Bạn đang xem bài viết Cách Làm Món Cá Lăng Nướng Dân Tộc được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cá lăng thuộc họ da trơn. Cá thường ăn mồi sống, tôm tép, cá con và phù du, khi ẩn mình trong hang thường nhẩn nha nhấm nháp rêu bám trên vách đá. Đó cũng chính là lý do thịt cá lăng săn chắc, thơm ngọt hơn các loại cá khác.
Hiện nay cá lăng là đặc sản quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt cá không có dăm xương lại thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, giàu Omega 3… nên rất được bà nội trợ ưa thích. Cá này có thể chế biến thành những món ngon như hấp chanh, nấu lẩu, chiên tươi, nấu cháo, làm chả, kho khô, nấu canh chua lá giang, kho khóm, đặc biệt, cá lăng nướng muối ớt là món khoái khẩu của nhiều gia đình.
Nguyên liệu để làm món cá lăng nướng muối ớt gồm: – Một kg cá lăng. – Hành tím, tỏi, sả xay, hành lá, ngò, chanh, ớt sừng, ngũ vị hương, tương ớt, mật ong, dầu hào, màu điều, tiêu mỗi thứ một ít. Cách làm: – Cá làm sạch, để ráo, dùng dao khứa xéo trên 2 bên thân cá hoặc cắt khoanh tùy sở thích. Trụng sơ cá với nước sôi và rượu cho bớt mùi tanh. – Pha nước sốt: 2 muỗng cà phê hành tím bằm, 3 muỗng sả xay, 2 muỗng tương ớt, một muỗng đầu hành bằm, một muỗng dầu hào, một muỗng mật ong, nửa muỗng nước mắm, một muỗng ngũ vị hương, 2 muỗng hạt nêm, 2 muỗng bột ngọt, 2 muỗng đường, nửa muỗng tiêu, 2 muỗng màu điều, 2 muỗng dầu ăn. Cho tất cả vào chén khuấy đều, ướp cá 15-25 phút cho thấm gia vị. – Nướng cá trên bếp than khoảng 15 đến 20 phút, khi nướng quét nước ướp đều lên 2 mặt cá. – Làm muối ớt chấm cá: Muối bột, sả xay khoảng nửa chén, cho thêm tiêu đập dập, một muỗng ớt xay, một chút màu điều. Tất cả đem rang sơ, đảo liên tục. Tắt bếp, đợi nguội cho vào 2 muỗng cà phê bột ngọt. Cá lăng sau khi nướng có màu vàng đều quyện trong mùi thơm của các loại gia vị. Thịt cá vẫn giữ được vị ngọt thơm ngon mà không bị khô.
Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Quê Hương: Món Phở
Đề bài thuyết minh về món ăn dân tộc, ở đây chúng tôi chọn món Phở Hà Nội là món ăn truyền thống của đất nước ta. Dàn ý các em tự thực hiện, chúng tôi chỉ giới thiệu bài văn mẫu tham khảo sử dụng khi làm bài tập tại lớp. Xin mời xem qua.
– Dải đất hình chữ S có có sự đa dạng về ẩm thực và nhiều món ăn ngon và độc đáo.
– Phở là món ăn dân tộc đậm đà của văn hóa dân tộc Việt Nam.
I. Thân bài Nguồn gốc:
– Phở ra đời vào đầu thế kỷ 20.
– Nguồn gốc còn tranh cãi, có người cho rằng phở từ Nam Định cũng có người cho rằng Hà Nội mới là nơi giúp món phở nhiều người biết đến.
Chế biến:
– Nước dùng hay nước lèo. Nước dùng được ninh từ xương ống bò và gia vị. Xương rửa sạch, cạo sạch thịt cho vào nồi đun cùng với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu đổ đi, nước luộc lần sau là nước lèo.
Gừng và củ hành đã nướng. Lửa đun khi nước sôi lên, giảm bớt lửa, vớt bọt. Vớt bọt liên tục đến khi nước trong. Cho thêm ít gia vị vào trong nồi.
Các loại phở:
– Phở ở Hà Nội
– Phở bò Nam Định
– Phở Sài Gòn
– Phở ở hải ngoại
– Phở ăn liền
Phở trong văn hóa:
Phở Việt Nam gồm có các loại như phở bò, phở gà… Phở đựng trong tô, sẵn đũa, muỗng và những gia vị: tương, chanh, nước mắm, ớt…
Phở trong văn học, nghệ thuật:
Phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…
Phở trong cuộc sống hiện đại:
Phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng, không cần phải ra quán xá.
