ làm cho miếng thịt săn lại, mỡ chảy ra một phần, phần còn lại nhìn rất trong, thịt nạc và da có màu vàng – đỏ thẫm. Để thịt thơm hơn, một số đồng bào nơi đây còn lấy cây ngải cứu rừng và bã mía để về hun thịt.
Mặc dù chỉ với những công cụ rất thô sơ, không máy móc hiện đại nhưng đồng bào nơi đây lại có thể giữ được mùi vị của thịt lợn gác bếp trong một thời gian dài. Lạ kỳ hơn nữa, theo lời đồng bào Tây Bắc lợn càng treo gác bếp lâu thì thịt càng thơm ngon. Đây chính là nét khó hiểu nhưng rất độc đáo trong văn hóa ẩm thực vùng cao mà không phải dân tộc nào cũng có.
Đối với người miền xuôi, thịt lợn gác bếp từ lâu cũng đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Thịt lợn gác bếp có thể dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn khác nhau như xào gừng, xào rau cải đắng và đặc biệt nhất là xào với lá chanh. Hương vị thơm ngon có độ giòn đặc trưng của bì lợn, vị ngọt đậm của thịt nạc và vị đậm đà của gia vị khiến ai cũng muốn thưởng thức.
Thịt Lợn Hun Khói Treo Gác Bếp Món Ngon Độc Đáo Vùng Cao Hà Giang
Thịt lợn gác bếp cũng có những đặc điểm chung giống như thịt trâu, thịt bò khô gác bếp, nguyên liệu phải là từ những chú lợn được chăn thả tự nhiên trên vùng núi cao nguyên bạt ngàn và được chế biến theo cách riêng mang nét đặc trưng của núi rừng.
Cho đến tận ngày nay thì món thịt lợn gác bếp đã có nhiều cách chế biến khác nhau, tùy thuộc vào mỗi địa phương. Có nơi người ta ngả thịt ra cho nguội rồi cho một lượng muối vừa đủ vào thịt và đưa vào cối giã để muối ngấm vào thịt chứ không giã nát. Sau đó họ dùng một loại men làm từ các cây rừng trộn lẫn vào với thịt và cho đem ủ kín 2 – 3 ngày trong gùi và treo lên gác bếp.
Một số nơi khác để giữ nguyên được hương vị của thịt người ta lại chế biến theo cách khác. Trước tiên họ sẽ mổ phanh con lợn ra rồi dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ, dọc theo sườn, bỏ thịt lên nia xát muối. Sau khi đã xát đều muối cho thịt ngấm thì cho rượu vào bóp và bỏ vào hũ ủ ba đến bốn ngày. Sau đó lấy thịt trong hũ ra rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, phơi ráo nước rồi treo lên gác bếp.
Một trong những công đoạn quan trọng nhất chính là quá trình hun khói để làm chín thịt, nó cũng đòi hỏi công phu và sự khéo léo. Do đặc trưng của người dân miền núi, họ sử dụng củi để đun bếp, chính vì thế bếp gần như lúc nào cũng đỏ lửa, hơi nóng của lửa bốc lên sẽ làm cho miếng thịt săn lại, mỡ chảy ra một phần, phần còn lại nhìn rất trong, thịt nạc và da có màu vàng – đỏ thẫm. Để thịt thơm hơn, một số đồng bào nơi đây còn lấy cây ngải cứu rừng và bã mía để về hun thịt.
Mặc dù chỉ với những công cụ rất thô sơ, không máy móc hiện đại nhưng đồng bào nơi đây lại có thể giữ được mùi vị của thịt lợn gác bếp trong một thời gian dài. Lạ kỳ hơn nữa, theo lời đồng bào Tây Bắc lợn càng treo gác bếp lâu thì thịt càng thơm ngon. Đây chính là nét khó hiểu nhưng rất độc đáo trong văn hóa ẩm thực vùng cao mà không phải dân tộc nào cũng có.
Đối với người miền xuôi, thịt lợn gác bếp từ lâu cũng đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Thịt lợn gác bếp có thể dùng làm nguyên liệu chế biến nhiều món ăn khác nhau như xào gừng, xào rau cải đắng và đặc biệt nhất là xào với lá chanh. Hương vị thơm ngon có độ giòn đặc trưng của bì lợn, vị ngọt đậm của thịt nạc và vị đậm đà của gia vị khiến ai cũng muốn thưởng thức.
Hiện nay thịt lợn gác bếp cũng đã có mặt ở nhiều nơi trên cả nước, tuy nhiên một trong những cơ sở uy tín hàng đầu chuyên cung cấp thịt lợn gác bếp cũng như nhiều đặc sản Tây Bắc khác cho những thực khách miền xuôi chính là cửa hàng Giò Chả Thy Vân – Cửa hàng hàng đầu trong việc phân phối sản phẩm núi rừng đến tay người tiêu dùng. Tại đây khách hàng sẽ được thưởng thức món thịt lợn gác bếp đúng điệu vùng cao mà không sợ bị mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Giò Chả Thy Vân đảm bảo là địa điểm dừng chân uy tín của thực khách.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Món Thịt Trâu Gác Bếp Điện Biên trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!