III. Kết bài
– Phở là món ăn truyền thống, tinh hoa ẩm thực Việt Nam.
– Món phở được bạn bè 5 châu vô cùng yêu mến và trở thành biểu tượng ẩm thực Việt.
Với dàn ý thuyết minh về món ăn dân tộc các bạn sẽ viết thành bài tập làm văn hoàn chỉnh. Lưu ý rằng dàn ý có thể khác với bài văn bên dưới. Mọi bài viết trên website đều chỉ có tính chất tham khảo khi viết văn.
Thuyết minh về món ăn dân tộc Phở Hà NộiNhắc đến đất nước hình chữ S có biết bao nhiêu món ăn đặc sản dân tộc, mỗi vùng miền lại có những món ăn khác nhau. Đến Hà Nội du khách phải thử một lần món phở, món ăn đại diện cho bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.
Món phở ra đời vào đầu thế kỷ 20, nơi xuất hiện đầu tiên vẫn còn tranh cãi, người thì nói Nam Định nhưng cũng có người cho rằng Hà Nội là nơi biến món ăn trở nên nổi tiếng đại diện cho nền ẩm thực nước ta.
Món phở theo thời gian có nhiều biến chuyển, trước kia chỉ là phở bò chín nhưng dần dần xuất hiện phở tái, phở gà, phở cuốn, phở xào, phở rán…rất nhiều những loại phở khác nhau làm đa dạng thêm những món ăn của nền ẩm thực Việt.
Phố có đặc điểm rất riêng biệt khi chỉ ăn một mình không dùng kèm với các món ăn khác, người Hà Nội thường ăn phở chủ yếu vào buổi sáng, còn du khách đến với Hà Nội có thể ăn vào bất kì thời gian nào trong ngày đều được, các quán xá mở suốt ngày sẵn sàng phục vụ. Phở dùng nguyên liệu chính là bánh phở màu trắng thành phần chính từ gạo. Nước dùng hay còn gọi là nước lèo chính là tinh túy của món phở, nước dùng ninh bằng các loại xương và hương liệu khác như gừng, quế, hoa hồi, đinh hương, thảo quả…mỗi người lại có bí quyết riêng để nấu nước dùng giúp thực khách ngon miệng. Mỗi bát phở sẽ ăn kèm với một số rau gia vị ví dụ hành tây, rau húng, vài miếng chanh, rau thơm,tương ớt…ăn kèm với loại rau nào cũng tùy theo vùng miền.
Khi đến một quán phở Hà Nội, chủ quán sẽ mang đến cho bạn menu chọn loại phở ví dụ như phở bò, phở gà. Khi khách hàng gọi 5 phút sẽ có một bát phở nóng hổi, thơm lừng đặt trước mặt, thực khách thêm vào ớt, chanh và hạt tiêu. Trộn đều lên với nhau, cầm bát lên ngang mặt và thưởng thức sự tinh túy bên trong.
Nhắc đến phở nhiều nhà văn đã đưa vào thơ ca ví dụ như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng (Miếng ngon Hà Nội), Thạch Lam (Hà Nội 36 phố phường),…theo thời gian phở truyền thống cũng chuyển sang phở công nghiệp theo dạng đóng gói như phở chay, phở ăn liền giúp người ăn tiện lợi nhanh chóng thưởng thức mà không cần phải ra quán xá. Chính điều này đã giúp món ăn này trở nên rất phổ biến len lỏi vào từng gia đình.
Nền ẩm thực nước ta đa đạng, phong phú, trong đó phở là biểu tượng ẩm thực Việt. Món ăn bổ dưỡng nay đã được phổ biến trên toàn thế giới, người Việt xa xứ có thể đến quán ăn có món phở thưởng thức bất kì lúc nào khi nhớ về quê nhà. Còn gì tuyệt vời khi mỗi buổi sáng được ăn một bát phở nóng hổi, thơm ngon và giàu dinh dưỡng.
Tham khảo một số đoạn văn trong thân bài Đoạn văn thuyết minh về cách làm phởPhở là một món ăn đường phố truyền thống của người dân Việt Nam. Để làm được một món phở ngon thì trước tiên phải chuẩn bị thật tốt ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Đầu tiên là chọn bánh phở. Bánh phở ngon phải là loại vừa mềm vừa dai, khi ăn mới có cảm giác ngon, không bị bục hoặc bở. Bánh phở chọn quá nhão cũng làm cho món phở mất ngon. Tiếp đến là công đoạn nấu nước dùng. Nước dùng được làm từ nhiều loại xương như gà, lợn, bò. Nhưng ngon nhất là loại xương được hầm từ xương lợn khiến nước được ngọt và thanh đạm nhất. Xương được rửa sạch và luộc từ 8 – 10 tiếng, sau đó lọc qua rây. Trong quá trình luộc người ta cũng thường xuyên vớt bọt để nước được trong và ngọt hơn. Các gia vị thêm vào nước dùng cần có như bột ngọt, hành lá, mùi tàu làm cho hương vị thêm đậm đà và thơm ngậy. Thành phẩm cho ra là một bát phở đảm bảo nước dùng phải trong và ngọt. Khi tra bánh phở không được quá nhão mà phải có độ mềm nhất định. Hương vị rậy lên mùi thơm của thịt và rau mùi. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà khi ăn có thể tra thêm hạt tiêu, muối ớt hay giấm. Để ngon hơn thường được ăn kèm với rau sống như xà lách, hoa chuối, giá đỗ,…Các loại rau ăn kèm này có thể được trần qua nước sôi để đảm bảo hợp khẩu vị mỗi người.
Đoạn văn thuyết minh về ý nghĩa món phởPhở là một món ăn ngon đi vào đời sống của mỗi người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Nó là món ăn giàu chất dinh dưỡng, được xếp vào thực đơn bữa sáng của mỗi hộ gia đình. Phở cung cấp canxi, chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu cho mỗi chúng ta. Đối với mỗi người dân Việt, món phở còn đi vào đời sống sinh hoạt, làm nên giá trị kinh tế cho nhiều hộ gia đình. Dường như nó đã trở thành nếp ăn, nếp sống của một số địa phương. Chẳng phải thế mà người ta vẫn thường nghe đến những món ăn đặc sản. Trong đó Hà Nội hay Nam Định được xem là những nơi nổi tiếng với món phở. Không những thế, phở còn đi vào đời sống ẩm thực làm nên những nét đẹp trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Nó đã góp phần làm nên một ẩm thực Việt rất riêng trong mắt bạn bè quốc tế. Trong ca dao, dân ca phở cũng đi vào như một giá trị tinh thần thiết yếu của người dân.
Nhớ xem bài văn hay Thuyết minh về món ăn ngày tết đó là món thịt kho tàu và củ kiệu. Bài văn thuyết minh về cách làm bánh chưng hay.
Thuyết Minh Về Món Ăn Dân Tộc Ngày Tết (Thịt Kho Tàu + Củ Kiệu)
Bài thuyết minh về thịt kho tàu
Ngày Tết có vô số những món ăn, bánh kẹo trái cây rất ngon. Đối với những món mặn em rất thích thịt kho tàu đậm đà hương vị miền Nam trong những ngày tết nguyên đán.
Tên gọi thịt kho tàu hay còn gọi là thịt kho hột vịt có nguồn gốc từ Trung Quốc thường được nhiều gia đình miền Nam chế biến trong bữa cơm gia đình, ưu điểm là thịt giữ được lâu dùng trong nhiều ngày.
Sau khi hoàn thành sơ chế thịt hãy ướp thịt với gia vị như muối, đường, tỏi, hành tím, ớt, nước mắm… chờ trong 15 phút để gia vị ngấm đều vào thịt mới ngon. Trứng vịt cho vào nồi nước luộc chín, bỏ vỏ. Chuẩn bị một cái nồi, cho nồi lên bếp, đổ dầu ăn vào làm nóng, thịt cho vào nồi xào nhẹ, thêm một ít nước màu và nước mắm vào giúp tạo độ mặn mà cho món thịt kho tàu, đợi khi nào nước sôi lên hãy cho nước dừa rồi trộn đều. Lúc này để ngọn lửa vừa và quan sát khi thịt mềm cho trứng vịt vào nồi, vặn nhỏ lửa và đợi trong khoảng 1- 2 tiếng thịt sẽ chín hoàn toàn.
Món thịt kho tàu thường có trong mâm cơm ngày Tết của người miền Nam, với món thịt kho tàu dùng kèm cơm với dưa kiệu ăn nhiều mà không có cảm giác ngán. Thịt kho tàu chắc chắn là món ăn ngon ngày Tết của nhiều gia đình Việt.
Bài thuyết minh về món củ kiệu
Đối với những người Việt Nam Tết là thời gian quý báu để quay về với những giá trị gia đình và truyền thống, ẩm thực cũng vậy, củ kiệu là món ăn truyền thống ngày Tết của nhiều thế hệ gia đình Việt. Thấy củ kiệu là thấy Tết đang về.
Cũng như Tết phải có bánh chưng bánh giầy, củ kiệu cũng không thể thiếu trong bữa ăn gia đình ngày Tết. Củ kiệu làm không khó nhưng mỗi vùng miền lại có một hương vị riêng. Để có củ kiệu ngon, công đoạn chọn kiệu và ngâm kiệu cực kỳ quan trọng, kiệu nên chọn loại thân vừa phải, đuôi nhỏ và không chọn kiệu trâu vì thân to chứa nhiều nước, khi ăn sẽ bị ngấm nước ăn sẽ không ngon. Kiện sau khi được chọn, rửa sạch, cắt củ, bỏ lá. Để món củ kiệu ngon không thể thiếu các loại củ quả khác đó là cà rốt, củ cải, đu đủ sống,… tất cả đều chọn lựa kĩ, sau đó gọt vỏ, rửa với nước sạch, cà rốt thái sợi, đu đủ thì thái cắt thành từng khúc. Riêng với phần kiệu cho vào nước pha 1 muỗng cà phê phèn chua, ngâm 5 phút, sau đó vớt tất cả ra rổ và mang phơi nắng. Phơi nắng là công đoạn cũng rất quan trọng, nếu phơi quá lâu củ sẽ mất nước, khô héo còn nếu phơi chưa đủ nắng ăn cũng không ngon.
Khi hoàn thành công đoạn phơi nắng là đến lúc pha nước ngâm, chuẩn bị nước mấm, dấm, đường, muối, tất cả trộn đều sau đó cho vào hủ, đừng quên cắt vài lát ớt để món củ kiệu thêm hương vị. Món củ kiệu đã được hoàn thành, bạn và gia đình có thể dùng ngay hoặc chờ sau vài ngày.
Trong cuộc sống hiện đại những món ăn nhiều hương vị xuất hiện ngày càng nhiều nhưng không sao thơm ngon bằng món củ kiệu tự làm, Tết không thể thiếu vắng đi những hủ củ kiệu chua ngọt trong bữa ăn gia đình. Những con người xa quê dù không phải ngày lễ Tết nhìn món củ kiểu cảm thấy nhớ nhung một không khí sum họp của những ngày Tết quê hương.
Bài văn thuyết minh món canh chua cá lóc
Cá lóc hay còn gọi là cá quả được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, nổi tiếng nhất là món canh chua cá lóc của Nam Bộ với hương vị đặc trưng riêng mà ai ăn cũng phải thích thú.
Món canh chua cá lóc Nam Bộ không như vùng khác khi có hương vị đặc trưng chua ngọt. Món ăn này cân bằng khi vị chua không gắt mà chua dịu nhẹ, người ăn có cảm giác thoải mái, vị ngọt nhẹ, sự kết hợp độc đáo nên mang đến vị đặc trưng cho món canh chua cá lóc.
Món ăn chế biến dễ dàng với các nguyên liệu dễ mua mà giá rẻ, khi chế biến phải đòi hỏi tay nghề của người nấu mới mang lại món canh chua cá lóc ngon đúng vị. Canh chua cá lóc xuất hiện nhiều trong các bữa cơm gia đình, nếu trong các ngày hè nắng nóng mà có bát canh chua cá lóc giải nhiệt ngon gì sánh bằng.
Quá trình chế biến bắt đầu bằng cách làm sạch cá lóc, ướp cá với các gia vị như: muối, ớt, bột ngọt. Chuẩn bị các loại nguyên liệu như: đậu bắp, rau bạc hà rửa sạch, xắt thành khúc, cà chua xắt theo múi, dứa, ớt xắt lát. Me dầm lấy nước, nhớ bỏ hạt. Sau đó cho me nấu với một bát nước để me tan. Rau sống nhặt sạch, giá đỗ nhặt sạch, rửa với nước rồi để ráo, còn các loại rau khác ngắt lấy phần non và rửa sạch cùng với nước sau đó để ráo nước.
Chuẩn bị một cái nồi lớn, hãy cho lượng nước vừa đủ vào, đổ nước me vào đun sôi, đến khi nước sôi cho cá lóc vào nấu, thêm vào trong nồi đậu bắp, cà chua, lá bạc hà,dứa và tắt bếp. Tùy vào vùng miền mà có cách gia vị khác nhau với Nam Bộ hai gia vị chủ đạo đó là chua và ngọt.
Sau quá trình nấu, múc canh chua cá lóc ra tô lớn, trang trí bên trên rau mùi, ớt xắt lát tạo độ ngon và hấp dẫn cho món ăn, ăn kèm với cơm trắng hoặc bún trong bữa ăn gia đình. Món canh chua cá lóc dùng nhiều trong ngày hè vừa giải nhiệt và tốt cho sức khỏe cả nhà.
Với cách nấu đơn giản, nguyên liệu dễ tìm mà bổ dưỡng, món canh chua cá lóc phổ biến ở mọi vùng miền và được nhiều bà nội trợ ưa chuộng. Đây là món ăn dân dã, đặc trưng văn hóa ẩm thực của người Việt.
” Thuyết minh về cách làm bánh chưng.
Với 3 bài thuyết minh về món ăn ngày tết sẽ là những nguồn tham khảo giá trị cho học sinh. Loigiaihay Net chúc các em viết văn tốt và có điểm cao trong bài kiểm tra.
Hấp Dẫn Món Heo Tộc Nướng Ngói
Hấp dẫn món heo tộc nướng ngói 20/6/2014 5:23 AM. Người đăng: admin
Khá lâu tôi mới trở lại quán nướng ngói Cu Đức (6A Nguyễn Lương Bằng, TP Đà Lạt). Cô phục vụ giới thiệu với tôi món mới: heo tộc nướng. Thịt nướng không phải món khoái khẩu của tôi, vậy mà sau khi thưởng thức, tôi đã có những cảm nhận khác về món ăn này. Không dai và cứng như thịt heo rừng, thịt heo tộc mềm và ngọt hơn, lại ít mỡ, nhất là lớp da dày nhưng rất mềm. Ăn thịt heo tộc nướng, chọn thịt ba chỉ là ngon nhất vì vừa có mỡ vừa có nạc, khi nướng miếng thịt đỡ khô hơn. Thay vì nướng bằng vỉ như hầu hết các nơi bán món nướng khác, heo tộc ở quán Cu Đức được ướp với sả, sa tế, dầu ăn và gia vị, đặt trên miếng ngói đã được làm nóng sẵn nên khách không phải đợi lâu.
Món heo tộc nướng ướp với sả, sa tế thật hấp dẫn
Lò nướng than được đem ra tại bàn, miếng ngói được đặt dốc xuống trên mặt than, bên dưới miếng ngói đặt cái đĩa hứng dầu chảy xuống trong lúc nướng. Cách thiết kế kiểu lò nướng trông dân dã mà thú vị. Việc nướng thịt có vẻ hấp dẫn các bà các chị và đám trẻ con hơn trong khi các ông thường không đủ kiên nhẫn để tỉ mẩn nướng từng miếng thịt be bé rồi trở tới trở lui cho thịt chín đều. Giống như món “mầm đá” của Trạng Quỳnh ngày xưa, ăn các món nướng tại bàn cũng có cái thú khi mọi người vừa nướng vừa chuyện trò rôm rả, canh từng miếng thịt chín lai rai chứ không như các món dọn sẵn vừa đem ra “loáng” cái là hết.
Món thịt nướng ăn chung với đậu bắp, cà tím và muối ớt xanh
Thịt heo tộc ở quán Cu Đức nướng chung với đậu bắp, cà tím, ăn kèm muối ớt xanh nhưng nhiều người vẫn thích gọi kèm món xà lách trộn hành tây dầu giấm, phần để đỡ ngán, phần đã lên Đà Lạt, ai cũng muốn ăn món xà lách để cảm nhận sự tươi ngon của rau xanh Đà Lạt chăng.
Ngoài món thịt nướng, du khách có thể kêu thêm món cơm chiên thập cẩm cho chắc bụng. Các món khác ở đây đều ngon, trong đó có nhiều món nướng đặc biệt khác như thịt ngựa bạch, nhím, bạch tuộc…
Tối thứ hai đầu tuần mà quán Cu Đức vẫn kín chỗ. Bên ngoài trời đêm Đà Lạt se se lạnh, ngồi bên bếp than hồng nhâm nhi miếng heo tộc nướng thơm phức quả là một cái thú khó tả!
Tạo hương vị món ăn bằng nướng ngóiNướng ngói là một trong những kiểu nướng đặc biệt, giúp tạo hương vị cho các món ăn. …
Lạ miệng với thịt bò nướng ngóiBò nướng ngói đặc biệt ở chỗ, thịt bò sau khi nướng giữ được mùi thơm, đồng thời có hương vị rất đặc biệt vì thịt bò chín được là nhờ sức nóng của miếng …
Thiết kế chỗ ngồi đẹp bên cửa sổCafeLand – Nếu bạn có một ngôi nhà với các cửa sổ lớn nhưng lại không tận dụng nó thì đó là một điều lãng phí. Bởi vì ngoài tác dụng để đón ánh sáng …
Da đẹp rạng ngời nhờ táoNgười phương Tây có câu “mỗi ngày một quả táo thì sẽ chẳng việc gì phải gặp bác sĩ”. Và trong làm đẹp cũng vậy, bạn không phải tốn thời gian đi spa nếu biết chăm sóc da với …
Mát trời, ngồi vỉa hè ăn các món ốc lạỐc nấm thực chất là ốc hay nấm? Bạn có thể đến ốc Vi Sài Gòn để khám phá và giải đáp thắc mắc này. Đây là quán ốc Sài Gòn đầu tiên có mặt ở …
Đặc Điểm Ẩm Thực Theo Vùng Miền, Dân Tộc
Tuy có những nét chung nói trên, ẩm thực Việt Nam có đặc điểm khác nhau theo từng vùng, mặc dù trong từng vùng này ẩm thực của các tiểu vùng cũng thể hiện nét đặc trưng:
Ẩm thực miền Bắc thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến v.v. và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá. Nhiều người đánh giá cao Ẩm thực Hà Nội một thời, cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam với những món phở, bún thang, bún chả, các món quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì v.v. và gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng.
Ẩm thực miền Nam, là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, có đặc điểm là thường gia thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Nền ẩm thực này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô (như mắm cá sặc, mắm bò hóc, mắm ba khía v.v.). Ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều đồ hải sản nước mặn và nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc biển), và rất đặc biệt với những món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi, hiện nay nhiều khi đã trở thành đặc sản: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui v.v.
Ẩm thực miền Trung với tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định rất nổi tiếng với mắm tôm chua và các loại mắm ruốc. Đặc biệt, ẩm thực Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia, cho nên rất cầu kỳ trong chế biến và trình bày. Một mặt khác, do địa phương không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.
Với 54 dân tộc sống trên nhiều vùng địa lý đa dạng khắp toàn quốc, ẩm thực của mỗi dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đều có bản sắc riêng biệt. Rất nhiều món trong số đó ít được biết đến tại các dân tộc khác, như các món thịt lợn sống trộn phèo non của các dân tộc Tây Nguyên. Tuy nhiên, nhiều món ăn đã trở thành đặc sản trên đất nước Việt Nam và được nhiều người biết đến, như mắm bò hóc miền Nam, bánh cuốn trứng (Cao Bằng, Lạng Sơn), bánh coóng phù (dân tộc Tày), lợn sữa và vịt quay móc mật, khau nhục Lạng Sơn, phở chua, cháo nhộng ong, phở cốn sủi, thắng cố, các món xôi nếp nương của người Thái, thịt chua Thanh Sơn Phú Thọ v.v.
Theo bước chân của người Việt đến khắp thế giới, ẩm thực Việt với tất cả những nét đặc sắc của nó dần được biết tới nhiều ở các nước khác như Hàn Quốc, Lào, Trung Quốc và các nước châu Âu có cộng đồng người Việt ngụ cư. Có thể dễ dàng tìm thấy các tiệm ăn Việt Nam ở Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Úc, Cộng hoà Séc, Đức, Ba Lan và Nga. Các món ăn thuần Việt như phở, nem rán và các loại hương liệu đặc biệt như mắm tôm, rau húng rất phổ biến ở những vùng có đông người châu Á, trong đó có người Việt, sinh sống. Tuy nhiên ẩm thực Việt Nam tại các nước trên thế giới đã ít nhiều lai tạp với ẩm thực bản địa, hoặc đã gia giảm, thay đổi để phù hợp hơn với khẩu vị của cộng đồng dân cư khắp thế giới
Cá Lăng? Cá Lăng Nấu Gì Ngon? Cách Chế Biến Cá Lăng
Cá lăng là cá gì?
Cá lăng có tên tiếng anh là Bagridae, thuộc dòng cá trơn, có xuất xứ từ khu vực châu Phi và châu Á. Cá lăng có kích thước lớn, giàu dinh dưỡng nên được dùng làm thực phẩm. Các quốc gia châu Á đều rất ưa chuộng những món ăn được chế biến từ cá lăng.
Cá lăng là loại cá có kích thước lớn, khi trưởng thành có thể đạt đến độ dài hơn 1,5m. Cân nặng của cá lăng thường dao động từ 10 – 30kg hoặc hơn.
Cá lăng thuộc dòng cá da trơn nên thân mình không có vảy mà thay vào đó là một lớp nhớt, vây lưng một gai ở phía trước, vây mỡ xung quanh người, phần vây cứng có răng cưa. Mình cá suôn dài, đầu hơi bẹt và có những sợi râu khá dài.
Cá lăng có rất nhiều loại, nhưng phổ biến nhất ở nước ta là: cá lăng chấm, cá lăng đuôi đỏ, cá lăng trắng, cá lăng vàng…
Cá lăng có thịt thơm, ngon và rất giàu chất dinh dưỡng gồm: Omega 3, chất béo, protein,… Theo Đông y, đây là loại cá tính bình, có vị ngọt, tác dụng thông lợi tiểu hiệu quả.
Cá lăng thường sống ở dưới tầng đáy, nơi có nhiều bùn, phù sa, nước chảy chậm tại các vùng nước ngọt hoặc lợ như ao, hồ, sông, suối.
Cá lăng ăn tạp, nên thức ăn của chúng thường là côn trùng sống ở trên mặt nước, các loại ấu trùng trong nước, tôm, cua và cá nhỏ.
Cá lăng vô cùng đa dạng về chủng loại với hơn 200 dòng cá lăng đang sinh sống. Nổi tiếng và phổ biến nhất gồm: cá lăng chấm, cá lăng đuôi đỏ, cá năng trắng, cá lăng hồng…
Cá lăng nấu gì ngon?Cá lăng nướng là món ăn được nhiều người yêu thích. Tùy vào khẩu vị của từng người mà cá lăng có thể được ướp với nhiều gia vị khác nhau, tạo thành các phiên bản vừa ngon vừa hấp dẫn như: cá lăng nướng riềng mẻ, cá lăng nướng xốt tiêu xanh, cá lăng nướng muối ớt,…
Cá lăng kho bình dị, quen thuộc, có cách làm đơn giản nhưng lại được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị cuốn hút rất đưa cơm. Tùy vào khẩu vị đặc trưng của từng vùng miền mà cá lăng được kho theo nhiều cách khác nhau.
Cá lăng om chuối đậu là món ăn vô cùng thích hợp để thưởng thức vào những ngày trời se lạnh. Với màu vàng ươm bắt mắt, sóng sánh cùng mùi vị thơm ngon, lạ miệng chắc chắn sẽ khiến bạn mê đắm, ăn không muốn buông đũa.
Lẩu cá lăng măng chua là sự kết hợp hài hòa giữa 2 vị chua ngọt đầy kích thích và hấp dẫn. Được đánh giá là một món ăn ngon cùng cách làm đơn giản, chỉ cần bỏ ra một ít thời gian, bạn sẽ có ngay món lẩu vô cùng cuốn hút để thưởng thức cùng gia đình.
Để nấu món lẩu cá lăng măng chua, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Cá lăng, măng chua, dứa, bún, cà chua, các loại rau thơm và gia vị cần thiết.
Cá lăng hấp có cách làm đơn giản, dễ thực hiện, phù hợp với những ai quá bận rộn nhưng vẫn muốn thưởng thức hương vị độc đáo của cá lăng.
Ngoài những món ăn mà Disney Cooking vừa chia sẻ, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều món ăn đặc sắc khác được chế biến từ cá lăng như: cá lăng chiên, cá lăng om dưa, măng, cá lăng xào, cá lăng xốt cà chua, canh cá lăng nấu ngót,…
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Món Cá Lăng Nướng Dân Tộc trên website Jbth.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!